Đề tài Văn hóa ứng xử giữa mẹ chồng và nàng dâu trong các gia đình nông thôn hiện nay

Gia đình là tế bào của xã hội, có vị trí và vai tròquan trọng trong việc giữ gìn, bảo vệ và chuyển giao các giá trị văn hóa của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong suốt quá trình lịch sử, gia đình Việt Nam đã hình thành nên một hệ thống các giá trị chuẩn mực trong cách ứng xử, trong nếp sống thểhiện quan niệm và cách lựa chọn riêng mang bản sắc của người Việt và tạo nên những nét đặc thù riêng của văn hóa gia đình Việt Nam nói chung và văn hóa nông thôn Việt Nam nói riêng và được chính gia đình duy trì và bảo vệ các giá trị đó thông qua chức năng xã hội hóa từ đời này sang đời khác.Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng, quy mô của gia đình nông thôn Việt Nam truyền thống là gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống trên một mảnh đất của tổ tiên. Cùng chung sống dưới một mái nhà, cùng chia sẻ những ngọt bùi trong cuộc sống, đó là một hình thức của kiểu gia đình truyền thống. Và văn hóa của gia đình như những chuẩn mực ứng xử của con người được thể hiện ra trong mọi hoạt động, mọi hành vi, mọi nếp nghĩ từ chốn ở, cách ăn, cách làm, lối sinh hoạt đến cách ứng xử nhân thế. Nếu như con người là sản phẩm đặc sắc nhất, cao nhất của tự nhiên thì văn hóa cũng là cái sản phẩm tự nhiên đặc sắc được con người tác động lên, biến đổi và tạo ra như những phương tiện nhằm phục vụ và thỏa mãn cuộc sống và sự phát triển của mình. Những hoạt động đó, những hành vi đó được lặp lại, được xử lý uốn nắn, được đúc rút trở thành những kinh nghiệm, những thói quen, những nguyên tắc, những chuẩn mực hướng dẫn lại hoạt động của con người. Trong cùng một phạm vi gia đình, con người có rất nhiều mối quan hệ: quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ con cái, quan hệ anh chị em, quan hệ mẹ chồng nàng dâu, quan hệ bố chồngcon dâu, quan hệ anh chị em chồng, .Tuy nhiên từ trước đến nay, trong quan hệ tình cảm gia đình thì mối quan hệ phức tạp nhất vẫn là mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Họ được xem như là những người giữ lửa cho gia đình, là nền tảng cho một gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

pdf32 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3767 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn hóa ứng xử giữa mẹ chồng và nàng dâu trong các gia đình nông thôn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0VĂN HÓA ỨNG XỬ GIỮA MẸ CHỒNG VÀ NÀNG DÂU TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY 1MỤC LỤC PHẦN ĐỀ CƯƠNG 1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………..3 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………..5 2.1. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………...5 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………..6 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu………………………………………6 3.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….6 3.2. Khách thể nghiên cứu…………………………………………………….6 3.3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………….6 4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….6 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính……………………………………...6 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu…………………………………………...7 4.3. Phương pháp quan sát……………………………………………………7 PHẦN NỘI DUNG 1. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong truyền thống………………………............8 2. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu hiện nay………………………………………....11 2.1. Thực trạng về mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình nông thôn hiện nay……………………………………………………………………….. 