Đề tài Vàng trong đời sống kinh tế xã hội

Nhiều nguồn tài liệu cổ còn lưu lại cho biết, vào khoảng 12000 năm trước Công nguyên người Ai Cập đã biết đến vàng và từ “vàng” đã được ghi trong cuốn từ điển cổ của người Ấn Độ cách đây 6000năm. Cũng vào thời đó người Ai Cập,người Xume đã biết gia công vàng làm đồ trang sức. Năm 3100 trước Công nguyên, vua Ai Cập Menes đã cho đúc vàng thành từng thỏi mang tên mình, mỗi thỏi vàng nặng 14gr. Các đoàn lạc đà của vua Xa-lô- mông hàng năm đem về từ Ophir một số vàng theo trị giá ngày nay đến hàng tỷ phrăng. Vua có ngai bọc vàng và uống rượu trong những ly rượu bằng vàng. Khi vua Ai Cập trẻ Tontankhamon chết (khoảng năm 1350 trước Công nguyên), các thần dân của Vua đã đặt xác ướp của ông vào một cái quách bằng vàng khối trên 100kg, còn được trang trí bằng một tượng vàng người đồ sộ bằng vàng tạc theo hình vua.Năm 1492, Christophe Colomb đã phát hiện có vàng trên đảo Hispanila nằm giữa Đô-mi-ních và Ha-i-ti ngày nay.Suốt cả thế kỷ sau đó,những người đi chinh phục Châu Mỹ đã gửi về nước mình những số lượng lớn thứ kim loại quý đó. Ở thời Trung Cổ, người Fhini, sau đó là người Hy Lạp đã biết dùng vàng để đúc thành tiền và cho lưu hành song song với đồng tiền bằng kim loại bạc. Cách đây khoảng 3000 năm đã thấy xuất hiện tiền bằng vàng ở Ấn Độ, ở Trung Quốc. Ở Việt nam từ đầu Công nguyên ông cha ta đã biết đến vàng. Trên thế giới, dưới các triều đại nô lệ và phong kiến, vàng được dùng đúc thành vương miện,tượng trưng cho quyền uy của bọn vua chúa phong kiến, từ thời tư bản chủ nghĩa cho đến ngày nay,vàng được dùng làm phương tiện cất giữ của cải,phương tiện dự trữ,thanh toán và ngày càng được dùng vào công kỹ nghệ phục vụ đời sống và làm đồ trang sức.

doc46 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vàng trong đời sống kinh tế xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch­¬ng I. VÀNG VÀ CÁC THUỘC TÍNH CỦA VÀNG ĐẠI CUƠNG VỀ LỊCH SỬ CỦA VÀNG Nhiều nguồn tài liệu cổ còn lưu lại cho biết, vào khoảng 12000 năm trước Công nguyên người Ai Cập đã biết đến vàng và từ “vàng” đã được ghi trong cuốn từ điển cổ của người Ấn Độ cách đây 6000năm. Cũng vào thời đó người Ai Cập,người Xume đã biết gia công vàng làm đồ trang sức. Năm 3100 trước Công nguyên, vua Ai Cập Menes đã cho đúc vàng thành từng thỏi mang tên mình, mỗi thỏi vàng nặng 14gr. Các đoàn lạc đà của vua Xa-lô- mông hàng năm đem về từ Ophir một số vàng theo trị giá ngày nay đến hàng tỷ phrăng. Vua có ngai bọc vàng và uống rượu trong những ly rượu bằng vàng. Khi vua Ai Cập trẻ Tontankhamon chết (khoảng năm 1350 trước Công nguyên), các thần dân của Vua đã đặt xác ướp của ông vào một cái quách bằng vàng khối trên 100kg, còn được trang trí bằng một tượng vàng người đồ sộ bằng vàng tạc theo hình vua.Năm 1492, Christophe Colomb đã phát hiện có vàng trên đảo Hispanila nằm giữa Đô-mi-ních và Ha-i-ti ngày nay.Suốt cả thế kỷ sau đó,những người đi chinh phục Châu Mỹ đã gửi về nước mình những số lượng lớn thứ kim loại quý đó. Ở thời Trung Cổ, người Fhini, sau đó là người Hy Lạp đã biết dùng vàng để đúc thành tiền và cho lưu hành song song với đồng tiền bằng kim loại bạc. Cách đây khoảng 3000 năm đã thấy xuất hiện tiền bằng vàng ở Ấn Độ, ở Trung Quốc. Ở Việt nam từ đầu Công nguyên ông cha ta đã biết đến vàng. Trên thế giới, dưới các triều đại nô lệ và phong kiến, vàng được dùng đúc thành vương miện,tượng trưng cho quyền uy của bọn vua chúa phong kiến, từ thời tư bản chủ nghĩa cho đến ngày nay,vàng được dùng làm phương tiện cất giữ của cải,phương tiện dự trữ,thanh toán và ngày càng được dùng vào công kỹ nghệ phục vụ đời sống và làm đồ trang sức. Lúc đầu vàng được xếp sau bạc trong hàng ngũ kim loại màu khan hiếm.Nhưng sau đó người ta tìm cách cải tiến công tác thăm dò, khai thác bạc, vi dự trữ bạc lớn, dễ khai thác hơn, nên bạc đã được khai thác nhiều hơn vàng, làm cho vàng vốn đã khan hiếm ngày càng trở nên khan hiếm và cao giá hơn bạc.Từ thời cổ đại đến thời trung cổ, tương quan giá trị giữa vàng và bạc thường dao động trong phạm vi 1/10 đến 1/12, chưa bao giờ vượt quá tỷ lệ 1/16. Đến đầu thế kỷ 20, tương quan ấy đã có lúc dao động trong phạm vi:1/36 đến 1/39(1) Trong lịch sử nhân loại, cho đến nay con người đã khai thác được khoảng 130 ngàn tấn vàng,nhưng do vàng là kim loại quý hiếm và bền vững, cho nên hiện còn khoảng 85% số vàng này nếu thu gom lài thì có thể xếp thành một khối hình hộp mỗi bề 16m (2) 2.CÔNG DỤNG CỦA VÀNG. Nếu khi mới ra đời vàng chỉ được dùng để đúc tiền, làm vương miện tượng trưng cho quyền uy, làm đồ trang sức biểu thị sự giàu sang, phú quý và làm báu vật để cất giữ, thì từ khi khoa học kỹ thuật phát triển con người ngày càng khám phá ra nhiều thuộc tính hữu ích và công dụng quý giá của vàng, mà ít kim loại nào có được.Chẳng hạn: _Trong y học,từ lâu vàng đã được dùng làm nguyên liệu cho ngành nha khoa.Theo báo “Tiền phong chủ nhật” số 40/96, trong thế chiến thứ 2 Phát xít Đức đã lấy được khoảng 6 tấn vàng từ răng (vàng) của người Do Thái. Tính đến thập niên 80 lượng vàng sử dụng trong nha khoa đã giảm xuống 25% so với trước, tuy vậy số lượng vàng dùng để làm răng của toàn thế giới năm 1987 vẫn còn đến 48 triệu tấn. Trong công nghiệp thuỷ tinh, vàng được sử dụng làm thuỷ tinh màu đặc biệt.Nước vàng kim (hoàng kim) có 12% vàng dùng để vẽ lên bề mặt gốm,sứ,thuỷ tinh làm tăng vẻ đẹp và sang trọng của sản phẩm.Vàng còn được dùng để làm tranh sơn mài. Vàng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp phim ảnh, đặc biệt phim ảnh màu.Các băng ghi âm, ghi hình thông dụng và màu cũng phải sử dụng đến vàng. Công nghiệp hoá chất cũng sử dụng vàng ngày càng tăng để chế tạo các dụng cụ thí nghiệm bền hoá chất như chén,que khuyâý, hệ thống làm lạnh đặc biệt, bình phản ứng, điện cực… Trong công nghiệp điện tử, vàng rất được ưa chuộng để chế tạo các mạch dẫn điện, tiếp xúc, công tắc, vỏ bền với tác dụng của hoá chất… Người ta tính rằng, chỉ riêng trong thập niên 70 (1971-1980) nghĩa là vào lúc này ngành công nghiệp điện tử bán dẫn và công nghiệp hàng không vũ trụ mới bắt đầu thịnh hành, mà ngành công nghiệp tiêu dùng phục vụ dân sinh đã ngốn mất 9442 tấn vàng, trong đó công nghiệp kim hoàn dùng 7136 tấn, điện tử rađiô dùng hết 903 tấn, ngành nha khoa dùng hết 712 tấn, cho các nhu cầu công nghệ khác hết 691 tấn. Cũng trong thời gian này lượng vàng dùng làm đồ trang sức, đúc tiền cất giữ của tư nhân vào khoảng 4693 tấn (3). Cho đến nay lượng vàng lớn nhất vẫn được sử dụng làm vật bảo đảm trong lưu thông tiền tệ. Lượng vàng đưa vào lưu thông tiền tệ của nhiều quốc gia chiếm gần nửa số vàng sản xuất hàng năm. Tuy nhiên, ngày nay tiền vàng ít được sử dụng để lưu thông thường chỉ có 900 phần vàng. 3. NHỮNG THUỘC TÍNH LÝ HOÁ HỌC CỦA VÀNG. Từ xa xưa vàng đã trở thành kim loại cao giá, nguyên nhân chủ yếu, suy cho cùng, có lẽ do vàng là kim loại khan hiếm, lại có nhiều thuộc tính lý hoá và ngày càng phát hiện được nhiều công dụng hữu ích phục vụ đời sống kinh tế xã hội mà các kim loại khác thường không thể có được. Song, thực chất vàng chỉ là kim loại màu vàng, ánh kim đẹp có tên Latinh la Aurum, ký hiệu hóa học là Au, được xếp hàng thứ 79 trong bảng tuần hoàn Mendeleep, có phân tử lượng là 196,967 nằm trong nhom thứ 1 thuộc nhóm kim loại màu khan hiếm 3.1 Các tính chất lý học Tại nhiệt độ thường vàng ở thể rắn, tỷ trọng 19,336g/cm3.Vàng nóng chảy ở 1063,40C sôi ở 29660C. Khi nguội tới nhiệt độ nóng đỏ, nếu trong vàng có lẫn các kim loại khác, thì đột nhiên xuất hiện lục thẫm. Khi hoá rắn thể tích của vàng giảm nhiều. Ở dạng bột có màu đỏ tía, xanh xám hoặc màu đen, ở dạng chia rất nhỏ, lại có màu vàng.Dưới ánh sáng xuyên qua, những lá vàng rất mỏng có màu xanh lơ hoặc lục, còn dưới ánh sáng phản chiếu vẫn là màu vàng. Vàng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. Ở 180C, hằng số dẫn điện của vàng bằng 67,3% của bạc, còn hệ số dẫn nhiệt bằng 70% của bạc Vàng tương đối mềm, dẻo và dai do vậy dễ kéo thành sợi (1gr vàng có thể kéo thành một sợi chỉ dài 3 km) và dễ dát mỏng (có thể mỏng 1/8000 mm). Do vậy các tượng đài rộng hàng trăm tấn có thể được mạ kín bằng vài chục gr vàng. Vàng dễ bay hơi trong chân không và dễ đánh bóng