Lý thuyết thương mại quốc tế là một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh, phát triển từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong các lý thuyết kinh tế thì lý thuyết thương mại được coi là phát triển nhất và có tính hệ thống lô gíc với nhau. Lý thuyết sau bao giờ cũng có sự kế thừa và phát triển của lý thuyết trước và mang tính khoa học ngày càng cao, ngày càng sát với thực tiễn. Trải qua nhiều thế kỷ, thực tiễn thường xuyên biến đổi, xã hội ngày càng hiện đại văn minh; nhưng các tư tưởng của Chủ nghĩa Trọng thương, lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, đặc biệt là lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo vẫn còn sống mãi, vẫn được những con người của xã hội hiện đại tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào đời sống thực tiễn của mỗi quốc gia. Vậy lợi thế so sánh là gì? Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo đã được phát triển như thế nào? Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này không thể trình bày và phân tích hết sự phát triển của lý thuyết lợi thế so sánh. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh như thế nào?
14 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 8976 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh vào mặt hàng may mặc của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lý thuyết thương mại quốc tế là một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh, phát triển từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong các lý thuyết kinh tế thì lý thuyết thương mại được coi là phát triển nhất và có tính hệ thống lô gíc với nhau. Lý thuyết sau bao giờ cũng có sự kế thừa và phát triển của lý thuyết trước và mang tính khoa học ngày càng cao, ngày càng sát với thực tiễn. Trải qua nhiều thế kỷ, thực tiễn thường xuyên biến đổi, xã hội ngày càng hiện đại văn minh; nhưng các tư tưởng của Chủ nghĩa Trọng thương, lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, đặc biệt là lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo vẫn còn sống mãi, vẫn được những con người của xã hội hiện đại tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào đời sống thực tiễn của mỗi quốc gia. Vậy lợi thế so sánh là gì? Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo đã được phát triển như thế nào? Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này không thể trình bày và phân tích hết sự phát triển của lý thuyết lợi thế so sánh. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh như thế nào?
Bài viết này sẽ góp phần làm rõ những câu hỏi nêu ra ở trên và đưa ra một số gợi ý đối với Việt Nam nhằm vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh trong việc xuất khẩu hàng may mặc hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu của nhóm xin làm rõ phần nào đó trong những khía cạnh đã nếu trên
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiện cứu : Vận dụng lý thuyết lợi thế so sanh vào hàng may mặc.
Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam
4. Kết cấu chuyên đề
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì nội dung chính của chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh vào mặt hàng may mặc của Việt Nam
Chương 3: Cơ hội và thách thức
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Định nghĩa về lợi thế so sánh:
Lợi thế so sánh là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế, khi các quốc gia tập trung chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất hoặc những mặt hàng có lợi lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.
1.2. Giới thiệu lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo:
Một học thuyết chủ đạo mà Ricardo đã phát triển ngày nay vẫn là những nền tảng quan trọng là lý thuyết thương mại quốc tế (lợi thế so sánh):
Ricardo tập trung phân tích chi phí so sánh và tìm hiểu bằng cách nào để một quốc gia thu lợi được từ thương mại khi chi phí thấp hơn tương đối. Ví dụ: thương mại rượu vang và vải giữa Anh và Bồ Đào Nha. Ricardo chỉ ra rằng nếu một quốc gia sản xuất hang hóa ở chi phí cơ hội thấp hơn, thì nên chuyên môn hóa vào đó. Và tham gia trao đổi hang hóa quốc tế với quốc gia chuyên môn hóa ngành hàng khác. Chẳng mấy khó khăn để nhận ra Bồ Đào Nha thì nên chuyên môn hóa ngành gì trong lựa chọn rượu vang hay vải. Lý thuyết này vẫn đúng ngày nay. Nếu tất cả các quốc gia đều chuyên môn hóa vào các lĩnh vực họ có lợi thế so sánh, mức phúc lợi toàn cầu sẽ tăng lên đáng kể.
Thí dụ điển hình về lợi thế so sánh của Ricardo là thí dụ về trao đổi bông/rượu Porto giữa Bồ Đào Nha và Anh. Nếu Bồ Đào Nha không thể sản xuất vải trong những điều kiện thuận lời như ở Anh, nghĩa là nếu họ phải dành nhiều thời gian và lao động hơn Anh, thì họ lại có lợi thế trong việc sản xuất rượu vang và họ dung làm phương tiện trao đổi để mua vải bông ở Anh, nước này lại không thể sản xuất rượu vang trong những điều kiện thuận lợi như ở Bồ Đào Nha.
1.3. Công thức RCA.
Balassa (1965) đã đưa ra công thức xác định lợi thế so sánh hiện hữu RCA. Công thức được sử dụng khá phổ biến trong việc xác định lợi thế so sánh của từng mặt hàng cụ thể trong từng thời kỳ nhất định. Công thức này là một trong công cụ được sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu về lợi thế so sánh của các thành viên trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
RCA= 100 (Xij/Xwj)/ (Xit/Xwt)
Trong đó:
RCA là chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu của mặt hàng i của nước j trong một thời kỳ nhất định.
Xij là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng i của nước j trong thời kỳ tương ứng.
w- thế giới.
t- tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới.
Chỉ số này đưa ra cách xác định mức độ lợi thế so sánh từ quan điểm cục bộ và cách nhìn có tính đơn lẻ mặc dù đã có bước tiến đáng kể trong việc khắc phục viêc xem xét lợi thế so sánh chỉ từ góc độ nguồn cung tạo ra lợi thế so sánh.
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH VÀO MẶT HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM
2.1 Chứng minh lợi thế so sánh của mặt hàng xuất khẩu may mặc
Ta có bảng số liệu về kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2007-2013 như sau:
Năm
Kim ngạch (triệu USD)
Tốc độ tăng trưởng (%)
2007
7732
31.3
2008
9120
17.4
2009
9066
-0.6
2010
11 209
23.54
2011
13 211.7
23.54
2012
14 416.2
25.38
2013
17 933.4
18.7
Sơ đồ số liệu:
Hình 2.1 Sơ đồ tình hình xuất khẩu ngành dệ may Việt Nam giai đoạn 2007-2009
Từ sơ đồ ta có thể thấy tình hình xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng khá tốt và ổn định (trừ năm 2009 do sức mua của thị trường giảm mạnh, hệ quả từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, thế nhưng xuất khẩu của ngành dệt may năm 2009 vẫn tương đối khả quan, là ngành duy nhất giữ vững được kim ngạch xuất khẩu gần như năm 2008). Hàng dệt may Việt Nam đã được xuất khẩu đi hơn 180 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU, các nước Đông Âu, các nước Trung Đông...Sự đón nhận của các thị trường này chứng tỏ hàng dệt may của Việt Nam bước đầu đã có sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm trên thị trường quốc tế. Tỷ lệ đóng góp của ngành dệt may Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước luôn ở mức trên 12%.
Tuy nhiên, để có thể trông thấy một cách chính xác lợi thế so sánh của mặt hàng xuất khẩu may mặc, ta cần dùng một phương pháp để có để kiểm chứng, đó là sử dụng hệ số lợi thế so sánh trông thấy (Revealed Comparative Advantage – RCA).
Ta có bảng số liệu sau
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu vủa Việt Nam và Thế giới năm 2015
Kim ngạch xuất khẩu (2015)
Việt Nam (tỷ USD)
Thế giới (tỷ USD)
Dệt may
20.9
503
Tổng
150.18
18 494
(Nguồn: Thống kê Hải quan và Báo cáo Thống kê Thương mại Thế giới năm 2015 )
Theo công thức ta có:
RCA = (20.9/150.18) : (503/18494) = 5.12
Theo như kết quả tính, chỉ số RCA = 5.12 > 1, từ đó ta có thể thấy rằng xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam là có lợi thế so sánh lớn.
2.2 Lợi thế về xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Ngày 5/10/2015, Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được kí kết, tạo nên những thuận lợi rất lớn về nền sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam hiện nay. Các nước tham gia TPP đều là những đối tác xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Nhật với 31% các mặt hàng quần áo, da giày được xuất sang khu vực này.
Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam còn nằm trong mảng quần áo giá rẻ, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu và đang trở thành địa điểm thu hút mới cho ngành may mặc giá rẻ như một lựa chọn thay thế Trung Quốc.
Cùng với nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ. Ước tính, Việt Nam hiện có khoảng 2,5 triệu công nhân đang làm việc tại 6.000 nhà máy trên toàn quốc. Số lượng nhân công trong ngành dệt may Việt Nam chạm đỉnh vào năm 2015, trong khi ở quốc gia dệt may giá rẻ Bangladesh phải đến năm 2030 mới chạm đỉnh, theo Ngân hàng Thế giới (WB).
2.3 Các chính sách của Nhà nước trong hỗ trợ xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam
Tháng 2/2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) giai đoạn 2013 - 2015. Mục tiêu nhằm bảo đảm VINATEX tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính. Trên cơ sở đó hình thành chuỗi cung ứng sợi - dệt - nhuộm - may; nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của VINATEX, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam khẩn trương thực hiện cổ phần hóa trong năm 2014. Theo đó, sau khi tái cơ cấu sẽ có 4 doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ; 6 doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ từ trên 50 - 65% vốn điều lệ và 20 doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Trong giai đoạn 2013 – 2015 phải thoái 100% vốn của Công ty mẹ - Tập đoàn tại 37 doanh nghiệp như: Công ty Đầu tư và Phát triển Bình Thắng; Công ty Tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam; Trường đại học Trưng Vương và một số ngân hàng thương mại cổ phần,...Đồng thời, Bộ Công Thương phải có lộ trình và phương án cụ thể để hết năm 2015 hoàn thành việc thoái vốn.
Tháng 02/2014, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 288/QĐ-TTg về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực dệt may Việt Nam cho Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Theo đó, sẽ hỗ trợ 65,6 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương năm 2014 để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực Dệt may Việt Nam.
Hiện Chính phủ đã có chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành sản xuất sợi, nhuộm, ngành thuộc da nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm dệt may, da giày xuất khẩu để tận dụng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết hoặc chuẩn bị ký kết như Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu Xem xét miễn giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN cho DN sản xuất nguyên phụ liệu trên nhằm giảm giá thành trên sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với nguyên phụ liệu
của Trung Quốc.
- Riêng tại TPHCM, để đảm bảo nâng cao khả năng cung ứng nguyên phụ liệu (nhất là ngành vải nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may, da giày) phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu cũng như tiêu thụ tại thị trường nội địa, UBND TP đã chấp thuận chủ trương cho phép DN đầu tư vào các khu công nghiệp hiện hữu để sản xuất nguyên phụ liệu trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về nước thải. Song song đó, Chính phủ đã chỉ đạo các ban ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ đa dạng hóa thị trường nhập khẩu các mặt hàng nguyên phụ liệu. Tại thị trường nội địa thực hiện đẩy mạnh kết nối cung cầu trực tiếp giữa nhà sản xuất nguyên phụ liệu nước ngoài với DN sản xuất hàng xuất khẩu.
Sự tồn vong của DN dệt may trên thị trường nội địa cũng như thị trường thế giới phụ thuộc rất lớn vào sự chủ động cải cách hoạt động sản xuất và tận dụng chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước. Đặc biệt là trong bối cảnh số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng nhằm đón đầu các hiệp định thương mại tự do như TPP, FTA Việt Nam - EU, FTA Việt Nam - Hàn Quốc
CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
3.1. Thành tựu và cơ hội
Ngành công nghiệp may mặc xuất khẩu Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và được nhiều đơn vị, thành phần kinh tế tham gia. Thực tế cho thấy từ sau khi Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế, ngành dệt may Việt Nam có cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ cũng như có kinh nghiệm quản lý tốt hơn và được bình đẳng về thuế quan giữa các nước thành viên. Với những lợi thế riêng như ổn định chính trị, năng suất, chi phí nhân công thấp, đáp ứng được sự đa dạng về các chủng loại hàng may mặc..., Dệt May Việt Nam đang ngày càng khẳng định được uy tín trên thị trường thế giới và đứng trong top các nước xuất khẩu cao.
Theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Xúc tiến xuất khẩu từ các nước đang phát triển sang EU (CBI) thuộc Bộ Ngoại giao Hà Lan, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may trong giai đoạn 2009 - 2013 của Việt Nam đạt mức cao nhất thế giới với 32%, trong khi đó Trung Quốc đạt 15%, Ấn Độ 10%, các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Thái Lan đạt mức 7%.
Năm 2014, mặc dù ngành dệt may toàn cầu gặp nhiều khó khăn song xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp tục giữ mức tăng trưởng trên 8%. Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trường lớn vẫn tăng trưởng ổn định mặc dù nhập khẩu dệt may nói chung vào các thị trường này đều tăng chậm, thậm chí giảm. Cụ thể nhập khẩu dệt may vào thị trường Mỹ năm 2014 giảm 0,5% nhưng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn tăng 9,2%; nhập khẩu dệt may vào Nhật Bản tăng 8% nhưng nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh 19,3%; thậm chí tại thị trường Hàn Quốc khi nhập khẩu dệt may vào thị trường này giảm 7% thì nhập khẩu từ Việt Nam vẫn tăng 9%. Điều này cho thấy dệt may Việt Nam ngày càng khẳng định uy tín tại các thị trường truyền thống.
Riêng trong 4 tháng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta đạt 5,1 tỉ USD, tăng trưởng 20,3%. Điều đáng nói là, xuất khẩu các mặt hàng may mặc của Việt Nam tăng trưởng mạnh tại các thị trường mới, không phải thị trường truyền thống của Việt Nam. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường ASEAN tăng 44,4% so với cùng kỳ năm trước. Campuchia là nước đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong khối ASEAN, với kim ngạch tăng 103% so với cùng kỳ năm 2012. Ngoài ra, xuất khẩu dệt may của Việt Nam tại một số thị trường khác cũng có mức tăng trưởng mạnh như sang Na Uy tăng 134,6%, sang New Zealand tăng 120%, sang Australia tăng 37%... Như vậy, không ỷ lại vào các thị trường lớn sẵn có, dệt may Việt Nam tiếp tục mở rộng đối tác sang các thị trường mới và tiềm năng. Tính đến nay sản phẩm dệt may Việt Nam đã có mặt ở tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Để có được kết quả này, ngoài lợi thế về ổn định chính trị, chi phí nhân công vẫn thấp hơn so với các nước có cạnh tranh như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam là đối tác có thể đáp ứng được sự đa dạng về các chủng loại hàng may mặc và thực hiện công tác trách nhiệm xã hội với người lao động đảm bảo. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn nhà nhập khẩu vì họ có thể tìm mua, đặt hàng được nhiều chủng loại sản phẩm. Hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam luôn thực hiện đúng các tiêu chuẩn khách hàng quốc tế đặt ra như về lao động, môi trường sản xuất, trách nhiệm xã hội Các tổ chức phi chính phủ và khách hàng lớn của dệt may Việt Nam đều đánh giá Việt Nam là một hình mẫu của ngành công nghiệp dệt may lành mạnh, đi liền với luật lao động rõ ràng và mức lương công bằng. Giám đốc chương trình của dự án Better Work tại Việt Nam thuộc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhận định: “Việt Nam xác định con đường cạnh tranh dài hạn là bên cạnh việc cung cấp dịch vụ lao động giá thấp là tăng cường và cải thiện hệ thống luật pháp. Trong thập kỷ vừa qua, các điều kiện làm việc trong nhiều nhà máy đã được cải thiện và công nhân được tôn trọng. Các công ty này luôn sẵn lòng giữ lại các lao động làm được việc và công nhân cũng được hưởng các lợi ích như đào tạo chuyên môn, nơi ở và bữa ăn miễn phí”.
3.2.Hạn chế và thách thức
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu cũng như có được những lợi thế trong nước tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế nghiên cứu ngành dệt may của việt nam vẫn tồn tại những điểm yếu nhất định như sau:
May xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB thấp, hiệu quả sản xuất thấp.
