Đề tài Văn hóa Việt Nam so với văn hóa các nước trong khu vực Đông Nam Á

Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa lâu đời, được tạo nên từ rất nhiều mối quan hệ và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Tiếp cận văn hoá Đông Nam Á ngày nay cái cảm đầu tiên với mỗi người sẽ là một nền văn hoá đa dạng trong thống nhất. Trong kho tàng văn hoá đồ sộ ấy dẫu có rất nhiều yếu tố chung làm nên cái gọi là “khung” Đông Nam Á song cũng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nằm trong tổng thể văn hoá Đông Nam Á, Việt Nam là một trong số ít những quốc gia hội tụ được nhiều giá trị của nền văn hoá - văn minh phương Đông, mang nhiều đặc trưng điển hình của một Đông Nam Á thu nhỏ. Sức sống văn hoá Việt Nam cũng được thể hiện rất đa dạng trên mọi khía cạnh của cuộc sống, xét cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần. Ở mỗi khía cạnh lại có những thành tựu văn hoá đặc sắc riêng, được tiếp thu, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác và lưu truyền đến tận ngày nay. Để hoàn thiện một cái nhìn tổng quát nhất về văn hoá Việt Nam, trong bài báo cáo này chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu: Một vài nét khác biệt của văn hoá Việt Nam với các nước Đông Nam Á, qua đó sẽ giúp chúng ta có thể nhận diện chính xác hơn những nét riêng có đã làm nên giá trị muôn đời của văn hoá Việt. Khoảnh khắc nhìn lại đây sẽ thay cho thông điệp của người viết về việc bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau những giá trị văn hoá quí giá của dân tộc.

doc19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5866 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Văn hóa Việt Nam so với văn hóa các nước trong khu vực Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ BÀI Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa lâu đời, được tạo nên từ rất nhiều mối quan hệ và bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Tiếp cận văn hoá Đông Nam Á ngày nay cái cảm đầu tiên với mỗi người sẽ là một nền văn hoá đa dạng trong thống nhất. Trong kho tàng văn hoá đồ sộ ấy dẫu có rất nhiều yếu tố chung làm nên cái gọi là “khung” Đông Nam Á song cũng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nằm trong tổng thể văn hoá Đông Nam Á, Việt Nam là một trong số ít những quốc gia hội tụ được nhiều giá trị của nền văn hoá - văn minh phương Đông, mang nhiều đặc trưng điển hình của một Đông Nam Á thu nhỏ. Sức sống văn hoá Việt Nam cũng được thể hiện rất đa dạng trên mọi khía cạnh của cuộc sống, xét cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần. Ở mỗi khía cạnh lại có những thành tựu văn hoá đặc sắc riêng, được tiếp thu, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác và lưu truyền đến tận ngày nay. Để hoàn thiện một cái nhìn tổng quát nhất về văn hoá Việt Nam, trong bài báo cáo này chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu: Một vài nét khác biệt của văn hoá Việt Nam với các nước Đông Nam Á, qua đó sẽ giúp chúng ta có thể nhận diện chính xác hơn những nét riêng có đã làm nên giá trị muôn đời của văn hoá Việt. Khoảnh khắc nhìn lại đây sẽ thay cho thông điệp của người viết về việc bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau những giá trị văn hoá quí giá của dân tộc. NỘI DUNG 1. Khái quát về văn hoá Đông Nam Á 1.1. Đông Nam Á - một khu vực địa lý, văn hoá, lịch sử thống nhất Về mặt địa lý, Đông Nam Á là khu vực nhiệt đới, gió mùa, khí hậu nóng ẩm, nắng lắm, mưa nhiều. Xét ở góc độ cảnh quan địa lý, Đông Nam Á có đủ rừng núi, đồng bằng, sông, biển. Đó là những hằng số tự nhiên góp phần tạo nên bản sắc thống nhất của văn hoá Đông Nam Á: văn hoá nông nghiệp lúa nước, văn hoá sông biển và văn minh xóm làng. Về mặt lịch sử, Đông Nam Á là một trong những cái nôi của nhân loại. Trong quá trình phát triển, số phận của các dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á thăng trầm theo những bước lên xuống gập ghềnh khá giống nhau. Nơi đây có chung các nền văn hoá nổi tiếng: văn hoá Hoà Bình, văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Đông Sơn.v.v. Con đường dựng nước và giữ nước của các dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á cũng luôn luôn ở vào một hoàn cảnh tương tự: xây dựng nhà nước sơ khai ban đầu theo mô hình tổ chức của Ấn Độ, cùng phải đối mặt với đế quốc Nguyên Mông, các đế quốc phương Tây và Nhật Bản... 1.2. Đông Nam Á - là một khu vực chịu sự ảnh hưởng của các nền văn hoá lớn nhưng vẫn tạo được bản sắc riêng và có những đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hoá thế giới Trước hết, Đông Nam Á là quê hương của các loại cây có củ như khoai mài, khoai sọ và các loại ngũ cốc mà quan trọng nhất là cây lúa. Có thể nói trong lĩnh vực này, so với nhiều khu vực khác, Đông Nam Á đóng một vai trò tối quan trọng nếu không nói là chủ chốt. Do đó, hiện nay, Đông Nam Á trở thành khu vực xuất khẩu lúa gạo vào loại hàng đầu thế giới. Không chỉ có cây lúa, nền văn minh thực vật Đông Nam Á còn tạo ra chè, quế, hồ tiêu và nghề trồng dâu nuôi tằm. Và hiệu quả của việc tạo ra các sản phẩm này là những con đường thương mại quốc tế mang tên chúng như: đường chè, đường hồ tiêu, đương tơ lụa. Đông Nam Á là khu vực đầu tiên trên thế giới thuần dưỡng thành công các loài động vật hoang dã như chó, gà, vịt, ngỗng, trâu, voi. Đóng góp cho di sản văn hoá thế giới còn phải kể đến đồ gốm (Bản Chiềng -Thái Lan; Sa Huỳnh - Việt Nam), đồ đồng thau (Đông Sơn - Việt Nam) và hàng loạt các công cụ bằng sắt phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp. Về mặt kiến trúc, Đông Nam Á đã để lại cho thế giới những công trình kì vĩ, độc đáo như khu đền Ăngco, tháp Chàm, Chùa Borobudur, hệ thống đê điều Bắc Bộ,v.v Nghệ thuật điêu khắc Khmer, Chăm, Myanmar,v.v. cũng là những đóng góp đặc sắc của văn hoá Đông Nam Á. Với một bề dày truyền thống văn hoá như vậy thì sự phát triển kinh tế và văn hoá như hiện nay của các nước Đông Nam Á cũng là điều có thể lỷ giải được. 1.3. Văn hoá Đông Nam Á là một nền văn hoá thống nhất trong sự đa dạng Tính thống nhất trong sự đa dạng được biểu hiện ở rất nhiều mặt, nhiều khía cạnh của văn hoá Đông Nam Á. Dưới đây chỉ xin đơn cử một vài ví dụ minh hoạ. Về mặt ngôn ngữ, sự đa dạng của chúng được thể hiện ở chỗ mỗi quốc gia Đông Nam Á hiện có đến hàng chục, thậm chí hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Với gần 200 triệu dân sống ở 13.000 hòn đảo, Indonesia có đến hơn 200 ngôn ngữ dân tộc khác nhau cùng tồn tại. Đất nước 7.107 hòn đảo Philippines cũng có đến khoảng 80 ngôn ngữ dân tộc. Các nước Đông Nam Á khác cũng là những quốc gia đa ngôn ngữ. Tuy nhiên, dù hết sức đa dạng, nhiều vẻ các ngôn ngữ Đông Nam Á đều chỉ thuộc về một trong số 4 ngữ hệ như chúng ta đã biết: Nam Á, Nam Đảo, Thái, Hán Tạng. Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một gốc chung là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử. Quả là một sự thống nhất cao độ từ trong cội nguồn của chúng. Phong tục tập quán là một cái gì hết sức riêng biệt của mỗi dân tộc. Ở Đông Nam Á có đến hàng trăm dân tộc khác nhau, vì thế các phong tục, tập quán cũng rất đa dạng. Sự đa dạng của nó đến mức mỗi làng, mỗi bản đều có những tập tục riêng của mình. Song trong cái hằng hà sa số ấy, người ta vẫn tìm thấy nhiều đặc điểm chung mang tính chất toàn vùng, mang tính phổ quát cho cả khu vực. Đó là cách ăn mặc với một trang phục chung là sarông (váy), khố, rồi vòng đeo tai, vòng đeo cổ.v.v. Đó là tục ăn uống với thức ăn chính là cơm, rau, cá, và hoa quả. Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình. Đó là tục chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống và những thứ mà khi còn sống họ thường ưa thích. Đó là tục nhai trầu, cưa, và nhuộm răng đen, xăm mình; rồi đến cả những trò vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền.v.v. Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình và rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực. Sự đa dạng của phong tục tập quán còn được biểu hiện ở các lễ hội, lễ tết Đông Nam Á. Có thể nói, ở mỗi dân tộc, mùa nào, tháng nào cũng có lễ hội. Nếu làm một phép thống kê, con số các lễ hội, lễ tết Đông Nam Á đều quy tụ về một loại thống nhất: lễ hội nông nghiệp. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á dù hết sức đa dạng, nhiều vẻ vẫn có thể thuộc về một trong số ba loại chính: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ cúng người đã mất. Một nét chung khác nữa trong tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là thuyết vạn vật hữu linh, là tục thờ Thần, đặc biệt là những vị thần liên quan đến việc trồng cấy như thần Đất, thần Nước, thần Mây, thần Mặt trời.v.v. Tóm lại, ở mọi thành tố của văn hoá Đông Nam Á chúng ta đều có thể tìm thấy một sự thống nhất trong muôn hình muôn vẻ sự tồn tại đa dạng của chúng ở các dân tộc Đông Nam Á. 1.4. Đông Nam Á - khu vực mang tính chất mở, tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố tích cực từ bên ngoài Đặc điểm này có cơ sở từ hai lí do chính. Thứ nhất, do tính cách, bản chất của con người Đông Nam Á: luôn luôn cởi mở (sẵn sàng tiếp nhận, không có thành kiến dân tộc) và năng động (sáng tạo). Thứ hai, do vị trí của khu vực Đông Nam Á. Đông Nam Á, như chúng ta đã biết, nằm trên đường giao lưu Trung Hoa - Ấn Độ, nằm gọn trên trục thông thương Đông - Tây qua hai đại dương. Vị trí ấy tạo điều kiện cho Đông Nam Á, ngay từ buổi đầu lịch sử, đã sớm tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá Trung, Ấn, Arập và sau này sớm tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây. Những dấu ấn về sự tiếp thu ấy