Nhân loại đang bước vào thế kỉ XXI, với sự bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực nhờ công nghệ thông tin. Xã hội đang tiến dần đến “xã hội học tập”, con người vừa là mục đích vừa là mục tiêu - động lực của sự phát triển tế - xã hội. Chính vì vậy mà đòi hỏi con người phải phát triển toàn diện - hài hòa - cân đối, đủ cả đức và tài. Đặc biệt trong giáo dục, thế giới đã và đang quan tâm đến giáo dục - lấy giáo dục là quốc sách hàng đầu và làm nền tảng của đất nước. Mỗi một quốc gia đều có những khía cạnh khác nhau, nhưng xu thế chung của thế giới là đào tạo con người có tri thức - kỹ năng sống, hay chính con người toàn diện. Để con người có thể tồn tại – phát triển và thích ứng với mọi tình huống trong cuộc sống.
Nền giáo dục của Việt Nam cũng thực hiện việc nâng cao nền giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam, đã đề cập tới nhiệm vụ của giáo dục là phát triển con người toàn diện về mọi mặt. Đặc biệt giáo dục tiểu học - bậc học nhỏ nhất và cũng là bậc học đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người , đã chú trọng đến việc: giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu sự phát triển đúng đắn- lâu dài về đạo đức - trí tuệ - thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học các bậc tiếp theo. Trong đó nhấn mạnh vào kỹ năng: tự tin - bạo dạn thể hiện mình trước học sinh tiểu học.
Quyết định số 2994/QĐ - BGD ĐT ngày 20-07-2010 của Bộ GD ĐT đã ban hành và triển khai cho giáo viên được tập huấn giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học, và hoạt động giáo dục của các cấp học, đặc biệt chú ý đến bậc tiểu học. Là bậc học nèn tảng, cần cung cấp - rèn luyên - hình thành cho các em những kỹ năng cơ bản về đạo đức- tiếng việt - khoa học và tự nhiên xã hội.
Kỹ năng sống được hiểu chính là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử với người khác - với xã hội và khả năng ứng phó tích cực với các tình huống trong cuộc sống.
Học sinh Việt Nam nói chung từ các cấp bậc: mẫu giáo - tiểu học - trung học cơ sở - phổ thông - đại học và sau đại học, có đặc điểm là: khả năng giao tiếp - thể hiện mình trước đám đông rất kém. Một phần là do đặc tính của người Việt Nam là thích giao tiếp nhưng lại rụt rè khi tiếp xúc với người lạ. Đó cũng chính là thực trạng chung của học sinh Việt Nam.
Khi học mẫu giáo, hoạt động chủ yếu của các em là vui chơi. Các em được tiếp xúc - sử dụng các loại đồ chơi ở trường, và biết cách chơi cùng bạn cùng lớp trong một loại trò chơi cụ thể. Nhưng ở bậc học này, các em chưa tiếp xúc với tri thức cụ thể mà chỉ là sự nhận biết các sự vật - hiên tượng đơn giản qua mô hình đồ chơi, hoặc qua tranh ảnh và những câu chuyện kể của cô giáo.
94 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3295 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp trò chơi phân vai cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Hà Lộc II thị xã Phú Thọ, nhằm hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nhân loại đang bước vào thế kỉ XXI, với sự bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực nhờ công nghệ thông tin. Xã hội đang tiến dần đến “xã hội học tập”, con người vừa là mục đích vừa là mục tiêu - động lực của sự phát triển tế - xã hội. Chính vì vậy mà đòi hỏi con người phải phát triển toàn diện - hài hòa - cân đối, đủ cả đức và tài. Đặc biệt trong giáo dục, thế giới đã và đang quan tâm đến giáo dục - lấy giáo dục là quốc sách hàng đầu và làm nền tảng của đất nước. Mỗi một quốc gia đều có những khía cạnh khác nhau, nhưng xu thế chung của thế giới là đào tạo con người có tri thức - kỹ năng sống, hay chính con người toàn diện. Để con người có thể tồn tại – phát triển và thích ứng với mọi tình huống trong cuộc sống.
Nền giáo dục của Việt Nam cũng thực hiện việc nâng cao nền giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam, đã đề cập tới nhiệm vụ của giáo dục là phát triển con người toàn diện về mọi mặt. Đặc biệt giáo dục tiểu học - bậc học nhỏ nhất và cũng là bậc học đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người , đã chú trọng đến việc: giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu sự phát triển đúng đắn- lâu dài về đạo đức - trí tuệ - thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học các bậc tiếp theo. Trong đó nhấn mạnh vào kỹ năng: tự tin - bạo dạn thể hiện mình trước học sinh tiểu học.