* Phương thức FOB là khái niệm chỉ việc sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng với các đơn hàng cụ thể.
ngành dệt và công nghiệp phụ trợ còn yếu, phát triển chưa tương xứng với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu để cung cấp cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao. theo các nhà kinh tế đã phân tích, tính theo giá so sánh, giá trị sản phẩm của ngành dệt luôn tăng chậm hơn so với giá trị sản phẩm của ngành may mặc, cho thấy sự phụ thuộc của ngành may mặc đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chính quy mô nhỏ đã khiến các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có thể cung ứng cho một thị trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường và/hoặc chuyển đổi sang thị trường khác. Những khó khăn, ít nhất là ban đầu, trong việc chuyển đổi định hướng sang thị trường nội địa trong thời điểm các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU đều gặp suy thoái kinh tế chính là những dẫn chứng tiêu biểu.
Kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật vẫn còn điểm thiếu sót, đào tạo chưa bài bản, năng suất thấp, mặt hàng còn phổ thông, chưa đa dạng. Năng lực tiếp thị còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được thương hiệu của mình, chưa xây dựng được chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp.
Môi trường chính sách còn chưa thuận lợi. Bản thân các văn bản pháp lý của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn chỉnh, trong khi năng lực của các cán bộ xây dựng và thực thi chính sách, cũng như các cán bộ tham gia xúc tiến thương mại còn yếu, đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, và kỹ năng.
Bản thân các thị trường lớn cũng vận dụng khá nhiều các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, môi trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn có quy mô nhỏ và vừa, không đủ tiềm lực để theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá, dẫn đến thua thiệt trong các tranh chấp thương mại. Các rào cản thương mại trên đã được vận dụng ngày càng linh hoạt và tinh vi hơn, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
KẾT LUẬN
Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam đã và đang ký kết các hiệp định thương mại tự do để hòa mình vào với sân chơi chung của quốc tế. Điều này mang lại nhiều lợi thế cũng như không ít khó khăn cho các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là may mặc. Mặc dù giá trị gia tăng trong ngành dệt may là chưa cao nhưng những gì mà ngành dệt may làm được trong những năm qua là không thể phủ nhận. Xu hướng thế giới đang thay đổi trong việc nhập khẩu các mặt hàng dệt may đem lại cho nước ta nguồn thu đáng kể. Những lợi thế sẵn có như ổn định chính trị, chi phí nhân công thấp, đáp ứng được sự đa dạng về chủng loại hàng may mặc, đã giúp cho ngành dệt may có mức tăng trưởng ổn định và khả quan dù các thị trường trên thế giới có những biến động bất lợi. Phát huy lợi thế sẵn có và hạn chế những yếu điểm của ngành trong thời gian tới là cực kỳ quan trọng khi mà sức ép cạnh tranh ngành càng tăng như hiện nay. Để làm được điều này, không chỉ cần tới sự hỗ trợ từ phía nhà nước mà bản thân ngành dệt may cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm như năng lực đáp ứng tốt các yêu cầu trong đơn hàng theo phương thức FOB, nâng cao kỹ năng quản lý, kỹ năng của các cán bộ xúc tiến thương mại được nâng cao, Mọi giải pháp sẽ chỉ có thể thực hiện hiệu quả được nếu được thực hiện bởi đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn, quyết tâm, đồng lòng và đội ngũ lao động lành nghề. Con người vẫn là yếu tốt then chốt của sự phát triển.
Từ những phân tích và góp ý như trên, nhóm chúng em hy vọng đã làm rõ được tình hình cũng như lợi thế xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, vốn kiến thức và hiểu biết của chúng em vẫn còn hạn chế nên bài làm khó tránh khỏi những thiếu sót rất mong được thầy phân tích, chỉ bảo thêm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ái Vân, Xuất khẩu dệt may: Hoa Kỳ vấn là thị trường chính, Sài Gòn online, 13/7/2015,
Bùi Văn Tốt, Báo cáo ngành dệt may Việt Nam, 4/2014, công ty cổ phần chứng khoán FPT
Nguyễn Phương Thảo, Một số nhận định về chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, 19/3/2016,
PGS. TS Nguyễn Thường Lạng, Đề xuất công thức đo lường lợi thế thương mại đối tác (PCA) của một quốc gia, Trung tâm WTO, 25/4/2011,
Một số trang web tham khảo:
Tổng cục hải quan
Tổng cục thống