Đề tài Vấn đề xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Phú Thọ hiện nay

Khi nói đến những thảm họa khốc liệt người ta thường nghĩ ngay đến "thiên tai, địch họa". Nhưng có lẽ không có một cuộc chiến tranh tàn khốc, một thảm họa thiên nhiên dữ dội nào lại gây ra cho con người một nỗi đau dai dẳng, một sự tàn phá to lớn như nạn nghèo khổ đang diễn ra một cách thầm lặng trên thế giới. Ngày nay có khoảng 1/4 dân số thế giới (tương đương 1,5 tỷ người) đang sống trong điều kiện cùng cực của nghèo khổ, không đủ khả năng đáp ứng được những nhu cầu cơ bản. Hàng trăm triệu người đang sống quanh giới tuyến nghèo khổ. Một nửa số dân trên thế giới đang bị phân biệt đối xử, khước từ các cơ hội chỉ vì khác màu da. Thiệt thòi lớn nhất là trẻ em, hàng triệu trẻ em không được đến trường, trong đó có 130 triệu trẻ em ở độ tuổi tiểu học và 175 triệu trẻ em ở độ tuổi trung học cơ sở, hơn 1/3 số trẻ em trên thế giới bị suy dinh dưỡng. Có thể nói, nghèo đói đã diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau. Đặc biệt là ở các nước lạc hậu, chậm phát triển, nghèo đói đang là một vấn đề nhức nhối, một thách thức đối với sự phát triển, hay tụt hậu của một quốc gia. ở nước ta sau gần 15 năm đổi mới, nền kinh tế đang từng bước khởi sắc và đã đạt được những thành tựu to lớn, đời sống của nhân dân đã được cải thiện và nâng cao một bước (kể cả thành thị, nông thôn và miền núi vùng sâu, vùng xa). Tuy nhiên cùng với xu thế phát triển đi lên của xã hội, đã hình thành một bộ phận dân cư giàu lên và một bộ phận không nhỏ rơi vào cảnh đói nghèo với khoảng cách ngày càng xa. Đối với Việt Nam, mức độ nghèo khổ là khá cao, đặc biệt là các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo. Theo đánh giá của nhóm công tác các chuyên gia Chính phủ cho thấy, 70% người nghèo của Việt Nam sống tập trung tại 3 khu vực: Miền núi phía Bắc: 28%; đồng bằng sông Cửu Long: 21% và miền Bắc Trung Bộ là 18%.

pdf101 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2654 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Phú Thọ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi nói đến những thảm họa khốc liệt người ta thường nghĩ ngay đến "thiên tai, địch họa". Nhưng có lẽ không có một cuộc chiến tranh tàn khốc, một thảm họa thiên nhiên dữ dội nào lại gây ra cho con người một nỗi đau dai dẳng, một sự tàn phá to lớn như nạn nghèo khổ đang diễn ra một cách thầm lặng trên thế giới. Ngày nay có khoảng 1/4 dân số thế giới (tương đương 1,5 tỷ người) đang sống trong điều kiện cùng cực của nghèo khổ, không đủ khả năng đáp ứng được những nhu cầu cơ bản. Hàng trăm triệu người đang sống quanh giới tuyến nghèo khổ. Một nửa số dân trên thế giới đang bị phân biệt đối xử, khước từ các cơ hội chỉ vì khác màu da. Thiệt thòi lớn nhất là trẻ em, hàng triệu trẻ em không được đến trường, trong đó có 130 triệu trẻ em ở độ tuổi tiểu học và 175 triệu trẻ em ở độ tuổi trung học cơ sở, hơn 1/3 số trẻ em trên thế giới bị suy dinh dưỡng. Có thể nói, nghèo đói đã diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau. Đặc biệt là ở các nước lạc hậu, chậm phát triển, nghèo đói đang là một vấn đề nhức nhối, một thách thức đối với sự phát triển, hay tụt hậu của một quốc gia. ở nước ta sau gần 15 năm đổi mới, nền kinh tế đang từng bước khởi sắc và đã đạt được những thành tựu to lớn, đời sống của nhân dân đã được cải thiện và nâng cao một bước (kể cả thành thị, nông thôn và miền núi vùng sâu, vùng xa). Tuy nhiên cùng với xu thế phát triển đi lên của xã hội, đã hình thành một bộ phận dân cư giàu lên và một bộ phận không nhỏ rơi vào cảnh đói nghèo