Vào tháng Bảy năm 2000, Hoa Kỳ và Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại Song phương (HĐTM), trong đó Chương VI là về Các quy định liên quan tới tính Minh bạch, Công khai và Quyền Khiếu kiện. HĐTM có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2001. Tại Hoa Kỳ cũng như phần lớn hệ thống pháp luật khác trên thế giới, Tòa án đóng vai trò chính trong hệ thống luật pháp. HĐTM chính thức công nhận vai trò này và đề cập đến nó một cách cụ thể trong Chương II và Chương VI. Tại Điều 6 của Chương VI nói rõ rằng các luật, quy định và thủ tục hành chính sẽ được thực hiện theo một cách "thống nhất, công bằng và hợp lý". Rất khó có thể áp dụng pháp luật một cách thống nhất và chắc chắn nếu không công bố và phổ biến các quyết định của Tòa án, vì những quyết định như vậy cho thấy pháp luật được áp dụng như thế nào và vì sao lại được áp dụng như vậy trong các vụ việc cụ thể. Trong khi HĐTM không yêu cầu cụ thể về việc công bố các quan điểm của Tòa án như việc yêu cầu công bố luật thì Thỏa thuận TRIPS của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO có yêu cầu các quan điểm như vậy hoặc ít nhất là các quan điểm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ phải được công bố 1. Điều 7 của HĐTM đã đưa ra vấn đề duy trì các cơ quan Tòa án và hành chính để "sửa chữa và xem xét kịp thời. các quyết định hành chính" đối với các vấn đề được đưa ra trong HĐTM.
Nhà nước Việt Nam cam kết tuân thủ một cách tích cực các yêu cầu của HĐTM, cùng với việc nhìn nhận vấn đề gia nhập WTO sau này, bằng việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường hoạt động công báo và cải thiện quản lý hệ thống Tòa án.
Bản Báo cáo này tập trung vào hai vấn đề chính:
1) Tại sao các Tòa án trên thế giới lại công bố các quyết định của mình và việc công bố đó được thực hiện như thế nào; 2) Kế hoạch từng bước để Việt Nam có thể công bố các quyết định của Tòa án.
11 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Về thực tế công bố các quyết định của tòa án ở một số nước điển hình trên toàn cầu và một số đề xuất đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO VỀ THỰC TẾ CÔNG BỐ CÁC QUYẾT ĐỊNHCỦA TÒA ÁN Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐIỂN HÌNHTRÊN TOÀN CẦU VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Bối cảnh
Vào tháng Bảy năm 2000, Hoa Kỳ và Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại Song phương (HĐTM), trong đó Chương VI là về Các quy định liên quan tới tính Minh bạch, Công khai và Quyền Khiếu kiện. HĐTM có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2001. Tại Hoa Kỳ cũng như phần lớn hệ thống pháp luật khác trên thế giới, Tòa án đóng vai trò chính trong hệ thống luật pháp. HĐTM chính thức công nhận vai trò này và đề cập đến nó một cách cụ thể trong Chương II và Chương VI. Tại Điều 6 của Chương VI nói rõ rằng các luật, quy định và thủ tục hành chính sẽ được thực hiện theo một cách "thống nhất, công bằng và hợp lý". Rất khó có thể áp dụng pháp luật một cách thống nhất và chắc chắn nếu không công bố và phổ biến các quyết định của Tòa án, vì những quyết định như vậy cho thấy pháp luật được áp dụng như thế nào và vì sao lại được áp dụng như vậy trong các vụ việc cụ thể. Trong khi HĐTM không yêu cầu cụ thể về việc công bố các quan điểm của Tòa án như việc yêu cầu công bố luật thì Thỏa thuận TRIPS của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO có yêu cầu các quan điểm như vậy hoặc ít nhất là các quan điểm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ phải được công bố 1. Trích Điều 63 của Thỏa thuận TRIPS: “Các luật và các quy định, các quyết định xét xử và các quyết định hành chính cuối cùng để áp dụng chung, do Thành viên ban hành, liên quan đến đối tượng của Hiệp định này (khả năng đạt được, phạm vi, việc đạt được, thực thi và ngăn ngừa sự lạm dụng các quyền sở hữu trí tuệ) phải được công bố, hoặc nếu việc công bố đó không có khả năng thực hiện, phải tiếp cận được một cách công khai, bằng ngôn ngữ quốc gia, theo cách thức để các Chính phủ và những người nắm quyền có thể biết rõ về các Văn bản đó.”
