Văn hoá được hiểu như một hệ thống những chuẩn mực và giá trị mà những
thành viên trong cộng đồng tác động lẫn nhau, thực hiện và sự tác động ấy tạo nên một
sự khác biệt. Và, cũng như nhà xã hội học Anh, Tylor cuối thế kỷ 19 cho rằng, Văn
hoá được hiểu như là một sự văn minh mà trong đó nó chứa đựng cả về những vấn đề
trí thức, luật lệ, nghệ thuật, nhân bản, niềm tin và tất cả những khả năng mà những
người trong cộng đồng đó lĩnh hội và thực hành.
Nếu văn hoá là những hệ thống chuẩn mực và giá trị mà mọi người trong một
cộng đồng người được chia sẻ thực hiện, thì Văn hóa doanh nghiệp cũng là những
chuẩn mực hay những giá trị mà những người trong công ty cùng được chia sẻ và tuân
thủ theo. Tuy vậy, một vấn đề phải được hiểu rằng, văn hóa doanh nghiệp không có
nghĩa rằng nó phải bền vững, hay bất di bất dịch, mà nó cởi mở, luôn luôn được lĩnh
hội, trau dồi, và đôi khi bị mất đi. Tức là có một sự giao thoa về văn hoá.
Văn hóa doanh nghiệp rất cần thiết cho một doanh nghiệp, nó có thể làm cho một
tổ chức doanh nghiệp phát triển, và nếu thiếu nó, sẽ làm cho công ty lụi tàn. Theo
những nghiên cứu của những nhà xã hội học Mỹ thì những công ty tuân thủ và thực
hiện một văn hóa doanh nghiệp chính đáng, thì giá trị của nó có thể sẽ tăng lên 200%,
và có nhiều doanh nghiệp còn đạt được hiệu quả cao hơn như những công ty General
Electric (GE), Southwest Airline, ConAgra, IBM,
63 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 05/04/2024 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng lý thuyết phát triển văn hóa doanh nghiệp cho một số doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
------------o0o------------
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN VĂN
HÓA DOANH NGHIỆP CHO MỘT SỐ DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ThS. TRẦN THỊ HOÀNG HÀ
Hà Nội, năm 2017
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Văn hoá được hiểu như một hệ thống những chuẩn mực và giá trị mà những
thành viên trong cộng đồng tác động lẫn nhau, thực hiện và sự tác động ấy tạo nên một
sự khác biệt. Và, cũng như nhà xã hội học Anh, Tylor cuối thế kỷ 19 cho rằng, Văn
hoá được hiểu như là một sự văn minh mà trong đó nó chứa đựng cả về những vấn đề
trí thức, luật lệ, nghệ thuật, nhân bản, niềm tin và tất cả những khả năng mà những
người trong cộng đồng đó lĩnh hội và thực hành.
Nếu văn hoá là những hệ thống chuẩn mực và giá trị mà mọi người trong một
cộng đồng người được chia sẻ thực hiện, thì Văn hóa doanh nghiệp cũng là những
chuẩn mực hay những giá trị mà những người trong công ty cùng được chia sẻ và tuân
thủ theo. Tuy vậy, một vấn đề phải được hiểu rằng, văn hóa doanh nghiệp không có
nghĩa rằng nó phải bền vững, hay bất di bất dịch, mà nó cởi mở, luôn luôn được lĩnh
hội, trau dồi, và đôi khi bị mất đi. Tức là có một sự giao thoa về văn hoá.
Văn hóa doanh nghiệp rất cần thiết cho một doanh nghiệp, nó có thể làm cho một
tổ chức doanh nghiệp phát triển, và nếu thiếu nó, sẽ làm cho công ty lụi tàn. Theo
những nghiên cứu của những nhà xã hội học Mỹ thì những công ty tuân thủ và thực
hiện một văn hóa doanh nghiệp chính đáng, thì giá trị của nó có thể sẽ tăng lên 200%,
và có nhiều doanh nghiệp còn đạt được hiệu quả cao hơn như những công ty General
Electric (GE), Southwest Airline, ConAgra, IBM,
Văn hoá doanh nghiệp còn được coi là nền tảng để phát triển doanh nghiệp, được
cấu thành bởi mục đích kinh doanh và phương pháp kinh doanh. Là tổng hoà các quan
niệm về giá trị được tạo ra từ đạo đức, ý tưởng kinh doanh, triết lý kinh doanh, mục
đích kinh doanh, phương pháp kinh doanh và hiệu quả phục vụ cho chính những con
người cần cù lao động sáng tạo để tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội
Dù có diễn giải thế nào thì văn hoá doanh nghiệp vẫn phải dựa trên cơ sở là cách thức
ứng xử của mỗi thành viên trong doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là các hành vi
quản lý lao động, sáng tạo lao động và các hoạt động của doanh nghiệp phải phù hợp
2
với các quy định của pháp luật trong mặt bằng chung và của hiệp hội ngành nghề nói
riêng.
Phát triển văn hóa doanh nghiệp là việc tạo lập và duy trì các lớp văn hóa doanh
nghiệp, thông qua đó phát huy hiệu quả hiệu ứng tích cực của văn hóa doanh nghiệp
tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phát triển văn hóa doanh nghiệp là
một quá trình liên tục, lâu dài, do vậy cần có mô hình để đánh giá các mức độ phát
triển văn hóa doanh nghiệp, thực hiện so sánh mức độ phát triển văn hóa doanh nghiệp
trong bối cảnh phát triển chung của cộng đồng doanh nghiệp, thực hiện so sánh phát
triển văn hóa doanh nghiệp qua từng giai đoạn để có những điều chỉnh kịp thời từ
chiến lược đến chiến thuật phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Bộ môn Quản trị học hiện đang giảng dạy học phần Văn hóa kinh doanh. Theo
kết cấu của học phần hiện nay, học phần có 4 chương. Trong đó, chương 4 có nội dung
là “Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp”. Trong quá trình giảng dạy nội dung
chương 4, một số vấn đề được đặt ra như: Thế nào là xây dựng văn hóa doanh nghiệp,
thế nào là phát triển văn hóa doanh nghiệp, làm thế nào để đánh giá sự phát triển văn
hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động giảng dạy luôn đòi hỏi phải bổ sung thông
tin thực tiễn. nhằm giúp sinh viên có cái nhìn đầy đủ hơn và có khả năng tiếp cận với
thực tiễn tốt hơn.
Xuất phát từ những phân tích trên tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Vận dụng lý
thuyết phát triển văn hóa doanh nghiệp chomột số doanh nghiệp Việt Nam”
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:
2.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Adrian Gostish (2014), Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp, NXB Thanh Hóa.
Cuốn sách tiếp cận dựng văn hóa như một nội dung của chiến lược kinh doanh. Tác
giả coi đây là nội dung mà đa số các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới sử dụng để tạo ra
thành tựu vượt trội. Khi mọi yếu tố hỗ trợ cho việc xây dựng văn hóa tích cực trong tổ
3
chức đã sẵn sàng, công việc hiển nhiên sẽ trở nên thú vị và hiệu quả. Cuốn sách đưa ra
lộ trình 7 bước này để cải thiện văn hóa của bất kỳ tổ chức
Edar.H.Schein (2012), Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo, NXB Thời đại.
Cuốn sách tập trung nhiều vào các thực trạng phức tạp trong hoạt động kinh doanh
ngày nay và thông qua việc nghiên cứu trong phạm vi rộng, mang tính thời đại để trình
bày những vai trò then chốt của người lãnh đạo khi ứng dụng những nguyên tắc văn
hóa để đạt được các mục tiêu về tổ chức.