Quyết định số 2994/QĐ - BGD ĐT ngày 20-07-2010 của Bộ GD ĐT đã ban hành và triển khai cho giáo viên được tập huấn giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học, và hoạt động giáo dục của các cấp học, đặc biệt chú ý đến bậc tiểu học. Là bậc học nèn tảng, cần cung cấp - rèn luyên - hình thành cho các em những kỹ năng cơ bản về đạo đức- tiếng việt - khoa học và tự nhiên xã hội.
Kỹ năng sống được hiểu chính là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử với người khác - với xã hội và khả năng ứng phó tích cực với các tình huống trong cuộc sống.
Học sinh Việt Nam nói chung từ các cấp bậc: mẫu giáo - tiểu học - trung học cơ sở - phổ thông - đại học và sau đại học, có đặc điểm là: khả năng giao tiếp - thể hiện mình trước đám đông rất kém. Một phần là do đặc tính của người Việt Nam là thích giao tiếp nhưng lại rụt rè khi tiếp xúc với người lạ. Đó cũng chính là thực trạng chung của học sinh Việt Nam.
Khi học mẫu giáo, hoạt động chủ yếu của các em là vui chơi. Các em được tiếp xúc - sử dụng các loại đồ chơi ở trường, và biết cách chơi cùng bạn cùng lớp trong một loại trò chơi cụ thể. Nhưng ở bậc học này, các em chưa tiếp xúc với tri thức cụ thể mà chỉ là sự nhận biết các sự vật - hiên tượng đơn giản qua mô hình đồ chơi, hoặc qua tranh ảnh và những câu chuyện kể của cô giáo.
Bước sang bậc tiểu học, các em phải trải qua những biến đổi to lớn, bắt đầu làm quen với học đường tiểu học, không còn xích đu - cầu trượt - gấu bông - thỏ trắng - búp bê.. như ở mẫu giáo nữa. Các em phải làm quen với trường mới - lớp mới và bắt đầu nhận tri thức ở mức sơ giản - đơn giản nhất, như: tập viết, tập đọc, tập nghe, tập nói qua các môn học cơ bản như: tiếng việt, đạo đức, toán, tiếng anh. Đặc biệt học sinh lớp 1 vừa kết thúc bậc học mẫu giáo và bước đầu chuyểN sang tiểu học. Nhu cầu vui chơi của các em còn rất lớn, nên các môn học ở trường tiểu học cần phải sử dụng các phương pháp giảng dạy sinh động - thu hút và lôi cuốn các em. Tạo cho các em điều kiện thích nghi dần với việc học tập và tiếp nhận tri thức. Trong chương trình của bộ GD đề ra cho bậc tiểu học - đặc biệt là lớp 1, có thể kết hợp giữa học và chơi. Các môn học cần kết hợp với các trò chơi cụ thể, nhất là môn đạo đức môn học giúp các em hình thành các chuẩn mực đạo đức - hành vi đạo đức, đồng thời hình thành kỹ năng sống cho các em ngay từ ban đầu. Việc tổ chức các phương pháp trò chơi như: kể chuyện - phân vai nhân vật cho các em… trong môn đạo đức và một số môn khác, để góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi của các em đang còn dư âm của bậc mẫu giáo. Đồng thời tạo hứng thú cho các em trong học tập – tiếp nhận tri thức và thích đến trường.
Trong qua trình học tập của các em ở lớp 1, các em rất thích giờ ra chơi để vui đùa với bạn cùng lớp, những trò mà trẻ đã chơi ở mẫu giáo. Trẻ tự sắp xếp và chơi với nhau, nhưng khi vào lớp học đặc biệt là có người dự giờ thì các em tỏ ra rụt rè - e ngại - không muốn giơ tay phát biểu, lúng túng và thiếu tự tin khi được gọi lên trả lời câu hỏi, nói lắp bắp không lưu loát. Vì vậy mà dẫn đến tình trạng quên không nhớ mình nên nói những gì. Các em thường ngại phát biểu trước thầy cô giáo lạ. Khi nhà trường tổ chức một số hoạt động như: văn nghệ - thể thao - hoạt động ngoài giờ lên lớp, thì số học sinh tích cực – tự nguyện tham gia là rất ít. Đa phần các em các em không dám tham gia hoặc ngại đứng trước nơi đông người “bạn bè – thầy cô”. Vậy tại sao học sinh tiểu học nói chung và đặc biệt là học sinh lớp 1 lại không thể tự tin bạo dạn thể hiện mình như vậy? Phải chăng là do các em chưa được chuẩn bị tâm lý và điều kiện để hình thành và sẵn sàng thực hiện kỹ năng sống cơ bản đó.
