Đề tài Văn hóa tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng tại các vùng miền nông thôn Việt Nam

Việt Nam tựhào là một đất nước có bềdày nghìn năm văn hiến đậm đà bản sắc phương Đông với những phong tục tập quán thú vịtrong đó có tập quán tín ngưỡng thờcúng. Nhắc đến tín ngưỡng là nói đến quá trình thiêng liêng hoá một nhân vật được gửi gắm vào trong đó một niềm tin tưởng của con người. Quá trình ấy có thểlà quá trình huyền thoại hoá, lịch sửhoá nhân vật phụng thờ. Mặt khác, giữa các tín ngưỡng đều có những nét văn hoá đan xen và trong từng tín ngưỡng đều có nhiều lớp văn hoá lắng đọng. Một trong những loại tín ngưỡng là tín ngưỡng thờThành hoàng làng. Đây là một loại hình tín ngưỡng có tựlâu đời, đã và đang ảnh hưởng không nhỏtrong tâm thức người Việt và đặc biệt là trong công cuộc xây dựng và phát huy những nét văn hoá truyền thống. Hoạt động tín ngưỡng Thành hoàng khá phổbiến đối với mỗi làng quê, trong các vùng nông thôn Việt Nam. Những năm gần đây, đất nước đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, hiện tượng đô thịhóa xâm nhập các vùng nông thôn với nhiều mặt tích cực nhưng cũng không ít mặt trái. Đáng kểnhất là những nét văn hóa cổtruyền đang ngày càng mai một dần. Không ít những đền thờ/thành hoàng bịdỡbỏlấn chiếm đểxây dựng các nhà máy công nghiệp, dành chỗcho các dựán, các công trình xây dựng Trước sựphát triển và đô thịhóa của xã hội, những hoạt động tín ngưỡng hơn bao giờhết cần được Đảng và nhà nước tích cực tái tạo, phát triển rộng khắp các miền quê. Vì thế, đểduy trì và phát huy tín ngưỡng Thành hoàng làng cần có cái nhìn đầy đủvềnó, trên cơ sởđó rút ra những mặt cần phát huy, những mặt cần hạn chế, nhằm đóng góp thực hiện việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Do đó tôi lựa chọn đềtài: “Văn hóa tín ngưỡng thờThành hoàng khu vực nông thôn đồng bằng Băc B

pdf22 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8859 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn hóa tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng tại các vùng miền nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Lý do lựa chọn đề tài: Việt Nam tự hào là một đất nước có bề dày nghìn năm văn hiến đậm đà bản sắc phương Đông với những phong tục tập quán thú vị trong đó có tập quán tín ngưỡng thờ cúng. Nhắc đến tín ngưỡng là nói đến quá trình thiêng liêng hoá một nhân vật được gửi gắm vào trong đó một niềm tin tưởng của con người. Quá trình ấy có thể là quá trình huyền thoại hoá, lịch sử hoá nhân vật phụng thờ. Mặt khác, giữa các tín ngưỡng đều có những nét văn hoá đan xen và trong từng tín ngưỡng đều có nhiều lớp văn hoá lắng đọng. Một trong những loại tín ngưỡng là tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng. Đây là một loại hình tín ngưỡng có tự lâu đời, đã và đang ảnh hưởng không nhỏ trong tâm thức người Việt và đặc biệt là trong công cuộc xây dựng và phát huy những nét văn hoá truyền thống. Hoạt động tín ngưỡng Thành hoàng khá phổ biến đối với mỗi làng quê, trong các vùng nông thôn Việt Nam. Những năm gần đây, đất nước đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, hiện tượng đô thị hóa xâm nhập các vùng