Đề tài Vị trí, vai trò, vấn đề pháp lý cũng như thực tiễn và triển vọng xung quanh hợp tác quốc phòng của Asean

Hiện nay, hòa bình và an ninh thế giới nói chung và khu vực ASEAN nói riêng là một trong những vấn đề quan trọng luôn được toàn nhân loại quan tâm hàng đầu. Các hoạt động để giữ gìn hòa bình và an ninh đã được triển khai dưới nhiều hình thức, trong đó phải kể đến hoạt động hợp tác quốc phòng. Hợp tác quốc phòng giữa các nước ASEAN có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung. Hiện nay, hợp tác quốc phòng ASEAN đã có sự phát triển năng động và ngày càng đạt được những hiệu quả thiết thực. Trong bài tập nhóm lần này, chúng em xin đề cập đến vị trí, vai trò, vấn đề pháp lý cũng như thực tiễn và triển vọng xung quanh hợp tác quốc phòng của Asean.

doc10 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vị trí, vai trò, vấn đề pháp lý cũng như thực tiễn và triển vọng xung quanh hợp tác quốc phòng của Asean, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục: Mở đầu.………………………………………………………..2 Nội dung..……………………………………………………...2 Vị trí và vai trò của cơ chế hợp tác quốc phòng trong cấu trúc an ninh khu vực Asean. Vị trí…………………………………………………………………………2 Vai trò……………………………………………………………………….2 Nội dung hợp tác quốc phòng của Asean………...…………..3 Những vấn đề pháp lý……………………………………………………....3 Những vấn đề thực tiễn…………………………………………………......6 Triển vọng của cơ chế hợp tác quốc phòng……………..…7 Kết luận………………………………………………………..8 Danh mục tài liệu tham khảo……………………………...9 Mở đầu: Hiện nay, hòa bình và an ninh thế giới nói chung và khu vực ASEAN nói riêng là một trong những vấn đề quan trọng luôn được toàn nhân loại quan tâm hàng đầu. Các hoạt động để giữ gìn hòa bình và an ninh đã được triển khai dưới nhiều hình thức, trong đó phải kể đến hoạt động hợp tác quốc phòng. Hợp tác quốc phòng giữa các nước ASEAN có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung. Hiện nay, hợp tác quốc phòng ASEAN đã có sự phát triển năng động và ngày càng đạt được những hiệu quả thiết thực. Trong bài tập nhóm lần này, chúng em xin đề cập đến vị trí, vai trò, vấn đề pháp lý cũng như thực tiễn và triển vọng xung quanh hợp tác quốc phòng của Asean. Nội dung: Vị trí và vai trò của cơ chế hợp tác quốc phòng trong cấu trúc an ninh khu vực Asean. Vị trí. Các cơ chế đậm nét của ASEAN như ASEAN+, ARF, EAS và đặc biệt là ADMM+ đang là “bộ khung” tốt để từ đó có thể xây dựng nên cấu trúc an ninh khu vực. Tính mở và linh hoạt của các diễn đàn này, trong đó có diễn đàn về hợp tác quốc phòng cho phép tạo ra cơ chế để đối phó với những diễn biến nhanh và khó lường về vấn đề an ninh, hòa bình hiện nay trên thế giới.Tháng 5 năm 2006, Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng của các nước thành viên ASEAN đã được tổ chức hội nghị đầu tiên tại Kuala Lumpur, Malaysia và thống nhất tổ chức Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN ( ADMM) hàng năm. Và đây được coi là cơ chế hợp tác quốc phòng cao nhất của hiệp hội. Hợp tác quốc phòng là cơ hội để các nước ASEAN tiếp cận, thu hút các nguồn lực, kinh nghiệm từ các nước đối tác để giải quyết các vấn đề an ninh trong nội khối ASEAN, nhất là đối với các vấn đề an ninh phi truyền thống như đối phó với khủng bố, cướp biển, thảm họa thiên nhiên... đồng thời sẵn sàng chia sẻ các nguồn lực, kinh nghiệm, thế mạnh của mình với các nước đối tác, tăng cường sự hiện diện, vai trò quốc phòng của Hiệp hội trong khu vực và trên thế giới. Vai trò. Hợp tác quốc phòng - an ninh giữa các nước ASEAN