với khoảng cách ngày càng xa. Đối với Việt Nam, mức độ nghèo khổ là khá cao, đặc biệt là các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo. Theo đánh giá của nhóm công tác các chuyên gia Chính phủ cho thấy, 70% người nghèo của Việt Nam sống tập trung tại 3 khu vực: Miền núi phía Bắc: 28%; đồng bằng sông Cửu Long: 21% và miền Bắc Trung Bộ là 18%. Phú Thọ là một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc mới được tái lập với diện tích tự nhiên 3.506km2, dân số 1.290.000 người, mật độ dân số 370,6 người/km2. Hiện nay Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo, có diện tích rộng, người đông, dân cư phân bố không đều, trình độ dân trí hạn chế, kết cấu hạ tầng thấp kém, kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các vùng. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo của tỉnh còn cao. Vì vậy thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo (XĐGN) đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho tỉnh trong tiến trình hội nhập và phát triển. Chính điều này đã làm cho việc nghiên cứu vấn đề XĐGN trở nên cấp thiết và tác giả đã chọn "Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay" làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề XĐGN đã được nghiên cứu trên phạm vi cả nước, cũng như ở một số tỉnh. ở tỉnh Phú Thọ hiện cũng đã có hai đề tài: Đề tài thứ nhất: "Những giải pháp về quản lý nhằm xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Phú Thọ hiện nay" của tác giả Nguyễn Thị Hải. Đề tài thứ hai: "Phát triển kinh tế với việc xóa đói giảm nghèo ở huyện Thanh Sơn - Phú Thọ" của tác giả Sa Thị Quyết. ở đề tài thứ nhất, tác giả nghiên cứu vấn đề dưới giác độ quản lý kinh tế để từ đó đưa ra những giải pháp về quản lý nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo ở khu vực nông thôn của tỉnh. Còn ở đề tài thứ hai, chủ yếu tác giả đề cập vấn đề XĐGN kết hợp với phát triển kinh tế trên phạm vi một huyện. Việc đề cập vấn đề XĐGN dưới góc độ kinh tế chính trị, chỉ ra được những đặc trưng nghèo đói của Phú Thọ, và từ đó nêu lên những giải pháp kinh tế xã hội để giải quyết vấn đề đói nghèo thì chưa được đề cập đến. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích: Luận văn làm rõ thực trạng và nguyên nhân của tình trạng đói nghèo của tỉnh Phú Thọ, đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu XĐGN của tỉnh hiện nay. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Trình bày một số những quan niệm về nghèo đói một cách có hệ thống và phân tích sự cần thiết khách quan phải thực hiện việc XĐGN, đồng thời nêu ra một số kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về giải quyết vấn đề đói nghèo. - Phân tích thực trạng tình hình đói nghèo của tỉnh Phú Thọ, chỉ ra những nguyên nhân trực tiếp gây nên đói nghèo ở địa bàn tỉnh. - Đưa ra những giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề XĐGN ở tỉnh trong giai đoạn hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn - Luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề XĐGN dưới góc độ kinh tế - chính trị. - Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng tình hình nghèo đói của tỉnh Phú Thọ trong thời gian từ năm 1997 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng. - Trong quá trình phân tích, luận văn vận dụng phương pháp phân tích - so sánh, phương pháp hệ thống cấu trúc, kết hợp với phương pháp điều tra và nghiên cứu báo cáo tổng kết công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ. 