Các thói quen và kỹ năng sống của mỗi con người được rèn luyện và hình thành trong thời gian dài, và cần có các biện pháp cụ thể để giúp trẻ hình thành kỹ năng đó qua cá môn học. Trò chơi phân vai là một trong những phương pháp giáo dục của môn đạo đức cho học sinh tiểu học. Đó là phương pháp đã có trong chương trình giáo dục của bộ, yêu cầu giáo viên cần xác định được tên trò chơi. Sử dụng các câu chuyện về đạo đức trong sách đạo đức hoặc sách kể chuyện để làm nội dung và phân vai cho các em ứng vơi các nhân vật trong truyện. Mỗi một trò chơi ứng với một câu chuyện riêng về đạo đức, để các em có cơ hội tiếp xúc với các tình huống xay ra trong cuộc sống và cách xử lý tình huống đó.
Trò chơi phân vai là một phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà em quan sát được. Việc diễn không phải là phần chính của phương pháp này và hơn thế điều quan trọng nhất là sự thảo luận diễn ra sau phần diễn ấy.
Trò chơi phân vai là một phương pháp đạo đức mang lại rất nhiều hiệu quả trong quá trình hình thành kỹ năng của các em. Nhưng trên thực tế các trường tiểu học ở Việt Nam thực hiện không đồng đều. Các trường tiểu học ở miền núi – vùng sâu vùng xa do nghiệp vụ của giáo viên còn kém, cơ sở vật chất thiếu thốn không đủ điều kiện cho các em thực hiện trò chơi này. Các trường ở thị trấn - thị xã – thành thị có cơ sở vật chất đầy đủ, giáo viên có nghiệp vụ cũng cao hơn, nhưng việc thực hiện trò chơi phân vai cho các em chưa được quan tâm nhiều. Vậy nên một phần học sinh thì rất tự tin thể hiện mình và thành công trong học tập, còn lại đa số các em nhút nhát và thiếu tự tin. Dẫn đến một thực trạng chung cho học sinh Việt Nam nói chung là rụt rè – không bạo dạn trước đám đông như hiện nay. Đặc biệt là học sinh nông thôn thì vấn đề này càng hạn chế.
Hiện nay trò chơi trẻ em ngày càng đa dạng và sinh động, nhưng trò chơi phân vai là trò chơi tạo hứng thú cho trẻ và đáp ứng nhu cầu của xã hội thu nhỏ xung quanh trẻ: gia đình – hàng xóm. Bên cạnh đó trò chơi phân vai còn là phương tiện để trẻ thỏa mãn nhu cầu làm người lớn, nhu cầu tham gia vào xã hội của người lớn trong khi khả năng của trẻ lại không đáp ứng được nhu cầu đó. Một trong những phương tiện có thể góp phần hình thành kỹ năng cho trẻ đó là hoạt động vui chơi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ không chỉ hình thành khả năng chơi mà còn đặt nền tảng vững chắc để phát triển những kỹ năng sống đó. Cũng đã có nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng việc tạo cơ hội cho trẻ vui chơi nhiều hơn ngoài trời sẽ làm trẻ tự tin – bạo dạn – năng động và tích cực hơn. Rõ ràng là khi được tiếp cận với thế giới, khi được khám phá thế giới trẻ sẽ vượt qua sự nhút nhát của mình. Bằng những kinh nghiệm có được khi vui chơi ngoài trời, trẻ sẽ cảm nhận thế giới xung quanh thật gần gũi và như một phần của cuộc sống.