có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung. Bởi lẽ: - Thứ nhất, Đông Nam Á là khu vực phát triển năng động, an ninh khu vực tương đối ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức lớn. Không một nước ASEAN riêng rẽ nào có thể độc lập giải quyết các vấn đề an ninh như vậy. Do đó, hợp tác quốc phòng - an ninh là phương cách hữu hiệu để vượt qua các thách thức có tầm khu vực và thế giới. Đây là nhân tố quan trọng để bảo đảm cho Đông Nam Á luôn là khu vực hòa bình và ổn định. - Thứ hai, quốc phòng và an ninh là những lĩnh vực rất nhạy cảm. Các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh giữa các nước thường rất khó giải quyết nên việc hợp tác quốc phòng - an ninh sẽ tạo nên sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau làm cơ sở để các bên giải quyết các bất đồng. - Thứ ba, hợp tác quốc phòng và an ninh là tìm ra những cơ chế hợp lý, những biện pháp hợp tác hiệu quả để giải quyết các bất đồng. Vì vậy, hợp tác quốc phòng và an ninh trực tiếp giải quyết các vấn đề quốc phòng - an ninh của khu vực, là điều kiện cần thiết để duy trì ổn định ở mối nước thành viên ASEAN cũng như hòa bình và ổn định trong khu vực. - Thứ tư, hợp tác quốc phòng - an ninh ASEAN còn có nghĩa là hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác khác. Đây là điều kiện quan trọng làm tăng khả năng của ASEAN trong việc đối phó với các vấn đề an ninh khu vực. Sự hợp tác này cũng làm cho quyền lợi của các nước đối tác của ASEAN tại khu vực được đảm bảo, trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định tăng lên. Đây là nhân tố tích cực bảo đảm an ninh cho khu vực nói riêng và góp phần bảo đảm an ninh của thế giới nói chung. Nội dung hợp tác quốc phòng của Asean. Những vấn đề pháp lý. Trong cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN bao gồm hai thiết chế cơ bản: Thứ nhất, Hội nghị bộ trưởng quốc phòng của các nước ASEAN: Bao gồm bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN và được tổ chức mỗi năm một lần, trước hoặc sau Hội nghị cấp cao ASEAN. Ngoài ra, còn có Hội nghị ADMM hẹp cũng có thể được tổ chức khi cần thiết và trên cơ sở được sự nhất trí của các thành viên để thảo luận các vấn đề quốc phòng an ninh trong các phiên họp kín và không chính thức. ADMM là cơ chế tham vấn và hợp tác về quốc phòng – an ninh cao nhất trong khuôn khổ ASEAN, nhiệm vụ đặt ra cho ADMM là: Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua đối thoại và hợp tác trong các vấn đề quốc phòng và an ninh, tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau. Đưa ra các hướng dẫn cho các cơ quan quốc phòng và quân sự cấp cao trong các cuộc đối thoại và hợp tác về lĩnh vực quốc phòng và an ninh trong khuôn khổ ASEAN và giữa ASEAN với các bên đối thoại. ADMM còn là khuôn khổ thể chế cho các hoạt động hơp tác và đối thoại. Hoạt động của ADMM được chỉ đạo bởi các nguyên tắc cơ bản như đã nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC) và có cơ chế mở, chủ động hợp tác với các nước đối tác và các bên đối thoại của ASEAN và ARF. Kết quả Hội nghị ADMM sẽ được Tổng thư kí, đại diện cho Ban thư kí ASEAN ghi nhận và báo cáo trực tiếp tới những người đứng đầu ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN. ADMM phối hợp chặt chẽ với Hội nghị bộ trưởng ngoại giao, các cơ quan và các tổ chức khác của ASEAN ở cấp bộ trưởng. Thứ hai, Hội nghị quan chức cấp cao quốc phòng ASEAN (ADSOM): Là cơ quan giúp việc của Hội đồng bộ trưởng quốc phòng (ADMM). Được tổ chức hàng năm với nhiệm vụ chuẩn bị cho ADMM diễn ra trong năm đó. ADSOM là cơ chế phối hợp chính thức các hoạt động quốc phòng và quân sự khác, đồng thời giám sát việc thực hiện các hoạt động thường kì. ADSOM có thể thành lập Nhóm cộng tác ADSOM và các nhóm hoạt động để tập trung vào các lĩnh vực cụ thể. ADSOM phối hợp chặt chẽ với Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN, các cơ quan cấp cao khác, các cơ quan bổ trợ và cơ quan trực thuộc ASEAN và Ban thư kí ASEAN. Các hoạt động hợp tác quốc phòng ASEAN. Xây dựng lòng tin. Xây dựng lòng tin là một trong nội dung hàng đầu trong hoạt động hợp tác quốc phòng của ASEAN.Việc ASEAN tổ chức các cuộc họp cấp bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh quân đội, Tư lệnh các quân chủng và tình báo; cuộc họp các quan chức quốc phòng cao cấp ASEAN chuẩn bị cho ADMM cùng các cuộc họp của các khuôn khổ hợp tác quốc phòng ngoài ASEAN đã góp phần đẩy mạnh việc chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin và tình báo, tăng cường xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác giữa các nước trong một số lĩnh vực cụ thể. Mặt khác, đến nay ASEAN đã thông qua Chương trình hành động ba năm nhằm thúc đấy sự tin cậy lẫn nhau giữa các nước ASEAN với một số nội dung khá cụ thể. Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Hội nghị ADMM lần thứ 4 năm 2010 đã thông qua Tài liệu về việc sử dụng các nguồn lực và lực lượng quân sự vào các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, làm cơ sở cho ASEAN tiến hành các hoạt động hợp tác quốc phòng trong lĩnh vực này, đó là cơ sở các nguyên tắc thực hiện hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa bằng việc sử dụng các nguồn lực và lực lượng quân sự; các nguồn lực và lực lượng quân sự được sử dụng để hỗ trợ; thủ tục thực hiện hỗ trợ. Những vấn đề này đều được xác định khá cụ thể, chi tiết tạo thuận lợi cho việc thực hiện hoạt động này trên thực tế. Hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống. Các vấn đề an ninh phi truyền thống tiêu biểu có thể kể đến như tội phạm xuyên quốc gia và những thách thức xuyên biên giới khác; khủng bố. Việc hợp tác đối phó với các vấn đề này luôn là nội dung được ASEAN đặc biệt quan tâm. Bởi mức độ cũng như phạm vi của những thách thức này ngày càng lớn và trở nên nguy hiểm. Hoạt động hợp tác quốc phòng trong lĩnh vực này một mặt được thể hiện thông qua hoạt động được tiến hành giữa các cơ quan quốc phòng của các nước thành viên như trao đổi thông tin trực tiếp, trong khuôn khổ các hội nghị, phối hợp tuần tra trên biển, nghiên cứu khoa học biển,...mặt khác, ASEAN đã thông qua Tài liệu về Hợp tác giữa các cơ sở quốc phòng ASEAN và các tổ chức xã hội dân sự về các vấn đề an ninh phi truyền thống tại Hội nghị ADMM lần thứ tư năm 2010, làm cơ sở cho các hoạt động trao đổi và đối thoại, thiết lập các kênh lien lạc giữa các cơ sở quốc phòng ASEAN với các cơ sở tổ chức dân sự xã hội ( CSOs), qua đố hỗ trợ hiệu quả hơn cho các quốc gia trong việc đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống trên. Hợp tác quốc phòng với các quốc gia và các tổ chức bên ngoài khu vực. Hoạt động hợp tác quốc phòng giữa ASEAN với các quốc gia và tổ chức ngoài khu vực được thể hiện rõ nét nhất ở việc quyết định thành lập Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+). Ý tưởng về ADMM+ đã được Malaysia đưa ra tại Hội nghị ADMM – 1 tại Kuala Lumpur tháng 5/2006. Trải qua các Hội nghị ADM – 2 và ADMM – 3 thì ADMM đã có những bước tiến quan trọng trong việc phát triển ý tưởng về ADMM+. Và đến Hội nghị ADMM – 4 năm 2010 tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN đã thông qua hai Tài liệu quan trọng là Tài liệu “ ADMM+: Cơ cấu và thành phần” và Tài liệu “ ADMM+: Thể thức và thủ tục”, tạo cơ sở pháp lý cho việc hiện thực hóa ADMM+ đầu tiên được tổ chức vào tháng 10/2010 tại Việt Nam. Trong bối cảng ngày càng phức tạp của thế giới như hiện nay, việc hiện thực hóa ADMM+ sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng cường quan hệ về mặt quốc phòng an ninh trong nội bộ ASEAN, giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài. Những vấn đề thực tiễn Kể từ năm 2006, lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tổ chức tại Malaysia đã thống nhất nhận thức là cần mở rộng hợp tác giữa các nước ASEAN với các đối tác bên ngoài. Nhưng phải đến Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16 diễn ra tại Hà Nội hồi tháng 4-2010, các nhà lãnh đạo ASEAN mới nhất trí được cơ chế hợp tác này, thống nhất giao cho Việt Nam tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với 8 nước đối tác, đối thoại.Cơ chế hợp tác quốc phòng của Asean trong những năm gần đây có nhiều bước tiến quan trọng. Đặc biệt trong hai năm qua là 2010 và 2011 việc hợp tác quốc phòng giữa các nước asean đã đạt được những kết quả khả quan, đặt nền tảng cho sự hợp tác vững chắc về quốc phòng – an ninh trong tương lai. Ngày 28/4/2010, các nước trong khu vực asean đã họp Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao Asean (gọi tắt là ADSOM – 4) tại Hà Nội (Việt Nam). ADSOM được diễn ra nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 4 (ADMM-4) vào tháng 5 năm 2010. Với nhận thức an ninh khu vực Đông Nam Á có mối quan hệ tương tác đối với an ninh châu Á - Thái Bình Dương và quốc tế, các nước ASEAN đã đưa ra tầm nhìn chiến lược lâu dài về một cấu trúc an ninh khu vực trong thời kỳ mới. Đó là cơ chế ADMM Cộng (ADMM+), có sự chủ động can dự về an ninh - quốc phòng giữa ASEAN với các bên đối tác, đối thoại đầy đủ của ASEAN. Nếu ADMM+ tiếp tục nhận được sự nhất trí của các bộ trưởng quốc phòng thì cơ chế mới này hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. lãnh đạo các nước ASEAN thống nhất sẽ tổ chức ADMM+ với 8 nước, bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Hội nghị ADSOM - 4 thảo luận nhiều sáng kiến của các thành viên ASEAN, như sáng kiến sử dụng nguồn lực quân sự ASEAN trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa của indonesia; thực hiện việc sản xuất các loại thiết bị quân sự tại chính các nước ASEAN của Malaysia… Ngày 12-10- 2010 đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (gọi tắt ADMM+). Đây là lần đầu tiên một Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng được tổ chức, với sự tham dự của lãnh đạo Quốc phòng các nước ASEAN và các nước lớn trên thế giới, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa và nhiều người đồng cấp khác… đặt cơ sở cho một cơ chế hợp tác mới hình thành. Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng là sự kiện quan trọng , khẳng định tính chất mở trong các cơ chế của ASEAN, phản ánh chủ trương nhất quán của ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác tham gia xây dựng Cộng đồng ASEAN và giải quyết các thách thức chung. Duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực là nguyện vọng và lợi ích chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực. Nhằm thực hiện mục tiêu này, các nước cần tăng cường đối thoại và hợp tác để tạo dựng lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau, đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực cùng quan