Theo Luật Đầu tư 2005 : Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn
để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại rất nhiều văn bản pháp luật từ Luật
Đầu tư năm 2005, Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày
20/04/2007) đến các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg
ngày 15/04/2009, Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009), Quyết định của Bộ
Tài chính (Quyết định số 121/2008/QĐ-BTC ngày 02/12/2008), Thông tư của Bộ Tài chính
(Thông tư số 131/TT-BTC ngày 06/09/2010).
Ở Việt Nam, do khái niệm nhà đầu tư nước ngoài không được giải thích đồng bộ tại các
văn bản dưới luật. Tuy vậy có những ý kiến được đưa ra như sau: Nhà đầu tư nước ngoài là
cá nhân không mang quốc tịch Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức được thành lập
và hoạt động theo pháp luật nước ngoài trước khi đầu tư vào Việt Nam cũng như các chi
nhánh, văn phòng đại diện (không có tư cách pháp nhân) của họ.
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1960 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
1. Một số quy định pháp lý về việc tham gia vốn nước ngoài tại ngân hàng Việt Nam. ..... 1
1.1. Nhà đầu tư nước ngoài.............................................................................................. 1
1.2. Cổ đông chiến lược................................................................................................... 1
1.3. Nguyên tắc sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài...................................... 1
1.4. Điều kiện tham gia.................................................................................................... 2
2. Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam............................................ 3
2.1. Thống kề về việc đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. .................................................... 3
2.2. Tại sao các Ngân hàng Việt Nam tìm đến nguồn tài trợ vốn nước ngoài................. 6
2.3. Một số liên minh chiến lược tiêu biểu ...................................................................... 8
2.4. Thoái vốn. ................................................................................................................. 9
3. Đề cử chính sách: ........................................................................................................... 11
Đề tài 5: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam.
1. Một số quy định pháp lý về việc tham gia vốn nước ngoài tại ngân hàng Việt Nam.
1.1.Nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Luật Đầu tư 2005 : Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn
để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại rất nhiều văn bản pháp luật từ Luật
Đầu tư năm 2005, Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày
20/04/2007) đến các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg
ngày 15/04/2009, Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009), Quyết định của Bộ
Tài chính (Quyết định số 121/2008/QĐ-BTC ngày 02/12/2008), Thông tư của Bộ Tài chính
(Thông tư số 131/TT-BTC ngày 06/09/2010).
Ở Việt Nam, do khái niệm nhà đầu tư nước ngoài không được giải thích đồng bộ tại các
văn bản dưới luật. Tuy vậy có những ý kiến được đưa ra như sau: Nhà đầu tư nước ngoài là
cá nhân không mang quốc tịch Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức được thành lập
và hoạt động theo pháp luật nước ngoài trước khi đầu tư vào Việt Nam cũng như các chi
nhánh, văn phòng đại diện (không có tư cách pháp nhân) của họ.
1.2. Cổ đông chiến lược.
Theo nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 “Về việc nhà đầu tư nước ngoài mua
cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam” thì:
"Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài" là tổ chức tín dụng nước ngoài có uy tín, có năng
lực tài chính và khả năng hỗ trợ ngân hàng Việt Nam trong phát triển sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành và áp dụng công nghệ hiện đại; có lợi ích
chiến lược phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng Việt Nam, đáp ứng các tiêu chí
cụ thể do ngân hàng Việt Nam quy định.
Một tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được là nhà đầu tư chiến lược tại một ngân hàng
Việt Nam.
Một tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được tham gia Hội đồng quản trị tại không quá hai
ngân hàng Việt Nam.
Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan chỉ được phép chuyển nhượng
cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước)
tối thiểu sau 5 năm kể từ khi trở thành là nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại một ngân
hàng Việt Nam.
Tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan sở hữu 10% vốn điều lệ tại một ngân
hàng Việt Nam chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức,
cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 3 năm kể từ khi sở hữu 10%
vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.
1.3. Nguyên tắc sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Nhóm 5 TCDN Đêm 4 - K22
Trang 1 / 15
Đề tài 5: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam.
Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đông nước
ngoài hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá
30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.
Mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng
nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 5% vốn
điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.
Mức sở hữu cổ phần của một tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan của tổ
chức tín dụng nước ngoài đó không vượt quá 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt
Nam.
Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của
nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó không vượt quá 15% vốn điều lệ của một ngân hàng
Việt Nam.
Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ căn cứ đề nghị của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, quyết định mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và
người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó vượt quá 15%, nhưng không
được vượt quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.
1.4. Điều kiện tham gia.
Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 Về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ
phần của ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong đó Điều 11 và Điều 12 quy định:
* Ngân hàng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều
kiện sau:
a) Vốn điều lệ tối thiểu đạt 1.000 tỷ đồng;
b) Có tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng các điều kiện liên quan của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam;
c) Có bộ máy quản trị, điều hành, hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ hoạt
động có hiệu quả;
d) Không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt do vi phạm các quy định về an toàn trong
hoạt động ngân hàng trong thời gian 24 tháng đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
xem xét.
