- Điều tra thống kê là phương pháp thu thập thông tin cần thiết về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp và phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp bao gồm nhiều đơn vị ,phần tử khác nhau mặt khác lại có sự biến đổi không ngừng theo không gian và thời gian vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phương pháp điều tra thống kê phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh nhằm thu được thông tin một cách đầy đủ , chính xác và kịp thời nhất .
- Quả thật điều tra thống kê là vô cung cần thiết để giải quyết một vấn đề lý thuyết cũng như thực tế bởi để có thể phân tích ,đánh giá cũng như đưa ra những dự đoán chuẩn xác thì thông tin đầu vào cần phải chính xác mà điều này phụ thuộc rất lớn ở thu thập thông tin từ điều tra thống kê.
- Tuy nhiên bất cứ một phương pháp thống kê nào muốn đạt kết quả tốt nhất cũng cần phải được tổ chức một cách chu đáo,khoa học ,có kế hoạch tập trung và thống nhất.Điều tra thống kê cũng không nằm ngoài quy luật đó .
- Vấn đề về việc làm của sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường là một vấn đề đang được quan tâm rất sâu rộng.
- Sở dĩ em chọn đề tài này là bởi vì sự cần thiết của phương pháp điều tra thống kê như đã nói ở trên.Và điều tra thống kê cũng là 1phương pháp thu thập thông tin có nhiều điểm giống với phương pháp điều tra xã hội học mà em dự định sẽ làm chuyên để thực tập tốt nghiệp và có thể phát triển thành luận văn của mình sau này.Vì thế đây cũng là dịp để e tiếp xúc và tìm hiểu về một số phương pháp thu thập thông tin và phương pháp nghiên cứu chúng.
- Bố cục của đề tài được chia làm 6 phần:
Phần I : Khái niệm chung về điều tra thống kê
Phần II: Các loại điều tra thống kê
Phần III: Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Phần IV: Xây dựng phương án điều tra
Phần V: Xây dựng bảng hỏi trong điều tra thống kê
Phần VI: Sai số trong điều tra thống kê
Phần áp dụng lý thuyết: Xây dựng một phương án điều
tra về tình hình làm thêm của sinh viên trường ĐH KTQD K46
32 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 10463 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp điều tra thống kê trong thu thập thông tin về tình hình làm thêm của sinh viên khoá 46 trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Cương Sơ Lược:
ĐỀ TÀI :
Vận dụng phương pháp điều tra thống kê trong thu thập thông tin về tình hình làm thêm của sinh viên khoá 46 trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
MỞ ĐẦU
Điều tra thống kê là phương pháp thu thập thông tin cần thiết về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp và phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp bao gồm nhiều đơn vị ,phần tử khác nhau mặt khác lại có sự biến đổi không ngừng theo không gian và thời gian vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phương pháp điều tra thống kê phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh nhằm thu được thông tin một cách đầy đủ , chính xác và kịp thời nhất .
Quả thật điều tra thống kê là vô cung cần thiết để giải quyết một vấn đề lý thuyết cũng như thực tế bởi để có thể phân tích ,đánh giá cũng như đưa ra những dự đoán chuẩn xác thì thông tin đầu vào cần phải chính xác mà điều này phụ thuộc rất lớn ở thu thập thông tin từ điều tra thống kê.
Tuy nhiên bất cứ một phương pháp thống kê nào muốn đạt kết quả tốt nhất cũng cần phải được tổ chức một cách chu đáo,khoa học ,có kế hoạch tập trung và thống nhất.Điều tra thống kê cũng không nằm ngoài quy luật đó .
Vấn đề về việc làm của sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường là một vấn đề đang được quan tâm rất sâu rộng.