Tác giả đã nghiên cứu tìm hiểu xem công tác lãnh đạo và văn hóa tổ chức về căn
bản đã hòa quện gắn kết với nhau như thế nào, cho thấy một số kết quả quan trọng,
bao gồm:
- Những nhà lãnh đạo là các doanh nhân và là nhà thiết kế chủ đạo của văn hóa
tổ chức
- Một khi văn hóa đã được hình thành, nó sẽ ảnh hưởng đến việc xác định loại
hình lãnh đạo nào là khả thi trong tổ chức.
Nếu các yếu tố của văn hóa trở nên không còn phù hợp nữa, trách nhiệm của
người lãnh đạo là tiến hành những hoạt động nhất định để đẩy nhanh quá trình thay đổi
văn hóa. Thêm vào đó, tác phẩm này chứa đựng những nội dung mới, phản ánh văn
hó ở nhiều cấp độ phân tích khác nhau, từ văn hóa vĩ mô quốc gia và dân tộc đến văn
hóa vi mô mang tính đội nhóm.
2.2 Những nghiên cứu ở trong nước
PGS,TS Nguyễn Mạnh Quân (2015), Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa
công ty, NXB Kinh tế quốc dân. Cuốn sách mô tả các yếu tố cấu thành văn hóa doanh
nghiệp theo 2 nhóm: các biểu hiện trực quan và phi trực quan. Cuốn sách tập trung vào
sự khó khăn của việc quản lý một tổ chức "đa sở hữu, tham gia điều hành và trực tiếp
kiểm soát" ở các công ty lớn ở Mỹ và sự trì trệ trong việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức và
chậm chạm trong việc vận dụng cơ chế quản lý phủ hợp đã đẩy các công ty rất lớn với
4
những danh tiếng đã được định hình tưởng chứng như rất vững chắc như Chrysler,
McDonnell Douglas hay WordCom, Enron phải trả giá bằng chính sự phá sản.
PGS,TS Đỗ Thị Phi Hoài(2011), Giáo trình văn hóa doanh nghiệp, NXB Tài
chính. Cuốn sách này tác giả trình bày rõ thế nào là văn hóa doanh nghiệp và các yếu
tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời tác giả cho rằng cần phải có những cách
thức để thay đổi văn hóa
PGS, TS Dương Thị Liễu (2012), Giáo trình văn hóa kinh doanh, NXB Kinh tế
quốc dân. Văn hóa là một lĩnh vực đa dạng và phức tạp. Có rất nhiều quan điểm khác
nhau về văn hóa nên việc nghiên cứu và lựa chọn một cách tiếp cận văn hóa có ý
nghĩa quan trọng cho việc tiếp cận những nội dung tiếp theo liên quan đến văn hóa
kinh doanh. Cuốn sách nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp như một yếu tố cấu thành
văn hóa kinh doanh
Nguyễn Hải Minh (2015) Luận án tiến sỹ : “Văn hóa doanh nghiệp tại các ngân
hàng thương mại việt nam trong tiến trình hội nhập quốc tế ( phân tích trường hợp
ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam)”, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong luận án, tác giả đã tổng hợp lý thuyết các mô hình đánh giá văn hóa doanh
nghiệp. Sau khi so sánh các mô hình, tác giả đã lựa chọn mô hình OCAI của Camaron
và Quinn để thực hiện nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại Nhà nước ở Việt
Nam, trong đó Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương được chọn làm mẫu
nghiên cứu có tính điển hình. Kết quả nghiên cứu đã khái quát được “bức tranh” về kết
quả đánh giá các cấp độ VHDN tại các NHTM nhà nước ở Việt Nam. Nhìn chung về
tổng thể, các cấp độ VHDN đều được đánh giá ở mức khá tốt sau khi Việt Nam gia
nhập WTO. Điều này cũng phản ánh tín hiệu tích cực đối với các chương trình xây
dựng VHDN tại các ngân hàng. Vai trò của VHDN cũng được coi trọng hơn và những
thuộc tính về tính sáng tạo trong tổ chức cũng được đề cao hơn. Nghiên cứu cũng cho
thấy mô hình VHDN của các NHTM nhà nước ở Việt Nam có dịch chuyển từ hướng
nội sang tính hướng ngoại nhiều hơn từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Xu hướng
5
chung là như vậy, tuy nhiên sự dịch chuyển mô hình văn hóa cũng khá khác nhau giữa
các ngân hàng.
