Đề tài Vấn đề về việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người mà tiêu biểu là Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể

Nhu cầu về cấy, ghép mô, tạng ở nước ta ngày càng lớn nên pháp luật đã điều chỉnh nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc cấy, ghép mô, tạng và tăng nguồn hiến mô, tạng trong nhân dân. Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật điều chỉnh về việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người mà tiêu biểu là Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006, trong đó có quy định cụ thể về điều kiện hiến xác; bộ phận cơ thể khi còn sống cũng như điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết.Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện việc hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể cho thấy pháp luật về vấn đề này còn khá nhiều điểm bất cập, đặc biệt là trong các quy định về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết có cân nhắc, tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài là một nhu cầu cấp thiết.

doc14 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4382 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề về việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người mà tiêu biểu là Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề : Nhu cầu về cấy, ghép mô, tạng ở nước ta ngày càng lớn nên pháp luật đã điều chỉnh nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc cấy, ghép mô, tạng và tăng nguồn hiến mô, tạng trong nhân dân. Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật điều chỉnh về việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người mà tiêu biểu là Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm 2006, trong đó có quy định cụ thể về điều kiện hiến xác; bộ phận cơ thể khi còn sống cũng như điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết.Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện việc hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể cho thấy pháp luật về vấn đề này còn khá nhiều điểm bất cập, đặc biệt là trong các quy định về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết có cân nhắc, tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài là một nhu cầu cấp thiết. Nội dung : I . Ba vụ việc có thật liên quan đến việc hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết A. Tình huống 1 Ngày 29/11/2006 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và ngày 12/12/2006, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Luật số 20/2006/L-CTN, theo đó Luật này được xây dựng trên quan điểm chỉ đạo như sau: Tôn trọng sự tự nguyện của người hiến, người được ghép mô, bộ phận cơ thể người; (2) Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học; (3) Không nhằm mục đích thương mại; (4) Giữ bí mật về thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác; (5) Phù hợp với hiến pháp, Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005 và điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam Tuy nhiên, Luật vẫn chưa đề cập đến vấn đề tử tù tự nguyện hiến bộ phận cơ thể, xác nhằm phục vụ lợi ích cho chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. Vì thế rất khó khăn cho các cơ sở y tế có thể nhận xác trong trường hợp người có án tử hình muốn hiến xác cho y học. Trên thế giới có một số nước đã quy định về tử tù hiến xác, ví dụ như ở Trung Quốc, từ năm 1984 đã có quy định xác của tử tù sẽ được sử dụng trong trường hợp không có người nhận xác hoặc gia đình tử tù chấp thuận cho hiến xác. Vừa qua, tháng 9/2009 cán bộ trại giam Công an Quảng Ninh đã nhận được một lá đơn xin thi hành án và hiến xác cho khoa học của một tử tù. Đó là Nguyễn Văn Hải sinh năm 1979 phạm tội giết người và cướp tài sản, bị Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP Hà Nội tuyên án tử hình. Vì trên thực tế chưa có điều luật nào quy định về vấn đề tử tù tự nguyện xin hiến xác nên điều này thực sự đã làm cho những người quản lý trại giam rất bối rối trước khi phê vào lá đơn đặc biệt này để gửi lên Tòa án nhân dân tối cao. Từ đó có rất nhiều vấn đề pháp lý được đặt ra. Như vậy, vụ án Nguyễn Văn Hải thuộc quan hệ Hình sự. Tuy nhiên, xung quanh việc giải quyết nguyện vọng hiến xác của tử tù này lại thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Dân sự. Quyền hiến xác là một quyền nhân thân của công dân được quy định tại Điều 34 Bộ luật dân sự 1995. Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng được ban hành năm 2006 nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động hiến xác vì mục đích chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. Mặc dù vậy, hệ thống pháp luật của Việt Nam về vấn đề này còn chưa rõ ràng, thiếu xót. Điển hình là việc tử tù muốn hiến xác. Điều 34, Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định: “Cá nhân có quyền được hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học”. Như vậy, chủ thể của việc hiến xác sau khi chết là “cá nhân” chứ không phải công dân. Tử tù bị tước quyền công dân. Tuy nhiên, tử tù là một cá nhân trong xã hội. Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (ban hành năm 2006 - gọi tắt là Luật 2006) nêu rõ: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”. Tử tù Nguyễn Văn Hải là một chủ thể đặc biệt, đã lĩnh mức án tử hình và hạn chế một số quyền công dân. Thế nhưng tử tù Nguyễn Văn Hải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 và Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 thì Nguyễn Văn Hải hoàn toàn có quyền hiến xác vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, sự việc còn gặp rất nhiều khó khăn về mặt pháp lý. Trên thực tế, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào về việc tử tù hiến xác. Cụ thể mắc phải một số khó khăn sau: Theo Chỉ thị số 138/KC1 năm 1974 của Bộ Nội vụ thì xác tử tội phải chôn ở pháp trường, thân nhân không được đem về an táng. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 không có quy định nào về việc cho phép thân nhân nhận lại xác; đến nay, Chỉ thị trên vẫn còn hiệu lực và cản trở quyền được hiến xác của tử tù. Thủ tục để tử tù Nguyễn Văn Hải hiến xác cũng hết sức phức tạp. Chúng ta chỉ xét trường hợp tử tù hiến xác sau khi chết. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định hình thức thi hành án tử hình duy nhất là bắn. Các văn bản dưới luật hướng dẫn việc xử bắn sẽ được thực hiện bằng đội hành quyết, bắn một loạt đạn, tiếp đó đội trưởng thi hành án thực hiện phát súng ân huệ. Theo quy trình ấy, thi thể tử tù sẽ bị bắn thủng nhiều và về mặt y tế thì khó có thể tìm thấy bộ phận cơ thể nào còn nguyên vẹn, đủ giá trị để hiến, ghép. Điều 25 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định: “Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế”. Vậy tử tù có được truy tặng Ký niệm chương theo quy định của pháp luật không? Hiện tại chưa có quy định nào của pháp luật về việc tử tù hiến xác và việc tử tù hiến xác còn gặp rất nhiều cản trở về mặt pháp lý. Tuy nhiên, việc tử tù xin hiến xác là một hành vi thể hiện tinh thần nhân đạo. Đây là nguyện vọng cuối cùng của một người sắp chết. Hơn nữa, nguyện vọng đó là vì sự phát triển của cộng đồng. Hiện tại, Học viện Quân y đang cần một quả tim thật, còn khỏe mạnh để thực hiện ca ghép tim đàu tiên của Việt Nam. Điều này sẽ mở ra cơ hội chữa trị cho các bệnh nhân suy tim ở nước ta. Hơn nữa nguồn mô, tạng phục vụ cho chữa bệnh và nghiên cứu khoa học ở nước ta còn thiếu rất nhiều. Từ đó nhóm em xin đưa ra một số quan điểm như sau : Trong Bộ luật dân sự và Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cần có những quy định cụ thể về việc hiến xác của tử tù. Cụ thể như trong quy định về điều kiện để tử tù hiến xác vẫn nên chấp nhận vấn đề tử tù tự nguyện hiến xác, hiến bộ phận trên cơ thể trong trường hợp người đó thỏa mãn điều kiện về tuổi là từ đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đồng thời trong một số luật liên quan như Luật thi hành án Hình sự và luật tố tụng hình sự thì cần đề xem xét đến hình thức hành quyết tử tù. Chẳng hạn có thể thay đổi hình thức thi hành án tử hình thay bằng bắn có thể tiêm thuốc độc hay chỉ bắn một phat súng duy nhất vào đầu hay nên xem xét việc bãi bỏ quy định không cho mang xác tù nhân ra khỏi pháp trường (tức là xác phải chôn trong pháp trường) … tuy nhiên đây là một vấn đề nhạy cảm nên cần phải có sự cân nhắc thận