Sở dĩ em chọn đề tài này là bởi vì sự cần thiết của phương pháp điều tra thống kê như đã nói ở trên.Và điều tra thống kê cũng là 1phương pháp thu thập thông tin có nhiều điểm giống với phương pháp điều tra xã hội học mà em dự định sẽ làm chuyên để thực tập tốt nghiệp và có thể phát triển thành luận văn của mình sau này.Vì thế đây cũng là dịp để e tiếp xúc và tìm hiểu về một số phương pháp thu thập thông tin và phương pháp nghiên cứu chúng.
Bố cục của đề tài được chia làm 6 phần:
Phần I : Khái niệm chung về điều tra thống kê
Phần II: Các loại điều tra thống kê
Phần III: Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Phần IV: Xây dựng phương án điều tra
Phần V: Xây dựng bảng hỏi trong điều tra thống kê
Phần VI: Sai số trong điều tra thống kê
Phần áp dụng lý thuyết: Xây dựng một phương án điều
tra về tình hình làm thêm của sinh viên trường ĐH KTQD K46
PHẦN I : KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
I. Khái niệm chung
1. Khái niệm
- Điều tra thống kê là những phương pháp thu thập thông tin theo một kế hoạch thống nhất bằng những cách thức khoa học về hiện tượng nghiên cứu trong không gian ,thời gian cụ thể nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp và phân tích thông tin
2. Mục đích
- Điều tra thống kê được tổ chức theo những nguyên tắc khoa học nên đáp ứng được nhiều yêu cầu khác nhau cả về lý thuyết cũng như thực tế đặt ra.
- Kiểm tra đánh giá được thực trạng hiện tượng nghiên cứu thông qua những thông tin thu được.Đặc biệt là đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cũng như kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá ,xã hội của từng đơn vị địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Cung cấp những luận cứ xác đáng cho việc tìm ra những tác động làm ảnh hưởng đến sự biến động của hiện tượng nghiên cứu từ đó tìm ra biện pháp thúc đẩy hiện tượng phát triển theo hướng có lợi nhất.
- Xác định quy luật ,xu hướng biến động , dự đoán xu hướng biến động của hiện tượng trong tương lai.
3.Phạm vi
- Theo cách thức của các hoạt động thống kê nhà nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam hiện nay thì điều tra thống kê được chia thành điều tra thống kê và tổng điều tra thống kê.
- Giống nhau : cùng là phương pháp thu thập thông tin thống kê cơ bản.
- Khác nhau
Tổng điều tra thống kê
1.Phạm vi nghiên cứu
- Cả nước ,quy mô lớn
phạm vi rộng liên quan đến
nhiều ngành,nhiều lĩnh vực
2.Đặc điểm
- Chu kỳ dài ( khoảng 10 năm một lần).
- Kinh phí lớn.
Điều tra thống kê
1.Phạm vi nghiên cứu
- Tổ chức không có báo cáo
thống kê hoặc các cơ sở
kinh doanh cá thể,hộ,cá nhân
2.Đặc điểm
- Sử dụng khi cần điều tra
bổ sung thông tin hay có nhu cầu đột xuất.
4.Yêu cầu cơ bản
4.1 Trung thưc
- Đây là yêu cầu cần thiết đối với cả nhân viên điều tra và đối tượng được hỏi.
- Sự trung thực thể hiện ở cách đặt câu hỏi ,quá trình ghi chép của điều tra viên và thông tin mà người trả lời mang đến.Nhờ đó mới thu được những thông tin mang tính chuẩn xác cao.
4.2 Khách quan
- Đây là yêu cầu thường áp dụng với nhân viên điều tra.
- Sự khách quan phản ánh ở cách đặt câu hỏi,quá trình ghi chép không thêm bớt, “sáng tạo” hay suy luận theo chủ ý cá nhân của người hỏi .Điều này quyết định chất lượng của thông tin thu được.
4.3 Chính xác
- Thông tin thu được cần phải chính xác.Ở đây là chính xác về nội dung và thời điểm cần mang tính thời sự ,cập nhật,vì thông tin biểu hiện nội dung của hiện tượng ,đối tượng nghiên cứu mà hiện tượng ,đối tượng đó biến động không ngừng theo thời gian vì thế giá trị của thông tin cũng có sự thay đổi.