Thực tế cho thấy việc giáo dục trẻ tiểu học hiện nay ở trường cũng như ở nhà, các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo chưa thực sự chú trọng đến việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ khi tổ chức vui chơi cho trẻ. Đó là những điều đáng tiếc khi cơ hội của các em bị bỏ qua, và những yếu tố đầu tiên đặt nền móng cho việc xác lập kỹ năng sống của trẻ cũng chưa được quan tâm. Các trường tiểu học trong cả nước cũng chưa thực hiện việc tổ chức trò chơi phân vai cho trẻ 1 cách phổ biến. Một phần do điều kiện vật chất phục vụ việc học tập của các trường trong cả nước là khác nhau, chất lượng đội ngũ giáo viên ở các vùng miền trong cả nước cũng khác nhau. VÌ vậy mà trò chơi phân vai cho trẻ tiểu học trong cả nước, đặc biệt là trẻ lớp 1 chưa được tổ chức thường xuyên và chưa có hiệu quả cao trong việc hình thành kỹ năng sống cho các em, quan trọng nhất là kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông.
Việc vận dụng trò chơi phân vai cho hoc sinh lớp 1 để giúp các em hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông là một vấn đề vô cùng quan trọng. Các em là thế hệ tương lai của đất nước sau này, và cũng là chủ nhân tương lai của đất nước. Ngay từ khi còn bé các em phải được giáo dục đào tạo cẩn thận, vì nếu các em không được giáo dục tốt thì sẽ ảnh hưởng tới tương lai của các em một cách sâu sắc, và sẽ gây hậu quả không tốt về các hành vi đạo đức trong xã hội – cộng đồng. Để giúp các em hình thành được các kỹ năng sống cơ bản – đặc biệt là kỹ năng tự tin, bạo dạn trước đám đông, cần phải có thời gian và nó là cả một quá trình rèn luyện thường xuyên – tích cực. Chúng ta phải uốn nắn – rèn luyện ngay từ đầu, từ lớp học đầu tiên và bậc học đầu tiên trong quá trình học tập của con người. Học tập và rèn luyện là quá trình liên tục diễn ra trong cuộc đời mỗ chúng ta.
Kỹ năng tự tin bạo dạn trước đám đông giúp đỡ các em học sinh lớp 1 thích nghi với học đường tiểu học, tiếp xúc dần với sách vở - tiếp nhận tri thức một cách thoải mái tích cực. Để thực hiện được nhiệm vụ đó cần có những phương pháp hoạt động thực tiễn để giúp trẻ hoàn thiện mình, cụ thể là: thông qua trò chơi phân vai ở học sinh lớp 1 để giải quyết thực trạng chung của học sinh Việt Nam nói chung và bậc tiều học nói riêng.
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi những người giáo viên tiểu học tương lai đã mạnh dạn chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp trò chơi phân vai cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Hà Lộc II thị xã Phú Thọ”, nhằm hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu.
Vận dụng phương pháp trò chơi phân vai nhằm hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông cho học sinh lớp 1.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
Khách thể: Hoạt động của thầy và trò trường tiểu học Hà Lộc II. Các phương pháp trò chơi phân vai
Đối tượng: Phương pháp trò chơi phân vai trong việc hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Vận dụng trò chơi phân vai cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Hà Lộc II - Thị xã Phú Thọ.
5. Giả thuyết khoa học.
Hiện tại việc vận dụng trò chơi phân vai trong các trường tiểu học, đặc biệt là khối lớp 1 chưa được phát huy tích cực. Nên học sinh lớp 1 còn chưa thật sự tự tin – bạo dạn trước đám đông. Nếu vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi phân vai trong dạy học thì sẽ góp phần nâng cao thêm chất lượng cuả việc hình thành kỹ năng tự tin – bạo dạn trước đám đông của học sinh lớp 1 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.
6.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận của phương pháp trò chơi phân vai và kỹ năng tự tin - bạo dạn trước đám đông.
6.2. Thực trạng và việc vận dụng của phương pháp trò chơi phân vai và kỹ năng tự tin - bạo dạn trước đám đông của học sinh lớp 1 trường tiểu học Hà Lộc II.
6.3. Thử nghiệm phương pháp trò chơi phân vai trong quá trình dạy và học của học sinh lớp 1.
7. Phương pháp nghiên cứu.
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích – tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu liên quan.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
7.2.1. Phương pháp điểu tra: Thu thập số liệu về thực trạng vận dụng trò chơi phân vai trong dạy học lớp 1, và việc hình thành kỹ năng tự tin - bạo dạn trước đám đông của học sinh lớp 1.
7.2.2. Phương pháp quan sát và thử nghiệm: Áp dụng kết quả nghiên cứu vào việc dạy để đánh giá – điều chỉnh và rút ra kinh nghiệm.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Kết quả kiểm tra sau khi kết thúc quá trình tổ chức trò chơi phân vai.