6. Những đóng góp của luận văn - Khái quát được những nhóm nguyên nhân cơ bản dẫn đến đói nghèo của tỉnh Phú Thọ. - Đưa ra được một số giải pháp có tính khả thi nhằm giải quyết từng bước vấn đề đói nghèo của tỉnh Phú Thọ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1 Quan niệm về đói nghèo và sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 1.1. Quan niệm về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo 1.1.1. Quan niệm về đói nghèo Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều nấc thang của lịch sử, tương ứng với mỗi nấc thang đó là một trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Bằng hoạt động lao động sáng tạo, con người - chủ thể của lịch sử xã hội - đã sử dụng lực lượng sản xuất hiện có để tác động vào giới tự nhiên nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình. Trình độ lực lượng sản xuất càng phát triển, năng suất lao động xã hội càng cao thì nhu cầu đáp ứng ngày càng nhiều, càng phong phú. Ngược lại, năng suất lao động xã hội thấp kém, trình độ lực lượng sản xuất lạc hậu, thì con người không thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của mình như: ăn, mặc, ở, đi lại... và bị rơi vào tình trạng đói nghèo. 1.1.1.1. Bản chất của đói nghèo Trong các xã hội: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, đói nghèo có nguyên nhân chủ yếu và trước hết là do trình độ lực lượng sản xuất còn thấp kém, sản phẩm thặng dư trong xã hội không nhiều. Dưới xã hội phân chia giai cấp thì còn thêm vào đó là tình trạng áp bức giai cấp, nên quyền phân phối sản phẩm lao động làm ra thuộc về một số ít người - về tay giai cấp thống trị. Xã hội phân chia thành hai cực đối lập, trong đó "kẻ ăn chẳng hết, người lần không ra". Bước sang xã hội tư bản chủ nghĩa gắn liền với nền sản xuất lớn và nền đại công nghiệp hiện đại, đã tạo ra một năng suất lao động cao hơn hẳn các xã hội trước và với một lực lượng sản xuất khổng lồ "bằng tất cả các thế hệ trước cộng lại", đã mở ra khả năng to lớn để con người có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển của mình. Tuy nhiên, do sự phân hóa và áp bức giai cấp, do sự khác biệt về năng lực và cơ hội của các cá nhân, trong xã hội này nghèo đói vẫn tồn tại song hành cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi nghiên cứu, phân tích xã hội tư bản để chỉ ra những qui luật vận động và phát triển của nó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề cập một cách khá toàn diện và sâu sắc tình cảnh nghèo đói và bị bóc lột đến cùng cực của giai cấp vô sản và những người lao động làm thuê trong chủ nghĩa tư bản. Tiêu biểu là các tác phẩm "Bản thảo kinh tế - triết học" (1844), "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh" và sau này là trong bộ "Tư bản". ở đây, hai ông đã mô tả cặn kẽ, tỷ mỷ tình cảnh của những người nông dân bị mất hết tư liệu sản xuất, bị xua ra thành phố, những người phụ nữ và trẻ em bị vắt kiệt sức lao động trong các xưởng thợ... Họ góp phần trở thành đội quân những người vô sản, là nạn nhân của sự bóc lột giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối của các ông chủ tư bản. "Những người công nhân đó bản thân không có chút tài sản gì đáng kể và chỉ sống bằng tiền lương và hầu hết là luôn luôn chỉ vừa đủ ăn, cái xã hội gồm những nguyên tử rời rạc ấy hoàn toàn không quan tâm đến họ, để mặc cho họ tự lo lấy việc nuôi mình và nuôi gia đình nhưng lại không cấp cho họ phương tiện để có thể thường xuyên và thật sự giải quyết những nhu cầu ấy, cho nên mỗi người công nhân, thậm chí là công nhân giỏi nhất cũng luôn luôn có thể bị mất việc, và do đó cũng sẽ không có ăn,..." [23, 418-419]. Sự bóc lột tàn bạo đó đã dẫn đến sự phân hóa xã hội thành hai cực đối lập. Một cực tích lũy sự giàu