nông thôn với nhiều mặt tích cực nhưng cũng không ít mặt trái. Đáng kể nhất là những nét văn hóa cổ truyền đang ngày càng mai một dần. Không ít những đền thờ /thành hoàng bị dỡ bỏ lấn chiếm để xây dựng các nhà máy công nghiệp, dành chỗ cho các dự án, các công trình xây dựng Trước sự phát triển và đô thị hóa của xã hội, những hoạt động tín ngưỡng hơn bao giờ hết cần được Đảng và nhà nước tích cực tái tạo, phát triển rộng khắp các miền quê. Vì thế, để duy trì và phát huy tín ngưỡng Thành hoàng làng cần có cái nhìn đầy đủ về nó, trên cơ sở đó rút ra những mặt cần phát huy, những mặt cần hạn chế, nhằm đóng góp thực hiện việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Do đó tôi lựa chọn đề tài: “Văn hóa tín ngưỡng thờ Thành hoàng khu vực nông thôn đồng bằng Băc Bộ” 2. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng về tín ngưỡng thờ cúng Thành Hoàng của người dân đồng bằng Bắc Bộ Từ đó giúp cho các nhà quản lý văn hóa đưa ra các biện pháp củng cố và bảo tồn những nét văn hóa đẹp trong tín ngưỡng thờ cúng Thành hoàng tại các vùng nôn thôn đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: tín ngưỡng thờ cúng của người dân nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ Khách thể nghiên cứu: Người dân nông thôn đồng bằng Bắc Bộ Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn khảo sát: Nghiên cứu được thực hiện tại các huyện thuộc các tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ và một số huyện ngoại thành Hà Nội Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010 CHƯƠNG 1 I. SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1. Cơ sở lý luận: Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh 2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu chung: Phương pháp quan sát : Quan sát tín ngưỡng của người dân nông thôn đồng bằng Bắc Bộ với tín ngưỡng thờ cúng thành Hoàng Làng Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn người dân đồng bằng Bắc Bộ về tín ngưỡng thờ cúng Thành Hoàng làng 2.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng của Robert Merton Đối với đề tài này, chúng tôi áp dụng thuyết cấu trúc chức năng của Robert Merton nhằm tìm hiểu vai trò của gia đình về giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái trong độ tuổi dậy thì hiện nay. Trong đó, cấu trúc được hiểu là mối quan hệ giữa con người và xã hội được định hình một cách ổn định, bền vững và chức năng được xem như là nhu cầu, lợi ích, sự cần thiết, sự đòi hỏi, hệ quả, tác dụng mà một thành phần, bộ phận tạo ra hay thực hiện để đảm bảo sự tồn tại, vận hành của cả hệ thống1. Nhìn chung trong thuyết này, ông nhấn mạnh đến sự loạn chức năng. Theo đó, ông cho rằng một hiện tượng xã hội đem lại những hệ quả tốt đẹp cho sự phát triển cấu trúc xã hội. Mà mặt khác, nó cũng đem lại những sự tiêu cực, hể hiện qua sự loạn- phản chức năng. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh đến chức năng trội và chức năng lặn, trong đó thể hiện về ý nghĩa về việc phân biệt về hai loại chức năng này đối với xã hội. Đặc biệt, ông cho rằng người nghiên cứu không nên tin ngay vào những tuyên bố công khai về tác dụng, mục đích của hiện tượng mà cần phải đi tìm hiểu xem thực tế ẩn chứa bên trong thì hiện tượng có chức năng ra sao và làm thay đổi cấu trúc ra sao. Áp dụng lý thuyết này nó chỉ ra được mối quan hệ giữa con người với xã hội một cách ổn định bền vững, được xem như là nhu cầu lợi ích, sự tồn tại vận hành của cả một hệ thống mà ở đó nó tồn tại một thực tế ẩn chứa bên trong các hiện tượng có chức năng ra sao và thay đổi cấu truc như thế nào 2 .2 Lý thuyết hành vi của Hopmans và Moreno Đại biểu cho lý thuyết này là hai nhà xã hội học người Mỹ Moreno(1892-1974) và Hopmans(1910) Với những người theo thuyết hành vi thì tất cả hay phần lớn hành vi của con người đều được giải thích theo mô hình: (S) kích thích-phản ứng (R), và những phản ứng này độc lấp với động cơ chủ quan của con người; tức là lý thuyết này không quan tâm tới những tác động trong nội tâm con người, cái mà họ quan tâm chính là những cái bộc lộ ra bên ngoài, là những hành vi của con người. Hành vi rời khỏi đất nước mình để tới xứ người còn kéo theo hàng loạt các hành vi khác, có thể lệch chuẩn hoặc không. Khi nghiên cứu những hành vi này thì không những nghiên cứu những tác nhân bên trong mà còn coi trọng những biểu hiện bên ngoài. Dựa trên 1 Lê Ngọc Hùng- Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB KHXH, 2008, trang 242 cách tiếp cận này chúng ta có thể nghiên cứu những hành vi thực hiện hành vi thờ cúng Thành Hoàng làng được phản ánh bằng niềm tin, tín ngưỡng thờ cúng 2.3 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý: Con người luôn hành động vì có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đam con người là chủ thể quyết định một cách hợp lý trong điều kiện khan hiếm nguồn lực. Trên cơ sở xem xét đánh giá lợi ích của từng cách lựa chọn. Áp dụng trong đề tài này cho thấy con người quyết định lựa chọn vào niềm tin tín ngưỡng thờ cúng Thành Hoàng làng . PHẦN NỘI DUNG: 1-THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM 1.1 Văn hóa: Theo từ điển Xã hội học, văn hóa được đề cập theo nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà cả vật chất 1.2 Tín ngưỡng: Là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Đó có thể là niềm tin vào thế giới siêu nhiên. 1.3 Thành Hoàng: “Thành hoàng” là một từ Hán, nghĩa gốc ban đầu là hoà bao quanh thành, nếu hào có nước gọi là trì (thành trì). Khi nói đến Thành hoàng làng là chỉ vị thần bảo hộ một thành quách cụ thể. Tục thờ cúng vị thần bảo trợ thành quách – tức là Thần thành hoàng đã có ở Trung Quốc từ xưa. Nói như Pham Kế Bính trong “ Việt nam phong tục” là có từ thời Tam Quốc. Dấu tích của việc thờ cúng ở Trung Quốc, người ta nhớ tới sự kiện năm 550, Mộ Dung Nghiễm thờ Thần thành hoàng. ở Việt Nam, thời Bắc thuộc, Lý Nguyễn Gia, sau đó là Cao Biền, đã coi thần Sông Tô Lịch làm Thần thành hoàng của thành Đại La. 1.4 Làng: Suốt nhiều thế kỷ, làng là đơn vị tụ cư cổ truyền lâu đời ở nông thôn người Việt và là nhân tố cơ sở cho hệ thống nhà nước quân chủ tại Việt Nam. Từ thời Hùng Vương, làng được gọi là chạ. Đơn vị này có thể coi tương đương với sóc của người Khơme, bản, mường (của các dân tộc thiểu số phía Bắc), buôn (của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên-Trường