Độ cứng theo Mo-xơ là 2,5 Độ cứng theo Brinel (HB) là 18-20 KG/mm2 3.2 Các tính chất hoá học Vàng không đổi màu và hầu như không bị ăn mòn trong không khí, ở bất kỳ nhiệt độ nào, trong nước, trong các dung dịch muối, dung dịch kiềm nóng chảy và trong các axit mạnh Vàng hoà tan trong dung dịch Kalixyanua (KCN) hoặc Natrixyanua (NaCN) khi có ôxy theo phản ứng sau: 4Au+O2+8NaCN+2H2O=4Na[Au(CN)2+4NaOH Vàng hoà tan trong nước cường thuỷ Khi có muối ăn (NaCL) hoặc amoniclorua (NH4CL) theo phản ứng sau: Au+3HCl+HNO3=AuCl3+NO+2H2O Vàng dễ tạo thành hợp kim với nhiều nguyên tố: VD:bạc, đồng, asen, cađmi, Bismut, bạch kim, Telua, chì Dung dịch vàng (III) clorua có tính oxy hoá rất mạnh, nó bị khử đến vàng kim loại bằng các chất khử vô cơ, hữu cơ sau: AuCl3+3FeSO4=Au+Fe2(SO4)3+FeCl3 2AuCl3+3SnCl2=2Au+3SnCl4 4AuCl3+3(NH2NH2HCl)=4Au+15HCl+3N2 Có thể khử bằng khí sunfurơ, than hoạt tính, axit Ôxalic, amoniôxa lat, Natrinitrit, Hyđrôquinon, Hyđrôperoxyt trong môi trường kiềm,v.v… Độ bền hoá học của vàng trong axit là nhờ điện cực dương của vàng Vàng dễ tạo phức với dung dịch xianua, nhất là khi có mặt không khí Các hợp chất hoà tan của vàng dễ bị các chất hữu cơ khử vàng thành kim loại dưới dạng keo.Dung dịch thường có các màu đỏ, xanh, tím hoặc nâu. 4.”TUæI” VÀNG VÀ ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG VÀNG 4.1. ”Tuổi” hàm lượng vàng Cho đến nay chưa ai có thể biết được chính xác tuổi vàng theo nghĩa thời gian năm tháng.Còn tuổi vàng mà dân gian quen gọi là một quy ước về chất lượng vàng theo tập quán của vung Á đông Vàng cũng như các kim loại khác, tồn tại dưới dạng nguyên chất (tinh khiết) hoặc dưới dạng hợp kim hay hợp chất.Vàng kim loại bền trong không khí, nên không bị biến đổi theo thời gian vì vậy “tuổi” vàng là khái niệm chỉ độ nguyên chất hoặc độ tinh khiết (hàm lượng) cuả vàng .Vàng càng tinh khiết,”tuổi” vàng càng cao, vàng càng có nhiều tạp chất, thì tuổi vàng càng thấp.Vàng cao tuổi nhất là vàng mười hoặc vàng 99,99. Ở nước ta, hợp kim giữa vàng và bạc với hàm lượng trên 90% vàng được gọi là vàng ta, hợp kim giữa vàng và đồng được gọi là vàng tây.Việc xác định hàm lượng vàng trong vàng ta có phần dễ dàng hơn xác định hàm lượng vàng trong vàng tây. Trên thế giới còn có những quy định khác về chất lượng vàng là carats (tiếng Pháp) hoặc karat (tiếng Anh, Đức viết tắt là K hoặc Kt).Vàng nguyên chất là vàng 24 karat (24K).Vàng có giá trị karat càng thấp, thì hàm lượng vàng càng ít, chất lượng vàng càng thấp. Khái niệm khoa học về chất lượng phổ thông của vàng là phần trăm (%). Vàng tinh khiết cao là vàng nguyên chất, có hàm lượng 100% vàng. Chất lượng vàng càng thấp hàm lượng vàng càng ít. Mối quan hệ chất lượng giữa karat và hàm lượng vàng xin xem bảng 1. Karat,K (phần/24)  Độ tinh khiết (phần/1000)  Phần trăm (phần/100)   24 K 23 K 22 K 21 K 20 K 19 K 18 K 17 K 16 K 15 K 14 K 13 K 12 K 11 K 10 K 9 K 8 K  1000 hay 999 958 916 hay 917 875 833 791 750 708 666 hay 667 625 583 hay 585 541 500 458 416 hay 417 375 333  100 hay 99,99% 95,83% 91,66% 87,50% 83,33% 79,16% 75,00% 70,83% 66,66% 62,50% 58,33% 54,16% 50,00% 45,83% 41,66% 37,50% 33,33%   4.2 Đơn vị đo lường vàng Ở nước ta, cũng như ở Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc thường tính trọng lượng vàng và các kim loại, đá quý bằng đơn vị lạng (lượng) hoặc đồng cân, chỉ, phân, ly (lai). 1 lạng =10 chỉ =100 phân =1000 ly (lai) So với đơn vị đo trọng lượng thông dụng hệ quốc tế SI ta có hệ thức chuyển đổi sau: 1 kg =26,666 lạng =266,66 chỉ =2666,6 phân =26666 ly 1 g =0,266 chỉ =2,66 phân =26,666 ly Ngược lại, 1 lạng (còn gọi là cây vàng ) =37,5g 1 chỉ = 3,75g Công thức để tính mối quan hệ qua lại:lạng-gam như sau: 1 lạng = g 1g =  l¹ng Ở Châu Âu thường tính trọng lượng vàng cũng như kim loại quý đặc biệt là đá quý theo đơn vị karat. Quan hệ giữa karat và đơn vị trọng lượng thông dụng quốc tế SI như sau: 1 kg =0,2g =200mg =5,32 ly Vậy vàng 24K phải có trọng lượng là 4,8g vàng nguyên chất. Ở Mỹ và Anh hay dùng đơn vị đo lường là ounce (đọc là aoxơ-viết tắt là oz),còn tiếng Pháp là once (đọc là ônxơ viết tắt là oc). Ngày nay, các ngân hàng quốc tế vẫn thường dùng đơn vị ounce trong trao đổi mua bán vàng. Có 3 loại ounce là: _ Avoirdupois ounce, viết tắt là oz hoặc ozardp có giá trị là 28,349g, thường dùng trong thương mại. _ Troy ounce, viết tắt la oztr có giá trị là 31,103g, thường dùng trong kim hoàn. _ Zothecary ounce, viết tắt là ozap, có giá trị như oztr, thường dùng trong dược phẩm và tạp phẩm. 5.VÀNG TRONG THIÊN NHIÊN. Gìơ đây hầu như ai cũng biết, vàng là kim loại quý hiếm, là báu vật được nhiều người quan tâm, mơ ước, là niềm vui và hạnh phúc của những ai có nó trong tay.Song, vàng, như nhiều người trong số chúng ta đã biết, cũng là một trong nhiều nguyên nhân của biết bao nỗi bất hạnh, là nguồn gốc của biết bao cuộc chiến tranh đẫm máu, bao vụ án ly kỳ và bao nhiêu huynh đệ tương tàn và do vậy, vàng cũng là nguồn gốc của biết bao đề tài văn học bất hủ ở Đông Tây kim cổ. Song, vàng có ở đâu, có lẽ, ít người quan tâm trừ một số nhà địa chất và những người săn lùng, khai thác vàng. Trong thiên nhiên, vàng tồn tại như một thành phần của vỏ trái đất, được phân bố khắp mọi nơi trên trái đất, trong lòng đất và trong nước biển.Do vậy, việc tìm ra một mỏ vàng là không khó đối với một nhà địa chất có kinh nghiệm, nhưng để tìm ra một mỏ vàng cực lớn trên 100 tấn vàng, thì đó là một điều xưa nay hiếm. Các nhà kinh tế Mỹ được giải Nobel đã tính rằng, cứ 1000 mỏ vàng, thì mới có 1 mỏ vàng lớn. Tìm vàng vừa rất dễ lại vừa rất khó là như vậy. Mỏ vàng có quy mô khai thác, trữ lượng hàm vàng lớn nhất hiện nay là mỏ Eezsteling của Nam Phi- trữ lượng ước tính khoảng 3,3 triệu tấn, hàm lượng 5,7gr/ tấn quặng. Còn vàng hiện đang khai thác ở độ sâu lớn nhất thế giới là mỏ vàng Gold strike, nằm trong bang Nevada, miền Tây Hoa kỳ. Đó là mạch vàng của thế kỷ, chứa 900 tấn vàng, nằm sâu 400m dưới lòng đất.(4) Trước đây Nam Phi khai thác vàng ở vùng Witwatersrand, bắc Johannesburg với độ sâu 3200m dưới lòng đất. Ở độ sâu này, nhiệt độ của đá xấp xỉ 50C. Một số hành lang rất hẹp, đến nỗi thợ mỏ phải trườn mới di chuyển được và phải khai thác 6 tấn quặng mới có được 30gr vàng. Do điều kiện khắc nghiệt như vậy nên giá thành rất cao và mỏ vàng này đã ngừng khai thác (5) Tại Nevada-Mỹ, thợ mỏ của công ty Newmont làm việc khoẻ hơn nhiều. Họ khai thác ở độ sâu 300m, gần như là lộ thiên và vỉa dài 2km. Trên mặt đất người ta thường bắt gặp vàng sa khoáng nhiều hơn vàng quặng. Vàng sa khoáng hình thành do quá trình xâm thực của tự nhiên như mưa, gió, giông tố, lũ lụt gây sói mòn đất đá, lôi cuốn các mảnh vàng vụn, vàng tấm, vàng cám bị “tịch đọng” lâu đời trong các lớp đất ngầm hay trong các bãi cát, cồn cát bên bờ sông, khe suối, trong lòng đất, lòng sông, đáy hồ ở các thung lũng, dưới các chân đồi núi. Trong nước biển, các nhà địa chất cho biết, cũng chứa vàng, nhưng hàm lượng vàng rất ít, 1m3 nước biển chứa khoảng 0,05mgr/vàng.Trữ lưọng vàng trong đại dương ước tính vào khoảng 3 tỷ tấn, nhưng công nghệ khai thác vàng hiện nay chưa cho phép khai thác được lượng vàng này vì giá thành quá cao. Trong lòng đất, các mũi khoan thăm dò hiện đại cho biết nhiều nơi có vàng, nhưng phần lớn là vàng sao khoáng. Ở độ sâu 17km cũng có vàng, nhưng hàm lượng vàng rất thấp, trung bình khoảng 0,005gr/tấn quặng. Trong lòng quả đất từ độ sâu 5120 km đến trung tâm trái đất (6370 km) với bán kính 1250 km chứa một lượng vàng đến 50 triệu tấn. Số vàng này theo dự kiến có lẽ phải đến năm 3000 nhân loại mới có khả năng khai thác được(6). Công kỹ nghệ hiện nay mới cho phép khai thác những mỏ vàng hàm lượng 6gr/tấn quặng mới có lãi, thuận lợi nhất là gặp những mỏ vàng hàm lượng trên 2,5gr/tấn quặng. Ngày nay ở nước ta cũng như trên thế giới, vàng khai thác được dưới dạng vàng gốc và vàng sa khoáng. Vàng sa khoáng nằm trong các lớp trầm tích cát ngầm và cát bồi, được khai thác bằng phương pháp thủ công, đãi cát lấy vàng, đôi khi thu được 25gr/tấn cát bồi. Vàng gốc nằm rải rác trong các mạch thạch anh gốc vàng thuỷ nhiệt, được khai thác theo 3 phương pháp: Hỗn hống hoá, xianua hoá và tuyển nổi. Phương pháp đãi vàng