còn để lại khá đậm nét trong văn hoá Đông Nam Á. Các yếu tố mới tiếp thu từ bên ngoài cùng với các yếu tố bản địa đã làm cho vườn hoa Đông Nam Á càng đa dạng sắc màu trong cuộc sống hiện đại. 1.5. Đông Nam Á - là khu vực còn duy trì các đặc trưng văn hoá mang tính nông thôn Khác với văn hoá phương Tây, vốn hầu như chỉ mang tính chất thành thị, văn hoá Đông Nam Á còn lưu giữ rất nhiều những nét gắn liền nó với nông thôn, cũng như với nguồn gốc xa xưa, tức là duy trì cái cơ sở chung gắn liền với quá khứ. Những yếu tố, những đặc trưng văn hoá mang tính nông thôn còn tồn tại khá nhiều, chẳng hạn: - Nông nghiệp lúa nước và tổ chức làng xã có tính chất tự quản thích hợp với nền nông nghiệp này. - Quan niệm về gia đình xây dựng trên sự hoà hợp vợ chồng trong đó vai trò của người phụ nữ được coi trọng. - Những nghi lễ gắn liền với lá trầu, quả cau trong mọi giao tiếp xã hội. - Những tín ngưỡng gắn liền với linh hồn cha mẹ, những tàn dư vạn vật hữu linh vẫn được duy trì cho dù nước này theo Phật giáo, nước kia theo Hồi giáo hay Thiên chúa giáo. - Trong văn học vai trò của văn học dân gian vẫn chiếm vị trí quan trọng, bên cạnh dòng văn học mới ít chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây. Các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật khác như âm nhạc, vũ, điêu khắc, hội hoạ cũng ở trong tình trạng tương tự. - Về mặt tâm thức, con người Đông Nam Á coi trọng cộng đồng hơn cá nhân, thích hoà hợp hơn cạnh tranh, lấy tình nghĩa làm chính trong các quan hệ giưũa người với người. Như vậy, nhìn chung có thể đánh giá rằng, Đông Nam Á là một khu vực có những đặc trưng văn hoá riêng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, bản sắc ấy ngày càng được bồi đắp thêm bởi những yếu tố mới tiến bộ. Ngày nay, các nước Đông Nam Á đều đã giành được độc lập và đang bước vào thời kì phát triển kinh tế, xây dựng xã hội mới giàu mạnh, tiên tiến, hiện đại. Chỉ với mấy chục năm khôi phục kinh tế, phát triển đất nước, các quốc gia Đông Nam Á đã thu được những thành tựu đáng kể. Có được những thành tự ấy, một trong những lý do quan trọng nhất là bởi khu vực này từ xa xưa đã có một bản sắc văn hoá chung, đặc sắc mà chỉ ngày nay trong hoàn cảnh thế giới mới, nó mới có điều kiện phát huy sức mạnh vốn có của mình. 2. Văn hoá Việt Nam và những nét đặc trưng khác biệt về văn hoá so với các nước trong khu vực Đông Nam Á 2.1. Lịch sử hình thành văn hoá Việt Nam Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa của một quốc gia đa tộc người bởi vậy, nền văn hoá ấy được thể hiện một cách đa dạng trên mọi lĩnh vực cả về vật chất lẫn tinh thần. Mỗi khía cạnh của cuộc sống lại có những thành tựu văn hóa đặc sắc riêng, được tiếp thu phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác và lưu truyền đến ngày nay. Việt Nam gồm có tất cả 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số. Chỉnh thể văn hóa Việt Nam được thể hiện bởi một nền văn hóa thống nhất của một quốc gia dân tộc bao gồm 54 sắc thái của 54 tộc người, với đặc điểm là một nền văn hóa đa tộc người vừa có tính thống nhất, vừa có tính đa dạng. Chính vì đặc điểm khi chúng ta tiếp cận văn hóa Việt Nam ta nên khám phá ở góc độ lịch sử phát triển để có thể đưa ra một cái nhìn tổng thể chính xác nhất. Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc. Các nhà sử học đã thống nhất một ý kiến: Việt Nam có một cộng đồng văn hoá khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ này. Đó là cộng đồng văn hoá Đông Sơn. Cộng đồng văn hoá ấy phát triển cao so với các nền văn hoá khác đương thời trong khu vực, có những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá vùng Đông Nam Á, vì có chung chủng gốc Nam Á (Mongoloid phương Nam) và nền văn minh lúa nước. Những con đường phát triển khác nhau của văn hoá bản địa tại các khu vực khác nhau (lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả...) đã hội tụ với nhau, hợp thành văn hoá Đông Sơn. Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước “phôi thai” đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng liên làng và siêu làng (để chống giặc và đắp giữ đê trồng lúa), từ đó các bộ lạc nguyên thuỷ phát triển thành dân tộc. Giai đoạn văn hoá Văn Lang - Âu Lạc (gần năm 3000 đến cuối thiên niên kỷ 1 trước CN) vào thời đại đồ đồng sơ khai, trải 18 đời vua Hùng, được coi là đỉnh cao thứ nhất của lịch sử văn hoá Việt Nam, với sáng tạo tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước ổn định. Sau giai đoạn chống Bắc thuộc có đặc trưng chủ yếu là song song tồn tại hai xu hướng Hán hoá và chống Hán hoá, giai đoạn Đại Việt (từ thế kỉ 10 đến 15) là đỉnh cao thứ hai của văn hoá Việt Nam. Qua các triều đại nhà nước phong kiến độc lập, nhất là với hai cột mốc các triều Lý - Trần và Lê, văn hoá Việt Nam được gây dựng lại toàn diện và thăng hoa nhanh chóng có sự tiếp thu ảnh hưởng to lớn của Phật giáo và Nho giáo. Sau thời kì hỗn độn Lê - Mạc và Trịnh - Nguyễn chia cắt đất nước, rồi từ tiền đề Tây Sơn thống nhất đất nước và lãnh thổ, nhà Nguyễn tìm cách phục hưng văn hoá dựa vào Nho giáo, nhưng lúc ấy Nho giáo đã suy tàn và văn hoá phương Tây bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam. Kéo dài cho tới khi kết thúc chế độ Pháp thuộc là sự xen cài về văn hoá giữa hai xu hướng Âu hoá và chống Âu hoá, là sự đấu tranh giữa văn hoá yêu nước với văn hoá thực dân. Giai đoạn văn hoá Việt Nam hiện đại được hình thành kể từ những năm 20, 30 của thế kỷ XIX, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác - Lênin. Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền văn minh thế giới hiện đại, đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hoá Việt Nam hứa hẹn một đỉnh cao lịch sử mới. 2.2. Những đặc trưng khác biệt của văn hoá Việt Nam so với các nước trong khu vực Đông Nam Á Như chúng ta đã biết, văn hóa là một khái niệm rất rộng, nó bao gồm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của mình. Khi nghiên cứu về văn hóa, nhất là văn hóa của Đông Nam Á - một trong những khu vực xuất hiện dấu chân người đầu tiên trên thế giới, là nơi có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, nơi hình thành rất nhiều nền văn minh... - phải thừa nhận rằng đây là một việc rất khó khăn. Mặt khác, trong các giá trị văn hóa của các quốc gia có những giá trị văn hóa nội sinh nhưng cũng có những giá trị văn hóa tiếp biến của các nền văn hóa khác, những giá trị văn