Đề tài Vị trí, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước theo hiến pháp 1992

Mỗi cơ quan nhà nước là một bộ phận hợp thành của bộ máy nhâ nước, trong đó mỗi cơ quan nhà nước có một vị trí pháp lí, có một phạm vi thẩm quyền được Hiến pháp và pháp luật quy định , có quy chế tổ chức và hoạt động riêng . Theo Hiến pháp 1992 , cơ quan nhà nước ta bao gồm : • Chính phủ • Quốc hội • Chủ tịch nước • Ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân • Viện kiểm sát và tòa án nhân dân

doc16 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4767 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vị trí, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước theo hiến pháp 1992, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI: Hà Nội, ngày 6 tháng 12 năm 2012 DANH SÁCH NHÓM MÔN HỌC : PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG NHÓM : 04 LỚP : BK3.02 TÊN ĐỀ TÀI : VỊ TRÍ, THẨM QUYỀN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO HIẾN PHÁP NĂM 1992 STT MSSV HỌ VÀ TÊN NGÀY SINH 1 2 3 4 5 20122886 20122903 20123693 20122962 20123079 Nguyễn Quang Bách Nguyễn Quỳnh Chi Phạm Phương Tùng Nguyễn Quang Duy Nguyễn Thị Hậu 26-11-1994 25-05-1994 10-05-1994 28-10-1994 13-7-1994 LỜI CẢM ƠN Tiểu luận có thể được coi là một công trình khoa học nho nhỏ. Do vậy để hoàn tất một đề tài tiểu luận là một công việc không phải dễ đối với sinh viên chúng em. Chúng em phải tổ chức học nhóm và tìm tài liệu trên nhiều phương tiện như giáo trình, sách báo, tài liệu ở thư viện, internet… để nghiên cứu. Vì vậy, sau khi hoàn tất tiểu luận môn Pháp luật đại cương này, chúng em xin chân thành: Cảm ơn Nhà trường đã tạo điều kiện tốt cho chúng em nghiên cứu và học tập. Cảm ơn Bộ môn Pháp Luật Đại Cương đã hướng dẫn chúng em cách thức tìm hiểu và nghiên cứu tiểu luận này. Cảm ơn Bộ phận thư viện đã tạo điều kiện cho chúng em mượn sách và các tài liệu cũng như cho mượn phòng học nhóm để nhóm chúng em có thể học tập và làm việc một cách có hiệu quả. Chúng em rất chân thành cám ơn và mong được thầy cô đóng góp ý kiến cho bài tiểu luận của chúng em. MỤC LỤC CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Cùng đó biết được vị trí, tính chất,thẩm quyền của các Cơ quan trong hệ thống. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp luận Phương pháp duy vật biện chứng Phương pháp thống kê, lịch sử… BỐ CỤC Tiểu luận được chia làm 3 phần: Phần I: Phần mở đầu Mục đích, ý nghĩa Phương pháp Phần II: Nội dung Tìm hiểu chung về các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Vị trí, thẩm quyền cơ cấu của từng cơ quan trong bộ máy nhà nước. Phần III: Kết luận CHƯƠNG II: NỘI DUNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC CƠ QUAN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 1.1. Khái Niệm: Mỗi cơ quan nhà nước là một bộ phận hợp thành của bộ máy nhâ nước, trong đó mỗi cơ quan nhà nước có một vị trí pháp lí, có một phạm vi thẩm quyền được Hiến pháp và pháp luật quy định , có quy chế tổ chức và hoạt động riêng . Theo Hiến pháp 1992 , cơ quan nhà nước ta bao gồm : Chính phủ Quốc hội Chủ tịch nước Ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân Viện kiểm sát và tòa án nhân dân 1.2. Đặc điểm và Chức năng: CHÍNH PHỦ Cơ quan chấp hành của Quốc Hội. Cơ quan hành chính cao nhất. Lãnh đạo công tác của Bộ;cơ quan ngang Bộ, thuộc chính phủ UBND các cấp. Đảm bảo thực hiện Hiến Pháp & Luật. Trình dự án luật, pháp lệnh. Thực hiện nhiều chính sách khác của nhà nước. QUỐC HỘI Lập hiến & lập pháp Quyết định chính sách cơ bản về : đối nội và đối ngoại;kinh tế xã hội;quốc phòng,an ninh;nguyên tắc về tổ chức & hoạt động của bộ máy nhà nước,quan hệ XH & hoạt động của công dân. Giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước. CHỦ TỊCH NƯỚC Là Nguyên Thủ Quốc Gia. Là người đứng đầu nhà nước thay măt nước CHXHCNVN về đối nội và đối ngoại. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến đời sống ND địa phương. Giám sát thực hiện quyết định. TÒA ÁN NHÂN DÂN Thực hiện công tác xét xử Quản lí hành chính nội bộ, chi ngân sách. Tuyên truyền giáo dục ý thức và bảo vệ pháp luật cho công dân VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN. * Thực hành quyền công tố. * Kiểm sát các hoạt động tư pháp như:kiểm sát điều tra , xét xử, thi hành án ,giam giữ cải tạo 2. VỊ TRÍ, THẨM QUYỀN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 2.1 . CHÍNH PHỦ: Vị trí và tính chất: Tại điều 109 của hiến pháp 1992 đã quy định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.” Cơ cấu tổ chức của chính phủ: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan của Chính phủ do Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Thành phần của Chính phủ bao gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Chính phủ hiện nay có nhiệm kỳ kéo dài từ năm 2007 đến năm 2011, được Quốc hội khóa XII (2007-2011) phê chuẩn trong kỳ họp lần thứ nhất vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2007. Một vài vị trí có thay đổi sau đó do công tác luân chuyển cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tất cả các thành viên Chính phủ đều là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó 6 người là Ủy viên Bộ Chính trị. Nhiệm vụ và quyền hạn của chính Phủ: Những nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản của Chính phủ được quy định tại Điều 112 của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi và bổ sung năm 2001), bao gồm 6 nhóm: Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Lãnh đạo công tác của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, kiện toàn hệ thống bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương tới cơ sở. Kiểm tra việc Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; tạo điều kiện cho Hội đồng nhân dân làm việc. Thống nhất việc quản lý và phát triển nền kinh tế quốc dân. Củng cố và tăng cường quốc phòng. v.v... 2.2. QUỐC HỘI Vị trí , tính chât của Quốc hội Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội, hoạt động của công dân; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội bao gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội: là cơ quan thường trực của Quốc hội, gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Hội đồng dân tộc và 9 Uỷ ban, gồm Uỷ ban pháp luật; Uỷ ban tư pháp; Uỷ ban kinh tế; Uỷ ban tài chính, ngân sách; Uỷ ban quốc phòng và an ninh; Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Uỷ ban về các vấn đề xã hội; Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường; Uỷ ban đối ngoại; Đại biểu Quốc hội: Quốc hội có không quá 500 đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước, trong đó có những đại biểu hoạt động chuyên trách và những đại biểu hoạt động không chuyên trách. Số lượng đại biểu chuyên trách chiếm ít nhất 25% tổng số đại biểu Quốc hội; Đoàn đại biểu Quốc hội gồm các đại biểu Quốc hội được bầu trong một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương hợp thành; Văn phòng Quốc hội là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội Hiến pháp và pháp luật quy định Quốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước; Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; Quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; Quyết định đại xá; Quy định hàm, cấp trong các đơn vị vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước; Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước; Quyết định việc trưng cầu ý dân. 2.3. CHỦ TỊCH NƯỚC Vị trí , tính chất của Chủ tịch nước Tại điều 101 Hiến pháp 1992 có quy định:” Chủ tich nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại”. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước Đối nội: Chủ tịch nước có quyền công bố Hiến pháp,Luật, Pháp lệnh: thống kĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đòng quốc phòng và an ninh: bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ cao cấp của nhà nước, tuyên bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp:... Đối ngoại: Chủ tịch nước có quyền cử, triiệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam: tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài, nhân danh nhà nước kí kết điều ước quốc tế: quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam. Thẩm quyền cụ thể của Chủ tịch nước ghi tại điều 103, Hiến pháp 1992. Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Phó Chủ nước giúp chủ tịch nước làm nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước ủy nhiệm thay Chủ tịch nước làm một số nhiệm vụ 2.4. ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 2.4.1. ỦY BAN NHÂN DÂN Vị trí, tính chất của ủy ban nhân dân Tại điều 123 của hiến pháp 1992 có quy định: “Ủy ban nhân dan các cấp do hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính của nhà nước ở địa phương, Chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, luật, ccs văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân”. Ủy ban nhân dân là loại cơ quan song trùng trực thuộc, vừa là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, vừa chịu sự lãnh đạo của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp. Cơ cấu tổ chức của ủy Ban nhân dân Người đứng đầu Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thường là phó bí thư cấp tương ứng. Quyền hạn của Ủy ban nhân dân được quy định tại Hiến pháp và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Ủy ban nhân dân các cấp có các cơ quan giúp việc như: Sở (cấp tỉnh), Phòng (cấp huyện), Ban (cấp xã). Chủ tịch ủy ban nhân dân là do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, là người lãnh đạo điều hành công việc của Ủy ban nhân dân. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cũng do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, là người gúp việc cho Chủ tịch. Các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cũng do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra theo sự giới thiệu của chủ tịch Ủy ban nhân dân . Có nhiệm vụ phụ trách, quản lý những ngành, lĩnh vực chuyên môn nhất định. Nhiệm Vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân. Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở. Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên để quản lý ngân sách nhà nước trong địa bàn của mình, quản lý việc sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ các công trình vừa và nhỏ, hệ thống đê điều, các công trình phòng chống. 2.4.2. HỘI ĐÔNG NHÂN DÂN a. Vị trí, tính chất của hội đồng nhân dân Tại Điều 119 Hiến Pháp 1992, “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng quyên làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.” Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của thường trực hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.Hội đồng nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ tỏng việc thực hiên các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội. b. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân Hội đồng nhân dân các cấp có Thường trực Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, ngoài ra ở hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện còn có các ban của Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhan dân cấp tỉnh, cấp huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Chủ tịch, thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời lá thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có ba ban: Ban Kinh tế và ngân sách, ban văn hóa –xã hôi, ban pháp chế; nơi náo có nhiều dân tộc thì có thể thành lập ban dân tộc. Hội đồng nhân dân cấp huyện có hai ban: ban kinh tế-xã hội, ban pháp chế. Nhiệm Vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của hội đồng nhân dân các cấp được quy định trong luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân 2003. Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân theo điều 121,122 ( Hiến pháp 1992): Đại biểu hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí của nhân dân địa phương , phải liên hệ chặt chẽ với cử tri chịu sự giám sát của cử tri , trả lời những kiến nghị của cử tri , xem xét đon đốc việc giải quyết khiếu nai của nhân dân . Đại biểu hội đồng nhân dân có nhiện vụ vận động nhân dân thực hiện pháp luật chính sách của nhà nước , động viên nhân dân tham gia quản lí nhà nước Đại biểu hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước ở địa phương . người phụ trách cư quan này có nhiêm vụ tiếp đại biểu , xem xét, kiến nghị của đại biểu 2.5. TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Taị Điều 126 (Hiến Pháp 1992) “ Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân nước CHXHCN Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình , có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân , bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng tài sản nhân phẩm của công dân .” 2.5.1. TÒA ÁN NHÂN DÂN a. Vị trí, tính chất của Tòa án nhân dân Tóa ấn nhân dân là cơ quan xét xử của nhà nước ta : “ Tòa án xét xử các vụ án hình sự dân sự hôn nhân và gia đình , lao động và kinh tế, hành chính và giải quyết các vụ khác theo quy định của pháp luật” ( Điều 1 , Luật tổ chức tòa án nhân dân 2002) b. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân Tòa án nhân dân là một hệ thống bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các tóa án nhân dân quận huyện thị xã , thành phố thuộc tỉnh ; các tòa án dân sự: các tòa án khác do luật định . Cơ cấu tổ cức của tòa án nhân dân tối cao gồm có : Hội đòng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao , tòa án quân sự trung ương, tòa án hình sự , tòa dân sự , tòa kinh tế, tòa án lao đọng, tòa hành chính và các tòa phúc thẩm, tòa án nhân dân tối cao. Bộ máy tòa án nhân dân tối cao có chánh án , các Phó chánh án, Thẩm phán, Thư kí tòa án. c. Nhiệm Vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân Thẩm quyền của tòa án nhân dân : trong phạm vi chức năng của mình có nhiệm vụ có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân , bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng tài sản nhân phẩm của công dân. 2.5.2. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN a. Vị trí, tính chất của Viện kiếm sát nhân dân Theo Điều 137, Hiến pháp 1992 “ Viện kiếm sát nhân dân là cơ quan nhà nước thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt đọng tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do pháp luật quy định nhằm góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thông nhất” b. Cơ cấu tổ chức của Viện kiếm sát nhân dân Cơ cấu tổ chức của viện kiểm sát nhân dân được quy định như sau : Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: Ủy ban kiểm sát , bộ máy giúp việc , Viên kiểm sát quân sự trung ương . Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trường, các Phó viện trưởng , cá kiểm sát viên, điều tra viên. Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Ủy ban kiểm sát, bộ máy giúp việc .Ở viện kiếm sát nhân dân cấp tỉnh có viện trưởng, các phó viện trưởng và các Kiểm sát viên. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có viện trưởng , các phó viện trưởng , các kiểm sát viên , các bộ phận công tác và giúp việc . c. Nhiệm Vụ, quyền hạn của Viện kiếm sát nhân dân Theo Điều 138 (Hiến pháp 1992) : “ Viện trưởng viện kiếm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước ủy ban thường vụ Quốc hôi và Chủ tich nước” CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN Trong quá trình đổi mới đất nước, và qua các lần ban hành hiến pháp, mới nhất là hiến pháp năm 1992 và được sữa đổi năm 2002, bộ máy Nhà Nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam ngày càng toàn diện và theo đó thể chế hành chính của các cơ quan Nhà nước đã được thay đổi khá nhiều phù hợp với việc quản lý xã hội, đáp ứng được công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước XHCN và đi chung đó là hệ thống cơ quan quản lý nhà nước được toàn diện hơn, nâng cao hơn, hệ thống đó còn được gọi là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Cơ cấu tổ chức trong cơ quan bộ máy nhà nước rất quan trọng bởi vì nó đã thể hiện chỗ đứng, vị trí, quyền hạn đối với lĩnh vực mà nhà nước điều chỉnh. Có những quyền và nghĩa vụ cụ thể thì các cơ quan trong bộ máy nhà nước mới góp phần và đảm bảo cho xã hội được tốt hơn. *HẾT*