hiện đại là dùng thiết bị phân hạt thuỷ điện động, dòng nước lẫn đất đá, cát được phun chảy mạnh qua hệ thống có nhiều phễu.Vàng sẽ đọng lại ở đáy các phễu. Trong mạch quặng, vàng tự nhiên nằm ở dạng tự sinh hay cộng sinh với các kim loại khác.Ngay ở dạng tự sinh hầu như quặng vàng cũng không tinh khiết về mặt hoá học, mà thường có lẫn chút ít kim loại khác như thiếc, bạc, platin, đồng, chì, antimon, thậm chí đôi khi còn lẫn cả sắt… Hiện nay các nhà địa chất chỉ biết được hai nơi có vàng tự sinh hàm lượng khá cao, đó là mỏ ở California(Mỹ)- chứa 99,9% vàng và ở Ôxtrâylia- chứa 95% vàng. Theo các nhà địa chất, trữ lượng vàng có thể khai thác trên trái đất hiện nay vào khoảng 40 ngàn tấn.Với công nghệ khai thác vàng tiên tiến, nhu cầu vàng trong đời sống kinh tế xã hội ngày càng tăng đã đẩy giá vàng lên đã kích thích mọi nơi trên trái đất đua nhau tìm vàng, làm cho sản lượng vàng khai thác được ngày càng tăng, năm sau thường cao hơn năm trước. Bình quân hàng năm trên thế giới hiện nay, mỗi năm khai thác được khoảng 20 ngàn tấn vàng. Như vậy trong vòng 12 năm nữa (2003-2015) loài người sẽ khai thác hết số vàng nói trên. Song, không phải vì thế mà sợ đến ngày nào đó vàng sẽ bị khai thác cạn kiệt, vì rằng theo các nhà địa chất, hàng năm các núi lửa đã phun từ lòng đất ra cho loài người khá nhiều nham thạch lẫn cả vàng(7). 6. KHAI THÁC VÀNG TRÊN THẾ GIỚI. Khai thác vàng về nguyên tắc cũng như khai thác bất kỳ kim loại nào, chỉ có khác là tuy mỏ vàng ở khắp mọi nơi trên quả đất nhưng trong số những mỏ vàng đã phát hiện và đã khai thác, thì phần lớn là mỏ vàng sa khoáng và mỏ vàng quặng, vàng gốc trữ lượng lớn,hàm lượng vàng cao, cho phép khai thác hiệu quả về mặt kinh tế rất hiếm, có thể đếm trên đầu ngón tay, như mỏ Tranwan (Nam Phi),California và Alaska (Mỹ), Uran và Xiberi (Nga). Mỏ vàng vùng sa mạc Ôxtrâylia ở Brazil, Pêru, Canada… Do vậy,mặc dù vàng đã được loài người biết đến và khai thác từ lâu, nhưng so với các kim loại khác thì tổng lượng vàng trên thế giới đã khai thác từ lâu, nhưng so với các kim loại khác thì tổng lượng vàng trên thế giới khai thác được cho đến năm 1999 là khoảng 2576 ngàn tấn (8) nghĩa là thấp hơn nhiều so với hàng tỷ tấn sắt thép loài người đã khai thác và tinh luyện từ xa xưa đến nay. Theo sử sách để lại và ước tính của các nhà kinh tế thì vào khoảng 3900 năm trước Công nguyên cho đến khi tìm ra Châu Mỹ (1942) nghĩa là trong vòng 5932 năm loài người mới khai thác được 12,7 ngàn tấn, bình quân mỗi năm khai thác trên 2 tấn. Trong vòng 384 năm sau (1493-1875) đã khai thác được 9,6 ngàn tấn, bình quân mỗi năm khai thác được 25 tấn (9). Điều đáng nói đến ở đây là chỉ riêng Tây Ban Nha, sau khi tìm ra Châu Mỹ từ năm 1503 đến năm 