Đề tài Vận dụng lý luận quan điểm toàn diện để phân tích tình hình kinh tế Việt Nam từ 1975-2000
Năm 1975, giải phóng Miền Nam, đất nước ta hoàn toàn độc lập, hai miền Nam - Bắc thống nhất, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. nhiệm vụ đặt ra trước mắt là phải khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và cải rạo nền kinh tế Miền Nam cho phù hợp với mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa ( XHCN). Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một trong những nội dung cơ bản của quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta và đã được các Nghị quyết của Đại hội VI, đại hội VII. Đại hội VIII, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 1991 - 2000, Đại hội IX và Nghị quyết trung ương Đảng khẳng định trong đó cơ chế thị trường và quản lý nhà nước là hai yếu tố cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đảng và Nhà nước đã quyết tâm thực hiện quá trình đổi mới thông qua một chương trình đổi mới thể chế một cách sâu rộng triệt để và toàn diện nhằm thực hiện việc xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN. Đổi mới cơ chế quản lý với mục tiêu xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành toàn diện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Do vậy việc nghiên cứu quan điểm toàn diện trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường XHCH là hết sức quan trọng và cấp bách. Trong 15 năm nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Thoát khỏi khủng hoảng, đạt tốc độ phát triển nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ. Với nền kinh tế đa thành phần hội nhập với nền kinh tế thế giới. Và nhất là hiện nay toàn Đảng toàn dân đang tích cực tham gia góp ý kiến xã hội 10 năm phát triển 2001 - 2010 thì nghiên cứu quan điểm toàn diện càng trở nên quan trọng và cấp thiết.