Sơn). Làng của những người làm nghề chài lưới được gọi là vạn hay vạn chài. Làng truyền thống điển hình thời trung và cận đại là một tập hợp những người có thể có cùng huyết thống, cùng phương kế sinh nhai trên một vùng nhất định. Làng ̣được xem có tính tự trị, khép kín, độc lập, là một vương quốc nhỏ trong vương quốc lớn nên mới có câu "Hương đảng, tiểu triều đình". Năm 1428, Lê Thái Tổ phân chia lãnh thổ thành các đơn vị, gọi là tiểu xã, trung xã và đại xã. Thời nhà Lê đánh dấu việc nhà nước tăng cường kiểm soát làng xã. Viên quan cai trị làng lúc đó gọi là "xã quan". Năm 1467 thì bỏ "xã quan", thay bằng "xã trưởng"[1]. Viên chức này không còn do triều đình bổ nhiệm nữa mà là do dân làng tuyển cử. Từ đó trở đi triều đình chỉ kiểm soát từ cấp huyện trở lên còn xã được coi như tự trị. Xã trưởng đến triều Minh Mệnh nhà Nguyễn thì đổi là "lý trưởng". 1.5 Nông thôn: là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ mà người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Một định nghĩa khác cho rằng nông thôn là những vùng dân cư chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp hoặc có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến nông nghiệp 2. Đặc điểm tín ngưỡng Thành hoàng làng: 2.1. Thành hoàng xuất phát từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành[1]. Nhà văn Sơn Nam cho biết thêm: Ông thần ở đình làng gọi là thần Thành hoàng, cai quản khu vực trong khung thành. Thoạt tiên là thần ngự trị nơi thị tứ, sau áp dụng (cả) nơi thôn xóm, (vì) vẫn có điếm canh bố trí bao quanh... Cũng theo Sơn Nam, thần Thành hoàng, theo thông lệ, thờ thần đàn ông, vì khí Dương đem sức mạnh cho muôn loài, muôn vật.[2]Và gọi ông Thần hoàng là sai nghĩa, vì cái tên này chỉ là thứ nghi lễ đốt tờ giấy vàng, tức bản sao sắc phong do nhà vua tặng cho cha mẹ, ông bà đã qua đời của quan chức cao cấp thời phong kiến; và tục này ở trong Nam Bộ không có[3]. Bởi vậy, khi trích lại đoạn viết về tục "thờ thần" ở trong sách Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, nhà văn Sơn Nam đã sửa từ "Thần hoàng" ra "Thành hoàng"[4] cốt để người đọc không còn lầm lẫn giữa hai thứ. Tuy nhiên, xét trong sách Việt Nam phong tục, lễ Thần hoàng được xếp vào mục Phong tục trong gia tộc; còn việc thờ phụng Thần hoàng được xếp vào mục Phong tục hương đảng, thì rõ là tác giả sách đã chỉ ra đó là hai thứ khác nhau. Điểm đáng chú ý khác nữa, vì là vùng đất mới, nên ở Nam Bộ nhiều đình làng, thần chỉ có tên là Bổn cảnh Thành hoàng hay Thành hoàng Bổn cảnh ( ). Theo sách Minh Mạng chính yếu, quyển thứ 12, năm Minh Mạng thứ 20 (1839), thì nhà vua đã chuẩn y lời tâu của Bộ Lễ xin hạ lệnh cho các địa phương lập thêm thần vị Bổn cảnh. Đây là chức vụ mới, lúc trước không phổ biến. Lê Phục Thiện, người dịch sách trên chú giải: Thành hoàng là vị thần coi một khu vực nào. Bổn cảnh là cõi đất nơi mình được thờ. Nhà văn Sơn Nam cho biết bởi đây là dạng viên chức được vua ủy quyền trừu tượng, trong rất nhiều trường hợp, không phải là con người lịch sử bằng xương bằng thịt. Do vậy, đa phần không có tượng mà chỉ thờ một chữ "thần" ( ) và thường cũng chỉ có mỹ hiệu chung chung là "Quảng hậu, chính trực, đôn ngưng" (tức rộng rãi, ngay thẳng, tích tụ)[5]. 