trọng. Từ những cơ sở đó thiết nghĩ các nhà làm luật cần nghiên cứu quy định cụ thể về điều kiện và trình tự, thủ tục cho phép người bị tuyên tử hình có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết, đây là một việc làm rất nhân văn và mang tính nhân đạo sâu sắc. B. Tình huống 2 Ông Nguyễn Văn Quỳnh, sinh năm 1937, tại Hải Hậu, Nam Định, là một người đã gửi thư đến trường đại học Y Hà Nội xin được hiến xác sau khi chết mà không cho con cháu biết việc mình làm. Trong thư ông có viết: “ Tôi già rồi, chẳng biết sống chết thế nào. Khi quyết định hiến xác, tôi không có yêu cần gì hết. Chỉ có một điều lo lắng là khi có chuyện gì xẩy ra liệu con cháu có kịp thời báo đến bệnh viện để cơ thể mình vấn còn có ích cho khoa học... Con nào chẳng thương bố mẹ. Chúng nó chắc không cho tôi làm chuyện này. Ai cũng mong người sinh ra mình được nguyên vẹn sau khi chết. Tư tưởng đó ăn sâu vào văn hóa của người Việt mình rồi” Ông Quỳnh là một trong những người gửi đơn tình nguyện hiến xác đang sống tại Hà Nội lo lắng nhất về diều đó sau khi qua đời. Cho đến khi bộ phận có trách nhiệm của trường đại học Y đến gặp ông thì tất cả 5 người con của ông vẫn hoàn toàn không biết gì về thông tin này.Ông không muốn cho họ biết cũng bởi ông hiểu rằng chẳng có ai chấp nhận ngay quyết định của ông. Để đưa ra quyết định này ông Quỳnh cũng đã trăn trở rất nhiều, “5-6 năm đấu tranh tư tưởng, một mình vật lộn với suy nghĩ của mình. Và tôi biết là hiện nay sinh viên không có đủ xác để học tập. Tôi 71 tuổi rồi chẳng biết sống chết thế nào. Tôi chỉ muốn thân xác có ích cho Y học, giúp được cho sinh viên có điều kiện thực tập nâng cao tay nghề. Tôi rất muốn khi còn ở trong tình trạng chết lâm sàng, các bác sĩ có thể tiến hành mổ “ tươi “, để sinh viên có thể tận mắt chứng kiến các bộ phận trong cơ thể hoạt động như thế nào.” Tuy ước muốn của ông Quỳnh rất tha thiết nhưng ông Nguyễn Văn Huy, trưởng bộ môn giải phẫu học ĐH Y HN cho biết: “Nếu như gia đình họ không đồng ý thì chúng tôi cũng không thể nhận xác được. Chúng tôi không thể theo dõi thường xuyên tất cả các trường hợp gửi đơn và cũng không biết được khi nào họ qua đời. Ý nguyện của đương sự phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình họ. Một khi gia đình không thông báo thì chúng tôi cũng không thể nào biết. Chúng tôi không thể giành giật thi thể người chết với chính những người thân của họ.” Nhận xét cách giải quyết: Việc cơ quan có thẩm quyền không chấp nhận nguyện vọng của ông Quỳnh thực ra là không hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật, bởi pháp luật không quy định rõ là người như ông Quỳnh- trên 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi, khi quyết định có cần phải có ý kiến của người thân hay không.Theo Điều 34 Blds năm 2005 quy định :“Cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học….” Còn tại Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác cũng quy định :“Điều 5. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác :Người đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sư đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.” Trong luật này, tại chương III quy định về thủ tục đăng kí hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chêt (điều 18); thủ tục đăng kí hiến xác (điều 19) và điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết (điều 21); điều kiện lấy xác (điều 22) cũng không đề cập gì đến việc hiến xác, mô, bộ phận người sau khi chết có cần sự xác nhận của gia đình trước đó hay không. Chỉ có trường hợp không có thẻ đăng kí hiến xác, bộ phận cơ thể thì mới phải có sự xác nhận của cha, mẹ hoặc người giám hộ; hoặc vợ, chồng hoặc con đã thành niên của người đó. Như vậy, ở trường hợp này hoàn toàn có thể cấp thẻ hiến xác cho ông Quỳnh và chấp nhận việc hiến xác của ông sau khi mất. Thế nhưng nhìn lại luật định một đường nhưng thực tế lại khác. Ông Huy nói cũng rất đúng. Và theo nhóm em thì việc hiến xác sẽ rất khó thực hiện nếu nguyện vọng của đương sự không được gia đình biết đến hoặc là không đồng ý bởi hai lí do sau đây chính sau đây: 1. Với phong tục tập quán lâu đời đã ăn sâu vào tiềm thức của người việt ta, khi chết phải được an nghỉ, ‘mồ yên