Đề tài Vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Bình
Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc đáng phấn khởi. Kinh tế phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng khá cao; cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH); đời sống của người lao động từng bước được cải thiện. nhân dân ngày càng tin tưởng hơn vào công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Các doanh nghiệp (DN) nước ta đã có những đóng góp quan trọng vào những thành quả đó. Tuy nhiên trong quá trình đổi mới và phát triển, các DN cũng đang vấp phải nhiều vấn đề khó khăn, lúng túng đòi hỏi phải có sự lý giải, hướng dẫn của lý luận để tháo gỡ những khó khăn đó trong thực tiễn. Một trong những vấn đề đó là việc vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động (HHSLĐ) của C.Mác như thế nào để đảm bảo nguồn nhân lực cho các DN kinh doanh có lợi nhuận và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Kế thừa có sáng tạo những quan điểm của các nhà kinh tế tư sản cổ điển về lý luận lao động, C.Mác đã nghiên cứu, xây dựng lý luận HHSLĐ. Qua phân tích lý luận HHSLĐ, C.Mác đã vạch rõ bản chất, mục đích của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa (TBCN). Đồng thời khám phá ra quy luật chi phối sự vận động, phát triển của CNTB. Như vậy, ở đây sẽ nảy sinh vấn đề là, lý luận HHSLĐ được C.Mác xây dựng trong nền kinh tế thị trường TBCN, trong lúc đó chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), mà nền kinh tế này có sự khác biệt về chất so với nền kinh tế thị trường TBCN. Tuy nhiên, chúng ta có thể vận dụng lý luận HHSLĐ vào quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay, bởi vì nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH không qua chế độ TBCN. Và cũng vì thế, việc vận dụng lý luận HHSLĐ để đảm bảo nguồn nhân lực cho các DN nâng cao sức cạnh tranh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất sâu sắc đối với nước ta trong bối cảnh hiện nay. Đối với tỉnh Quảng Bình, trong những năm gần đây, mặc dù các DN đã có đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhưng năng lực cạnh tranh của các DN ở Quảng Bình hiện còn rất thấp kém. Nhiều DN, nhất là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) kinh doanh thua lỗ triền miên, đời sống của người lao động còn nhiều khó khăn, vất vả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, nhưng nguyên nhân quan trọng hàng đầu vẫn thuộc về nguồn nhân lực của các DN. Bởi do: "Cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, nhiều ngành kinh tế quan trọng còn thiếu công nhân kỹ thuật, thiếu lao động có tay nghề cao, lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật được đào tạo giữa các ngành chưa cân đối, tình trạng sử dụng lao động chưa đúng ngành nghề đào tạo còn phổ biến " [43]. Vì vậy, việc vận dụng lý luận HHSLĐ của C.Mác nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho các DN kinh doanh có lợi nhuận và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần đưa Quảng Bình "đến năm 2010 thoát nghèo, cùng cả nước ra khỏi tình trạng kém phát triển " [43] đang trở thành vấn đề cấp bách. Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài: " Vận dụng lý luận hàng hoỏ sức lao động của C.Mác vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Bỡnh " làm luận văn thạc sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LuanVan .doc
- Bia Luan van.doc