có đến tột độ và một cực tích lũy sự bần cùng nghèo khổ, bệnh tật, thất học... "...Quy luật đó quyết định một sự tích lũy nghèo khổ tương ứng với sự tích lũy tư bản. Như vậy tích lũy của cải ở một cực này đồng thời cũng có nghĩa là tích lũy sự nghèo khổ, sự đau khổ của lao động, sự nô lệ, sự dốt nát, sự cục cằn và sự truỵ lạc tinh thần ở cực đối lập, tức là ở phía giai cấp sản xuất ra bản thân sản phẩm của mình với tư cách là tư bản" [24, 909]. Sự phân hóa giàu nghèo ấy ngày càng sâu sắc và đã trở thành sự phân hóa giai cấp không thể điều hòa được. Để làm rõ nguyên nhân của hiện tượng nghèo đói và sự bần cùng của giai cấp vô sản, Mác và Ăngghen đã đi vào lý giải vấn đề tiền công trong xã hội tư bản. Theo Mác, tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, tiền công gồm có tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế. Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử dụng để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, do đó tiền công danh nghĩa phải được chuyển thành tiền công thực tế. Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình. Tiền công danh nghĩa là giá cả hàng hóa sức lao động, nó có thể tăng lên hay giảm xuống tùy theo sự biến động trong quan hệ cung cầu về hàng hóa sức lao động trên thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa vẫn giữ nguyên, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng dịch vụ tăng lên hay giảm xuống thì tiền công thực tế giảm xuống hay tăng lên. Mác còn chỉ rõ: tính qui luật của sự vận động của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là: trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo kịp với mức tăng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ, khi đó tiền công thực tế của giai cấp công nhân có xu hướng hạ thấp. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bần cùng của giai cấp vô sản. Như vậy, theo Mác và Ăngghen, nghèo đói của giai cấp vô sản trong xã hội tư bản có nguyên nhân trực tiếp từ sự phân phối thu nhập của sản xuất xã hội qua tiền công và phân phối giá trị thặng dư trên thị trường. Trong các chế độ tư hữu và bóc lột thống trị, nghèo khổ, đối kháng giai cấp và phân cực xã hội là những hiện tượng luôn đi liền nhau trong một tất yếu nhân quả hữu cơ không thể tách rời. Nó thuộc về bản chất kinh tế chính trị - xã hội của phương thức sản xuất đó. Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay nhờ lợi dụng được những thành quả của cách mạng khoa học - công nghệ, sớm áp dụng những biện pháp điều chỉnh và cải cách trong quản lý nên đã đạt được những bước tiến lớn trong sản xuất, tăng trưởng kinh tế, trở nên giàu có phồn vinh. Song một bộ phận nhỏ bé thuộc các thế lực tư sản nắm quyền lực đã chiếm đoạt hầu hết mọi của cải xã hội, và một bộ phận dân cư không nhỏ sống trong thất nghiệp và nghèo đói. "... Trong sáu người trên thế giới thì có một người sống nghèo khổ, tức là cả hành tinh có một tỷ người nghèo đói, 800 triệu trẻ em bị đói; riêng EU có 18 triệu người thất nghiệp và 50 - 70 triệu người sống bấp bênh. Những tình trạng được coi như đã bị loại trừ hay ít nhiều bị hạn chế cách đây 20 năm ở châu Âu hiện nay lại trở nên phổ biến. Đầu tiên là mất việc làm, rồi không có tiền để lo cho cuộc sống, bị mất chỗ ở hoặc phải sống chung trong những nơi chật chội v.v..." [9]. Các chính sách mà nhà nước tư sản đưa ra chỉ có thể làm dịu bớt mức độ gay gắt của những xung đột, đối kháng, nghèo khổ chứ không thể xóa bỏ tận gốc của chúng được. Chủ nghĩa tư bản từ trong bản chất của nó không thể tự giải quyết được nghèo đói. Phân cực xã hội ngày càng gay gắt là nghịch lý