tâm, tích cực xây dựng và chia sẻ những chuẩn mực và quy tắc ứng xử, đặc biệt là tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đồng thời cần tiếp tục tôn trọng và phát huy các công cụ bảo đảm hòa bình và an ninh khu vực hiện có của ASEAN như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC), Công ước ASEAN về chống khủng bố và các Tuyên bố chung giữa ASEAN với các đối tác. Với ASEAN, ADMM+ là dấu mốc trong quá trình phát triển, đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác quốc phòng, đưa hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng đi vào thực chất. Với cơ cấu ADMM+8 và thành phần gồm 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác, đối thoại chủ chốt, ADMM+ là một cơ chế hợp tác quốc phòng mang ý nghĩa chiến lược. Trước hết, đây là một trong những diễn đàn đối thoại, tham vấn chiến lược nhằm xây dựng một nhận thức chung về an ninh khu vực, xây dựng lòng tin, xác định các lĩnh vực hợp tác thiết thực về quốc phòng. Không chỉ có vậy, ADMM+ còn là cơ chế hợp tác ở cấp cao nhất (cấp Bộ trưởng) về quốc phòng của khu vực, có khả năng định hướng và chỉ đạo các chương trình hoạt động thực tiễn nhằm giải quyết có hiệu quả các thách thức an ninh chung, nhất là an ninh phi truyền thống đang nổi lên hiện nay. Đây cũng là sân chơi bình đẳng và có lợi cho tất cả các bên tham gia, đồng thời có vai trò hài hòa quan hệ, xây dựng năng lực và tăng cường quan hệ và tương tác giữa quân đội các nước. Các trao đổi và thảo luận ở hội nghị này sẽ góp phần tăng cường sự tin cậy lẫn nhau giữa các nước thành viên thông qua nâng cao hiểu biết về những thách thức quốc phòng và an ninh cũng như nâng cao tính minh bạch và cởi mở. Được biết, Hội nghị sẽ bàn bạc, thảo luận về tiềm năng, triển vọng và định hướng hợp tác thiết thực, xác định những ưu tiên ban đầu cho hợp tác quốc phòng an ninh trong khuôn khổ ADMM+. Ngày 19/5/2011, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 5 (ADMM-5) đã diễn ra tại Jakarta, Indonesia, với việc ra tuyên bố chung về tăng cường hợp tác. Hội nghị đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung, kêu gọi tăng cường hợp tác an ninh-quốc phòng giữa các nước thành viên nhằm đảm bảo và tiếp tục thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực, hướng tới Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, với một trong ba trụ cột quan trọng là Cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN(ASPC). Tuyên bố chung khẳng định tự do hàng hải ở Biển Đông theo quy định của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển; khẳng định cam kết của các nước thành viên ASEAN thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới thông qua Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) để tiếp tục thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực. Hội nghị cũng nhất trí thành lập một ủy ban điều phối chung trong việc sử dụng tài sản quân sự ASEAN để trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai; nhất trí với 3 đề xuất, gồm chương trình làm việc 3 năm của ADMM 2011-2013, thành lập mạng lưới các trung tâm giữ gìn hòa bình ASEAN và thiết lập cơ chế cộng tác về công nghiệp quốc phòng ASEAN. Ngày 17-11-2011, với chủ đề “Cộng đồng ASEAN trong cộng đồng các quốc gia toàn cầu”, Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 19 và các hội nghị cấp cao liên quan đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Nusa Dua ở Bali (Indonesia). Triển vọng của cơ chế hợp tác quốc phòng. Với mục đích tạo ra một khu vực năng động ổn định về an ninh chính