2.2 Nguồn gốc Bên trong Đình Mỹ Phước, Long Xuyên. Sách Việt Nam phong tục chép: Xét về cái tục thờ Thần hoàng (hiểu là thần Thành hoàng) này từ trước đời Tam Quốc (Trung Quốc) trở về trước vẫn đã có, nhưng ngày xưa thì nhà vua nhân có việc cầu đảo gì mới thiết đàn cúng tế mà thôi. Đến đời nhà Đường, Lý Đức Dụ làm tướng, mới bắt đầu lập miếu Thần hoàng ở Thành Đô; kế đến nhà Tống, nhà Minh, thiên hạ đâu đâu cũng có lập miếu thờ. Nước ta thuở bấy giờ đang lúc nội thuộc, tục Tàu truyền sang đến bên này, kế đến Đinh, Lê thì việc thờ quỷ thần đã thịnh hành rồi. Nhưng cứ xét cái chủ ý lúc trước, thì mỗi phương có danh sơn (ngọn núi có tiếng), đại xuyên (sông lớn); triều đình lập miếu thờ thần sơn xuyên (núi sông) ấy để làm chủ tể (người đứng đầu) cho việc ấm tí một phương thôi. Kế sau, triều đình tinh biểu (làm cho thấy rõ công trạng, tiết tháo) những bậc trung thần nghĩa sĩ và những người có công lao với nước, thì cũng lập đền cho dân xã ở gần đấu thờ đấy. Từ đó dân gian lần lần bắt chước nhau, chỗ nào cũng phải thờ một vị để làm chủ tể trong làng mình...Dân ta tin rằng: Đất có Thổ công, sông có Hà bá; cảnh thổ nào phải có Thần hoàng ấy; vậy phải thờ phụng để thần ủng hộ cho dân, vì thế mỗi ngày việc thờ thần một thịnh...[6] Còn ở trong văn học Việt, theo các nhà nghiên cứu, thì việc thờ Thần hoàng được đề cập lần đầu tiên ở bài Chuyện thần Tô Lịch trong sách Việt điện u linh[7]: Thời Đường Mục Tông, niên hiệu Trường Khánh thứ 2 (năm 822) tên Đô hộ Lý Nguyên Hỷ (hoặc Gia) thấy ngoài cửa bắc thành Long Biên có một dòng nước chảy ngược mà địa thế khả quan, mới tìm khắp, chọn một nơi cao ráo tốt, để có dời phủ lỵ đến đó...Nhân dịp ấy, y mới giết trâu đặt rượu, mời khắp các vị kỳ lão hương thôn đến dùng và thuật rõ là muốn tâu vua Tàu xin phụng Vương (ý nói đến thần sông Tô Lịch) làm Thành Hoàng. Trên dưới đều đồng lòng...Đến khi Cao Biền đắp thành Đại La, nghe đủ sự linh dị, thì lập tức sắm lễ điện tế, dâng cho hiệu là Đô Phủ Thành Hoàng Thần Quân. Đời Lý Thái Tổ lúc dời đô, thường mộng thấy một cụ đầu bạc, phảng phất trước bệ rồng...(Sau khi hỏi rõ lai lịch) nhà vua liền khiến quan Thái Chúc (chức quan lo việc cầu đảo phúc lành) đưa rượu chè đến tế, phong làm Quốc Đô Thăng Long Thành Hoàng Đại Vương. Dân cư (đến) cầu đảo hay thề nguyền điều chi, thì lập tức họa phúc linh ứng ngay...[8] 2.3 Các thứ hạng ` Cũng theo sách Việt Nam phong tục, thì mỗi làng phụng sự một vị Thần hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần. Phúc Thần có ba hạng: Thượng đẳng thần là những thần danh sơn Đại xuyên, và các bậc thiên thần như Đông thiên vương[9], Sóc thiên vương, Sử đồng tử[10], Liễu Hạnh công chúa...Các vị ấy có sự tích linh dị, mà không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, cho nên gọi là Thiên thần. Thứ nữa là các vị nhân thần như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo...Các vị này khi sanh tiền có đại công lao với dân với nước; lúc mất đi, hoặc bởi nhà vua tinh biểu công trạng mà lập đền thờ hoặc bởi lòng dân nhớ công đức mà thờ. Các bực ấy đều có sự tích công trạng hiển hách