Đề tài Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình - Thực trạng và giải pháp khắc phục

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế được của một số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia, gắn liền với chủ quyền quốc gia, là nơi trên đó, con người xây dựng nhà cửa, các công trình kiến trúc ; là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa; là nơi phân bổ các vùng kinh tế, các khu dân cư; là thành quả cách mạng của cả dân tộc; là cơ sở để phát triển hệ sinh thái, tạo nên môi trường, duy trì sự sống của con người và sinh vật. C.Mác đã khái quát vai trò kinh tế của đất đai: "Đất là mẹ, sức lao động là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất" [4, tr.189]. Đất đai có vai trò quan trọng như vậy, nên Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm vấn đề đất đai, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai. Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930 đã chỉ rõ: "Thâu tóm hết ruộng đất của Đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày". Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã ban hành nhiều Sắc lệnh, đạo luật để quản lý đất đai. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chưa hoàn thành, ngày 04/12/1953, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Luật Cải cách ruộng đất nhằm xóa bỏ sự bóc lột của đế quốc, phong kiến do chiếm hữu đất đai mang lại. Cũng từ đó, Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm, ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định, các chủ trương, đường lối, chính sách trong quản lý nhà nước về đất đai cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một trong các biện pháp hữu hiệu được Nhà nước ta chú trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai đó là xử lý các vi phạm hành chính về đất đai. Các văn bản quan trọng liên quan đến xử lý vi phạm hành chính về đất đai là: Nghị định 143/CP ngày 27/5/1977 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ Xử phạt vi cảnh; Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989 của Hội đồng Nhà nước; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định 04/NĐ-CP ngày 10/01/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nghị định 182/2004/NĐ-CP được ban hành trên cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn thi hành Nghị định 04/NĐ-CP ngày 10/01/1997 của Chính phủ, phù hợp với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002, có tính đến các yêu cầu mới về đấu tranh, phòng, chống vi phạm pháp luật đất đai trong điều kiện nước ta mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các văn bản trên đã góp phần lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai, hạn chế những tiêu cực nảy sinh.

doc125 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình - Thực trạng và giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan