Đề tài Việc làm và thu nhập của người nông dân sau thu hồi đất sản xuất để xây dựng khu công nghiệp trên địa bàn Thành Phố Ninh Bình

Chúng ta đã biết, để đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra tại đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ VIII đó là “Phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020”, trong những năm qua quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá (CNH) diễn ra khá mạnh mẽ và lan toả nhanh chóng từ các thành phố lớn ra các vùng phụ cận và nông thôn Việt Nam. Biểu hiện của quá trình này đó là trong thời gian qua hàng trăm khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp đã được xây dựng, tính đến hết năm 2010 cả nước chúng ta đã có 228 KCN, KCX (bao gồm 225 KCN và 03 KCX) được thành lập. Chính quá trình này, đã dẫn tới việc chuyển đổi đất từ sản xuất nông nghiệp sang phục vụ cho việc xây dựng các KCN và khu chế xuất, đồng thời quá trình này cũng kéo theo quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác. Có thể nói việc thu hồi đất để xây dựng các KCN là một yêu cầu khách quan, mang tính tất yếu của quá trình CNH, hiện đại hoá (HĐH) đất nước. Mặc dù việc thu hồi đất phục vụ cho quá trình CNH đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp dịch vụ cũng như xây dựng khu đô thị mới, tạo điều kiện thu hút đầu tư, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên quá trình này cũng đã đặt ra rất nhiều vấn đề bức xúc trong đời sống người dân bị thu hồi đất, đặc biệt là vấn đề việc làm, ổn định thu nhập và đảm bảo đời sống kinh tế của nhiều hộ nông dân mất đất. Điều này khiến cho cuộc sống của hàng triệu nông dân đang gặp rất nhiều khó khăn sau khi bị THĐ, và một thực tế mà người dân đang phải đối mặt đó là: Nếu không tìm được việc làm mới, quay lại nghề nông khi đất nông nghiệp không còn thì họ lại bị rơi vào cảnh thất nghiệp và cận kề nghèo đói. Chính vì thế một câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để giải quyết những vấn đề cấp bách trên, đảm bảo đời sống của người dân được tốt hơn trước thu hồi hoặc tối thiểu cũng bằng trước thu hồi, câu hỏi này cũng đang được Đảng và nhà nước quan tâm tháo gỡ

pdf81 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Việc làm và thu nhập của người nông dân sau thu hồi đất sản xuất để xây dựng khu công nghiệp trên địa bàn Thành Phố Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iKhóa luận tốt nghiệp đại học này là thành quả của quá trình học tập tại trường Đại Học Kinh Tế Huế và thực tập tại UBND thành phố Ninh Bình. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước hết là giáo viên hướng dẫn của mình là PGS.Ts Phùng Thị Hồng Hà - giảng viên khoa kinh tế phát triển đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, quan tâm giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trong suốt khóa học đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp tôi có được sự vững vàng và tự tin trên con đường sự nghiệp của mình. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các bác, các cô, các chú, các anh, các chị tại UBND thành phố Ninh Bình đã chỉ dạy những kinh nghiệm làm việc thực tế, tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu thực tế, cung cấp số liệu để hoàn thành khóa luận .Cuối cùng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè những người đã luôn chia sẻ và tạo điều kiện để tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 04 năm 2011 SV: Lưu Thị Thanh Bình Đại học Kin h tế Hu ế ii MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................................II DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... IV DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU...................................................................... VI ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ...............................................................................................................VII PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................1 2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................2 4.Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................3 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................4 CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU THĐ .............................................................................................4 1.1CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................................4 1.1.1 Những vấn đề lý luận về việc làm .....................................................................................4 1.1.1.1 Khái niệm về việc làm....................................................................................................4 1.1.1.2. Vai trò của việc làm.......................................................................................................8 1.1.1.3 Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động sau THĐ .........................................9 1.1.2 Những vấn đề lý luận về thu nhập ...................................................................................10 1.1.2.1 Khái niệm về thu nhập..................................................................................................10 1.1.2.2 Vấn đề thu nhập đối với người dân sau THĐ...............................................................11 1.1.3 Khu công nghiệp và