và họ tên rõ ràng, lịch triều có mỹ tự bao phong làm Thượng đẳng thần. Trung đẳng thần là những vị thần ân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng; hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc là những thần có chút linh vị, tới khi nhà vua sai tinh kỳ đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt vào tự điển, mà phong làm Trung đẳng thần. Hạ đẳng thần do dân xã thờ phụng, mà không rõ sự tích ra làm sao, nhưng cũng thuộc về bực chính thần, thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm Hạ đẳng thần. Ngoài ba bực thần ấy, còn nhiều nơi thờ bậy bạ, như: thần bán lợn, thần trẻ con, thần ăn xin, thần chết nghẹn, thần tà dâm, thần rắn, thần rết...Các hạng ấy gọi là tà thần, yêu thần, đê tiện thần vì dân tin bậy mà thờ chớ không được vào tự điển, không có phong tặng gì...[11] Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long, theo Sơn Nam thì các hạng tà thần tuyệt nhiên không có, họa chăng chỉ là vài am miếu dựng lên nơi có người chết oan ức vì tai nạn xe cộ, đắm thuyền, hùm tha sấu bắt; cúng sơ sài, không tế lễ. 2.4 Nơi thờ phụng Bàn thờ thần Thành hoàng ở Đình Mỹ Phước. Theo nhà học giả Nguyễn Văn Tố, thì khởi đầu đình chỉ là cơ ngơi để dân làng hội họp, là nơi dành để treo những sắc lịnh và huấn dụ của nhà vua... Để thờ phụng Thần hoàng, nhiều làng lập miếu thờ. Rồi theo lệ ngày sóc (mùng 1) và ngày vọng (ngày rằm) dân làng đến miếu để làm lễ Vấn (theo nghĩa kính viếng). Miếu này còn gọi là "nghè", nơi gìn giữ sắc thần. Ngày tế lễ, dân làng rước sắc thần từ miếu đến đình để cử hành việc tế lễ, sau đó đưa trở về miếu. Để đơn giản hóa, sau nhiều làng chỉ xây một cái đình lớn, phía ngoài làm nơi hội họp (đình), phía trong là miếu...[12] Cũng giống như việc thờ cũng tổ tiên, việc thờ cũng Thành hoàng làng ở Việt Nam vừa là tín ngưỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có công với làng xóm, đất nước. Việc thờ cúng Tổ tiên là một đạo lý thể hiện ý thức hướng về cội nguồn của gia đình, dòng họ thì việc thờ cũng Thành hoàng làng cũng là sự tôn vinh các bậc tiền bối, luôn gắn kết và che chở cho dân làng, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai. Ở kỷ nguyên độc lập, các vương triều như Lý, Trần, Lê đều duy trì tục thờ Thần thành hoàng của thành Thăng Long. Nhà Nguyễn cho xây dựng các miếu thờ Thần thành hoàng ở các tỉnh và lập bài vị thờ Thần thành hoàng các tỉnh trong miếu thờ ở kinh đô Huế. Với người dân ở cộng đồng làng xã, vị thần thành hoàng làng được coi như một vị thánh. Mỗi làng quê có một vị thánh của mình: “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”..Vị thánh đó là vị có công với dân, với nước, có thể là tướng lĩnh xông pha mặt trận, có thể là vị khai khoa của làng, có công khai hoang lập ấp, có thể là vị được vua sắc phong... và cũng có thể là vật thiêng, là đấng siêu nhiên mà dân làng thờ phụng, thậm chí là yêu thần, tà thần như thần ăn trộm, thần ăn xin, thần chết trôi... Như vậy, có thể thấy, thần linh không hẳn là các đối tượng trừu tượng, xa xôi mà trái lại rất gần gũi với con người, cùng chung sống cộng đồng, và có khác chăng là ở khả năng bảo vệ, bảo hộ cho dân làng khỏi những