- Thông tin đưa ra cần chính xác cả về thời điểm nữa.Vì thông tin giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định.
4.4 Đầy đủ và kịp thời
- Đầy đủ ở đây có nghĩa là không thu thập trùng thông tin nhưng cũng không được bỏ sót bất cứ thông tin nào.
PHẦN II CÁC LOẠI ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
Trong điều tra thống kê có rất nhiều loại điều tra khác nhau mà căn cứ vào mục đích nghiên cứu ,đặc điểm của từng đối tượng điều tra và điều kiện thực tế các cuộc điều tra cũng như những ưu nhược đỉêm của từng phương pháp và phạm vi áp dụng mà ta cần vận dụng linh hoạt ,đúng đắn khi nghiên cứu thống kê.
Điều tra thường xuyên và không thường xuyên
Dựa trên tính liên tục của quá trình điều tra cũng như hệ thống ,kết cấu của từng cuộc điều tra mà người ta có thể thu thập thông tin theo 2 phương pháp điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên.
Điều tra thường xuyên
Định nghĩa
Đây là phương pháp thu thập thông tin và ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng theo 1chu kỳ liên tục thường theo quá trình phát sinh và phát triển của hiện tượng.
ví dụ :việc chấm công cho lao động ở 1 doanh nghiệp(chi tiết sẽ đưa bảng số liệu)
Đặc điểm
Thu thập được số liệu đầy đủ sẽ theo dõi được tỉ mỉ vể tình hình phát triển của hiện tượng theo thời gian.Đánh giá được sự phát triển ,tích luỹ của hiện tượng.
Đây là cơ sở chủ yếu để lập các báo cáo thống kê định kỳ và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch.
Hình thức
Báo cáo thống kê định kỳ
+ Thu thập số liệu dựa vào các biểu mẫu báo cáo thống kê được lập sẵn.
+ Ghi chép vào một biểu mẫu có sẵn sự theo dõi của mình từ các đơn vị rồi gửi lên cấp trên tổng hợp.
+ Báo cáo được thực hiện một cách thường xuyên và định kỳ theo nội dung phương pháp ,biểu mẫu và chế độ báo cáo được định sẵn.
Ưu điểm và nhược điểmt
Ưu điểm
Thường xuyên thu thập thông tin,nguồn thông tin lớn bao quát được nhiều lĩnh vực và vấn đề khác nhau.Nên dùng được trong phạm vi rộng.
Theo dõi được toàn bộ quá trình phát sinh,phát triển của hiên tượng.Không làm mất thông tin
Nhược điểm
Chi tiết quá nên mất nhiều thời gian ,chi phí khi thu thập thông tin.
Thiếu tính hệ thống vì tràn lan nhiều mặt của thông tin.
Khó xử lý đồng bộ.
Nhiều khi tỏ ra dư thừa ,không cần thiết.
Điều tra không thường xuyên
Định nghĩa
Điều tra không thường xuyên là việc tiến hành thu thập ,ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng theo một cách không liên tục ,không gắn với quá trình phát sinh ,phát triển của hiện tượng.
Đặc điểm của điều tra không thường xuyên
Các hiện tượng cũng như đối tượng nghiên cứu của điều tra không thường xuyên hầu như ít biến động ,biến động chậm hoặc không cần theo dõi thường xuyên khi cần mới nghiên cứu.
Các cuộc điều tra không thường xuyên thường được tiến hành với mục đích ,nội dung phạm vi ,đối tượng ,phương pháp không giống nhau .
Tuy nhiên để tiện cho việc theo dõi ,so sánh phân tích sự biến động của hiện tượng theo thời gian ,nhiều cuộc điều tra không thường xuyên vẫn được thực hiện lặp đi lặp lại theo chu kỳ nhất định.