. Điều 7 của HĐTM đã đưa ra vấn đề duy trì các cơ quan Tòa án và hành chính để "sửa chữa và xem xét kịp thời... các quyết định hành chính" đối với các vấn đề được đưa ra trong HĐTM.
Nhà nước Việt Nam cam kết tuân thủ một cách tích cực các yêu cầu của HĐTM, cùng với việc nhìn nhận vấn đề gia nhập WTO sau này, bằng việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường hoạt động công báo và cải thiện quản lý hệ thống Tòa án.
Bản Báo cáo này tập trung vào hai vấn đề chính:
1) Tại sao các Tòa án trên thế giới lại công bố các quyết định của mình và việc công bố đó được thực hiện như thế nào; 2) Kế hoạch từng bước để Việt Nam có thể công bố các quyết định của Tòa án.
I. Tại sao các Tòa án trên thế giới công bố các Quyết định của mình?
Hiện nay, còn rất ít các Tòa án ở cấp cuối cùng, dù cho là Tòa án đó thuộc hệ thống pháp luật chung hay hệ thống pháp luật dân sự, không công bố các quyết định của mình dưới dạng bản in hay trên mạng Internet hoặc cả hai phương tiện đó. Các ví dụ bao gồm các Hệ thống pháp luật chung truyền thống như hệ thống pháp luật Anh, Hoa Kỳ, hay như các nước theo hệ thống pháp luật dân sự truyền thống như Pháp, Nhật Bản và các nước Xã hội chủ nghĩa như Liên Bang Nga và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Các nước không công bố quyết định của Tòa án thường là những nước đang trong thời kỳ chiến tranh hoặc đang trải qua thời kỳ kinh tế đi xuống nghiêm trọng, chẳng hạn như Eritrea hoặc Angola ở Châu Phi hoặc Cam Pu Chia hay Lào ở Đông Nam á. Tuy nhiên, đa số các nước trong khối ASEAN đều công bố các quyết định của Tòa án bằng văn bản hoặc trên mạng. Trang web Luật Thế giới của Viện Thông tin Pháp luật Úc ( liệt kê hơn 110 nước có trang web của Tòa án. Cuốn Luật Nước ngoài: Các nguồn hiện tại của Đạo luật và các văn bản pháp luật cơ bản trong các hệ thống pháp luật của thế giới của Thomas H. Reynolds và Arturo A. Flores; do Hiệp hội các Thư viện Luật Hoa Kỳ tài trợ (Littleton, CO: F.B. Rothman, 1989), cũng liệt kê hơn 100 nước đã thực hiện việc công bố các quyết định của Tòa án. Nhiều nước in các quyết định của Tòa án trên tờ công báo, cùng với các luật, quy định và thủ tục hành chính khác. Nhiều nước khác in riêng các quy định của Tòa án, có thể in chung với các quyết định của Tòa án phúc thẩm hoặc in riêng quyết định của từng Tòa án riêng biệt.
Những lý do khác nhau để hỗ trợ việc soạn thảo, công bố và phổ biến các quyết định của Tòa án:
A. Cải thiện khả năng lập luận và soạn thảo quyết định
Để xây dựng một nhà nước pháp quyền2. Nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền, theo thuật ngữ được sử dụng ở đây, là pháp luật phải được công chúng biết trước, ổn định theo thời gian, rõ ràng và không mập mờ và được áp dụng một cách thống nhất và không tùy tiện bởi một Hội đồng xét xử độc lập và quyết định đưa ra sẽ được xem xét lại bởi cơ quan tư pháp.