của phát triển với hệ thống các quan hệ tư bản chủ nghĩa. Trong các nước xã hội chủ nghĩa trước đây với quan niệm cho rằng, nghèo khó là hậu quả của sự bóc lột trong tăng trưởng kinh tế. Để giải quyết nghèo đói, chúng ta đã quá thiên về chủ nghĩa bình quân trong phân phối, chia đều sự nghèo khổ cho tất cả mọi người mà không tính đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và điều đó đã dẫn đến việc xem nhẹ lợi ích kinh tế của cá nhân, hạn chế cá nhân làm giàu và triệt tiêu động lực phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh quan điểm trên, lại có quan niệm cho rằng chỉ cần xác lập quyền sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất, quyền làm chủ xã hội của nhân dân lao động thì nghèo đói sẽ tự động biến mất, xã hội sẽ ngay lập tức đạt tới sự phồn thịnh, mọi người ai cũng giàu có như nhau. Song thực tế lại không phải như vậy, mặc dù trong chủ nghĩa xã hội, đối kháng giai cấp mất đi, nhưng những sự khác biệt của những người lao động vẫn luôn tồn tại. Sự khác biệt về phẩm chất, năng lực, trí tuệ, thể lực, cơ hội của những người lao động đã dẫn đến sự khác nhau về kết quả lao động có ích mà họ cống hiến cho xã hội, và do đó khác nhau về thu nhập do kết quả lao động đó mang lại. Trong chủ nghĩa xã hội, giàu, nghèo vẫn còn tồn tại, nhất là trong cơ chế thị trường, bình đẳng và công bằng xã hội là tương đối chứ không phải là tuyệt đối, là hướng tới ngày một thụ hưởng đầy đủ hơn những giá trị ấy, chứ không phải đã có ngay những giá trị ấy ngay một lúc, nhất là khi chủ nghĩa xã hội mới phát sinh chứ chưa ở trình độ thành thục, phát triển. Như vậy, nghèo đói là một vấn đề kinh tế - xã hội chứ không đơn thuần chỉ là vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, các thước đo để đánh giá ai nghèo, ai giàu lại chủ yếu và trước hết dựa trên thước đo về kinh tế. 1.1.1.2. Những chỉ tiêu được lượng hóa để xác định đói nghèo của các tổ chức quốc tế Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra chỉ tiêu đánh giá độ giàu, nghèo bằng mức thu nhập quốc gia (GDP) tính theo đầu người, và chia thế giới làm 6 loại nước giàu nghèo khác nhau (theo mức thu nhập 1990). Trên 25.000 USD/năm là nước cực giàu; Từ 20.000 USD đến dưới 25.000 USD/năm là nước giàu; Từ 10.000 USD đến dưới 20.000 USD/năm là nước khá giàu; Từ 2.500 USD đến dưới 10.000 USD/năm là nước trung bình; Từ 500 USD đến dưới 2.500 USD/năm là nước nghèo; Dưới 500 USD/năm là nước cực nghèo. Tại Đại hội lần thứ hai của ủy ban giảm nghèo khổ khu vực ESCAP họp tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 9 năm 1995, Ngân hàng thế giới đưa ra chuẩn mực nghèo khổ chung của toàn cầu là thu nhập bình quân đầu người dưới 370 USD/người/năm. Dựa vào phương pháp sử dụng rộng rãi tại các nước phát triển trong khu vực, căn cứ vào mức thu nhập tối thiểu là 2100 calo/ngày/người trong đó 70% chi cho ăn, còn lại 30% chi cho các nhu cầu khác ngoài lương thực thực phẩm như mặc, ở, chữa bệnh, văn hóa, đi lại... Dựa vào chuẩn mực này và căn cứ vào số liệu điều tra mức sống dân cư 1992 - 1993 của 4.800 hộ đại diện các vùng trong nước Ngân hàng thế giới đã đưa ra con số Việt Nam có khoảng 51% dân số thuộc diện đói nghèo, trong đó 25% số hộ thuộc diện đói về lương thực, thực phẩm. Nếu theo khu vực thì nông thôn có 57% và thành thị có 27% dân số thuộc diện đói nghèo. Theo cách đánh giá trên của Ngân hàng thế giới, đối với Việt Nam, ngưỡng nghèo được xác định tương đối cao so với thực tế. Trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển, nhu cầu ăn uống thường chiếm từ 80 - 90% thu nhập của dân nghèo, các nhu cầu khác còn