bất trắc của cuộc đời. Vì thế, nhiều vị thần được dân chọn thờ và cũng có thể vị phế bỏ nếu thấy không đủ sự uy nghiêm phù hộ độ trì cho họ nữa. Thần Thành hoàng làng ở các làng quê được phụng thờ trong đình làng và nghè (hay miếu tuỳ theo các gọi của từng địa phương). Thành hoàng là nhân vật trung tâm của mọi sinh hoạt văn hoá mà dân các làng quê cũng như nhà nghiên cứu văn hoá dân gian gọi là các lễ hội. Đó là ngày tưởng niệm vị thánh của làng. Đối với mỗi người dân, thành hoàng làng là chỗ dựa tinh thần, nơi gửi gắm niềm tin cho họ, giúp họ vượt qua những khó khăn của cuộc sống đầy sóng gió. Tìm hiểu tình hình thờ thành hoàng làng ở các vùng nông thôn thuộc tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Tây, Vĩnh Phúc... và mọ ̂t số làng ngoại thành Hà Nội, cho thấy viẹ ̂c thờ thành hoàng của nhiều làng thực ra là thờ một sức mạnh tự nhiên nào đó (như thần sông, thần núi, thần sấm, thần sét, thần mây, thần mu ̛a). Trong số các vị thần này, nơi nào thờ loại thần gì là tùy thuộc vào đặc điểm cu ̛ trú của làng đó. Chẳng hạn, những làng ở hai bên bờ các con sông thường là thờ các vị thuỷ thần; những làng ở trên sườn núi thường thờ thần núi. Căn cứ vào cuốn Trưo ̛ng tôn thần sự tích thì vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, ngoại thành Hà Nội có đến 308 làng thờ thánh Tam Giang. Còn các làng miền núi của các huyẹ ̂n Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Hiệp Hòa,... thì thờ thần núi (mà trong thần tích thường gọi là Cao Sơn - Quý Minh Đại vương). Những vị thần này được lịch sử hóa bằng cách điển hình hóa thành những vị anh hùng, mà sự nghiệp của những anh hùng này được gắn liền với thời đại các vua Hùng. Một số làng thờ những nhân vật lịch sử làm thành hoàng làng mình là những vị anh hùng dân tộc, có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại nền độc lập cho dân tộc, như các vị: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Hoàn, Dương Đình Nghẹ ̂, Lê Văn Thịnh, Tô Hiến Thành, Lý Thường Kiệt, Trần Nhật Duật,... Một số làng thờ vị có công truyền dạy cho dân làng mọ ̂t nghề thủ công nào đó, như vị tổ nghề gốm Bát Tràng, làng Phù Lãng là Hứa Vĩnh Kiều, vị tổ nghề đúc đồng ở Đại Bái là Nguyễn Công Truyền, ở Quảng Bố là Nguyễn Công Nghẹ ̂,... Một số làng thờ những quan lại phưo ̛ng Bắc đã từng cai trị nước ta làm thành hoàng như: Triệu Đà, Sĩ Nhiếp, Cao Biền, Đào Hoàng,... Tìm hiểu tín ngưỡng thờ thành hoàng của các làng cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ chúng tôi cũng được biết hầu hết các làng đều thờ hai loại thành hoàng, trong đó mọ ̂t vị là biểu tượng của sức mạnh tự nhiên, một vị là nhân vật lịch sử hoặc người có công với làng. Nhưng điều lý thú của tín ngưỡng thờ thành hoàng của các làng Việt cổ là ở chỗ, dù thời cuộc có biến đổi như thế nào, dù làng có chuyển nơi cư trú bao nhiêu lần, dù chính sách tôn giáo của Nhà nước có chạ ̆t chẽ hay cởi mở, dù dân làng giàu sang hay nghèo túng,... thì người được làng thờ làm thành hoàng vẫn không thay đổi, mà tồn tại mãi mãi, suốt từ đời này đến đời khác. 3. Để việc thờ thành hoàng được lưu truyền từ đời này sang đời khác, không bao giờ d
Luận văn liên quan