Đối với các ngân hàng Việt Nam không đủ điều kiện quy định trên, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam có thể xem xét từng trường hợp cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ quyết
định việc bán cổ phần của các ngân hàng này cho nhà đầu tư nước ngoài.
* Tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam phải đáp ứng đủ
các điều kiện sau:
Nhóm 5 TCDN Đêm 4 - K22
Trang 2 / 15
Đề tài 5: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam.
1) Có tổng tài sản Có tối thiểu tương đương 20 tỷ đô la Mỹ vào năm trước năm đăng ký
mua cổ phần.
2) Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
3) Được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện
các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến
đổi theo chiều hướng không thuận lợi.
4) Đối với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1, 2
và 3 Điều này, phải có văn bản cam kết về việc hỗ trợ ngân hàng Việt Nam trong việc phát
triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành và áp dụng công
nghệ hiện đại.
Đối với ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước thì theo Thông tư số 10/2011/TT-
NHNN ngày 22/4/2011 quy định tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài:
a) Là tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tổ chức tài chính nước ngoài, có tổng tài sản tối
thiểu tương đương 20 (hai mươi) tỷ đô la Mỹ vào năm trước năm đăng ký tham gia cổ đông
chiến lược;
b) Có trên 05 (năm) năm kinh nghiệm hoạt động quốc tế;
c) Được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập quốc tế (Moody’s, Standard & Poor,
Fitch Rating …) xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động
bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận
lợi;
d) Không là cổ đông chiến lược, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập tại bất kỳ tổ chức tín
dụng nào tại Việt Nam;
đ) Có cam kết bằng văn bản về việc hỗ trợ ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa
trong các lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này và cam kết gắn bó lâu dài với
ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa.
2. Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam.
2.1. Thống kề về việc đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
Ngân Hàng Thời gian. Hoạt động
Sacombank 2001 Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc)
tham gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank.
04/08/2011 Dragon Financial Holdings chính thức thoái vốn tại Sacombank.
2002 Công ty Tài chính Quốc tế IFC góp vốn vào Sacombank.
06-2007 IFC ký kết thỏa thuận tăng vốn với Sacombank, tăng số cổ phần
nắm giữ lên 7.658% vốn điều lệ của Ngân hàng này.
15/12/2012 IFC công bố kế hoạch bán 50% số cổ phần mà tổ chức này đang
nắm giữ tại Sacombank.
Nhóm 5 TCDN Đêm 4 - K22
Trang 3 / 15
Đề tài 5: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam.
Năm 2005, Ngân hàng ANZ trở thành cổ đông chiến lược lớn Sacombank,
với tỷ lệ sở hữu 9,61% vốn điều lệ.
9/1/2012 Cổ đông lớn này đăng ký bán hết 103.256.415 triệu cổ phiếu
28/2/2012 STB đang sở hữu.
ACB 1997 Dragon Capital đầu tư vào ACB. Đến nay còn giữ 6,81% cổ
phần tại ACB.
Connaught Investors Ltd đầu tư vào ACB. Đến nay còn giữ
7.26% cổ phần tại ACB.
11/12/2002 IFC đầu tư 5,5 triệu USD đầu tư mua vốn cổ phần ACB.
17/6/2005 SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB.
24/7/2008 Standar Chartered Bank (Hong Kong) Limited đã mua
16.204.879 cổ phiếu ACB từ Công ty Tài chính Quốc tế (IFC).
Techcombank 2005 Techcombank bán 10% cổ phần cho HSBC.
2007 HSBC tăng phần vốn góp lên 15%.
09/2008 Tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược HSBC từ 15% lên 20%.
Eximbank 07/2007 Sumitomo Mitsui Banking Corporation ký hợp tác chiến lược
với EXIMBANK
VPBank 1996 Dragon Financial Holding Limited (quỹ đầu tư do Dragon
Capital quản lý) đầu tư vào VPBank.
21/03/2006 VPBank và Oversea Chinese Banking Corporation Ltd ký kết
thỏa thuận hợp tác chiến lược.
04/08/2008 NHNN chấp thuận cho VPBank bán thêm 5% cổ phần cho
OCBC
3/2010 Dragon Capital thoái vốn. Bán 8,31% cổ phần VPBank cho một
đối tác nội địa.
VIB 2009 Ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với ngân hàng Commonwealth
Bank of Australia (CBA).
9/2010 Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) trở thành
cổ đông chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là
15%.