, Thẩm phán phúc thẩm phải có khả năng trình bày rõ được những lý do về luật pháp và chính sách mà họ dùng làm căn cứ để quyết định, chứ không chỉ đơn giản là áp đặt các quy định cho bên này hoặc bên kia. Bằng việc đưa ra các lý do cho những quyết định của mình bằng văn bản thì một Thẩm phán buộc phải nghĩ về các quy định thành văn trong bối cảnh các quy định đó được áp dụng đối với trường hợp đơn lẻ và kết nối chúng một cách logic với thực tế của một vụ việc cụ thể. Thậm chí, ở những nơi có hệ thống pháp luật dân sự, nơi mà các quyết định của Tòa án không có hiệu quả án lệ, việc đưa ra các nguyên do bằng văn bản cũng được coi là việc cải thiện chất lượng của quá trình đưa ra quyết định của Tòa án. Khi một Thẩm phán biết rằng các quyết định của họ sẽ được công bố và sẽ được mọi người đọc và nghiên cứu, nó sẽ là động lực thúc đẩy cho họ viết rõ ràng, logic và trung thực theo luật pháp.
B. Cải thiện chất lượng "hồ sơ xét xử" và từ đó nâng cao chất lượng của việc xem xét (phúc thẩm) theo thủ tục pháp lý
Rất nhiều hệ thống pháp luật, đặc biệt là những nơi có Tòa án phải xử lý nhiều vụ việc, muốn cải thiện tốc độ và hiệu quả của quá trình xét xử phúc thẩm. Việc yêu cầu các Thẩm phán của tòa phúc thẩm và những người quyết định tại các cơ quan hành chính đưa ra các quan điểm bằng văn bản như là một phần của hồ sơ xét xử để xem xét phúc thẩm sẽ giúp các Tòa án thực hiện việc xem xét này để kiểm tra các bản án của cấp dưới và nhanh chóng quyết định chấp thuận, huỷ bỏ hay điều tra thêm3. Những quan điểm mà một Thẩm phán phúc thẩm Hoa Kỳ có thể đưa ra đối với một vụ án là: ủng hộ ý kiến của đa số (ví dụ: đồng ý với kết luận và lý do dẫn đến kết luận mà phe đa số đưa ra); nhất trí (đồng ý với kết luận của phe đa số nhưng không đồng ý với lý lẽ mà phe đa số đưa ra); không đồng ý (không đồng ý với kết luận và lý lẽ mà phe đa số đưa ra); điều tra thêm (Tòa án cần có thêm thông tin về sự việc từ Tòa án cấp dưới để có thể đưa ra quyết định); khẳng định (đồng ý với quyết định của Tòa án cấp dưới); hủy bỏ (bác bỏ quyết định của Tòa án cấp dưới).
các vụ việc đó dựa trên các biên bản được xuất trình mà không phải phán đoán các lý do của Tòa án cấp dưới từ các quyết định đã được đưa ra. Đây là yêu cầu của HĐTM
C. Tăng hiệu quả của hệ thống tư pháp và tránh việc khiếu kiện lại những vấn đề đã được Tòa án quyết định
Việc Tòa án đưa ra quyết định (ý kiến) một cách toàn diện và thận trọng là rất quan trọng để giúp Tòa án có thể tránh được việc các bên khiếu kiện lại vụ việc hoặc các vấn đề cụ thể. Res judicata là nguyên tắc mà theo đó phán quyết cuối cùng do Tòa án có thẩm quyền đưa ra theo nội dung vụ án là quyết định cuối cùng đối với quyền của các bên và những người liên quan. Nguyên tắc này tuyệt đối ngăn cấm việc khiếu kiện sau đó với cùng yêu cầu, nội dung hoặc nguyên nhân khiếu kiện. Một vấn đề khi đã được Tòa án quyết định thì đó là quyết định cuối cùng. Nguyên tắc collateral estoppel cấm việc khiếu kiện lại một vấn đề cụ thể hoặc một sự việc mang tính quyết định. (Xem Điều 36.3 của Pháp lệnh về Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự). Tất nhiên, chỉ có bộ hồ sơ xét xử hoàn chỉnh, trong đó nêu rõ những vấn đề đã được đưa ra, được khiếu kiện và được quyết định, mới là cơ sở để một Thẩm phán quyết định xem có cấm khiếu kiện tiếp những nội dung đã được quyết định trong lần xét xử trước hay không. Việc ghi chép chi tiết ý kiến của Tòa án sẽ tạo thuận lợi cho quá trình này.