7.2.4. Phương pháp thống kê toán học: Thống kê các số liêụ thu thập được trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm.
7.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia (khi cần thiết)
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1. Một số vấn đề về phương pháp trò chơi phân vai.
1.1.1.Khái niệm phương pháp trò chơi phân vai.
1.1.1.1. Khái niệm phương pháp.
Theo từ điển Tiếng Việt ( do trung tâm từ điển học xuất bản năm 2007 ) định nghĩa: “ Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội ”.
Phương tức là “ hướng ”, pháp là “ phép ”. Nghĩa là lề lối và cách thức phải theo để tiến hành công tác với kết quả cao nhất.
Theo G.henghen (1770 – 1883) thì :“ Phương pháp là hình thức vận động của sự vật ”. Ta có thẻ hiểu mỗi sự vật đều có bản chất và được thể hiện qua hình thức nhất định. Hình thức không bao giờ tồn tại tách rời nội dung, chúng có phương pháp vận động của riêng mình.
Vận dụng quan điểm của G.henghen vào dạy học : Mỗi nội dung dạy học có một phương pháp đặc thù, mang lại hiệu quả nhất mà không thể thay thế bằng phương pháp khác.
C.Mác(1818 – 1883) : “ Phương pháp có tính độc lập tương đối với nội dung sự vật ”. Theo ông thì ta có thể tách một cách tương đối giữa nôi dung dạy học và phương pháp dạy học. Trình độ và hiệu quả dạy học được quy định bởi phương pháp và phương tiện dạy học.
Theo cuốn “ Giáo dục học ” của Phạm Viết Vượng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2001, định nghĩa :“ Phương pháp là hệ thống những hành động tự giác – liên tiếp của con người nhằm đạt tới kết quả ứng với mục đích đã đề ra ”.
Trong dạy học thì: “ Phương pháp là hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành cho học sinh, đảm bảo hco học sinh lĩnh hội nội dung trí dục”.
Trong luật Giáo dục của Việt Nam, điều 24 đã ghi: Giáo dục Tiểu học phải có phương pháp và phương pháp phải phát huy tính tích cực – tự giác – chủ động - sáng tạo của học sinh. Phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học sinh và từng môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.
Từ những định nghĩa trên, chúng tôi có thể định nghĩa phương pháp như sau: “Phương pháp chính là con đường, cách thức tiến hành một việc gì đó ”.
Trong dạy học thì: Phương pháp là những con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học. Và phương pháp trong dạy học là hình thức vận động của một hoạt động đặc thù ‘‘hoạt động dạy học’’.
1.1.1.2. Khái niệm trò chơi.
Trong cuốn từ điển Tiếng Việt, do trung tâm từ điển học xuất bản năm 2007 định nghĩa: “Trò chơi là hoạt động bày ra để vui chơi, giải trí ”.
Trò : Là hoạt động diễn ra trước mắt người khác để mua vui
Chơi : Là hoạt động giải trí hoặc nghỉ ngơi, chỉ nhằm mục đích cho vui mà thôi.
- Trò chơi là một thuật ngữ và mang hai nghĩa khá nhau tương đối xa :
+ Nghĩa thứ nhất :“ Trò chơi là chơi có luật và có tính cạnh tranh, thách thức với người tham gia phải biết quy tắc, mục đích, kết quả và yêu cầu ”.
+ Nghĩa thứ hai : “Trò chơi là những công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi ”.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người và lịc sử phát triển trò chơi, các nhà Tâm lý học Xô Viết trước đây đã cho rằng :“ Trò chơi là một nghệ thuật xuất hiện sau lao động và là một hiện tượng mang tính chất xã hội, là phương tiện chuẩn bị cho đứa trẻ làm quen với xã hội của người lớn ”.
Theo N.K.Crupxkalia trong cuốn ‘‘ Trò chơi của trẻ mẫu giáo, Tập 6 – Tuyển tập sư phạm toàn tập’’. Bà đã chỉ ra :“ Trò chơi là phương thức nhận biết thế giới, là con đường dẫn dắt trẻ đi tìm chân lý ”.
Các công trình nghiên cứu của A.N.Leonchep, A.P.Uxova…. thì : “ Trò chơi là sản phẩm sáng tạo của cá nhân thuần tuư dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường xung quanh ”.