Hình thức
Các cuộc điều tra chuyên môn
+ Chỉ được tổ chức khi cần bổ sung thông tin
+ Phục vụ những mục đích nhất định
Mỗi cuộc điều tra thường được tiến hành theo kế hoạch và phương pháp riêng.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm
Thời gian và chi phí được giảm bớt
Tập trung vào những vấn đề quan trọng cần nghiên cứu
Phục vụ được yêu cầu trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.
Nhược điểm
Cần xác định phương án điều tra tỉ mỉ ,toàn diện và chi tiết.
Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ
Trong quá trình tiến hành điều tra một đối tượng nào đó ,ta cần xác định phạm vi của đối tượng để điều tra thực tế để lựa chọn phương pháp điều tra toàn bộ hay không toàn bộ.
Điều tra toàn bộ
Định nghĩa
Điều tra toàn bộ là qúa trình tiến hành thu thập thông tin ,số liệu ban đầu trên tất cả các đơn vị của đối tượng điêuf tra,không loại trừ bất kỳ đơn vị nào.
ví dụ : bảng số liệu về cuộc tổng hợp điều tra dân số ngày 1/4/1999 ở nước ta.
Đặc điểm
Tài liệu thu thập trên tất cả các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu nên vừa tính được các chỉ tiêu tổng hợp cho tổng thể ,vừa có thể phân tích chi tiết cho từng đơn vị.
Cung cấp thông tin đầy đủ ,toàn diện và trực tiếp.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm
Do nguồn thông tin lớn ,đầy đủ nên đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu khác nhau(đặc biệt là điều tra nắm bắt tình hình cơ bản về hiện tượng nghiên cứu.)
Nhược điểm
Mất nhiều thời gian,nguồn tài chính lớn
Số người tham gia đông,thời gian dài,không tập trung.
2. Điều tra không toàn bộ
2.1 Định nghĩa
- Điều tra không toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên một số đơn vị được chọn trong tất cả các đơn vị tổng thể chung.
2.2 Đặc điểm
a. Ưu điểm
Rút ngắn thời gian ,tiết kiệm công sức và giảm chi phí.
Vừa có điều kiện mở rộng nội dung điều tra hay đi sâu vào 1vấn đề quan trọng không lan man.
Có thể kiểm tra ,đánh giá độ chính xác của số liệu thu được 1cách thuận lợi.
b.Khuyết điểm
- Phát sinh sai số (dựa trên 1số ít đơn vị để đánh giá ,kết luận cho toàn bộ hoạt động nghiên cứu).
2.3 Phân loại
Căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị điều tra trong tổng thể ,người ta chia thành 3 loại phương pháp khác nhau.
Điều tra chọn mẫu
Đây là phương pháp điều tra không toàn bộ trong đó người ta chọn 1số đơn vị để điều tra thực tế và sẽ dựa vào kết quả điều tra để tính toán và suy rộng cho toàn bộ hiện tượng.
Để tiến hành điều tra chọn mẫu cần phải chọn ra 1số lượng đơn vị đủ lớn để điều tra thực tế .Có 2cách chọn các đơn vị là chọn ngẫu nhiên và phi ngẫu nhiên
Ưu điểm:
+ Tiết kiệm về người và tiền của.
+ Có tính kịp thời cao và đảm bảo thông tin thu được có tính chính xác lớn.
+ Cho phép mở rộng nội dung điều tra,tài liệu cho điều tra chọn mẫu rất phong phú và đa dạng.
Ví dụ:Điều tra kiểm tra chất lượng độ bền một sản phẩm nào đó(có bảng số liệu đính kèm)
Điều tra trọng điểm
Người ta tiến hành điều tra ở bộ phận quan trọng nhất của tổng thể chung
Kết quả không được suy rộng thành đặc điểm chung của tổng thể nhưng vẫn giúp nắm được tình hình cơ bản của hiện tượng.
