Đề tài Vị trí của ẩm thực trong văn hóa và du lịch Hà Nội

I. Lí do chọn đề tài. Ngày nay việc ăn uống không chỉ mang ý nghĩa vật chất thông thường mà còn được trừu tượng hóa đạt đến trình độ tinh hoa hay còn gọi theo cách khác là nghệ thuật ẩm thực. Thủ đô Hà Nội bên cạnh chức năng là trung tâm chính trị,kinh tế,văn hóa,khoa học kĩ thuật của cả nước đã sớm định hình và trở thành một trung tâm du lịch lớn. Ngày nay ẩm thực nói chung và ẩm thực Hà Nội nói riêng không còn chỉ thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc nữa mà còn chứa đựng nhiều giá trị trong đó đặc biệt có giá trị du lịch. Ẩm thực càng có giá trị du lịch bao nhiêu thì càng khẳng định được giá trị văn hóa bấy nhiêu. II. Mục tiêu của đề tài. Với đề tài “ Vị trí của ẩm thực trong văn hóa và du lịch Hà Nội”, mục đích nghiên cứu là: - Thấy được nét đặc sắc của ẩm thực trong văn hóa thủ đô thông qua 1 số món ăn truyền thống của đất Hà Nội. - Thông qua ẩm thực thấy được 1 số điểm đặc trưng trong văn hóa sinh hoạt của người Hà Nội. - Thấy được giá trị của ẩm thực trong hoạt động du lịch tại Hà Nội.

pdf36 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4511 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vị trí của ẩm thực trong văn hóa và du lịch Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 VỊ TRÍ CỦA ẨM THỰC TRONG VĂN HÓA VÀ DU LỊCH HÀ NỘI A. PHẦN MỞ ĐẦU. I. Lí do chọn đề tài. Ngày nay việc ăn uống không chỉ mang ý nghĩa vật chất thông thường mà còn được trừu tượng hóa đạt đến trình độ tinh hoa hay còn gọi theo cách khác là nghệ thuật ẩm thực. Thủ đô Hà Nội bên cạnh chức năng là trung tâm chính trị,kinh tế,văn hóa,khoa học kĩ thuật của cả nước đã sớm định hình và trở thành một trung tâm du lịch lớn. Ngày nay ẩm thực nói chung và ẩm thực Hà Nội nói riêng không còn chỉ thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc nữa mà còn chứa đựng nhiều giá trị trong đó đặc biệt có giá trị du lịch. Ẩm thực càng có giá trị du lịch bao nhiêu thì càng khẳng định được giá trị văn hóa bấy nhiêu. II. Mục tiêu của đề tài. Với đề tài “ Vị trí của ẩm thực trong văn hóa và du lịch Hà Nội”, mục đích nghiên cứu là: - Thấy được nét đặc sắc của ẩm thực trong văn hóa thủ đô thông qua 1 số món ăn truyền thống của đất Hà Nội. - Thông qua ẩm thực thấy được 1 số điểm đặc trưng trong văn hóa sinh hoạt của người Hà Nội. - Thấy được giá trị của ẩm thực trong hoạt động du lịch tại Hà Nội. 2 III. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài được giới hạn trong phạm vi: - Một số món ăn, món quà truyền thống, đặc sắc của thủ đô Hà Nội - Hoạt động du lịch liên quan đến ẩm thực tại 1 số điểm ở trung tâm thành phố Hà Nội. B. NỘI DUNG. I. Khái quát về ẩm thực. Văn hóa ăn uống (ẩm thực) là 1 bộ phận của tổng thể văn hóa nhân loại, là 1 thực thể không thể tách rời của bất kì 1 nền văn hóa nào. Dân ta có câu “Có thực mới vực được đạo”, ẩm thực ở đây đã được hiểu theo nghĩa vật chất thông thường. Ăn uống được túi khôn dân gian Việt Nam xếp lên hàng đầu của "tứ khoái" con người. Ăn cũng như đi, ban đầu (thời tiền sử) là để đáp ứng rất tự nhiên, rất chính đáng một nhu cầu thỏa mãn cái đói. Đối với con người, cái ban đầu là đi kiếm ăn bằng hái lượm, bằng săn bắt. Rồi với thời gian lịch sử, siêu việt lên trên cái sự đi kiếm ăn là sự đi chơi mà ngày nay gọi là du lịch với những khái niệm kèm theo như tham quan, lữ hành.. Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy đó là lịch sử phát triển từ việc săn bắt, hái lượm từ thiên nhiên đến việc sáng tạo ra các món ăn để nuôi sống con người. Từ khi còn là bầy người nguyên thủy, con người đã hơn động vật trong việc tìm kiếm cái ăn từ thiên nhiên là đã biết làm ra các công cụ phục vụ cho việc khai thác như việc đào các loại củ, đập nhân hạt, săn bắt... Dần dần nhân loại bước ra khỏi thời nguyên thủy với nhiều tiêu chí nhưng trong đó có 1 tiêu chí rất quan trọng là đã sáng tạo ra được 1 nền kinh tế nhằm đảm bảo cho mình có được cái ăn bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Như vậy ăn uống ở 3 đây có giá trị như những hoạt động của con người để tồn tại và duy trì sự sống, đó cũng chính là ăn uống được hiểu theo nghĩa vật chất thông thường. Bên cạnh đó dân ta cũng có câu “ Miếng ăn quá khẩu thành tàn “ hay “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” thì rõ ràng động tác, hành động ăn uống ở đây đã đi vào lĩnh vưc văn hóa rồi. Vấn đề ăn uống không dừng lại ở chỗ ăn để sống mà còn hơn thế là sống để ăn. Sống để làm việc nên cần ăn để duy trì sự sống làm việc đó, hoàn toàn khác với sống để ăn, ăn cho thỏa thích, ăn để hưởng thụ, ăn là mục đích hàng đầu và cũng là mục đích cuối cùng, tối thượng. Như vậy, ẩm thực đã vượt khỏi tầm vật chất mà trở thành yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà, duyên dáng và cốt cách của người Việt. Trên thế giới này có biết bao cách ăn, cách uống, bao nhiêu món ăn, thức uống khác nhau và còn biết bao cách tổ chúc bữa ăn, ứng xử trong lúc ăn, lúc uống như ăn với ai,ăn với mục đích gì, vào lúc nào và ăn ở đâu....Nghệ thuật ăn uống phong phú không kém văn học, nghệ thuật, âm nhạc, Bởi vậy mà con người từ lúc sinh ra đã học ăn học nói. Cũng như các lĩnh vực khác của văn hóa, văn hóa ăn uống một khi được trừu tượng, thăng hoa sẽ trở thành một thứ nghệ thuật đặc sắc, muôn màu muôn vẻ - nghệ thuật ẩm thực. II. Ẩm thực Việt Nam. Từ ngàn xưa, người Việt Nam ăn đâu phải chỉ để ăn no mà còn ăn để thưởng thức, ăn ngon, mà “ngon” hay “ngon miệng” chính là 1 phạm trù lớn của nghệ thuật ẩm thực. Và uống cũng vậy. Thì ai cũng biết, uống ban đầu là để thỏa mãn nhu cầu của cái khát: "Đói ăn, khát uống" vốn là một nhu cầu sinh lý của toàn thể sinh vật, nhưng rồi với diễn trình lịch sử, uống cái gì, uống với ai, uống như thế nào, uống lúc nào lại cũng đã trở thành nghệ thuật. 4 Và uống cũng vậy. Thì ai cũng biết, uống ban đầu là để thỏa mãn nhu cầu của cái khát: "Đói ăn, khát uống" vốn là một nhu cầu sinh lý của toàn thể sinh vật, nhưng rồi với diễn trình lịch sử, uống cái gì, uống với ai, uống như thế nào, uống lúc nào lại cũng đã trở thành nghệ thuật. Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý phối trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy hầu như có ít nhiều có sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong cộng đồng người Việt. Đặc điểm chung: Người Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng phương Đông : Hoa và Ấn trên nền tảng cơ bản của cơ tầng văn hóa bản địa - văn hóa phương Đông và gần đây của văn hoá phương Tây nên nghệ thuật ăn uống cũng như việc nấu nướng trên thực tế là sự hoà trộn, tác động qua lại giữa các nghệ thuật của những nền văn hoá nói trên. Tuy nhiên do khả năng tiếp biến văn hoá nói chung và tang lĩnh vực ăn uống nói riêng của người Việt rất mạnh mẽ nên mới có trường hợp món ăn nhập ngoại được chế biến lại và không chỉ với bản thân mà cả người nước ngoài đều coi như là của Việt Nam. Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Chính các đặc điểm văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực Việt Nam. Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau, nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò v.v. Người Việt cũng có một số món ăn chay theo đạo Phật được chế biến từ các loại rau, đậu tương . Ẩm thực Việt Nam còn đặc trưng với sự trung dung trong cách phối trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá 5 béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm, gia vị thực vật, các gia vị lên men( mẻ, dấm..) hoặc kẹo đắng, nước cốt dừa v.v. Các gia vị đặc trưng của các dân tộc Đông Nam Á nhiệt đới nói trên được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với nhau và thường thuận theo nguyên lý "âm dương phối triển", như món ăn dễ gây lạnh bụng buộc phải có gia vị cay nóng đi kèm. Người Việt ít khi ăn món nào riêng biệt, thưởng thức từng món, mà một bữa ăn thường là sự tổng hòa các món ăn từ đầu đến cuối bữa. Đây cũng là nền ẩm thực sử dụng thường xuyên nước mắm, tương, tương đen (còn gọi là xì dầu). Bát nước mắm dùng chung trên mâm cơm và nồi cơm chung, từ xưa đến nay biểu thị tính cộng đồng gắn bó của người Việt Một đặc điểm ít nhiều cũng phân biệt ẩm thực Việt Nam với một số nước khác: ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực của Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo (ví dụ như các món măng, chân cánh gà, phủ tạng động vật v.v). Trong thực tế nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm thực Việt Nam toát lộ trong sự đối sánh với các nền văn hóa ẩm thực khác trên thế giới: món ăn Trung Hoa ăn bổ thân, món ăn Việt ăn ngon miệng, món ăn Nhật nhìn thích mắt. Tuy nhiên, đặc điểm này càng ngày càng phai nhòa và trở nên ít bản sắc trong thời hội nhập. Có thể nói rằng cái ngon của bữa ăn Việt là tổng hợp cái ngon của đủ mọi yếu tố: con người nói rằng có thức ăn ngon mà không hợp thời tiết thì không 6 ngon, hợp thời tiết mà không có chỗ ăn ngon thì không ngon, có chỗ ăn ngon mà không có bạn bè tâm giao thì ăn cũng không ngon, có bạn bè tâm giao mà không khí bữa ăn không vui vẻ thì ăn cũng không ngon nốt. Như vậy ăn uống không chỉ mang ý nghĩa vật chất thông thường mà đã được trừu tượng hóa đạt tới sự tinh hoa sành điệu. Khi đó việc ăn uống đã được nâng lên thành một nghệ thuật. Văn hóa ẩm thực còn đi vào cả lĩnh vực văn chương và tồn tại rất lâu bền. Người bình thường, ai cũng phải ăn hàng ngày (đương nhiên bao gồm cả cái sự uống), nhưng ngon hay dở để khen hay chê, có khi là lắc đầu, có lúc chỉ gật gù, có khi giơ tay lên tán thưởng, có khi tấm tắc bằng lời... nhưng vì không ghi lại được nên phần lớn đã bay đi theo thời gian và không gian. May thay, nước ta cũng có chữ viết từ lâu đời và có nhiều trước tác gia ghi lại được một phần rất nhỏ những ý kiến đó bằng chữ viết. Thời chỉ có chữ Nôm thì không nhiều, nhưng từ khi có chữ Quốc ngữ thì có khá nhiều. Có nhiều người đã từng nhận xét: Ăn thường được các nhà trước tác mô tả kỹ càng, từ món ăn đến cách ăn, kiểu làm món ăn... còn uống thì hình như có nhiều thi vị hơn nên được các nhà thơ chú ý nhiều hơn. Có lẽ ăn có cái gì đó hơi “phàm phu tục tử”, còn uống thanh tao hơn chăng nên văn xuôi