Đề tài Văn hóa kinh doanh trong thực hiện hợp đồng lao động tại các khu công nghiệp ở Việt Nam

Để thiết lập quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động,phải có một hình thức nào đó để làm phát sinh mối quan hệ giữa hai bên chủ thể của quan hệ lao động ,hình thức đó chính là hợp đồng lao động.Thực chất của hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa hai bên,một bên là người lao động đi tìm việc làm,còn bên kia là người sử dụng lao động cần thuê mướn người làm công.Trong đó người lao động không phân biệt giới tính và quốc tịch,cam kết làm một công việc cho người sử dụng lao động ,không phân biệt là thể nhân hoặc pháp nhân,công pháp hay tư pháp,bằng cách tự nguyện đặt hoạt động nghề nghiệp của mình dưới quyền quản lý của ai đó để đổi lấy một số tiền công lao động gọi là tiền lương. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công ,điều kiện lao động,quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Điều 26 Bộ luật lao động). Như vậy ta có 3 yếu tố cấu thành một hợp đồng lao động: 1- Có dự cung ứng một số công việc 2- Có sự trả công lao động dưới dạng tiền lương 3- Có sự phụ thuộc về mặt pháp lý của người lao động trước người sử dụng lao động.

docx20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1907 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Văn hóa kinh doanh trong thực hiện hợp đồng lao động tại các khu công nghiệp ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: VĂN HÓA KINH DOANH TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Nhóm 13: 1. Nguyễn Phúc Toàn (Nhóm trưởng) 2. Đào Văn Cảnh 3. Nguyễn Thị Xuân 4. Phạm Thanh Sơn 5. Nguyễn Ngọc Sơn 6. Nguyễn Tiến Lầu 7. Phùng Quang Huy 8. Nguyễn Cao Cường 9. Đặng Khắc Cương 10. Nguyễn Văn Bình 11. Trần Văn Thao CHƯƠNG I: VĂN HÓA KINH DOANH TRONG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG I. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG I.1. Khái niệm hợp đồng lao động Để thiết lập quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động,phải có một hình thức nào đó để làm phát sinh mối quan hệ giữa hai bên chủ thể của quan hệ lao động ,hình thức đó chính là hợp đồng lao động.Thực chất của hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa hai bên,một bên là người lao động đi tìm việc làm,còn bên kia là người sử dụng lao động cần thuê mướn người làm công.Trong đó người lao động không phân biệt giới tính và quốc tịch,cam kết làm một công việc cho người sử dụng lao động ,không phân biệt là thể nhân hoặc pháp nhân,công pháp hay tư pháp,bằng cách tự nguyện đặt hoạt động nghề nghiệp của mình dưới quyền quản lý của ai đó để đổi lấy một số tiền công lao động gọi là tiền lương. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công ,điều kiện lao động,quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Điều 26 Bộ luật lao động). Như vậy ta có 3 yếu tố cấu thành một hợp đồng lao động: 1- Có dự cung ứng một số công việc 2- Có sự trả công lao động dưới dạng tiền lương 3- Có sự phụ thuộc về mặt pháp lý của người lao động trước người sử dụng lao động. I.2. Ký kết hợp đồng lao động Ký kết hợp đồng là một trong những yếu tố cơ bản, giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định và thành công trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Việc ký kết hợp đồng được thực hiện trên nguyên tắc tự do và bình đẳng; nội dung của mỗi hợp đồng luôn có sự khác nhau, nó phụ thuộc vào ý chí của các bên và việc mua bán, trao đổi mỗi loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau; trong các điều kiện, hoàn cảnh và thời điểm khác nhau. Điều quan trọng là phải xác định được những rủi ro trong các giao dịch của doanh nghiệp; loại bỏ hay giảm thiểu tối đa những rủi ro nếu có bằng việc sử dụng các điều khoản trong hợp đồng. Muốn ký kết hợp đồng thành công thì phải có “ nghệ thuật đàm phán” và thương lượng. Thương lượng không phải là một ván cờ, không nên yêu cầu một thắng, một thua, cũng không phải là một trận chiến phải tiêu diệt hay đặt đối phương vào thế chết mà thương lượng vẫn là một cuộc hợp tác đôi bên