Trong cuốn Tâm lý học trẻ em M.1972 . Theo Đ.V.Enconhin thì : “Trò chơi gắn liền với sự phát triển của xã hội loài ngwowifvaf sự thay đổi vị trí của đứa trẻ trong các mối quan hệ xã hội ”.
Theo cuốn Tuyển tập sư phạm toàn tập, Tập 6: K.Đ.Usinxki, nhà Giáo dục người Nga ông cho rằng: “Trò chơi là một hoạt động không nhằm tạo ra sản phẩm (kết quả vật chất) mà chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu được chơi của đứa trẻ (kết quả tinh thần)”.
Trong cuốn “Giáo dục học trẻ em, Tập III, NXB ĐHQG Hà Nội – 1997’’ thì : “Trò chơi là một hoạt động độc lập – tự do và tự nguyện của đứa trẻ”.
Trò chơi của trẻ không phải là thật mà là giả vờ (giả vờ làm một cái gì đó). Nhưng sự giả vờ ấy của trẻ lại mang tính chất thật.
Theo cách hiểu chung của mọi người thì: “Trò chơi là một hoạt động thường dùng để giải trí và đôi khi cũng được sử dụng như một công cụ giáo dục”. Trò chơi còn là một hình thức dưỡng sinh của người lớn tuổi, giúp họ thư giãn và vui vẻ…
Trong Giáo dục thì: “Trò chơi là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu nghiệm nhất đối với việc hình thành nhân cách – trí dục của trẻ em”.
Tóm lại: “Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người”.
1.1.1.3. Khái niệm trò chơi phân vai.
Trong cuốn Từ diển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học xuất bản năm 2007 định nghĩa: Phân vai là phân diễn viên đóng vai các nhân vật trong một vở diễn hoặc một bộ phim.
“Trò chơi phân vai là hoạt động vui chơi giải trí có sự phân chia nhân vật tham gia trong trò chơi ”.
Theo cuốn Tâm lý học trẻ em của Nguyễn Ánh Tuyết, NXBGD Hà Nội 1999, đã định nghĩa : “ Trò chơi phân vai là mô hình của những quan hệ xã hội của người lớn và phương tiện định hướng của trẻ em và những mối quan hệ ấy ”.
Trò chơi phân vai là những hoạt động của người lớn mà đứa trẻ nhận thức được và phản ánh vào trò chơi của mình.
Trò chơi phân vai là loại trò chơi phổ biến mà trẻ em phản ánh cuộc sống xung quanh rất đa dạng với các mảng hiện thực được phản ánh vào trò chơi. Đóng vai là con đường để trẻ xâm nhập vào thế giwos xung quanh của người lớn.
Bách khoa toàn thư mở cũng định nghĩa: “Trò chơi phân vai( Role playing game – RPG) là một nhóm lớn các trò chơi, trong đó người chơi hóa thân thành các nhân vật trong một hoàn cảnh hư cấu”. Người chơi diễn xuất bằng cách tường thuật bằng lời hay văn bản, hoặc bằng cách ra quyết định theo một cấu trúc đã được định sẵn để phát triển nhân vật hay một tình tiết các hành động của người chơi có thể hoặc không tuân theo một hệ thống các quy định và hướng dẫn.
Theo diễn đàn hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em thì: “Trò chơi phân vai là một hoạt động tự nhiên dành cho những đứa trẻ thích thú với môi trường xung quanh gần gũi của chúng, con người trong cuộc sống và đối tượng mà đứa trẻ tiếp xúc hằng ngày”.
Với cách hiểu chung nhất của mọi người thì: Trò chơi phân vai còn có tính tượng trưng độc đáo, mô phỏng những sự việc diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt của trẻ.
1.1.1.4. Phân loại các trò chơi.
Có rất nhiều cách phân loại trò chơi của trẻ em trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
- Phân loại trò chơi theo chức năng giáo dục và phát triển gồm 3 nhóm :
+ Nhóm 1 : Gồm các trò chơi nhằm phát triển rèn luyện các giác quan cho trẻ.
+ Nhóm 2 : Gồm các trò chơi vân động, nhằm phát triển và tập luyện vận động cho trẻ.
+ Nhóm 3 : Gồm các trò chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ.
- Phân loại trò chơi theo chức năng, bản năng gồm 2 nhón :
+ Nhóm 1 : Gồm các trò chơi thực hành : trò chơi nhận cảm - trò chơi trí tuệ - trò chơi vận động.
+ Nhóm 2 : Gồm các trò chơi theo bản năng : Trò chơi săn bắn - trò c