nhiều về ăn, thơ nặng về uống? Vũ Hoàng Chương là “nhà thơ say” nhưng ông cũng biết thưởng thức hương trà lắm, khác Cao Bá Quát một thời không ưa trà ướp hương vì cho rằng hoa át trà như khách át chủ. Nhà thơ say họ Vũ đã uống trà sen, nâng hương thơm lên tay mà thở than cho loài hoa tan tác đời mình: Hồn sen thoảng ngát trà dâng đượm Ai biết hồn sen rụng xác xơ... Cánh rã rời theo nhịp ngón thon Trắng phau muôn hạt lệ hương tròn 7 Lăn rơi trên lớp trà khô héo Lưu chút thơm thừa gửi nước non Nâng chén mời anh thưởng vị trà Đừng quên tan tác mấy đời hoa Cạn từng hớp nhỏ cho sen đượm Vớt lại trần gian mộng chính ta... Uống trà mà không phải uống trà. Không phải uống trà mà chính là uống trà... Vì thế, chiếc nõn cây chè, làn khói hương trà, vị ngọt màu trà đã thoát ra ngoài ngụm uống, miếng ăn để trở thành cái cớ cho con người liên tưởng và tha thiết nỗi đời, chính đó là văn hóa. Về rượu thì còn nhiều nhà bình luận, sáng tác, cảm nghĩ về nó, nếu Trung Hoa có một Lưu Linh thì Việt Nam cũng có không ít những tửu đồ lừng danh. Chắc chắn nhiều người đã thuộc câu thơ bất hủ của Tam nguyên Yên Đổ khóc bạn Dương Khuê: Rượu ngon không có bạn hiền Không mua không phải không tiền không mua... Và một Tản Đà ngất ngưởng suốt một đời, thành công đã lắm mà thất bại cũng nhiều, đã từng có lần muốn đào bật nền nhà lát gạch lên để... trồng đôi ba khóm húng Láng mà say sưa cùng men rượu để làm thơ. Cũng còn nhiều áng văn chương tuyệt vời khác về Ẩm, chủ yếu là thơ hoặc văn vần. Còn về Thực, cũng có không ít trang viết đầy hấp dẫn. Vũ Bằng sinh ra ở Hà Nội. Một đời viết văn viết báo, ông để lại hàng chục tập sách, hàng vạn trang viết, trong đó có hai quyển sách rất quý là Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai, nhất là cuốn Thương nhớ mười hai, tức là 12 nỗi nhớ về 12 tháng của miền Bắc, kèm theo là 12 món ăn dù đi xa, dù đến chết cũng không thể nguôi quên. Có người nói ông viết cuốn Thương nhớ mười hai không bằng mực mà bằng nước mắt, tự chấm ngòi bút vào máu 8 trong tim mình để viết nên. Hình như đến nay, người ta sắp xếp có 5 nhà văn viết nhiều và viết hay về văn chương ẩm thực, trong đó có Vũ Bằng. Cũng vẫn Thạch Lam- nhà văn tài hoa mà bạc mệnh, yểu mệnh- ông nói về món bún bung, bún ốc, bún chả... một cách tài tình lạ lùng. Hãy nghe ông tả về bún ốc: “Tôi thích nhất cô hàng bún ốc, không phải vì món hàng cô tôi thích ăn, nhưng vì tôi thích nhìn người ta ăn, vì nghe thức quà của cô là cái điểm không thể thiếu được của một cảnh bình dân hoạt động trong các ngõ con và trên các bờ hè. Người ta xúm lại ăn quà bún ốc một cách mời ngon lành làm sao!... Có ai buổi trưa vắng hay buổi đêm khuya, đi qua các nhà cô đào và các chị em thanh lâu, thấy họ ăn cái quà ấy một cách chăm chú và tha thiết đến đâu không? Nước ốc chua làm nhăn các nét mặt tàn phấn và mệt lả, miếng ớt cay làm xoa xuýt những cặp môi héo hắt và khiến đôi khi rỏ những giọt lệ thật thà hơn cả những giọt lệ tình”... *TIỂU KẾT: Ngày nay, chuyện ăn uống cũng được nhắc đến nhiều. Hầu như tờ báo, tạp chí nào cũng đề cập đến văn hóa ẩm thực, được nhiều người am hiểu viết, thậm chí có người không hiểu cũng cứ “viết đại” đi, cũng được đăng... chứng tỏ văn hóa ẩm thực đã phổ biến đến toàn dân, được toàn xã hội quan tâm. Có người còn nói rằng, mọi mặt đời sống thường nhật, tính cách con người, văn hóa, tri thức... đều được phản ánh qua chuyện