cùng có lợi” và “ Bất cứ khi nào người ta trao đổi ý kiến nhằm thay đổi mối quan hệ khi con người bàn bạc để đi đến thống nhất, họ đều phải đàm phán với nhau”. Khi hai bên đối tác có những mâu thuẫn, xung đột thì cần tổ chức thương lượng để đi dần đến kí kết, hòa giải, những hợp đồng kinh doanh. Mỗi bên sẽ cử một đại diện hay một đoàn đại diện để ngồi vào bàn đàm phán. Muốn thương lượng thành công thì hai bên phải tuân theo một số nguyên tắc và có phương pháp khoa học để tham khảo nhau, cùng nhau phát huy sáng kiến gỡ thế găng, đi đến hòa giải, hợp đồng. Biểu hiện của văn hóa ứng xử trong đàm thoại và thương lượng được thể hiện qua: - Hành vi phi ngôn ngữ: văn hóa úng xử thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ đòi hỏi một sự tinh tế của người tham gia giao tiếp bởi 90% ý nghĩa lời nói bên trong giao tiếp trực tiếp đều đều truyền tải thông qua các phương tiện phi ngôn ngữ Các thông điệp phi ngôn ngữ được truyền tải thông qua tập hợp các cử chỉ và hành vi riêng lẻ của các bộ phận trên cơ thể người, chúng sẽ vẽ chính xác về những gì đang diễn ra trong suy ngĩ của người đối diện - Tạo sự tin tưởng trong đàm phán : Sự tin tưởng của đối tác đối với mình là chìa khóa giúp đàm phán thành công . Đối tác càng tin vào sự thành thật , tính liêm chính và độ tin cậy của bạn , bạn càng có cơ hội tiến đến kết quả thắng lợi - Kỹ năng đặt câu hỏi trong đàm phán và thương lượng : Mahfouz đã nói :” biết người nhanh nhạy qua câu trả lời , biết người khôn ngoan qua cách đưa câu hỏi” . Trong quá trình đặt câu hỏi bạn phải luôn chú ý không chỉ lời nói của đối tác mà còn cả hành động , phản ứng , phong thái , cử chỉ điệu bộ của họ vì chúng bộc lộ phần nào suy nghĩ của đối tác . Cách hỏi khéo láo có thể đem lại cho bạn một lượng thông tin lớn cần thiết để bạn sử dụng chiến thuật trong đàm thoại. - Kỹ năng trả lời trong đàm phán và thương lượng . Trong trả lời không nên trả lời hết mọi vấn đề được hỏi . Không tả lời váo sát câu hỏi của đối thủ , giảm bớt cơ hộ để đối phương hỏi đến cùng , dành đủ thời gian cất nhắc kĩ vấn đề được đua ra đàm phán xác định đúng những điều không đáng phải trả lời , đừng trả lời quá dễ dãi, không nên để rơi vào tình thế là đối địch trực tiếp với đối tác trong các tình huống đối thoại , đưa ra những dẫn chứng tình huống , đưa ra những giải pháp hiệu quả. - Kỹ năng nghe trong đàm thoại và thương lượng : nghe cũng thể hiện văn hóa ứng xử . Có rất ít nhà đàm phán biết cách lắng nghe , do đó mất nhiều cơ hội biết được yêu cầu và mục đích của đối tác . Khi đối tác nói không nên nhìn chỗ khác hay tỏ thái độ bồn chồn mà phải nhìn thẳng vào mắt họ. Vẻ chăm chú sẽ gây cho người nói tâm lý tôn trọng họ , đồng thời qau đó cũng thu thập được một cách đầy đủ thông tin cần thiết để phục vụ cho đàm phán . Qua các phân tích phía trên , theo tôi điều qua trọng nhất là tạo sự tin tưởng trong đàm phán thương lượng. bởi lẽ niềm tin của đối tác là chìa khóa công của công việc đàm phán thương lượng, một khi đối tác mà ta làm việc cùng tin tưởng, đặt niềm tin và không có gì phải băn khoăn nghi ngờ , họ coi ta như thân tín thì coi như đã đạt được một nửa thành công, khi ấy mọi việc trao đổi rất dễ để đạt được những thỏa thuận không cần phải triển khai các thủ thuật khác và suy nghĩ xét nét quá nhiều. Kết quả của việc thương lượng, hai bên khi bước vào bàn đàm phán luôn mong muốn bên mình sẽ được ích cao nhất. Vì thế nếu một trong hai bên không đạt được lợi ích thì chắc chắn việc ký kết hợp đồng sẽ không thể thực hiện. Vì vậy, hai bên đều đạt được lợi ích của mình là kết quả lý tưởng của cuộc đàm phán, và ký kết được thực hiện. I.3. Thực hiện,thay đổi ,tạm hoãn hợp đồng lao động I.3.1 Thực hiện hợp đồng lao động Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động các bên phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản là: phải thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết trên phương diện bình đẳng và phải tạo ra những điều kiện cần thiết để bên kia có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ đó. Việc thực hiện hợp