hóa này pha trộn, tương đồng lẫn nhau rất khó xác định. Chính vì vậy, trong bài nghiên cứu này, nhóm không đi sâu chứng minh sự khác nhau trên từng khía cạnh của thành tựu văn hoá, bởi như vậy dễ sa vào con đường đánh giá chủ quan, hời hợt (khác nước này nhưng có thể lại giống nước kia). Mà chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ vấn đề dựa trên những luận điểm xoay quanh vấn đề: yếu tố nội tại và sự tiếp biến văn hóa. Với phương thức lý luận này không chỉ làm rõ được sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác mà còn thể hiện được mối liên hệ biện chứng giữa chúng. 2.2.1. Văn hoá Việt Nam - sự hội tụ của Văn hoá ngã tư Về địa lý ta thấy rõ nhất, Việt Nam nằm ở bờ Tây của Thái Bình Dương, cực nam của đại lục Trung Hoa, cực bắc của vùng bán đảo và quần đảo Đông Nam Á. Chính tính chất tính chất “ngã tư” này tạo cho nó sức sống và động lực phát triển. Bốn dòng văn hóa lớn nhất Ấn - Hoa - Cận Đông - Tây đường đi qua, đan chéo nhau ở ngã tư này. Văn hóa Hán tràn ngập đại lục, ngấm đẫm Đông Bắc Á nhưng chỉ len lỏi qua những con đường mòn, những mạch suối nhỏ xuống miền Đông Nam Á. Con đường của công cuộc Ấn Độ hóa đi qua Campuchia, Trung Việt - Champa ra quần đảo Indonesia tạo nên những đỉnh cao tuyệt vời Ăngco - Mỹ Sơn - Borobudua. Cuộc Hồi giáo hóa yếu hơn cũng để dấu ấn ở Trung Việt. Còn văn minh phương Tây tiếp xúc với đất này từ đầu công nguyên, những đợt sóng thứ nhất chỉ diễn ra hồi thế kỷ 16 bằng đường thương mại mà Hội An là một nhân chứng. Đợt hai là cuộc xâm chiếm và thực dân hóa của Pháp cuối TK 19 - đầu TK 20 tiếp nối là các biến động lịch sử của cách mạng Mác xít - chủ nghĩa yêu nước chống thực dân, cuộc tiếp xúc hòa nhập với CNXH hiện thực và giờ đây là "toàn cầu hóa". Có thể nói mọi nền văn minh đều đi qua ngã tư Việt Nam nhưng khác với các ngã tư biến thành phố thị, thành trung tâm lớn thì ngã tư Việt Nam vẫn chỉ là ngã tư để đi qua, để quá cảnh. Làn gió đi qua mát mẻ nhưng sự tích đọng không nặng nề, thấm đẫm. Việt Nam không theo Phật đậm như Campuchia, không Khổng đậm như Hàn Quốc, không Kito đậm như Philippines và không Hồi giáo đậm như Indonesia. Giao tích văn hóa diễn ra kiểu “ăn hương ăn hoa” khéo léo chắt lấy tinh hoa đấy nhưng cũng hời hợt, không triệt để, đủ để tạo một khoảng trống cho chủ thể nội tại có thể phát huy sức sáng tạo của mình. Để minh chứng rõ hơn về vấn đề này chúng tôi xin đưa ra dẫn chứng về nét độc đáo của cồng chiêng Tây Nguyên so với các nước Đông Nam Á khác: Sự độc đáo và khác biệt cơ bản giữa cồng chiêng Tây Nguyên đối với cồng chiêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á ngoài sự gắn kết với không gian văn hóa, là sự phong phú trong cơ cấu của các dàn chiêng (riêng người Gia-rai trước đây đã tồn tại 5 dàn cồng chiêng khác nhau: loại dùng trong lễ bỏ mả, loại dùng để uống rượu cần, loại dùng khi có đám rước, loại dùng tế thần lửa và loại dùng để đón người chiến sĩ chiến thắng trở về) và nhất là sự độc đáo, khác biệt trong cách thức diễn tấu. Cồng chiêng của các nước Đông Nam Á lục địa: Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, các nước hải đảo: Indonesia, Philippines, Malaysia với các dàn chiêng Gamelan, Gong