Loại điều tra này thích hợp với những đối tượng có bộ phận tương đối tập trung và chiếm tỷ trọng lớn.
Ví dụ nghiên cứu tình hình trồng chè ở Tây Nguyên( sẽ có bảng số liệu kèm theo sau)
Điều tra chuyên đề
Được tiến hành trên 1số rất ít ,thậm chí là 1đơn vị của tổng thể nhưng lại đi sâu vào nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh khác nhau của đơn vị đó nhằm rút ra vấn đề cốt lõi ,tìm ra những baì học kinh nghiệm.
Không dùng để suy rộng hoặc làm căn cứ đánh giá tình hình cơ bản của hiện tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu những vấn đề mới phát sinh để nghiên cứu kinh nghiệm của các đơn vị tiên tiến hoặc phân tích nguyên nhân của đơn vị yếu kém.
Ví dụ :Tìm thông tin về 1đơn vị đỉên hình tiên tiến.
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
Trong điều tra thống kê là một vấn đề cốt lõi để đưa đến những phân tích ,kết luận chính xác trong nghiên cứu thống kê.Chính vì vậy ,phương pháp thu thập thông tin cũng rất cần được quan tâm.Nhưng khi tiếp xúc với một đối tượng hay 1cuộc điều tra thì tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế và đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu ,khả năng về tài chính ,thời gian ,kinh nghiệm ,trình độ của nhân viên điều tra mà ta cần phải lựa chọn phương pháp điều tra thích hợp để đạt được những thông tin tốt nhất.
I. Phương pháp đăng ký trực tiếp
1. Khái niệm chung
Nhân viên điều tra phải trực tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra và ghi chép những thông tin thu được vào phiếu điều tra.
Phương pháp này thường gắn với quá trình phát sinh ,phát triển của hiện tượng.
Đặc điểm
Ưu điểm
Độ chính xác cao .
Nhược điểm
Phạm vi áp dụng rất hạn chế .
Có những hiện tượng không thể cân đong đo đếm trực tiếp được.
Đòi hỏi nhiều nhân lực và thời gian.
Phương pháp phỏng vấn
1. Khái niệm chung
Phương pháp phỏng vấn được coi là phương pháp thu thập thông tin điều tra thông qua viêc hỏi và trả lời giữa nhân viên điều tra và người cung cấp thông tin.
Thông thường thì phiếu điều tra sẽ là một công cụ cầu nối rất quan trọng trong phương pháp này.
Tuy nhiên phỏng vấn cần phải tuân thủ theo mục tiêu nghiên cứu ,theo đối tượng hay nội dung nghiên cứu đã được xác định rõ trong chương trình hay phương án điều tra.
Đặc điểm
Về nhân viên điều tra
Phải tuân thủ phương án điều tra nhất là nội dung điều tra được trình bày cụ thể trong phương án điều tra.
Phải chuẩn bị kỹ lưỡng về kỹ năng phỏng vấn ,về năng lực chuyên môn,sự am hiểu nội dung ,đối tượng điều tra.
Ghi chép : chính xác ,trung thực ,tuân theo hướng dẫn quy định của phiếu điều tra để tạo thuận lợi cho việc xử lý ,tổng hợp thông tin sau này.
Phạm vi áp dụng
Phù hợp với nhiều hoàn cảnh ,hiện tượng và đối tượng nghiên cứu khác nhau.
Ưu điểm
Độ tin cậy cao, dễ tổng hợp ,tập trung vào những nội dung chủ yếu nhờ bảng hỏi hoặc phiếu điều tra.
Phân loại
Tuỳ theo đặc điểm của quá trình hỏi ,người ta chia ra làm 2loại phỏng vấn cơ bản:phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp.Trong mỗi loại lại được chia nhỏ hơn như bảng sau.
d.1 Phỏng vấn trực tiếp
Theo phương pháp này ,thu thập tài liệu ban đầu dựa trên quá trình hỏi và trả lời trực tiếp giữa nhân viên điều tra và người cung cấp thông tin.Những thông tin thu được sẽ được ghi chép vào bảng hỏi hoặc phiếu điều tra.