Dương thị Thanh mai, (2015), xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam,
thực trạng và giải pháp, tạp chí Khoa học và công nghệ lâm nghiệp số 1-2015. Bài viết
đã sử dụng tiếp cận của Edar.H.Schein để đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp
tại Việt Nam. Từ đó tác giả đã khái quát bức tranh về thực trạng xây dựng văn hóa
doanh nghiệp tại Việt Nam và đưa ra các giải pháp mang tính khuyến nghị để các
doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Đỗ Tiến Long (2015) Đánh giá văn hóa trong doanh nghiệp nhỏ và vưa Việt
Nam, tập chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và kinh doanh, số 1, 2015. Bài viết của tác
giả đã thực hiện hệ thống hóa một số mô hình nghiên cứu về đánh giá văn hóa doanh
nghiệp. Trong đó, tác giả đã sử dụng mô hình DOCS của Denison để nghiên cứu điển
hình tại một DNVVN ở Việt Nam. Từ kết quả khảo sát, tác giả nhân rộng kết quả
nghiên cứu để đưa ra một số khuyến nghị về phát triển văn hóa cho các DNVVN ở
Việt Nam. Việc nghiên cứu một doanh nghiệp để đưa ra khuyến nghị cho các DNVVN
là chưa đảm bảo về cơ sở thực tiễn
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu: Tổng hợp một số lý thuyết về đánh giá sự phát triển văn hóa
doanh nghiệp và vận dụng các lý thuyết này trong đánh giá phát triển văn hóa doanh
nghiệp ở một số doanh nghiệp điển hình. Từ đó, đề xuất các điều chỉnh về lý thuyết
phục vụ giảng dạy học phần Văn hóa kinh doanh và xây dựng tình huống về văn hóa
doanh nghiệp để phục vụ giảng dạy.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng hợp một số mô hình đánh giá phát triển văn hóa doanh nghiệp
- Vận dụng các mô hình này trong thực tiễn tại một số doanh nghiệp
6
- Đề xuất điều chỉnh các nội dung lý thuyết trong giảng dạy học phần Văn hóa kinh
doanh
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết về phát triển văn hóa doanh nghiệp và
đánh giá thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp ở một số doanh nghiệp điển hình.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn HN.
Về thời gian: Đề tài thu thập các thông tin về tình hình phát triển văn hóa
doanh nghiệp điển hình được lựa chọn trong khoảng thời gian từ 2013-
2017
Về nội dung: Đề tài tập trung làm rõ nội hàm của phát triển văn hóa doanh
nghiệp, các cơ sở để đánh giá sự phát triển văn hóa doanh nghiệp trong
các doanh nghiệp được lựa chọn trong nghiên cứu
4. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở MỘT SỐ
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ĐƯỢC RÚT RA TỪ
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP VÀ DỮ LIỆU KHẢO SÁT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
1.1 Các khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên
quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa gắn liền với
sự ra đời của nhân loại, hay nói một cách khác văn hóa có từ thưở bình minh của xã
hội loài người. Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Có thể nhắc đến một số khái niệm về văn
hóa như sau:
Theo E.B. Tylor (1832 – 1971) nhà nhân chủng học người Anh: “ Văn hóa là một
tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ,
phong tục và tất cả những khả năng, thói quen, tập quán mà con người đạt được với tư
cách là thành viên của một xã hội”[5, tr.10]. Theo khái niệm này, văn hóa bao gồm
những gì liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo
đức, pháp luật là các lĩnh vực sáng tạo của con người.