11 2.2. Nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình nông thôn hiện nay…………………………………………………………… 17 2.3. Giải pháp để điều hòa mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu……22 2.3.1. Từ phía những người mẹ chồng………………………………22 2.3.2. Từ phía những nàng dâu………………………………………23 3. Những nhân tố tác động đến mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình nông thôn hiện nay…………………………………………………………… 24 3.1. Biến đổi gia đình………………………………………………………...25 3.2. Toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa…………………………………… 28 PHẦN KẾT LUẬN 2PHẦN ĐỀ CƯƠNG 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, có vị trí và vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, bảo vệ và chuyển giao các giá trị văn hóa của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong suốt quá trình lịch sử, gia đình Việt Nam đã hình thành nên một hệ thống các giá trị chuẩn mực trong cách ứng xử, trong nếp sống thể hiện quan niệm và cách lựa chọn riêng mang bản sắc của người Việt và tạo nên những nét đặc thù riêng của văn hóa gia đình Việt Nam nói chung và văn hóa nông thôn Việt Nam nói riêng và được chính gia đình duy trì và bảo vệ các giá trị đó thông qua chức năng xã hội hóa từ đời này sang đời khác. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng, quy mô của gia đình nông thôn Việt Nam truyền thống là gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống trên một mảnh đất của tổ tiên. Cùng chung sống dưới một mái nhà, cùng chia sẻ những ngọt bùi trong cuộc sống, đó là một hình thức của kiểu gia đình truyền thống. Và văn hóa của gia đình như những chuẩn mực ứng xử của con người được thể hiện ra trong mọi hoạt động, mọi hành vi, mọi nếp nghĩ từ chốn ở, cách ăn, cách làm, lối sinh hoạt đến cách ứng xử nhân thế. Nếu như con người là sản phẩm đặc sắc nhất, cao nhất của tự nhiên thì văn hóa cũng là cái sản phẩm tự nhiên đặc sắc được con người tác động lên, biến đổi và tạo ra như những phương tiện nhằm phục vụ và thỏa mãn cuộc sống và sự phát triển của mình. Những hoạt động đó, những hành vi đó được lặp lại, được xử lý uốn nắn, được đúc rút trở thành những kinh nghiệm, những thói quen, những nguyên tắc, những chuẩn mực hướng dẫn lại hoạt động của con người. Trong cùng một phạm vi gia đình, con người có rất nhiều mối quan hệ: quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ con cái, quan hệ anh chị em, quan hệ mẹ chồng nàng dâu, quan hệ bố chồng con dâu, quan hệ anh chị em chồng,….Tuy nhiên từ trước đến nay, trong quan hệ tình cảm gia đình thì mối quan hệ phức tạp nhất vẫn là mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Họ được xem như là những người giữ lửa cho gia đình, là nền tảng cho một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. 3Thật thà cũng thể lái trâu Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng Câu ca dao trên đã phần nào khái quát được mối quan hệ phức tạp và khó dung hòa giữa mẹ chồng và nàng dâu trong xã hội nói chung và trong từng gia đình nói riêng. Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu luôn là vấn đề muôn thuở. Chính vì vậy, đây không còn là một chủ đề mới mẻ, bởi đã được rất nhiều người nhắc đến và quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, xét dưới góc độ khoa học nói chung và xã hội học nói riêng, có thể nói cho đến nay vẫn chưa có công trình hay bài nghiên cứu nào viết về đề tài quan hệ mẹ chồng nàng dâu một cách hoàn chỉnh và cụ thể. Hơn thế nữa, nền văn hóa Việt Nam với những đặc trưng của mình cũng đã chi phối và ảnh hưởng mạnh mẽ đến mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, khiến cho mối quan hệ này mang những nét đặc thù riêng so với các nền văn hóa khác. Từ xưa đến nay, quan hệ mẹ chồng nàng dâu luôn được coi là phức tạp trong quan hệ gia đình, các nàng dâu khi về nhà chồng có vẻ e dè, và sợ sệt trước mẹ chồng. Bởi vì nhắc đến mẹ chồng là người ta thường nhắc đến cái đáng sợ và ghê gớm. Mọi hành vi hay tác phong của nàng dâu đều bị mẹ chồng soi mói và đánh giá. Chính vì thế mà mối quan hệ này ngày càng trở nên xa cách và khó có thể gần gũi. Tuy nhiên, có phải người mẹ chồng nào cũng thế? Hay nàng dâu nào cũng thế? Thực chất, mối quan