sự cần thiết khách quan phải thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai .......................................................................................................................................12 1.1.3.1 Khái niệm và phân loại .................................................................................................12 1.1.3.2 Sự cần thiết khách quan phải thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai................14 1.1.4 Các nhân tố tác động đến sự thay đổi việc làm và thu nhập của người nông dân sau THĐ ..................................................................................................................................................17 1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu...........................................................................................20 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ..........................................................................................................20 1.2.1 Tình hình lao động, việc làm và thu nhập của Việt Nam hiện nay .................................20 1.2.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm, ổn định và đảm bảo cuộc sống cho người dân trong vùng THĐ ở trong nước và trên thế giới ..................................................................................21 Đại học Kin h tế u ế iii 1.2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới .................................................................21 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG KCN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NINH BÌNH........................................................................................................................................28 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của TP Ninh Bình.........................................................28 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................................28 2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình đất đai .........................................................................................28 2.1.1.2 Khí hậu thời tiết ............................................................................................................29 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội...................................................................................................29 2.1.2.1Tình hình sử dụng đất đai của TP Ninh Bình qua 3 năm ..............................................29 2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của TP Ninh Bình qua 3 năm ........................................32 2.2. Tình hình thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất của thành phố Ninh Bình qua 3 năm (2008 – 2010)....................................................................................................................33 2.3. Khái quát tình hình việc làm và thu nhập của người dân trên địa bàn thành phố Ninh Bình trước và sau quá trình thu hồi đất .............................................................................................35 2.3.1 Biến động đất đai trước và sau khi thu đất của các hộ điều tra .......................................35 2.3.2 Thực trạng lao động, việc làm và thu nhập của các hộ điều tra ......................................37 2.3.2.1 Thực trạng biến đổi ngành nghề trước và sau khi thu hồi đất của các hộ điều tra .......37 2.3.2.2 Thực trạng lao động của các hộ điều tra sau khi thu hồi đất ........................................39 2.3.2.2.1 Độ tuổi lao động của các hộ điều tra .........................................................................41 2.3.2.2.2 Chất lượng nguồn lao động ở các nhóm hộ điều tra..................................................43 2.3.2.3 Thực trạng việc làm của các hộ điều tra trước và sau khi thu hồi đất ..........................45 2.3.2.4 Thực trạng thu nhập của các hộ điều tra trước và sau thu hồi đất ................................54 2.3.3 Những khó khăn trong việc chuyển đổi ngành nghề, phát triển sản xuất của các hộ bị THĐ ..........................................................................................................................................60 3.1. Định hướng và đề xuất một số giải pháp để tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động bị THĐ trên địa bàn thành phố Ninh Bình ...................................................................................63 3.1.1 Một số chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân sau THĐ.............................................................................................63 3.1.2 Quan điểm, định hướng của thành phố Ninh Bình về những vấn đề của người dân sau THĐ ..........................................................................................................................................64 Đại học Kin h tế Hu ế iv 3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau THĐ trên địa bàn thành phố Ninh Bình.............................................................................................66 3.2.1. Các giải pháp chung .......................................................................................................66 3.2.1.1 Giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động ...............................................66 