ở mức hạn chế, hơn nữa giá cả sinh hoạt ở các vùng, miền cũng rất khác nhau, do đó nếu xác định như vậy Việt Nam rất khó khăn trong việc tìm giải pháp để XĐGN hiện nay. Hội nghị bàn về giảm nghèo đói trong khu vực châu á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức ở Băng Cốc tháng 9-1993 đã đưa ra khái niệm và định nghĩa nghèo đói như sau: "Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phương". Có thể xem đây là một quan niệm, một định nghĩa chung nhất về nghèo đói, tuy nhiên, những tiêu chí về nghèo đói còn để ngỏ về mặt lượng vì ở đây còn phải tính đến yếu tố lịch sử, đến trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán của mỗi địa phương. Song có thể nói, định nghĩa đã đề cập được đến nội dung cơ bản của vấn đề nghèo đói đó là nhu cầu cơ bản của con người. Nhu cầu cơ bản ở đây chính là cái thiết yếu, cái tối thiểu để duy trì sự tồn tại sinh học của con người. Theo ý đó, đói là tình trạng nghèo khổ cùng cực, là trạng thái con người ăn không đủ no, không đủ năng lượng để duy trì sự sống bình thường và không đủ sức để lao động, tái sản xuất sức lao động. Đói là sự nghèo nàn hiển nhiên và nghèo là một sự đói tiềm tàng và luôn đứng trước khả năng bị đói, trong thực tế nhất là khi lâm vào tình trạng thiên tai, rủi ro, hoạn nạn thì trạng thái nghèo khổ sẽ trở thành đói. Nghèo có hai dạng, là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư thường trực không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống. Trên thực tế một bộ phận lớn dân cư nghèo tuyệt đối rơi vào tình trạng đói và thiếu đói. Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương. Như thế, sự thiếu thốn "của cải" trong mối quan hệ với nhu cầu thiết yếu của con người được xem là nghèo khổ tuyệt đối. Còn khi xem xét thực trạng mức sống và vị trí (về kinh tế và xã hội) các nhóm hoặc các các nhân khác ở phương diện mức độ tiêu thụ và thu nhập của họ về cơ hội tiếp cận các nguồn lực... sẽ cho ta quan niệm về nghèo tương đối. Ngoài ra, Liên Hợp quốc cũng đưa ra chỉ tiêu để đánh giá mức sống của con người bao gồm cả thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người, thành tựu y tế - xã hội và trình độ văn hóa giáo dục, tổng hợp lại là chỉ số phát triển con người - Human Development Index (gọi tắt là HDI). HDI bao gồm ba yếu tố cơ bản của sự phát triển con người: tuổi thọ, trình độ và mức sống. Tuổi thọ được phản ánh bằng số năm sống trung bình của người dân. Trình độ được đo bằng cách kết hợp tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành (với trọng số là 2/3 của chỉ số trình độ) với số năm đi học trung bình của mỗi người (với trọng số tương ứng là 1/3). Mức sống được đo lường theo mức GDP thực tế bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương (PPP) của mỗi quốc gia. Theo số liệu của UNDP, HDI của nước ta năm 1998 là 0,671 đứng thứ 108; các nước có chỉ số phát triển con người cao là từ 0,801 trở lên, còn mức trung bình là từ 0,506 đến 0,797; dưới 0,506 là các nước có chỉ số phát triển con người thấp. Chỉ số này cao nhất là 1. Năm 1989 nước có chỉ số cao nhất là Canađa đạt 0,935. Sự kết hợp giữa chỉ tiêu HDI và chỉ tiêu GDP/ người như đã nêu ở trên cho phép chúng ta đánh giá, nhận diện nghèo đói một cách khách quan và chính xác hơn. Đói nghèo còn được nhận diện ở bốn khía cạnh là thời gian, không gian, môi trường và giới. Về thời gian: Phần lớn người nghèo có mức sống dưới mức được xác định như một chuẩn thấp nhất có thể chấp nhận được trong một thời gian dài (tuy nhiên cũng cần phải bổ sung vào số người này những người nghèo tình thế do thất nghiệ
Luận văn liên quan