Theo William Graham Sumner (1840 – 1910), viện sĩ Mỹ, giáo sư Đại học Yale
và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của ông thì: “Tổng thể những thích nghi
của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa hay văn minh.
Những sự thích nghi này được đảm bảo bằng con đường kết hợp những thủ thuật như
biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa”. Theo khái niệm của ông, văn hóa được
hiểu là các yếu tố liên quan đến sự sinh tồn, thích nghi của con người.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống ,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc
ở và các phương tiện, phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó
tức là văn hóa.”[7, trang 231]. Theo cách định nghĩa này của Chủ tịch thì văn hóa sẽ
bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo ra và phát minh ra.
8
GS.TS Trần Ngọc Thêm định nghĩa về văn hóa: “ Văn hóa là một hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội
của mình”. [10, tr.25]. Khái niệm này đã đưa ra đầy đủ yếu tố về vật chất cũng như
tinh thần của văn hóa và quá trình hình thành nên văn hóa.
Thông qua việc tìm hiểu, phân tích các định nghĩa trên, ta có thể hiểu về văn hóa
như sau: “Văn hóa là toàn bộ các giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra trong quá trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi
phối bởi môi trường xung quanh (môi trường tự nhiên và xã hội) và tính cách của
từng tộc người. Văn hóa ảnh hướng tới tình cảm, ý nghĩ và hành vi của con
người”.[4, tr.11-12].
1.1.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp như một đặc điểm để phân biệt giữa DN này với DN
khác. Hiện nay văn hóa doanh nghiệp đã và đang được nhắc tới như là một tiêu chí để
đánh giá DN; cũng có thể cho rằng văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của DN.
Tiếp cận từ các góc độ khác nhau sẽ cho ra được các định nghĩa về VHDN khác nhau,
nhưng chưa định nghĩa nào được chính thức công nhận.
Theo nhà xã hội học người Mỹ E.H.Shein: “văn hóa doanh nghiệp là tổng thể
những thủ pháp và quy tắc giải quyết vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên
trong các nhân viên, những quy tắc đã tỏ ra hữu hiệu trong quá khứ và vấn đề cấp thiết
hiện tại. Những quy tắc và những thủ pháp này là yếu tố khởi nguồn trong việc các
nhân viên lựa chọn phương thức hành động, phân tích và ra quyết định thích hợp. Các
thành viên của tổ chức, DN không đắn đo, suy nghĩ về ý nghĩa của những quy tắc, thủ
pháp ấy mà coi chúng là đúng đắn ngay từ đầu”.
Theo Georges de Saite Mairie, chuyên gia Pháp về DN vừa và nhỏ: “văn hóa
doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm
kị, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”.
Khái niệm này đã nêu tương đối đầy đủ các đặc điểm và thành tố cấu thành văn hóa
9
doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn chưa đề cập đến quá trình tồn tại và phát triển của văn
hóa doanh nghiệp .
Theo tổ chức lao động quốc tế ( ILO) thì văn hóa doanh nghiệp được định nghĩa
như sau: “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói
quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất
đối với một tổ chức đã biết”. [4, tr.233]. ILO đã nói đúng về văn hóa doanh nghiệp, nó
là duy nhất và khác nhau của mỗi tổ chức, tạo nên nét riêng của các tổ chức.
Theo Edgar Schein, chuyên gia nghiên cứu các tổ chức: “Văn hóa công ty là tổng
hợp các quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình
giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh”. [ 4,
tr.233]. Khái niệm này chỉ mới nói nói đến một phần nhỏ của văn hóa doanh nghiệp,
còn thiếu nhiều nhân tố khác về cả vật chất lẫn tinh thần của văn hóa doanh nghiệp.