trị tạo tiền đề phát triển trong tương lai thì việc hợp tác an ninh quốc phòng là sự hợp tác thiết thực, hiệu quả về quốc phòng giữa các nước thành viên ASEAN khi an ninh được đảm bảo sẽ đóng góp tích cực, quan trọng vào việc xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN, góp phần thiết thực đảm bảo hòa bình, an ninh và sự phát triển trong khu vực. những hoạt động về hợp tác an ninh quốc phong trong khu vực đã thực hiện. Kể từ khi KHHĐ ASC và Chương trình hành động Viên-chăn (VAP) được thông qua năm 2004 đến nay, ASEAN đã tích cực triển khai nhiều hoạt động/dự án cụ thể hướng tới mục tiêu xây dựng ASC. ASEAN đã xác định 5 kênh chính chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động thực hiện ASC gồm: Kênh Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Tư pháp, Bộ trưởng phòng chống Tội phạm xuyên quốc gia và ARF. Theo sáng kiến của Tổng thư ký ASEAN, Hội nghị điều phối triển khai KHHĐ xây dựng Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC-CO) đã được tổ chức hàng năm, gồm đại diện các cơ quan chuyên ngành của ASEAN liên quan tới việc thực hiện KHHĐ ASC để kiểm điểm và bàn phương hướng thúc đẩy thực hiện ASC PoA. Theo thống kê của Ban thư ký ASEAN, tình hình triển khai thực hiện các chương trình/biện pháp trong VAP liên quan tới ASC nhằm thực hiện KHHĐ cho tới nay đã đạt được những tiến triển khả quan. Đa phần các hoạt động/dự án đã hoàn tất và đang được triển khai nằm trong 3 lĩnh vực đầu là Hợp tác chính trị; Hình thành và chia sẻ các chuẩn mực và Ngăn ngừa xung đột, trong đó có các hoạt động đáng chú ý như triển khai xây dựng Hiến chương ASEAN, tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, ký kết Công ước ASEAN về chống khủng bố; mở rộng việc gia nhập Hiệp ước TAC cho nhiều đối tác bên ngoài... Triển vọng tiến gần hơn đến mục tiêu đã đề ra về cơ chế hợp tác an ninh công đồng ASEAN. Như đã trình bày ở trên việc thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường an ninh trong khu vực thông qua cơ chế hoạt động, các nguyên tắc đề ra đã nhận được sự ủng hộ đồng thuận của các thành viên trong cộng đồng ASEAN bởi việc hợp tác này hoàn toàn mang lại lợi ích cho các thành viên. Hiện nay trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều những mâu thuẫn xung đột cũng như tình trạng khủng bố ngày càng khó ngăn chặn điều này đặt ra yêu cầu cần có sự hợp tác sâu và rộng hơn nữa giữa các quốc gia trong khu vực đặc biệt là các nước chưa thực sự mạnh về công tác quốc phòng, an ninh. Chính vì vậy, với cơ chế hợp tác an ninh hiện nay của cộng đồng ASEAN đã thu hút không chỉ các quôc gia trong khu vực mà còn nhận được sự quan tâm và mong muốn tham gia của các nước ưa chuộng hòa bình trên thế giới. Kết luận Duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực là nguyện vọng và lợi ích chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực. Nhằm thực hiện mục tiêu này, các nước trong khu vực đã và đang tích cực tăng cường đối thoại và hợp tác để tạo dựng lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau, đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực cùng quan tâm, tích cực xây dựng và chia sẻ những chuẩn mực và quy tắc ứng xử, đặc biệt là tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đồng thời tiếp tục tôn trọng và phát huy các công cụ bảo đảm hòa bình và an ninh khu vực hiện có của ASEAN. Danh mục tài liệu tham khảo Tập bài giảng môn pháp luật cộng đồng Asean – ĐH Luật Hà Nội. Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng an ninh – chính trị Asean năm 2009.