Kebyar (Indonesia), Kulingtan (Philippines), Khong wong yai (Thái Lan, Lào), Khong thom (Campuchia), Ky waing (Myanma)... ngoài 1 đến 2 chiếc cồng lớn là treo trên giá (Agong – cặp cồng núm), còn đa phần là cồng có núm nhỏ, mà mỗi cồng có núm được úp trên một hộp bằng đồng - Gs. Trần Văn Khê mô tả như hình cái ô trầu có nắp, được sắp đặt theo một hệ thống cố định trên một giàn tròn bằng mây hoặc giá bằng gỗ. Nhạc công ngồi yên ở giữa, hai tay dùng 2 búa gỗ để gõ cồng. Nói chung, dàn cồng chiêng của họ được cấu tạo tương tự hình thức một cây đàn gõ ra giai điệu. (chỉ trừ dàn cồng Gangsa tại đảo Luson (Philippines) gồm 6 cồng phẳng, cách sắp đặt và diễn tấu lại không khác nhiều người Mnông ở Tây Nguyên).  Cồng chiêng Tây Nguyên Việt Nam thì trái lại, biên chế đa dạng, không cố định, hình thành nhiều loại dàn chiêng khác nhau để phục vụ cho những sinh hoạt, lễ thức khác nhau. Có loại dàn chỉ gồm 2 chiếc (như dàn chiêng Tha) cho đến loại từ 9,11,16 cồng và chiêng. Nhạc công các dàn cồng chiêng các nước Đông Nam Á lục địa một mình với 2 tay đánh bằng dùi gõ cả dàn cồng đến 17, 19 chiếc, còn nhạc công dàn cồng chiêng Tây Nguyên thì mỗi người chỉ đánh một cồng. Mỗi nhạc công giữ một vị trí cao độ và tiết tấu, âm sắc khác nhau, đòi hỏi phải nhớ, phải tập trung tâm trí nắm chắc thời gian, nhịp điệu để gõ đúng phần của mình, vừa phải lắng nghe người khác trong dàn nhạc để tạo nên sự hòa hợp, đồng cảm chung. Vì vậy, để tham gia diễn tấu được một bài chiêng, thì yếu tố “nhạc cảm”, năng khiếu bẩm sinh là vấn đề quan trọng, không phải là ai cũng có thể làm ngay được. Đặc biệt là sự quy định chức năng từng loại cồng trong dàn nhạc: “Chiếc cồng phát ra âm thanh thấp – vốn là âm cơ bản – mang tên “mẹ”. Trong những dàn có 9 cồng chiêng trở lên thì có thêm cồng “cha”, ... tiếp theo là các cồng con, cồng cháu... hình thành hệ thống gia đình mang dấu vết chế độ mẫu hệ của người Tây Nguyên. Khi diễn tấu, cồng mẹ và cồng cha được phân công phần trầm làm nền, cồng con và các cồng khác đánh so le trước – sau, nhanh – chậm để tạo ra giai điệu” . Điều khác biệt nữa là nhạc công dàn chiêng Tây Nguyên không ngồi yên tại chỗ để gõ cồng như các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanma... mà luôn di động, (thường là di động xoay quanh một đối tượng được tôn vinh ở vị trí trung tâm như cây nêu... theo chiều ngược kim đồng hồ như chiều bay của cánh chim Lạc trên mặt trống đồng) và đa dạng về động tác (tùy theo sự cảm hứng diễn đạt trong quá trình diễn tấu như khom người, nghiêng mình, cúi mặt...). Cách gõ cồng của Tây Nguyên có hai cách: đánh bằng dùi và đánh bằng cườm tay. Đánh bằng dùi, nếu là dùi mềm cho âm thanh tròn trĩnh, dịu dàng, trầm lắng, nếu là dùi cứng cho âm thanh độ mãnh liệt, sắc nhọn. Đánh bằng cườm tay cho âm thanh cảm giác mờ ảo, xa xăm, huyền bí, hoang sơ. Bàn tay trái phía sau cồng không chỉ để giữ cồng mà cũng tham gia diễn tấu, lúc bịt lúc mở mặt chiêng để tạo tiếng ngắt, tiếng ngân theo từng sắc thái của bài chiêng. Bởi vậy có thể khẳng định: “không bao giờ bật gốc qua các cơn bão lốc, luôn bảo tồn cái vốn có một cách dai đẳng, khéo léo nhưng cũng không đột biến, bùng phát tới
Luận văn liên quan