Theo quan điểm của 2 học giả Rolff Bergman và Ian Stagg đồng thời là giảng
viên khoa quản trị kinh doanh trường đại học Monash – Úc cho rằng: “văn hóa doanh
nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa biểu đạt chung bao trùm lên toàn bộ DN, có tính
chất quyết định tới mọi hành vi và hoạt động của toàn bộ các thành viên trong DN đó”.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa doanh nghiệp, các khái niệm này
đều đề cập đến những nhân tố tinh thần của văn hóa doanh nghiệp như: các quan niệm
chung, các giá trị, các huyền thoại, các nghi thức,...của doanh nghiệp mà ít đề cập đến
yếu tố vật chất – nhân tố quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Dù đề cập đến khía
cạnh nào của văn hóa doanh nghiệp đi nữa thì ta vẫn phải công nhận rằng văn hóa
doanh nghiệp định hướng cho DN và tạo nên sự khác biệt cho DN. Ta có thể hiểu về
văn hóa doanh nghiệp như sau: “văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa
được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp,
trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động
của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên
của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích”.[4, tr.233-234]
10
1.1.2 Khái niệm phát triển văn hóa doanh nghiệp
Ngày nay, văn hóa của mỗi quốc gia đã được định hình một cách rõ ràng qua
quá trình phát triển từ vài trăm năm đến hàng nghìn năm. Mỗi quốc gia có một nét văn
hóa đặc trưng riêng biệt, tạo ra sự khác biệt giữa các quốc gia. Ngay cả những quốc gia
láng giềng, cùng phát triển trên nền văn hóa của một khu vực cũng vẫn tạo ra những
nét đặc trưng riêng biệt bên cạnh những nét văn hóa tương đồng. Giữa các quốc gia
láng giềng luôn có sự giao thoa và trộn lẫn về văn hóa nhưng mỗi quốc gia đều cố
gắng tạo lập những nét đặc trưng cho riêng mình. Văn hóa dân tộc nằm trong mỗi con
người của một dân tộc và được duy trì, củng cố, phát triển cùng với thời gian.
Mỗi doanh nghiệp là một tổ chức trong một xã hội nhất định, tại đó những con
người cùng nhau làm việc và chia sẻ các giá trị văn hóa. Chính vì vậy, không cần bất
cứ hoạt động có chủ đích của các chủ thế quản lý thì các yếu tố văn hóa doanh nghiệp
vẫn được các cá nhân mang vào hoạt động trong tổ chức. Do vậy, văn hóa doanh
nghiệp được hình thành một cách tự phát, rời rạc ở các doanh nghiệp khi mới được
thành lập. Cùng với thời gian, các yếu tố văn hóa doanh nghiệp dần có những điều
chỉnh dưới sự tác động của môi trường và chủ thể hoạt động kinh doanh. Môi trường
kinh doanh biến động tạo ra những tác động tới hoạt động kinh doanh nói chung và tác
động tới sự phát triển văn hóa của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Khi các yếu tố môi
trường kinh doanh phát triển tích cực hơn thì các doanh nghiệp sẽ quan tâm tới phát
triển văn hóa doanh nghiêp nhiều hơn. Bên cạnh đó, các chủ thể của hoạt động kinh
doanh từng bước sẽ điều chỉnh các yếu tố văn hóa doanh nghiệp theo định hướng phát
triển của doanh nghiệp đã được xác định. Khi đó, sự phát triển văn hóa doanh nghiệp
dần sẽ đi vào một quỹ đạo ổn định.
Phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo ra những yếu tố văn hóa riêng biệt cho
mỗi doanh nghiệp. Các yếu tố văn hóa này tiếp tục được củng cố, duy trì cùng với sự
phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các yếu tố văn hóa
sẽ tác động tới hành vi của các cá nhân trong doanh nghiệp, từ đó sẽ tác động tới kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các yếu tố văn hóa doanh
nghiệp còn ảnh hưởng tới hành vi của các đối tư