mả đẹp’ nhất là đối với những người thân thích. Vì thế, việc xác người đã chết bị mổ xẻ là khó có thể chấp nhận được. 2. Nếu như người nhà không chấp nhận hoặc có chấp nhận đi nữa mà không biết ý nguyện trước đó của người đã chết để báo với cơ quan chức năng thì cũng không thể làm gì bởi xác chỉ có tác dụng sau khi chết từ 10-12 tiếng. Như ông Huy nói, cơ quan chức năng không thể theo dõi tất cả các trường hợp xin hiến xác, xem khi nào họ chết để kịp thời đến lấy xác được. Và nếu có kịp thời đi nữa thì nếu gia đình không đồng ý thì việc giành xác người chết là điều không thể. Và còn nhiều lí do khác nữa mà không thể kể đến được, nhưng cũng đã có thể cho ta thấy được bất cập trong việc có được sự tương thích giữa luật và thực tế cuộc sống vì thế khi đi vào cuộc sống nó còn nhiều vướng mắc khó tháo gỡ. Như trường hợp trên là một ví dụ bởi trước ước nguyện chính đáng và tha thiết của ông Quỳnh nhưng cơ quan có chức năng vẫn không giám nhận lời. 3. Ý kiến của nhóm : Theo nhóm em thì cần có một cơ sở pháp lí thật chặt chẽ cho việc này sao cho vừa hợp tình hợp lí, vừa đáp ừng được tâm nguyện của người đã chết cũng như tâm lí những người thân thích của họ. Theo những gì được biết thì nhóm em xin đưa ra những kiến nghị như sau: Có quy định về người hiến xác phải bàn bạc, thỏa thuận với những người thân trong gia đình trước khi quyết đinh. Cần ghi rõ răng đã bàn bạc với gia đình hay chưa?gia đình có đồng ý không? Và cần phải có chữ kí người thân ở đó. Trường hợp nếu người thân không đồng ý nhưng đương sự vẫn có ước nguyện thì có thể cần một người làm chứng (có thể là luật sư, hoặc một người được ủy quyền…)có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan chức năng khi người đó chết để có thể đến kịp thời. C. Tình huống 3 : Anh Nguyễn Văn Sơn, sinh 23- 7-1976, tại Chí Linh, Hải Dương. Cư trú tại số nhà 34, Đường Trần Đăng Ninh , Tp. Hà Nội. Năm 2000, anh Sơn cam thấy sức khỏe của mình suy yếu và đã đi khám tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Anh nhận được kết quả là bị ung thư ở giai đoạn cuối, biết được tình trạng sức khỏe của mình, anh Sơn đã muốn làm một việc có ý nghĩa đối với cuộc sống của mình đó là hiến xác sau khi chết. Ngày 2-3-2000 anh Sơn đã làm đơn xin hiến xác sau khi chết gửi đến bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội với mục đích xin hiến xác của mình sau khi chêt để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học. Sau khi nhận được đơn xin hiến xác của anh Sơn, Bệnh viện Bạch Mai đã gặp trực tiếp anh Sơn đã tiến hành khám sức khỏe và cấp thẻ hiến xác cho anh Sơn sau đó. Ngày 22-4-2002 anh Sơn đã mất tại nhà do bệnh nặng. Để thực hiện ước muốn của anh Sơn trước khi chết, gia đình đã gọi điện thông báo cho bệnh viện Bạch Mai về việc anh Sơn đã mất. Bênh viện Bạch Mai ngay sau khi nhận được thông báo của gia đình đã đến nhà anh Sơn để lấy xác bảo quản nhằm thực hiện cho việc nghiên cứu khoa học. Ngày 12-5-2002, gia đình anh Sơn đã biết được thông tin bệnh viện Bạch Mai đã bán giác mạc của anh Sơn cho người khác để chữa bệnh. Gia đình anh Sơn đã rất bức xúc vì thấy ý nguyện của anh Sơn trước khi mất không được thực hiện, và đã đến bệnh viện Bạch Mai yêu cầu được giải thích rõ ràng về việc này. Nhưng bệnh viện Bạch Mai không giải thích và cố tình lảng tránh. Ngày 12-6-2002, ông Nguyên Văn Hùng- là bố đẻ của anh Sơn, đã làm đơn gửi lên tòa án quận Cầu Giấy- Hà Nội, để kiện bệnh viện Bạch Mai đòi bồi thường vì đã bán giác mạc của anh Sơn, trái với ý nguyện trước khi chết của anh là hiến xác vì mục đích nghiên cứu khoa học. Sau khi đã xem xét đầy đủ hồ sơ và cho bệnh viện Bạch Mai với gia đình anh Sơn thỏa thuận, Tòa án đã ra quyết định buộc bệnh viện Bạch Mai phải bồi thường tổn thất về tinh thần cho gia đình anh Sơn và khắc phục thiệt hại tổng số tiền là 20 triệu đồng. Nhận xét : - 2-3-2000 Anh Sơn đã hơn 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đã làm đơn xin tình nguyện hiến xác gửi đến bệnh viện Bạch Mai là hoàn toàn phù hợp với qui định của pháp luật tại Điều 5. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác. - Mục đích hiến xác của anh Sơn là phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học đã tuân thủ nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác qui định tại điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác - Đơn xin hiến xác của anh Sơn gửi đến bện viện Bạch Mai và đã được bệnh viện cấp thẻ hiến xác. Bệnh viện Bạch Mai đã cấp thẻ cho anh Sơn vì bênh viện đã có điều kiện qui định tại Điều 16 của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác như là có đủ đội ngũ cán bộ y tế có năng lực, có phòng xét nghiệm….. Việc cấp thẻ hiến xác của bênh viên Bạch Mai cho anh Sơn là hợp lí và đã tuân thủ theo trình tự pháp luật qui định đó là đã gặp trực tiếp anh Sơn và đã tiến hành kiểm tra sức khỏe đối với anh Sơn sau đó mới tiến hành cấp thẻ. - Ngày 12-6-2002, ông Nguyên Văn Hùng- là bố đẻ của anh Sơn, đã làm đơn gửi lên tòa án quận Cầu Giấy- Hà Nội, để kiện bệnh viện Bạch Mai đòi bồi thường là hợp lí. Bởi vì ông Hùng là cha đẻ của anh Sơn nên là người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất. - Về việc bệnh viện Bạch Mai đã bán giác mạc của anh Sơn cho người khác mà không thực hiện ý nguyện hiến xác để nghiên cứu khoa học đã vi phạm pháp luật qui định tại khoản 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. “Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm : khoản 4. Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.” Tòa án đã ra quyết định buộc bệnh viện Bạch Mai phải bồi thường cho gia đình anh Sơn 20 triệu đồng sau khi đã có thỏa thuận giữa hai bên dựa theo qui định tại điều 628 Bộ luật dân sự Việt Nam. “Điều 628. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể 1. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại. 2. Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. 3. Người xâm phạm thi thể phải bồi thường một khoản tiền theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.” Ý kiến của nhóm : Như vậy, từ việc phân tích trên ta thấy được cách giải quyết vụ việc của Tòa án quận Cầu Giấy- Hà Nội là rất thỏa đáng và hoàn toàn phù hợp với quy định của Luật. Hàng năm số lượng người tình nguyện hiến xác ngày một tăng và việc sử dụng xác người hiến đã xuất hiện một số vấn đề bất cập như việc các cơ quan đã không tuân thủ theo đúng ý nguyện của người hiến xác. Vì vậy theo quan điểm của nhóm em thì các nhà làm luật cần phải sớm quy định cơ quan và người giám sát cụ thể để sớm phát hiện các hành vi vi phạm đồng thời đảm bảo ước nguyện của người hiến xác được thực hiện đúng. Đồng thời, cần quy định về điều kiện hiến, nhận, sử dụng mô, bộ phận cơ thể sau khi chết để nghiên cứu khoa học một cách chặt chẽ hơn nhằm tránh việc các tổ chức, cá nhân lợi dụng để bí mật bán mô, tạng vì mục đích thương mại. II. Một số giải pháp hoàn thiện quy định về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết. Bên cạnh những giải pháp đã được nêu trong ba vụ việc trên nhóm em xin đưa ra một số giải pháp khác để hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết như sau: Thứ nhất, Về độ tuổi của người hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết theo Điều 22 của Luật, trường hợp người chết mà không có thẻ đăng ký hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, theo quan điểm của nhóm em thì Luật không nên giới hạn độ tuổi là đủ 18 tuổi trở lên mà người dưới 18 tuổi cũng có thể được chấp nhận nếu được gia đình hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó đồng ý. Thứ hai, Luật nên quy định những trường hợp mà người hiến xác, bộ phận cơ thể người vì mục đích chữa bệnh, nghiên cứu khoa học nhưng mục đích đó không được thực hiện, thì gia đình người hiến có thể được lấy lại xác để mai táng theo nghi lễ truyền thống hoặc hoả thiêu. Các văn bản dưới Luật cũng cần phải quy định rõ vấn đề này. Thứ ba, nếu sử dụng xác, bộ phận cơ thể vào mục đích nghiên cứu khoa học thì không nhất thiết phải bắt buộc điều kiện về sức khỏe của người hiến, dù là người có bệnh hay không có bệnh mà hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết nhằm mục đích giảng dạy và nghiên cứu khoa học thì đều có thể nhận được, bởi vì đích cuối cùng của nghiên cứu khoa học là nhằm tìm nguyên nhân và cách thức phòng ngừa bệnh tật để cứu chữa người bệnh. Thứ tư, tại Điều 18
Luận văn liên quan