1590 đã chuyển về nước 3017 tấn vàng (10) góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội của nước này. Tuy nhiên sản lượng vàng khai thác của thế giới trong giai đoạn nay tăng còn do vào những năm 20 của thế kỷ 19, Nga bắt tay vào khai thác các mỏ vàng ở dãy núi Uran và ở vùng Xiberi làm cho phần vàng của Nga trong tổng lượng vàng khai thác của thế giới cứ tăng dần. Ví dụ, trong giai đoạn 1821-1830 chiếm 23%, năm 1840 chiếm 35%, ở thời gian 1841-1850 chiếm 40%. Trong 10 năm này (1841-1850) Nga sản xuất được 225 tấn vàng do đó đã đưa Nga lên địa vị hàng đầu thế giới về sản lượng khai thác vàng trong suốt 30 năm ở nửa đầu thế kỷ 19 (1820-1850) (11) sau đó là Mỹ. Trong suốt thời gian 1848-1850, Mỹ đưa vào khai thác mỏ vàng lớn ở California và Alaska, sau đó là Ôxtrâylia bắt đầu khai thác các mỏ vàng lớn của mình do vậy đã góp phần nâng sản lượng vàng của thế giới tăng lên và bình quân hàng năm trong thời gian 1851-1870 khai thác được 200 tấn/năm. Vào những năm 70 của thế kỷ 19, những mỏ vàng lớn của các nước nói trên đã bị khai thác cạn dần, làm cho sản lượng vàng thế giới trong thời gian 1886-1890 giảm xuống còn 169 tấn/năm. Nếu năm 1884, Nam Phi không đưa mỏ vàng Tranwan vào khai thác thì chắc chắn sản lượng vàng của thế giới ở giai đoạn này còn tụt xuống nữa. Vì rằng chỉ sau 15 năm đưa mỏ vàng ấy vào khai thác, sản lượng vàng của Nam Phi đã lên tới 115 tấn vào năm 1890 so với 75kg ở trước năm 1884. Từ đó, Nam Phi cung cấp cho thế giới ngày càng nhiều vàng hơn, cho tới năm 1905 thì dành địa vị hàng đầu về sản xuất vàng của thế giới, đẩy Mỹ xuống hàng thứ 2. Nhờ vậy, trong 15 năm đầu của thế kỷ 20, sản lượng vàng của thế giới lại bắt đầu tăng, từ 395 tấn ở năm 1901 lên 711 tấn ở năm 1915-trên 80% số vàng là của Nam Phi. Về sau, do ảnh hưởng của thế chiến thứ I (1914-1918) nên sản lượng vàng của thế giới lại tụt dần và tụt xuống mức thấp nhất vào năm 1922- chỉ đạt 476tấn. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), do giá các loại hàng hóa giảm, giá vàng tăng cho nên lại dấy lên làn sóng tìm kiếm và khai thác vàng rầm rộ khắp mọi nơi. Nếu như các ngành công nghiệp khác bị đình đốn, sản xuất bị suy giảm thì trái lại , các công ty khai thác vàng khắp năm châu đều tiếp tục mở rộng diện khai thác vàng. Do vậy, tới năm 1940, sản lượng vàng của thế giới tư bản chủ nghĩa lại đạt mức kỷ lục mới 1165 tấn, để rồi trong thế chiến thứ II lại tụt dần- chỉ còn 656 tấn vào năm 1945, thấp hơn cả ở đầu thế chiến thứ I (711 tấn), nghĩa là giữa đầu và cuối thế chiến thứ II- sản lượng vàng khai thác của thế giới chênh nhau 407 tấn. Đầu những năm 50 của thế kỷ 20, nhờ khám phá và khai thác nhiều mỏ vàng ở các nước, đặc biệt là ở
Luận văn liên quan