hệ này không phải lúc nào cũng khó chịu và thiếu thiện cảm. Nó phụ thuộc vào cách cư xử khéo léo và nhẫn nhịn của chính nàng dâu. Và chính mối quan hệ phức tạp này đã khiến cho nhiều người đàn ông phải đau đầu khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Rõ ràng, không có cặp vợ chồng trẻ nào lại muốn chứng kiến nỗi bất hoà giữa mẹ chồng nàng dâu, nhưng do sự khác biệt về ý thức và thói quen dẫn đến cách ứng xử khác nhau, không tránh khỏi làm nảy sinh mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu. Biểu hiện cụ thể là mẹ chồng không hài lòng, con dâu cảm thấy oan ức, con trai lúng túng không biết nghe ai, các cháu hoang mang sợ hãi, làm cho gia đình lục đục không 4yên. Làm thế nào hoá giải mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu do ý thức và thói quen gây nên, đó là vấn đề mỗi gia đình đều gặp phải và cần tìm cách giải quyết. Rõ ràng, giữa mẹ chồng nàng dâu thiếu hẳn cảm giác thân thiện máu mủ, hơn nữa do hai người đều là phụ nữ, trong bản tính đã tồn tại lực bài xích. Cho nên, lý thuyết “nếu mẹ chồng coi con dâu là con đẻ, con dâu coi mẹ chồng là mẹ đẻ, thì quan hệ mẹ chồng nàng dâu sẽ trở nên tốt đẹp”, chỉ là một ước mơ đẹp, một ước ao đầy thiện chí. Trên thực tế, giữa mẹ chồng nàng dâu cần có chút khách sáo, không thể thân mật đến nỗi không giữ kẽ như ruột thịt máu mủ. Muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa mẹ chồng nàng dâu thì phải giữ quan hệ là mẹ con nhưng không hẳn là mẹ con. Về phía nàng dâu, cần phải hiếu thuận với mẹ chồng như với mẹ đẻ, thậm chí phải tỷ mỉ hơn; nhưng trong ứng xử với mẹ chồng thì phải giữ ý tứ, và hết sức tế nhị, không nên nghĩ gì nói nấy, càng không nên giận hờn như con gái với mẹ đẻ. Về phía mẹ chồng, phải thương con dâu như con gái, nhưng thận trọng hơn so với thương con gái, trong ứng xử không nên bộc tuệch bộc toạc như với con gái, càng không nên trách mắng. Như vậy, giữa mẹ chồng nàng dâu mới có thể hiểu nhau hơn và hạn chế phần nào mâu thuẫn lẫn nhau. Do đó, mẹ chồng, nàng dâu hãy cứ tập cách nghĩ và cách ứng xử sao cho phù hợp. Đó chính là bài thuốc tiên để hóa giải mối quan hệ chưa tốt từ xưa để lại giữa mẹ chồng và nàng dâu. “Gieo hạt gì, gặt thứ nấy”. Hạt yêu thương lẫn nhau giữa mẹ chồng – nàng dâu chắc chắn sẽ cho hoa thơm quả ngọt mang lại hạnh phúc cho gia đình các bạn đời này và mãi mãi đời sau đến khi bạn, con, cháu bạn lại làm mẹ chồng, lại làm nàng dâu nối tiếp truyền thống thương yêu nhau. Do đó, việc nghiên cứu “ Văn hóa ứng xử giữa mẹ chồng và nàng dâu trong các gia đình nông thôn hiện nay” là hết sức quan trọng và cần thiết. 52. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng về vấn đề quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong các gia đình ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Góp phần đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế các mối quan hệ không tốt giưa mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình. Qua đề tài này, chúng tôi muốn nhìn nhận mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu ở Việt Nam nói chung và nông thôn Việt Nam nói riêng dưới một góc nhìn mới. Theo đó, chúng tôi muốn lý giải sự phức tạp của mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu đặt trong tương quan với nền văn hóa Việt Nam mà nó mang trong mình và chịu ảnh hưởng, chi phối. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu trong gia đình nông thôn hiện nay. Khảo sát định tính về mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu trong các gia đình ở Việt Nam nói chung và gia đình nông thôn Việt Nam nói riêng. Đề xuất các phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm giảm dần các mối quan hệ không tốt giữa mẹ chồng và nàng dâu trong các gia đình ở nông thôn hiện nay. 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Văn hóa ứng xử giữa mẹ chồng và nàng dâu trong các gia đình nông thôn hiện nay. 3.2. Khách thể nghiên cứu Mẹ chồng, nàng dâu 3.3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tại 3 huyện của Hà Nội: H. Thanh Trì, H. Gia Lâm, H. Quốc Oai. 64. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu định tính là phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, phương pháp này sử dụng bảng câu hỏi mang tính chất gợi mở. Nhóm tiến hành phỏng vấn một số đối tượng là cán bộ và người dân ở H. Thanh Trì, H. Gia Lâm, H. Quốc Oai. 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu và phân tích các tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính sau: các thông tin sẵn có thu thập được ở Hà Nội, các báo cáo và các công trình nghiên cứu trước đây và các tài liệu có sẵn được đăng tải trên các báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu có liên quan. 4.3. Phương pháp quan sát Quan sát ngay trên địa bàn Hà Nội: H. Thanh Trì, H. Gia Lâm, H. Quốc Oai. 7PHẦN NỘI DUNG 1. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong truyền thống. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu cũng được thiết lập dựa trên quan hệ hôn nhân. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hôn nhân đóng một vai trò hết sức quan trọng, bởi nó đảm bảo cho nhu cầu tái sản xuất ra chính bản thân con người để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội. Gia đình là đơn vị duy nhất được xã hội thừa nhận và cho phép tạo ra những công dân mới cho xã hội. Để hôn nhân được công nhận về mặt pháp lý thì trong các mô hình truyền thống nông thôn trước đây, hai bên gia đình phải tiến hành rất nhiều nghi lễ như nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ và thân nghinh, trong đó tùy theo từng địa phương mà họ có những đóng góp cho làng khác nhau. Trước đây, trong xã hội truyền thống, chính những người chuẩn bị kết hôn, lập gia đình thì lại không có tiếng nói gì trong quyết định hôn nhân khi quan điểm của Nho giáo là “ Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” nên cha mẹ là người trực tiếp định đoạt việc hôn nhân của con cái. Bên cạnh đó, “ lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống” là một trong những tiêu chuẩn mà trước đây bố mẹ trong gia đình người Việt chọn vợ chọn chồng cho con cái. Ngoài ra, quan hệ hôn nhân trong xã hội truyền thống cũng thường được xây dựng trên cơ sở môn đăng hộ đối, có đẳng cấp gần nhau, thậm chí vị trí trong dòng họ cũng phải tương xứng. Cùng một đẳng cấp xã hội, vấn đề môn đăng hộ đối lại được nhìn nhận ở mô hình gia đình truyền thống một cách thông thoáng hơn. Điều này dựa trên cơ sở của các mối quan hệ giữa các gia đình, chủ yếu là quan hệ giữa những người bố mẹ với nhau. Trong vấn đề hôn nhân truyền thống, nhiều gia đình còn cho thấy các bậc cha mẹ còn đính ước hôn nhân cho con cái ngay từ khi đứa trẻ còn chưa được sinh ra và đến khi lớn lên thì những người con cứ thế mà thực hiện các giao ước của cha mẹ. Quan hệ hôn nhân cũng tác động tới văn hóa ứng xử giữa mẹ chồng và nàng dâu. Nếu có mối quan hệ chặt chẽ, thân quen từ hai phía gia đình thì việc bất đồng quan điểm, xích mích, mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu sẽ có phần hạn chế hơn. 8Gia đình tôi và gia đình chồng tôi có mối quan hệ từ trước. Bố tôi và bố chồng tôi là bạn chiến đấu thân thiết, nên hai gia đình thường qua lại với nhau. Trước đây, tôi thường hay theo bố đến nhà chồng tôi hiện tại này chơi, nên mọi người trong gia đình nhà chồng tôi cũng có biết tôi và họ rất quý tôi. Cho nên, khi lấy anh, tôi cũng không phải qua giai đoạn tìm hiểu chuyện gia đình, đặc biệt là vấn đề mẹ chồng nàng dâu. Mẹ chồng tôi cũng không gây khó dễ cho tôi, nên tôi không phải chịu áp lực từ phía mẹ chồng như bao người khác. Về phía tôi, tôi sẽ cố gắng làm tròn bổn phận làm dâu. (PVS nữ, 29 tuổi, H. Quốc Oai). Trước đây, các bà mẹ chồng thường quan niệm rằng: Con dâu do mình “mua” về nên “ mất tiền mua mâm thì có quyền đâm cho thủng, mất tiền mua thúng thì có quyền