Ưu điểm:
+ Việc tiếp xúc trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi để điều tra viên tìm hiểu được tâm tư ,tình cảm của đối tượng nên dễ dẫn dắt câu chuyện 1cách chủ động nhằm tìm ra được những thông tin chính xác nhất.Đây là ưu điểm quan trọng mà các phương pháp khác không có.
+ Cũng do được tiếp xúc trực tiếp nên điều tra viên có thể quan sát để phát hiện những sai sót kịp thời để uốn nắn kịp thời.Hay cũng có thể giải thích cho đối tượng những câu hỏi,thuật ngữ mà người được hỏi chưa hiểu hoặc hiểu không chính xác.
+ Phương pháp này phù hợp với nhiều loại đối tượng.Nhưng đặc biệt là đối tượng có trình độ văn hoá chưa cao.
Nhược điểm
+ Do đặc trưng của loại hình phỏng vấn này mà chi phí của các cuộc điều tra là rất cao.
+ Mất nhiều thời gian và công sức của điều tra viên.
+ Quá trình phỏng vấn cũng phức tạp hơn nên đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ở tất cả các khâu như nội dung phỏng vấn ,trình độ chuyên môn của điều tra viên ,hình thức gặp gỡ....
+ Trong phỏng vấn trực tiếp có thể do tác động của ý kiến chủ quan của người phỏng vấn làm thông tin thu được sai lêch đi.
Tính chất
+ Phỏng vấn trực tiếp luôn gồm những tính chất sau: tính một chiều ,tính quy định , tính giả định và tính phi hậu quả.
d.2 Phương pháp phỏng vấn gián tiếp
Đây là phương pháp thu thập thôgn tin khi người hỏi và người trả lời không trực tiếp gặp nhau mà quá trình khai thác thông tin sẽ được thực hiện một cách gián tiếp thông qua phiếu điều tra.Người được hỏi sẽ nhận phiếu điều tra sau đó điền các thông tin vào đó và gửi trả lại cho đơn vị điều tra.
Ưu điểm
+ Dễ tổ chức,tiết kiệm chi phí và thời gian.
+ Mang tính khách quan.
Nhược điểm
+ Chỉ được áp dụng trong những điều kiện thực hiện nhất định khi đối tượng phải có trình độ dân trí cao,có tinh thần trách nhiệm.
+ Người hỏi và người trả lời không trực tiếp gặp nhau nên không thể giải thích được những thắc mắc của đối tượng điều tra.Cũng như không thể quan sát thái độ của đối tượng để biết được độ tin cậy của câu trả lời.
+ Tỷ lệ thu hôì phiếu không cao vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hấp dẫn của cuộc điều tra,nội dung,phương pháp trình bày bảng hỏi,hình thức phân phát bảng hỏi......
+ Đối tượng áp dụng chỉ là những người có trình độ dân trí cao.
d.3 Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là cách thu thập thông tin không chỉ bằng thị giác mà là sự vận dụng tất cả các giác quan tổng hợp của nhân viên điều tra khi trực tiếp đến hiện trường và quan sát đối tượng, theo dõi diễn biến của sự việc để ghi chép lại ,từ đó đưa ra nhận xét kết luận về hiện tượng nghiên cứu.
Phương pháp quan sát thường được dùng bổ trợ cho các phương pháp khác.Vì phương pháp này tốn nhiều công sức thời gian và tiền bạc,hay cũng có khi nhiều nội dụng nghiên cứu không thể thực hiện được bằng phương pháp quan sát.
d.4 Phương pháp phân tích tư liệu có sẵn.
Đây là phương pháp thu thập thông tin một cách gián tiếp thông qua việc phân tích tài liệu ,tư liệu sẵn có để tìm ra những thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu.
Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đồng thời tài liệu rất sẵn có.