3.2.1.2 Giải pháp phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp .................................................67 3.2.1.3 Giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý ...........................................................68 3.2.1.4 Giải pháp về vốn...........................................................................................................68 3.2.1.5 Các giải pháp khác........................................................................................................68 3.2.2 Các giải pháp cụ thể đối với địa bàn nghiên cứu.............................................................69 3.2.2.1 Giải pháp chung cho cả hai nhóm hộ........................................................................69 3.2.2.2 Giải pháp đối với nhóm hộ 1 ........................................................................................70 3.2.2.3 Giải pháp đối với nhóm hộ 2 ........................................................................................72 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................73 1. Kết luận ...............................................................................................................................73 2. Kiến nghị .............................................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................77 Đại học Kin h tế Hu ế vDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CSHT : Cơ sở hạ tầng BQC : Bình quân chung BQ : Bình quân ĐVT : Đơn vị tính NN : Nông nghiệp GO : Giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian TC : Tổng chi phí SXKD : Sản xuất kinh doanh KCN : Khu công nghiệp UBTP : Ủy ban thành phố Trđ : Triệu đồng Ngđ : Nghìn đồng KHKT : Khoa học kỹ thuật THĐ : Thu hồi đất Đại học Kin h tế Hu ế vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Bảng 1.Tình hình sử dụng đất đai của TP Ninh Bình qua 3 năm........................... 301 Bảng 2. Tình hình dân số và lao động của TP Ninh Bình qua 3 năm. ..................... 33 Bảng 3. Tình hình thu hồi đất của TP Ninh Bình . ...................................................3334 Bảng 4: Tình hình đất đai của các hộ điều tra trước và sau khi THĐ. ..................... 36 Bảng 5: Tình hình biến đổi ngành nghề SX – KD của các hộ điều tra trước và sau THĐ .................................................................................................................................. 38 Bảng 6.a. Độ tuổi lao động của các nhóm hộ điều tra............................................ 421 Bảng 6.b Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật của lao động ở các nhóm hộ. 4343 Bảng 7. Tổng hợp tình hình biến động về việc làm của LĐ trong các nhóm điều tra trước và sau THĐ. .................................................. Error! Bookmark not defined.1 Bảng 8 Cơ cấu thu nhập bình quân của các nhóm hộ điều tra trước và sau THĐ. 543 Bảng 9 Tổng hợp sự biến động thu nhập của các hộ điều tra sau THĐ. ............... 566 Bảng 10. Thực trạng sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ điều tra. ...................... 57 Bảng 11. Những khó khăn trong việc chuyển đổi ngành nghề, phát triển sản xuất của các hộ bị THĐ......................................................................................................... 610 Đại học Kin h tế Hu ế vii ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 thước = 24 m2 15 thước = 1 sào = 360 m2 Đại học Kin h tế Hu ế 1PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đã biết, để đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra tại đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ VIII đó là “Phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020”, trong những năm qua quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá (CNH) diễn ra khá mạnh mẽ và lan toả nhanh chóng từ các thành phố lớn ra các vùng phụ cận và nông thôn Việt Nam. Biểu hiện của quá trình này đó là trong thời gian qua hàng trăm khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp đã được xây dựng, tính đến hết năm 2010 cả nước chúng ta đã có 228 KCN, KCX (bao gồm 225 KCN và 03 KCX) được thành lập. Chính quá trình này, đã dẫn tới việc chuyển đổi đất từ sản xuất nông nghiệp sang phục vụ cho việc xây dựng các KCN và khu chế xuất, đồng thời quá trình này cũng kéo theo quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác. Có thể nói việc thu hồi đất để xây dựng các KCN là một yêu cầu khách quan, mang tính tất yếu của quá trình CNH, hiện đại hoá (HĐH) đất nước. Mặc dù việc thu hồi đất phục vụ cho quá trình CNH đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp dịch vụ cũng như xây dựng khu đô thị mới, tạo điều kiện thu hút đầu tư, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên quá trình này cũng đã đặt ra rất nhiều vấn đề bức xúc trong đời sống người dân bị thu hồi đất, đặc biệt là vấn đề việc làm, ổn định thu nhập và đảm bảo đời sống kinh tế của nhiều hộ nông dân mất đất. Điều này khiến cho cuộc sống của hàng triệu nông dân đang gặp rất nhiều khó khăn sau khi bị THĐ, và một thực tế mà người dân đang phải đối mặt đó là: Nếu không tìm được việc làm mới, quay lại nghề nông khi đất nông nghiệp không còn thì họ lại bị rơi vào cảnh thất nghiệp và cận kề nghèo đói. Chính vì thế một câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để giải quyết những vấn đề cấp bách trên, đảm bảo đời sống của người dân được tốt hơn trước thu hồi hoặc tối thiểu cũng bằng trước thu hồi, câu hỏi này cũng đang được Đảng và nhà nước quan tâm tháo gỡ. Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình nằm cách Hà Nội 93 km, có quốc lộ 1A và quốc lộ 10 đi các tỉnh duyên hải Bắc Bộ tới Quảng Ninh, nên có vai trò là trung tâm kinh tế - văn hóa của cả tỉnh Ninh Bình. Thực hiện chủ trương CNH – Đại học Kin h tế Hu ế 2HĐH, trong những năm gần đây quá trình đô thị hóa của tỉnh diễn ra mạnh mẽ với nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới, các tuyến đường giao thông và các công trình phúc lợi khác lần lượt được quy hoạch và xây dựng. Quá trình này gắn liền với việc thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng một số loại đất, chủ yếu là đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp để xây dựng các công trình đó. Do đó người dân thành phố Ninh Bình đã và đang phải đối mặt với tình trạng mất dần diện tích đất canh tác, đồng nghĩa với việc thiếu việc làm. Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Việc làm và thu nhập của người nông dân sau thu hồi đất sản xuất để xây dựng khu công nghiệp trên địa bàn Thành Phố Ninh Bình” làm luận văn tốt nghiệp. 2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng việc làm và thu nhập của các lao động ở các nông hộ bị thu hồi đất đất để xây dưng các khu công nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu. + Thời gian: Việc làm và thu nhập của người dân trong thời gian trước và sau khi bị thu hồi đất từ năm 2008 đến năm 2010. + Không gian: Xã Ninh Phúc – Thành Phố Ninh Bình. 3. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề lý luận về việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất để xây dựng các KCN. - Đánh giá thực trạng việc làm của lao động nông nghiệp sau thu hồi đất. - Đề xuất các giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất trên địa bàn trong những năm tới. Đại học Kin h tế Hu ế 34.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra thu thập thông tin - Chọn địa điểm điều tra: Qua tìm hiểu về tình hình thực tế tôi chọn xã Ninh Phúc, Thành phố Ninh Bình là địa điểm điều tra. Trong đó, xã Ninh Phúc có tổng 319 hộ bị thu hồi đất. Căn cứ vào các tiêu chí: Số lượng diện tích đất bị thu hồi, chia 319 hộ bị THĐ thành 2 nhóm. + Nhóm 1: Nhóm hộ có diện tích thu hồi ≥ 50% tổng diện tích đất NN của hộ + Nhóm 2: Nhóm hộ có diện tích thu hồi <50% tổng diện tích đất NN của hộ. Dựa vào các tiêu chí trên, trong tổng số 319 hộ thì nhóm 1 có 276 hộ, nhóm 2 có 43 hộ. Sau đó dựa theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, tức là lấy tổng số mẫu điều tra chia cho tổng số hộ rồi nhân với số hộ của từng nhóm. Theo phương pháp này thì nhóm 1 sẽ tiến hành điều tra 60 mẫu, nhóm 2 điều tra 10 mẫu. + Số liệu thứ cấp: Thu thập trên các nguồn một số tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu được lấy từ UBTP Ninh Bình, ngoài ra còn tham khảo thêm sách báo, tạp chí, internet ... + Số liệu sơ cấp: Thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp từng người được hỏi một cách ngẫu nhiên, người phỏng vấn hỏi và ghi câu trả lời vào phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu - Sử dụng phương pháp phân tổ để nhóm các đối tượng điều tra theo các chỉ tiêu nghiên cứu. - Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá mức độ biến động việc làm thu nhập của lao động trước và sau khi thu hồi đất. Đại học Kin h tế Hu ế 4PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU THĐ 1.1CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Những vấn đề lý luận về việc làm 1.1.1.1 Khái niệm về việc làm  Việc làm Điều 13, chương II (việc làm) Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm” [1]. Theo khái niệm thì một hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãn hai điều kiện: Thứ nhất, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành viên trong gia đình. Thứ hai, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm. Hoạt động có ích không bị giới hạn về phạm vi ngành nghề và hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Người lao động hợp pháp ngày nay được đặt vào vị trí chủ thể, có quyền tự do tìm kiếm việc làm, hoặc tạo ra việc làm cho người khác trong khuôn khổ pháp luật, không còn bị phân biệt đối xử dù làm việc trong hay ngoài khu vực Nhà nước. Tuy nhiên khái niệm này còn có những mặt hạn chế: Tính hợp pháp của một hoạt động được thừa nhận là việc làm tùy thuộc vào pháp luật và thể chế của mỗi quốc gia và có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Có những hoạt động được coi là việc làm của nước này nhưng không được công nhận là việc làm ở nước khác. Bên cạnh đó, không phải hoạt động có ích và cần thiết cho gia đình, cho xã hội đều tạo ra thu nhập mặc dù nó góp phần giảm chi tiêu trong gia đình như công việc nội trợ của người phụ nữ. Đại học Kin h tế Hu ế 5Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Việc làm là những hoạt động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật. Như vậy, xét trên hiện trạng kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thì Việc làm là mọi hoạt động lao động có ích của con người, không bị pháp luật ngăn cấm và tạo ra thu nhập. Người có việc làm là những người làm một việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được thừa nhận
Luận văn liên quan