đồng của người lao động phải tuân thủ tính đích danh chủ thể ,tức là phải do chính người lao động thực hiện. Tuy nhiên ,nếu có sự đồng ý của người sử dụng lao động thì nguwoif lao động có thể chuyển giao việc thực hiện cho người khác,đồng thời người lao động phải tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động,nội quy,quy chế của đơn vị…. Trong trường hợp sát nhập,hợp nhất,chia,tách doanh nghiệp,chuyển quyền sở hữu,quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng.trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có thì phải có phương án sử dụng lao động theo phương án của pháp luật. Khi sử dụng hợp đồng lao đọng hết thời hạn mà hai bên ko có giao kết hợp đồng mới thì hợp đồng lao động vẫn tiếp tục được thực hiên. I.3.2 Thay đổi hợp đồng lao động Trong quá trình thực hiên hợp đồng lao động ,nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày. Việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động có thể được tiến hành bằng cách sửa đổi,bổ sung hợp đồng đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đồi ,bổ sung hoặc giao kết hợp đồng lao động mới thì tiếp tục thực hiện hợp đông lao động đã giao kết hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. I.3.3 Tạm hoãn thực hiên hợp đồng lao động. Trong quá trình duy trì quan hệ hợp đồng lao động,hợp đồng lao động có thể được tạm hoãn thực hiện trong một thời gian nhất định mà hợp đồng không bị hủy bỏ hay mất hiệu lực .Người ta thường gọi đây là sự định ước.Vì vậy,sự tạm hoãn biêu hiện là sự tạm thời không thi hành các quyền và nghĩa vụ lao động thuộc về người lao động,hết thời hạn này sự thi hành có thể được tiếp tục. Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, hợp đồng lao động được tạm hoãn trong các trương hợp sau đây: * Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ công dân khác do pháp luật quy định. * Người lao động bị tạm giữ hoặc tạm giam. * Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận. Hết thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại điểm đầu tiên và điểm cuối trên,người sử dụng lao động phải sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.Việc nhận lại người lao động bị tạm giữ,tạm giam khi hết thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động do chính phủ quy định. I.4. Chấm dứt hợp đồng lao động Quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường thì sự chấm dứt hợp đồng lao động là điều không tránh khoi, đây là một sự kiện rất quan trọng vì nó thường để lại những hậu quả rất lớn về mặt kinh tế xã hội. Sự chấm dứt quan hệ hợp đồng do nhiều nguyên nhân khác nhau và nó có thể gây ra tranh chấp lao động làm tổn hại đến những quan hệ khác. Vì vậy, để bảo vệ quan hệ lao động và người lao động, pháp luật xác định rõ các trường hợp chấm dứt hợp đồng để bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng lao động. 4.1 Khái niệm về chấm dứt hợp đồng lao động Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện người lao động chấm dứt làm việc cho người sử dụng lao động do đó hợp đồng lao động đương nhiên bị chấm dứt, do người lao động bị sa thải, hoặc do một bên trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt Hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt trong các trường hợp sau đây: * Hết hạn hợp đồng * Đã hoàn thành công việc theo đúng hợp đồng * Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng * Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của tòa án. * Người lao động chết, mất tích theo tuyên bố của Tòa án. 4.1.1 Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. a. Đơn phương chấm dứt hợp đồng từ phía người lao động * Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc xác định mà thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây : +) không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc như đã thỏa thuận trong hợp đồng. +) không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng. +) bị ngược đãi hoặc bị cưỡng bức lao động. +) bán thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng. +) được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước. +) người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo quyết định của thầy thuốc. +) người lao động bị ốm đau, tai nạn Thời hạn báo trước Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động được biết trước một khoảng thời gian theo quy địnhcủa Bộ Luật lao động. Riêng người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày : người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 06 tháng liền thì phải báo trước ít nhất 3 ngày. b. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ phía người sử dụng lao động *) Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau: a. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng b. Người lao động bị xử lý kỷ luật và bị sa thải. c. Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị 06 tháng liền, và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng, mà khả năng lao động chưa hồi phục. khi sức khỏe của người lao độngbình phục, thì được xem xét để giao kết hợp đồng lao động. d. Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng theo quy định của Chính Phủ e. Doanh nghiệp , cơ quan , tổ chức chấm dứt hợp đồng lao động. c. Những trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. +) Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc. +) Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động cho phép. +) Người lao động là nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. 4.1.2 Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật a. Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bị xem là trái pháp luật * đối với người lao động Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luaatjquy định tại khoản 2 Điều 41 của Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung là chấm dứt không đúng lý do quy định tại khoản 1 hoặc không báo trước quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung. * Đối với người sử dụng lao động Trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật quy định tại khoản 1 điều 41 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung là chấm dứt không đúng lý do quy định tại khoản 1 hoặc không thong báo trước quy định tại khoản 3 điều 38, hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 39 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung. b. Hậu quả cảu việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật * Đối với người sử dụng lao động Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương ( nếu có ) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng ít nhất 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương ( nếu có ). Trong trường hợp người lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương ( nếu có ) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng ít nhất 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương ( nếu có ) và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường them cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. * Đối với người lao động Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động. II. VĂN HÓA KINH DOANH TRONG KÍ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM II.1. Khái niệm VHKD trong việc kí kết hợp đồng lao động Càng ngày con người càng nhận thấy rằng văn hóa tham gia vào mọi quá trình hoạt động của con người và sự tham gia đó ngày càng được thể hiện rõ nét và tạo thành các lĩnh vực văn hóa đặc thù như văn hóa chính trị, văn hóa pháp luật, văn hóa giáo dục, văn hóa gia đình… và văn hóa kinh doanh. Kinh doanh là một hoạt động cơ bản của con người, xuất hiện cùng với hàng hóa và thị trường. Nếu là danh từ, kinh doanh là một nghề - được dùng để chỉ những con người thực hiện các hoạt động nhằm mục đích kiếm lời, còn nếu là động từ thì kinh doanh là một hoạt động – là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng các dịch vụ trên thị trường. Dù xét từ giác độ nào thì mục đích chính của kinh doanh là đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh nên bản chất của kinh doanh là để kiếm lời. Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh là một nghề chính đáng xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội, do sự phân công lao động xã hội tạo ra. Còn việc kinh doanh như thế nào, kinh doanh đem lại lợi ích và giá trị cho ai thì đó chính là vấn đề của văn hóa kinh doanh. Trong kinh doanh, những sắc thái văn hóa có mặt trong toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của hoạt động kinh doanh, được thể hiện từ cách chọn và cách bố trí máy móc và dây chuyền công nghệ; từ cách tổ chức bộ máy về nhân sự và hình thành quan hệ giao tiếp ứng xử giữa các thành viên trong tổ chức cho đến những phương thức quản lý kinh doanh mà chủ thể kinh doanh áp dụng sao cho có hiệu quả nhất. Hoạt động kinh doanh cố nhiên không lấy các giá trị của văn hóa làm mục đích trực tiếp, song nghệ thuật kinh doanh, từ việc tạo vốn ban đầu, tìm địa bàn kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, cách thức tổ chức thực hiện chiến lược kinh. doanh, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ và bảo hành sau bán… được “thăng hoa” lên với những biểuhiện và giá trị tốt đẹp thì kinh doanh cũng là biểu hiện sinh động văn hóa của con người. Do đó, bản chất của văn hóa kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Từ đó, khái niệm về văn hóa kinh doanh được trình bày như sau: “Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các nhân tố văn hóa được chủ thể kinh doanh chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó”. Văn hóa kinh doanh trong hợp đồng lao động được thể hiện trách nhiệm của bên tuyển dụng đối với người được tuyển dụng, thông qua các hành các vấn đền như lương, thưởng, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội cho người tuyển dụng 1) Về công việc phải làm: Phải nêu rõ những hạng mục công việc cụ thể, đặc điểm, tính chất công việc và những nhiệm vụ chủ yếu, khối lượng và chất lượng phải bảo đảm. 2) Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Phải nêu rõ một số giờ làm việc hàng ngày, hàng tuần theo giờ hành chính hay ca, kíp... ngày nghỉ hàng tuần, hàng năm, ngày nghỉ lễ, việc làm thêm giờ.... 3) Về tiền lương: Phải nêu rõ mức lương, các loại phụ cấp, hình thức trả lương, các loại tiền thưởng, các loại trợ cấp, thời gian trả lương, các loại phúc lợi tập thể, điều kiện nâng bậc lương, việc giải quyết tiền lương và tiền tàu xe trong những ngày đi đường khi nghỉ hàng năm. 4) Về địa điểm làm việc: Phải nêu rõ địa điểm chính thức, làm tại chỗ, đi làm lưu động xa hay gần, phương tiện đi lại, ăn, ở trong thời gian lưu động. 5) Về thời hạn hợp đồng: Phải nêu rõ loại hợp đồng, ngày bắt đầu, ngày kết thúc hợp đồng. 6) Về điều kiện an toàn vệ sinh lao động: Phải nêu rõ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động, cụ thể trong công việc phải làm, các công việc phòng hộ lao động mà người lao động tuân thủ và người sử dụng lao động phải bảo đảm cung cấp, tạo điều kiện... 7) Về bảo hiểm xã hội: Phải nêu rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc đóng góp, thu nộp bảo hiểm xã hội, quyền, lợi ích của người lao động về bảo hiểm xã hội. II.2. Văn hóa kinh doanh trong ký kết hợp đồng lao động ở các khu công nghiệp Việt Nam II.2.1.Tính chặt chẽ quan trọng của hợp đồng kinh doanh: Xuyên suốt các hoạt động kinh doanh thường nhật, mỗi một công ty đều nên tạo cho mình những chuẩn hợp đồng riêng. Việc xây dựng các mẫu hợp đồng chặt chẽ sẽ đảm bảo và duy trì thành công của các kế hoạch kinh doanh. Tại Ford, một trong những hãng sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới, bên cạnh hàng nghìn các hợp đồng mua bán xe hơi mỗi ngày, hãng còn tham gia vào rất nhiều giao dịch kinh doanh khác như đầu tư, phân phối, mua nguyên vật liệu,… John Mene, một cố vấn pháp luật của Ford cho biết: “Trung bình mỗi ngày, tại Ford, các giám đốc, trưởng phòng ban phải ký kết gần 3000 hợp đồng khác nhau. Và chỉ một hợp đồng có sai sót thôi cũng đủ để chúng tôi mất đi hàng triệu USD. Do vậy, quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng luôn được thực hiện rất chặt chẽ, có nhiều chữ ký nháy của các nhân viên tham gia vào việc soạn thảo
Luận văn liên quan