ăn uống. Chính vì thế có câu: “Anh hãy cho biết anh ăn thế nào, tôi sẽ chỉ cho anh biết anh là ai!” III. Ẩm thực trong văn hóa thủ đô - Ẩm thực Hà Nội. 1. Khái quát chung. Mỗi vùng đất của Việt Nam, ngoài những điểm chung, lại có lối ẩm thực riêng mang sắc thái và đặc trưng của vùng đất đó, tạo ra một nền văn hóa ẩm thực không lẫn với nơi khác. Hà Nội là một vùng như thế! 9 Thủ đô Hà Nội bên cạnh chức năng là trung tâm chính trị,kinh tế,văn hóa,khoa học kĩ thuật của cả nứơc đã sớm định hình và trở thành một trung tâm du lịch lớn.Du khách đến Hà Nội không chỉ đi thăm các di tích lịch sử,các công trình kiến trúc cổ độ đáo mà còn muốn tìm hiểu về nền văn hóa đặc sắc,tìm hiểu những giá trị văn hoá của mảnh đất Kinh Kì ngàn năm văn hiến trong đó có văn hóa ăn uống. Gần nghìn năm tuổi, từng là kinh đô của nhiều triều đại, nếp sống của người Thăng Long - Hà Nội do đó có cốt cách riêng, tầm văn hóa cao hơn, trong đó tập quán, lề thói ăn uống... cũng được nhiều vùng trong cả nước công nhận là đáng làm theo, nếu có thêm điều kiện. Bên cạnh lối ẩm thực cầu kỳ mang tính cung đình, nặng về lễ nghi lại có lối ẩm thực rất bình dân, dung dị, đơn giản. Có “ẩm thực sang trọng” lại có “ẩm thực vỉa hè”; ngoài mấy bữa chính thì Hà Nội là nơi có nhiều món quà ngon ít nơi sánh được Cốt cách thanh lịch của người Hà Nội không chỉ toát lên từ tư thế đứng,dáng đi,cách ứng xử,trong mỗi lời ăn tiếng nói mà còn được thể hiện ngay trong cách ăn của người Hà Nội,làm cho ẩm thực Hà Nội trở thành một giá trị văn hoá địch thực.Không thể kể hết những cách ăn của người Hà Nội đã quen với cách ăn thanh lịch. Mùa nào thức ấy, giờ nào món ấy. Tháng ba ăn bánh trôi bánh chay, tháng tám ăn bánh trung thu, tháng năm làm rượu nếp, mùa thu ăn cốm với hồng hoặc chuối trứng cuốc...Buổi sáng là bánh cuốn Thanh Trì, xôi lúa Hoàng Mai, tối mới ăn lục tào xá, đêm ăn lạp xường lồ mái phàn, trưa ăn bún chả... Những món ăn Hà Nội chẳng phải là cao lương mỹ vị gì, chỉ là những món dân dã gợi nhớ hương vị Hà Nội mà những người xa Hà Nội chẳng thể nào quên Trong văn hoá sinh hoạt của người Hà Nội,có những cái tưởng chừng như rất đỗi bình thường nhưng khi được trừu tượng hóa đã trở thành cái phi thường. Văn hóa ẩm thực của người Hà Nội trước hết ở chỗ tinh sành, “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, thanh cảnh, ngon và lành, sạch sẽ, chế biến tinh vi với 10 nghệ thuật cao, món nào ra món ấy, đầy đủ gia vị để mỗi món mang một đặc trưng riêng biệt. Chuyện ăn uống của người Hà Nội cũng vậy.Ăn uống có mặt thường trực trong đời sống hàng ngày nhưng khi đã được trừu tượng hoá thì không còn là những bữa ăn đời thường mà đã trở thành một nghệ thuật,một giá trị văn hó mà thiếu nó sẽ khó có thể hình dung hết đựơc về diện mạo văn hoá của người Hà Nội.Ăn của ngươiì Hà Nội không phải chỉ để no mà còn để tìm they cái sang.Từ lâu ẩm thực Hà Nội đã trở thành niềm tự hào của văn hoá thủ đô.Niềm tự hào này cũng có thể bắt gặp trong câu ví đựơc lưu truyền trong dân gian từ bao đời nay “Ăn Bắc,mặc Nam”. Nói đến các món ăn Hà Nội, người ta thường liên tưởng ngay đến sự thanh cảnh, nhỏ nhẹ mà cũng rất cao sang. Chính cái thanh cảnh , nhỏ nhẹ đó đã làm cho các món ăn Hà Nội đều trở thành những món quà mà”mới chỉ nghĩ đén đã bâng khuâng cả dạ”. Người Hà Nội ngàn năm văn hiến của chúng ta đã sáng tạo ra khái niệm gọi là quà và ăn quà. Với người Hà Nội "xịn", ăn quà đâu phải chỉ - hay chủ yếu là chỉ - cốt "no cái bụng"? Riêng các món quà thì Hà Nội đã nâng nghệ thuật ăn uống lên cao nhiều bậc Các món quà ngon của Hà Nội đã”khiến ngòi bút của Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân từng phải rung lên như dây đàn” (Bằng Sơn). Chính người Việt Nam cũng hằng ao ước ít ra một lần trong đời được thưởng thức ẩm thực Hà Nội vậy thì người nước ngoài khao khát được tìm hiểu về các món ngon Hà Nội là điều dễ hiểu. Vì vậy các món ăn Hà Nội ngày càng được chú trọng khai thác trong hoạt động du lịch của thủ đô. 2. Giới thiệu 1 số món ăn, món quà truyền thống, đặc sắc Hà Nội. Văn hóa ẩm thực của người Hà Nội trước hết ở chỗ tinh sành, “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, thanh cảnh, ngon và lành, sạch sẽ, chế biến tinh vi với nghệ thuật cao, món nào ra món ấy, đầy đủ gia vị để mỗi món mang một đặc trưng riêng biệt. Ẩm thực Hà Nội được nhắc đến nhiều trong thơ ca, các nhà văn, 11 nhà báo như Phạm Đình Hổ, Cao Bá Quát, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn, Mai Khôi... Có thể kể ra đây một loạt các đặc sản ẩm thực Hà Nội qua những câu ca dao, tục ngữ truyền khẩu: bánh trôi làng Gạ, bún làng Sùi và làng Tứ Kỳ, cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây, cam Canh, bưởi Diễn, chuối Sù, cà Láng, bánh cuốn Thanh Trì, bánh dày làng Kẻ, bánh tẻ làng So, bánh đúc Đơ Bùi, tương làng Sủi, giò Chèm, nem Vẽ... Nhiều người đánh giá cao Ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì v.v. và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng. * Phở: Nói đến phở, người ta nghĩ ngay đến phở Bắc, mà phở Bắc thì không đâu bằng phở Hà Nội. Vũ Bằng đã từng viết rằng phở là món ăn điểm tâm của tất cả người Việt. Người Việt có thể không ăn cái này, cái kia, nhưng chắc chắn ai cũng đã từng ăn phở. Mà phở ngon nhất là phở Hà Nội. Hễ cứ trông thấy người Hà Nội ăn phở thì đố ai mà ngưng lại được cái sự phải... ăn theo. 12 Thật ra, phở mơí có cách đây khoảng một thế kỷ: nó chưa được ghi trong tự điển của Huỳnh Tịnh Paulus Của (1895) và Genibrel (1898). Ngay cả cái tên "phở" cũng cũng chỉ là âm của chữ (phấn), đọc theo giọng Quảng Đông, trong tên của món ăn "ngưu nhục phấn" gồm thịt bò (ngưu nhục) và bánh phở (phấn). Phở sử dụng nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng thái sợi bản, làm từ gạo, là một trong nhiều món ăn Việt Nam dạng mì nước. Phở thường được coi là món "quốc hồn quốc túy" của Việt Nam tuy hầu như không thể tìm thấy phở trong thực đơn của người Việt từ trước thời Pháp thuộc. Đây là món giàu dinh dưỡng, nước dùng rất trong được ninh bằng các loại xương và hương liệu (gừng nướng, củ hành khô nướng, quế, hồi, thảo quả v.v.) với những bí quyết riêng trong nhiều giờ. Tuy có những tìm tòi cách tân tạo nên nhiều biến thái của phở với nhiều kiểu thịt khác nhau nhưng những nỗ lực đó không mấy thành công ngoại trừ phở bò và phở gà. Phở thường được sắp đặt trong bát lớn với thịt bày lên trên cùng với một số loại rau gia vị. Bày bánh phở đã chần vào bát, bày thịt lên trên, trút nước dùng nóng vào và rắc ít hành, ngò. Bên cạnh bát phở cho thực khách là bát đựng vài miếng chanh tươi, dăm cọng rau thơm, chút tương ớt, bột tiêu. Ở Việt Nam đây thường là món dùng ăn sáng tuy rằng hiện nay có xu hướng thực khách, nhất là thực khách các đô thị trong nước và ở nước ngoài, ăn t
Luận văn liên quan