D. Hỗ trợ các chức năng giáo dục và đào tạo
Những quyết định bằng văn bản cũng hỗ trợ và cải thiện việc đào tạo Thẩm phán và pháp luật. Phần lớn các khoa luật trên thế giới không chỉ nghiên cứu các luật và quy định ban hành bởi các cơ quan lập pháp, các cơ quan hành chính và từ các bài viết của các học giả, mà cần phải thấy rằng các quyết định bằng văn bản của các Tòa án đóng góp quan trọng để có thể hiểu được một hệ thống luật pháp được vận hành và phát triển như thế nào. Một số hệ thống pháp luật có các trường chuyên đào tạo Thẩm phán và một vài hệ thống pháp luật khác thường tuyển dụng các Thẩm phán từ các Luật sư tập sự hoặc từ các công chức nhà nước. Trong bất kỳ một hệ thống pháp luật nào, một phương pháp rất tốt để đào tạo các thành viên trong hệ thống Tòa án là tạo cho họ cơ hội để học hỏi các ví dụ về các quyết định dù là xấu hay tốt (ví dụ: Hội thẩm viên, các nhân viên Tòa án khác, các Luật sư, và đặc biệt là Thẩm phán mới). Điều này đặc biệt quan trọng đối với các hệ thống mà ở đó, Thẩm phán được bổ nhiệm trong một nhiệm kỳ tương đối ngắn bởi vì một Thẩm phán sẽ phải được đào tạo trong một thời gian ngắn về cả luật nội dung và luật tố tụng, và cách đưa ra một phán quyết có căn cứ và công bằng. Nó cũng hỗ trợ rất nhiều cho các trường luật, trường đào tạo Thẩm phán và Luật sư nếu các quyết định được nghiên cứu và phổ biến rộng rãi để đào tạo tất cả các thành viên trong hệ thống Tòa án, nhiều người trong số họ sẽ là những Thẩm phán trong tương lai.
Các Tòa án cần phải làm cho các cơ quan nhà nước khác không phải trong hệ thống Toà án, ví dụ như Chính phủ, Quốc hội, các bộ và các cơ quan nhà nước cấp tỉnh và địa phương, nhận thức được chức năng và hoạt động của Tòa án. Điều này là rất cần thiết, bởi vì, các Tòa án cần sự hỗ trợ từ những cơ quan này khi mà các quy định trong luật được thực hiện. Cung cấp các quan điểm bằng văn bản và công bố chúng thường xuyên và rộng rãi là một phương pháp để giúp các cơ quan nhà nước hiểu về vai trò nòng cốt của các Tòa án trong một nền kinh tế dựa trên thị trường và luật pháp.
E. Hỗ trợ việc áp dụng luật một cách đồng bộ, nhất quán (không tùy tiện) và có thể dự đoán được trên cả nước ở mọi thời điểm.