đựng cho mòn”. Và cuộc đời làm dâu của người phụ nữ thời phong kiến thật nhiều cảnh cực lòng. Từ đó, tình cảm mẹ chồng nàng dâu khó có thể cảm thông được. Chúng ta đã được chứng kiến nhiều cảnh những người chồng gia trưởng “ năm thê bảy thiếp” trong xã hội phong kiến, trọng bên “nghĩa” mà phụ bên “tình” để cho người vợ phải chịu cảnh “ kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng”. Còn trong xã hội ngày nay, tình trạng và quan niệm trên đã không còn phổ biến. Có chăng, quan niệm đó vẫn còn tồn tại ở những vùng nông thôn, miền núi xa xôi lạc hậu. Người đàn ông hiện đại cũng chẳng còn cảnh” năm thê bảy thiếp” nhưng tình trạng “ nhất bên trọng, nhất bên khinh” trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu vẫn còn phổ biến. Khi được hỏi về quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu trong truyền thống, nhiều người cho rằng quan hệ đó có thể hóa giải được nếu như mỗi phía cố gắng lên một chút để mà chấp nhận nhau. Tôi cũng có cô con dâu, lúc đầu tôi và con dâu tôi cũng hay xảy ra chuyện này, chuyện kia do bất đồng quan điểm. Nhưng theo thời gian, tôi và con dâu đã có thể hiểu được nhau và thông cảm cho nhau. Được cái, con dâu tôi nó cũng chịu khó, cũng chu đáo bởi sinh ra trong gia đình làm nông nghiệp mà. Nói chung theo tôi, quan hệ 9xung khắc giữa mẹ chồng, nàng dâu là không tránh khỏi, nếu cố gắng thì sẽ tốt thôi.(PVS nữ, 63 tuổi, H.Thanh Trì, Hà Nội). Tôi là người phụ nữ trong gia đình, tôi cũng đã từng phải làm dâu nên tôi rất hiểu cho con dâu tôi. Nhưng nhiều khi tôi thấy con dâu tôi cũng hơi quá đà. Nó đi làm về mệt mỏi, con cái nó thì hay lèo nhèo nên nó bực tức toàn trút lên con nó. Còn tôi thì thương cháu, nên nói lại nó để bênh cháu, thế là nó nói là con nó thì nó phải dạy. Nhưng cách dạy của nó khiến tôi không đồng tình. Nhưng dần dần tôi nói, nó cũng hiểu ra và bớt đánh con nó hơn.(PVS nữ, 60 tuổi, H.Quốc Oai, Hà Nội). Còn về phía các nàng dâu, họ có ý kiến như nào? Tôi làm dâu đã được 5 năm rồi, tôi cũng rút ra được nhiều bài học từ khi về nhà chồng. Ban đầu, chưa hiểu tính mẹ chồng, tôi cứ sợ này, sợ nọ, nhưng dần dần, tôi thấy mẹ chồng tôi cũng thương con, thương cháu lắm. (cười). Bà không bắt tôi phải thế này thế kia mà cho tôi hoàn toàn tự quyết. Nhưng cái gì tôi làm không đúng thì bà can thiệp vào. Lúc đầu tôi cũng rất khó chịu, nhưng về sau hiểu tính mẹ chồng, nên tôi cũng thông cảm.(PVS nữ, 32 tuổi, H.Gia Lâm, Hà Nội). Tôi trước khi lấy chồng thì luôn nghĩ tôi sẽ quý mẹ chồng như mẹ mình (cười), nhưng tụi bạn tôi đã lập gia đình rồi thì nói còn lâu mới được như thế. Lúc đầu tôi nghĩ nếu cố gắng thì sẽ được thôi vì mẹ chồng cũng là người mà, cũng từng làm dâu mà. Nhưng đến lúc lập gia đình thì tôi mới thấy không như những gì tôi nghĩ. Mẹ chồng tôi cũng hay hạch sách tôi thế này thế kia, mà tôi thì không quen với cách cư xử đó nên tôi cũng hay nói lại, nhưng về sau, tôi cứ nghĩ thoáng ra là mẹ cũng chỉ vì thương con cháu nên mới thế mà thôi.(PVS nữ, 40 tuổi, H. Thanh Trì, Hà Nội). Rõ ràng, nhìn từ góc độ văn hóa về mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu trong gia đình truyền thống thì văn hóa Việt Nam không thể bị ảnh hưởng và pha trộn bởi các nền văn hóa khác trên thế giới, do đó chúng ta mới có lối sống như trước đây (thế hệ đã lớn tuổi) và lối sống pha trộn như hiện nay (thế hệ trẻ tuổi). Nhưng tổng kết lại có lẽ không một người Việt Nam nào lại có thể bỏ hẳn được tư duy, lối sống, phong 10 cách, tính nết của người Việt Nam truyền thống. Do nền văn hóa như vậy nên thông thường người Việt Nam hay sống chung trong gia đình. Ông bà chăm sóc con cháu, con cháu chăm lo ông bà ….Đó là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam từ trước đến nay. Nếu mọi người sống chân thành và giúp đỡ lẫn nhau thật sự, thông cảm, yêu thương nhau, hiểu biết suy nghĩ, tự do và lối sống của mỗi người trong tập thể gia đình nhỏ bé thì mọi chuyện sẽ êm xuôi, gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Chính vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình cần cố gắng để xây dựng một gia đình truyền thống hạnh phúc. 2. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu hiện nay. 2.1. Thực trạng về mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình nông thôn hiện nay. Trong đời sống hôn nhân luôn tồn tại hai phía của tình yêu, nhưng thường chúng ta chỉ nhìn thấy một phía. Vợ chồng yêu nhau, đó mới chỉ là một phía. Còn một phía khác của tình yêu mà các cặp vợ chồng ít nhìn thấy, đó là mẹ yêu con trai. Mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu là vấn đề nhạy cảm từ xưa tới nay. Khi mới lập gia đình và sống cùng cha mẹ chồng, các nàng dâu sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu cũng như cố gắng để hòa hợp với thói quen đặc tính sinh hoạt của gia đình chồng. Hòa khí gia đình phụ thuộc rất nhiều vào cách ứng xử giữa mẹ chồng và nàng dâu. Nếu nàng dâu cứ một mực bắt mẹ chồng phải thích ứng với mình, hẳn cô sẽ cầm chắc trong tay phần thất bại. Hoặc ngược lại, mẹ chồng cứ bắt nàng dâu phải tuân thủ tuyệt đối theo những quy tắc của mình thì gia đình sẽ xảy ra mâu thuẫn. Để giữ được hạnh phúc gia đình, nàng dâu với bổn phận làm con trong gia đình phải biết cư xử sao cho khéo léo đúng mực. Là con, đôi lúc nàng dâu phải chịu “thiệt thòi”, có thể phải làm những việc bản thân không thích lắm để chiều lòng mẹ chồng, bởi lẽ không có mẹ chồng thì sẽ không có chồng bạn-người mà các nàng dâu luôn yêu thương. Và như vậy, người chồng sẽ thấy hạnh phúc khi hai người phụ nữ mà anh ấy yêu thương nhất sống hòa thuận và thương yêu nhau. 11 Trong gia đình có rất nhiều mối quan hệ, tuy nhiên phức tạp nhất vẫn là mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu. Họ xem như những người giữ lửa trong gia đình, là nền tảng cho một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Cùng là những người phụ nữ trong gia đình, cùng một mối quan tâm chung nhưng đối với mỗi người, họ lại có những cách cư xử khác nhau. Do đó, mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu có phần phức tạp và khó hiểu hơn so với các mối quan hệ khác. Có người nói, trong mối quan hệ gia đình, khó xử nhất chính là mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu. Bất kỳ là ở nước nào, bất kỳ là thời cổ đại hay thời hiện đại, quan hệ mẹ chồng nàng dâu đều là những vấn đề nan giải nhất. Cuốn vào cuộc tranh cãi giữa mẹ chồng và nàng dâu, không chỉ có con cái khó xử, mà còn các cháu cũng không biết làm thế nào và các thành viên khác trong gia đình nữa. Sự bất hòa giữa mẹ chồng và nàng dâu đem lại một bóng đen không tan được cho toàn bộ cuộc sống của gia đình. Đơn cử như bài viết: “ Về quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong xã hội hiện đại” trong cuốn gia đình học của tác giả Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Qúy (2007) đã đề cập đến vấn đề này. Hai tác giả cho rằng “ Tất cả mọi sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình đều không phải ngẫu nhiên mà bao giờ cũng dựa trên cơ sở: một là quan hệ huyết thống, hai là sự lựa chọn nhau. Thế nhưng quan hệ mẹ chồng nàng dâu lại không dựa trên hai cơ sở đó. Họ không cùng huyết thống cũng chẳng được lựa chọn nhau. Song họ vẫn phải gắn bó với nhau vì một người ở giữa là con trai của người này là chồng của người kia”. Hơn thế nữa, do chịu tác động của nhiều yếu tố nên mối quan hệ giữa mẹ chồng, nàng dâu càng trở nên phức tạp hơn. Trong xã hội nói chung và xã hội nông thôn hiện nay nói riêng, với mẹ chồng, người con trai thường là người gần gũi với mẹ, là người dành nhiều tình cảm cho mẹ, chăm sóc mẹ, là người nối dõi tông đường, là người mà cả gia đình đặt mọi niềm tin và cả sự hy vọng. Cho nên, tâm lý của người mẹ thường sợ con dâu lấn lướt con trai hoặc anh ta sẽ yêu thương dành hết tình cảm cho vợ. Vì vậy ban đầu họ thường có
Luận văn liên quan