T liÖu ph©n tÝch gåm cã 3 lo¹i:
C¸c ph¬ng tiÖn ®Ó ®äc: b¸o chÝ, s¸ch, kû yÕu héi th¶o…
C¸c ph¬ng tiÖn ®Ó nghe: ®µi…
C¸c ph¬ng tiÖn ®Ó nh×n: truyÒn h×nh, phim, ¶nh…
PHẦN IV XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA
A. Khái niệm chung
Một cuộc điều tra chuyên môn có thể đạt được kết quả tốt khi được chuẩn bị kỹ càng.Mà yêu cầu đầu tiên là phải xây dựng được phương án điều tra chi tiết ,tỷ mỉ.
Phương án của mỗi cuộc điều tra có thể khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện riêng của chúng.Tuy nhiên vẫn có những nội dung chủ yếu cho mỗi cuộc điều tra bao gồm: xác định mục đích ,phạm vi đối tượng và đơn vị điều tra; xác định nội dung điều tra và thiết lâpl phiếu điều tra; chọn thời điểm ,thời kỳ ,thời hạn điều tra và cuối cùng là lựa chọn phương pháp điều tra ,tổng hợp số liệu,tính các chỉ tiêu điều tra.
I. Xác định mục đích điều tra
Khi bắt đầu vào một cuộc điều tra ,người tiến hành cần xác định được nghiên cứu cái gì?Nội dung cụ thể như thế nào?Các vấn đề có liên quan tới đối tượng?Đó chính là mục đích của cuộc điều tra .Từ đó xác định tên đề tài và nội dung nghiên cứu.Đặc biệt trong nội dung nghiên cứu cần xác định được mục đích cụ thể của nó để bám sát trong quá trình thực hiện điều tra.
Căn cứ xác định mục đích điều tra thường là những nhu cầu thực tế đời sống hoặc những nhu cầu hoàn chỉnh lý luận.
Xác định phạm vi,đối tượng và đơn vị điều tra
Đối tượng điều tra và phạm vi
Cần phải xác định những đơn vị tổng thể nào thuộc phạm vi điều tra từ đó tập trung vào để thu thập thông tin,tránh sai hướng điều tra.
Cần phải xác định được đối tượng điều tra bằng cách dựa vào những tính chất cơ bản của nó để phân biệt nó với hiện tượng khác .Khi đã xác định được đối tượng cho cuộc điều tra thì có nghĩa là phạm vi đã được xác định ,phù hợp với đối tượng của cuộc điều tra.
Mặt khác ,cần phải dựa vào mục đích nghiên cứu để xác định ranh giới rõ ràng giữa hiện tượng nghiên cứu với các tổng thể khác,tránh được tình trạng trùng lặp hoặc bỏ sót .
Đơn vị điều tra
Đơn vị điều tra là một đơn vị thuộc đối tượng điều tra thực tế.
Để thu thập được một hệ thống thông tin ,phải xuất phát từ những tài liệu ban đầu mà chúng ta sẽ khai thác đựợc từ đơn vị điều tra.Để xác định được 1hệ thống thông tin phải xuất phát từ những tài liệu ban đầu mà chúng ta sẽ khai thác được từ đơn vị điều tra
Để xác định được chính xác đơn vị điều tra cần đặt câu hỏi điều tra ở đâu .Đơn vị điều tra có thể trùng hoặc với đối tượng điều tra với cách xây dựng bằng câu hỏi “điều tra ai?” hoặc khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng cuộc điều tra.
Ví dụ
Phân biệt đơn vị điều tra và đơn vị tổng thể
+ Đơn vị tổng thể là từng thành phần cấu tạo nên tổng thể ,qua đó xác định được quy mô của tổng thể.
+Việc xác định được số đơn vị tổng thể liên quan đến việc lập phương án điều tra .Nó còn liên quan đến việc xác định đơn vị điều tra ,liên quan đến việc tổ chức ghi ché