Có lẽ lý do quan trọng nhất của việc công bố và phổ biến các quyết định bằng văn bản là để hỗ trợ việc áp dụng luật một cách đồng bộ và nhất quán trên toàn bộ đất nước Việt Nam. Việc áp dụng luật một cách đồng bộ trong mọi thời điểm cũng rất quan trọng. Các yếu tố kinh tế cần phải được vận hành trong một môi trường ổn định và có thể dự đoán được. Khi có sự không chắc chắn về ý nghĩa và cách vận dụng của các luật và quy định thì các doanh nghiệp không thể lập được kế hoạch kinh doanh cho họ. Điều này sẽ làm tăng chi phí của các hoạt động kinh tế và ngăn cản việc buôn bán và đầu tư. Người ta thường mong muốn được đầu tư vào những nơi có hệ thống pháp luật ổn định, dự đoán được và được áp dụng một cách bình đẳng. Việc công bố các quyết định sẽ làm tăng thêm khả năng dự đoán về kết quả tranh chấp.
Các doanh nghiệp là để hoạt động kinh doanh chứ không phải là để tham gia khiếu kiện. Việc khiếu kiện luôn đòi hỏi rất nhiều thời gian và tiền của. Vậy nên, việc có được một cách rõ ràng và nhất quán các luật, quy định và quyết định của Tòa án là rất quan trọng. Việc công bố các quyết định của Tòa án sẽ giúp phát hiện ra các mâu thuẫn và sự áp dụng luật pháp không được thống nhất ở các cơ quan hành chính và Tòa án cấp dưới và chỉ ra được các cách hiểu sai và không nhất quán trong các văn bản của một Thẩm phán hoặc người làm luật. Một chức năng quan trọng của các cơ quan Tòa án trên khắp thế giới là đảm bảo rằng các Thẩm phán và các cơ quan hành chính áp dụng luật một cách công bằng đối với mọi người dân. Các Tòa án phúc thẩm thực hiện một chức năng phối hợp quan trọng đó là phát hiện ra các điểm không nhất quán, hướng dẫn các Thẩm phán của Tòa án cấp dưới và các cơ quan hành chính không phải chỉ bằng cách giải thích chung chung trong các thông tư hoặc các thủ tục của Tòa án, mà phải giải thích và điều chỉnh từng quyết định, để quyết định sau sẽ tốt hơn về cả cách áp dụng cũng như có lý lẽ và tính nhất quán tại các Tòa án ở các cấp khác nhau và các khu vực khác nhau.
F. Cải thiện luật: trợ giúp tìm kiếm và sửa chữa các vấn đề, làm rõ các vấn đề còn mơ hồ, giải quyết các điểm chưa thống nhất và giảm bớt các kết quả không lường trước trong khi áp dụng luật.
Khi các luật (và quy định) được ban hành, thường có tình trạng là những người soạn thảo luật, trong khi cố gắng để đưa các chính sách vào luật, đã không dự đoán trước được các tình huống đa dạng và khác nhau khi áp dụng luật trong thực tế. Đối với những vụ việc rõ ràng thì không phải giải thích luật theo nhiều cách khác nhau và không có vấn đề gì trong việc áp dụng luật. Tuy nhiên, có những vụ việc mà luật không quy định rõ ràng cách áp dụng trong trường hợp cụ thể. Đương nhiên, những vụ việc đó sẽ là nguyên cớ cho các vụ kiện. Các bên tham gia có cách nhìn khác nhau về những gì luật pháp yêu cầu và đòi hỏi Toà án quyết định bên nào đúng. Bằng cách đó, Tòa án đóng 2 vai trò lớn. Thứ nhất là, giải quyết các vấn đề giữa hai bên. Thứ hai là, hướng dẫn các bên có khả năng tham gia tranh chấp (và những người thi hành luật) về cách áp dụng của luật. Nếu người làm luật nghĩ rằng, Tòa án quyết định sai theo luật thì có thể đưa ra bản sửa đổi nhằm làm rõ hơn cho điều luật để tránh việc áp dụng sai sau này. Đây chính là cách mà các quy định sẽ được sàng lọc và hoàn thiện để có thể thực hiện đúng mục đích của người làm luật.
G. Tăng cường công khai và từ đó tăng được sự tự tin và tín nhiệm của công chúng vào hệ thống Tòa án
Các Tòa án trên thế giới mong muốn tăng cường tính công khai bằng cách công bố các quyết định của Tòa án. Tăng tính công khai sẽ tăng lòng tin và tôn trọng của công chúng đối với Tòa án và làm cho Tòa án sẽ tiếp cận gần với người dân trong và ngoài nước. Bất cứ bên nào khi bị thua tại Tòa án ở bất cứ đâu trên thế giới sẽ đều có tâm trạng thất vọng và chán nản. Một kiểm nghiệm thực sự về hệ thống luật pháp là xem bên bị thua thất vọng và chán nản này có chịu tuân theo kết luận của tòa vì họ hiểu được trong hệ thống Tòa án có sự thống nhất và công bằng tại mọi thời điểm không, hay họ bỏ qua hệ thống pháp luật và sử dụng các mưu mẹo như là việc không tuân thủ các quyết định của Tòa án, trì hoãn việc thực hiện các phán quyết, hối lộ, thiên vị chính trị, hoặc thậm chí là dùng bạo lực đối với Tòa án. Việc tiết lộ công việc của Tòa án thông qua việc công bố các quyết định của tòa không phải là chỉ để Tòa án lấy được lòng tin và sự tôn trọng của dân chúng, mà còn cần thiết phải xây dựng hệ thống Tòa án bằng cách làm cho các thủ tục ra toà rõ ràng minh bạch để mỗi bên có thể thấy rằng Tòa án tuân theo pháp luật một cách công bằng, không thiên vị và hợp lý; đồng thời, không quyết định các vụ việc dựa trên các cân nhắc khác.
II. Các văn bản quyết định của Tòa án được công bố cho ai?
Đối tượng đọc các văn bản quyết định của Tòa án được công bố là rất nhiều và đa dạng4. Trong hệ thống luật chung, các quyết định của Tòa án cấp cao được xem là những nguồn luật chính trong hệ thống đó và vì thế sẽ được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, trong báo cáo này chúng tôi không phân biệt giữa hai hệ thống luật dân sự và luật chung khi đề cập đến các “đối tượng đọc” các ý kiến của Tòa án.
. Về cơ bản, thì có những đối tượng sau:
A. Các bên liên quan: Những người đọc quyết định của Tòa án đầu tiên đương nhiên là các bên. Vai trò rõ ràng của các Tòa án là giải quyết các tranh chấp một cách hợp lý, văn minh và có nguyên tắc. Để các bên tham gia có thể tin được vào luật pháp và vai trò của hệ thống pháp lý của nhà nước, họ cần hiểu và đồng ý với cách áp dụng của luật pháp. Nếu các bên cảm thấy hệ thống này là không công bằng, thiếu chuyên môn thì có nghĩa là Tòa án đã không thực hiện được vai trò của mình trong xã hội.
B. Các Thẩm phán: Các Thẩm phán đọc và nên đọc các quyết định của các Thẩm phán khác. Điều này có một nguyên nhân mang tính con người và tâm lý. Bất cứ ai khi phải đối đầu với một vụ việc mới và một tình huống pháp lý lạ đều muốn biết xem các Thẩm phán khác xử lý tình huống này như thế nào, cho dù là cuối cùng thì họ chọn cách giải quyết khác. Đây là lý do tại sao ngày càng có nhiều các Thẩm phán tham khảo quan điểm không những của các Tòa án trong nước mà còn cả các Tòa án ở nước ngoài. Trước đây, các Thẩm phán phải chờ hàng tuần hoặc thậm chí cả tháng để các quyết định của Toà án được phát hành dưới dạng văn bản, nhưng ngày nay, các quyết định này đã có sẵn trên mạng Internet; một Thẩm phán ở Nam Phi có thể đọc quyết định của Thẩm phán ở Đức; một Thẩm phán ở Cộng hòa Séc có thể đọc quyết định của Tòa án ở Châu Âu. Các Thẩm phán đọc các vụ việc của các Tòa án cấp trên trong hệ thống pháp luật của họ để có sự hướng dẫn hoặc chỉ đạo về luật có thể được áp dụng để quyết định các vụ việc một cách thống nhất hơn. Các Thẩm phán cũng nên đọc các quyết định của các Thẩm phán khác không phải chỉ để biết về nội dung mà còn là lối viết và cách diễn đạt sao cho súc tích và logic. Ở tất cả các hệ thống luật pháp trên thế giới, một số Thẩm phán viết tốt hơn những Thẩm phán khác. Vì vậy, việc công bố, phổ biến những quyết định này một cách rộng rãi sẽ giúp đào tạo những Thẩm phán khác như một ví dụ về cách suy nghĩ và cách viết chắc chắn đó.
C. Quốc hội, Bộ Tư pháp (và các cơ quan nhà nước khác): Như đã đề cập ở phần trước, các quyết định của Tòa án sẽ có chức năng quan trọng trong việc xây dựng luật. Nếu như công bố các quyết định của Tòa án phát hiện được những điểm yếu của việc làm luật hoặc áp dụng luật, thì những nhà làm luật nên xem đây như một cơ hội để sửa chữa sự kém năng lực này chứ không coi đó như một sự phê bình hoặc trở ngại của các cơ quan nhà nước khác gây ra cho họ. Đương nhiên, luật pháp thì không thể lường trước được hết mọi kết quả xảy ra khi xây dựng luật (hoặc quy định) cho nên sự kém hiệu lực của luật được thể hiện thông qua các tranh chấp trước tòa có thể được sửa chữa bằng cách công bố các quyết định cho các cơ quan làm luật.
D. Luật sư: Cả các Luật sư Việt Nam và nước ngoài đều sẽ tham khảo quyết định được công bố để biết rõ thêm cách áp dụng của các luật và quy định tương tự. Điều này giúp họ trong việc tư vấn cho khách hàng của mình cách tổ chức các công việc kinh doanh sao cho phù hợp với luật pháp. Các bản dịch tiếng Anh (hoặc ngôn ngữ khác) của các quyết định quan trọng, đặc biệt là các vụ về kinh tế sẽ tăng thêm sự hiểu biết về cộng đồng kinh doanh nước ngoài.
E. Trường Luật: Các giáo sư Việt Nam và các trường luật nên tiếp cận với các quan điểm của Tòa án để từ đó có thể đánh giá cách mà hệ thống luật pháp được vận hành và khi nào thì nó có ảnh hưởng tới những người là đối tượng để ban hành luật.
G. Báo chí: Báo chí Việt Nam và nước ngoài có thể và nên thực hiện chức năng quan trọng là giáo dục công chúng về các quyết định của Tòa án, bằng việc cho in các câu chuyện về các quyết định, trong đó, giải thích về các quyết định của Tòa án bằng một ngôn ngữ thông dụng, chứ không phải bằng ngôn ngữ chuyên môn cho mọi người. Ở phần lớn các nước trên thế giới, báo chí là phương tiện tiếp cận trung gian với các quyết định của Tòa án và báo chí sẽ đưa thông tin về các vấn đề này.
H. Dân chúng: Mặc dù đối tượng này được liệt kê cuối cùng, nhưng không phải vì nó kém quan trọng nhất. Việt Nam đang hướng tới hòa nhập với nền kinh tế thế giới nên không chỉ những công dân Việt Nam quan tâm đến các quyết định của Tòa án mà cả những người nước ngoài. Mặc dù phần lớn mọi người đều dựa vào thông báo của báo chí để lấy thông tin về các công việc của Tòa án, nhưng lẽ ra công chúng nên tự mình tiếp cận với các quyết định này để họ có thể một cách độc lập kiểm tra được công việc của Tòa án. Số liệu thống kê đã đưa ra con số đáng kinh ngạc về những công dân bình thường ở Hoa Kỳ và một số nơi khác trên thế giới đã sử dụng rất nhiều các trang Web trên đó có công bố các ý kiến pháp luật.
III. Các quyết định nào được công bố