SeAbank 2008 Tập đoàn Société Générale . Tham gia năm 2008. Tham gia vào
quy chuẩn sản phẩm, chất lượng dịch vụ
Phương Nam 2007 United Overseas Bank Limited (UOB) – Singapore tham gia
10%
2011 United Overseas Bank Limited tăng lên 20%
Phương 2007 Ngân hàng BNP Paribas. Tham gia 10%.
Đông(OCB) 2010 BNP Paribas tăng lên 20%
ABBank (an 9/2008 Maybank chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài
bình ) của ABBANK với tỷ lệ sở hữu là 15%
12/2009 Maybank tăng vốn lên 20%
18/4/2013 Chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu phổ thông. IFC chiếm 10%
tỷ lệ sở hữu ABBank.
Ocean bank Năm 2012: Đối tác nước ngoài Hermes Capital sẽ tham gia góp vốn tại
Nhóm 5 TCDN Đêm 4 - K22
Trang 4 / 15
Đề tài 5: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam.
OceanBank
Vietcombank 09/2011 VCB ký kết hợp tác chiến lược với Mizuho Corporate Bank với
tỷ lệ góp vốn 15%, sở hữu
Vietinbank 25-1-2011 Công ty Tài chính quốc tế IFC và Quỹ cấp vốn ngân hàng IFC
ký các hợp đồng đầu tư trị giá 182 triệu đô la Mỹ góp vốn cổ
phần.
27-12-2012 The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ ký hợp đồng mua bán cổ
phẩn với Viêt tin
2/2013 Phê duyệt The Bank of Tokyo-Mitsubishi trở thành cổ đông
chiến lược với vốn tỷ lệ góp vốn 20%.
Trước năm 2005 khi nhắc tới nhà đầu tư ngoại vào ngân hàng thương mại Việt Nam
thường chỉ nhắc đến sự đầu tư của các quỹ như Dragon Capital và IFC vào ACB,
Sacombank, VPBank... Ngoài ra sự xuất hiện nhà đầu tư nước ngoài chỉ bắt đầu khi mà
Luật Đầu Tư 2005 ra đời quy định về việc đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có việc
góp vốn cổ phần vào các doanh nghiệp trong đó có các Tố chức tín dụng.
Đặc biệt năm 2007-2008 cùng với sự ra đời của nghị định 69/2007/NĐ-CP “Về việc nhà
đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam”, các ngân hàng cổ
phần đua nhau lên kế hoạch tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và coi đây như một
yếu tố làm nên thành công trong hoạt động kinh doanh cũng như quảng bá thương hiệu.
Trong giai đoạn này một loạt các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tìm được cổ
đông chiến lược của mình (EximBank, SeABank, OCB, Phương Nam, ....).
Cuối năm 2008 đầu 2009, khủng hoảng tài chính bùng nổ, Ngân hàng An Bình
(ABBank) hoàn tất thương vụ bán cổ phần cho Maybank (Malaysia). Tháng 9/2010,
Commonwealth Bank (Australia) hoàn tất kế hoạch đầu tư vào Ngân hàng Quốc tế (VIB) và
trở thành cổ đông chiến lược ngoại... Cũng trong giai đoạn này, hầu như tất cả các nhà đầu
tư chiến lược của các ngân hàng thương mại cổ phẩn điểu nâng tỷ lệ nắm giữ của mình lên
20% đạt mức cao nhất theo quy định nhà nước.
Sau Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về
chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; các ngân hàng thương
mại nhà nước mới bắt đầu chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần nên việc tìm
kiếm nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng này diễn ra muộn hơn so với các ngân hàng
ở khu vực tư. Đến tháng 1/2011 Vietinbank mới có cổ đông ngoại là IFC. Do các yêu cầu
cấp thiết về quy định cổ đông chiến lược cho ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đến
ngày 22 tháng 04 năm 2011 ngân hàng nhà nước ra Thông tư số 10/2011/TT-NHNN quy
định tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược đối với ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần
hóa. Sau đó 2 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước là Vietcombank và Viettinbank công
bố 2 cổ đông chiến lược của mình là Mizuho Corporate Bank (9/2011) và The Bank of
Tokyo-Mitsubishi (2/2013).
Nhóm 5 TCDN Đêm 4 - K22
Trang 5 / 15
Đề tài 5: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam.
2.2. Tại sao các Ngân hàng Việt Nam tìm đến nguồn tài trợ vốn nước ngoài.
Khả năng cạnh tranh của một ngân hàng được đánh giá qua ba yếu tố chính là tiềm lực
tài chính (khả năng có đủ nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh); năng lực quản trị
điều hành (quản trị công ty, văn hoá doanh nghiệp, đội ngũ nhân sự) và trình độ công nghệ.
Ba yếu tố này có quan hệ hữu cơ với nhau. Các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
đều gặp vấn đề với ba nhân tố này, sự yếu kém của ba yếu tố này tạo nên những nguy cơ
tiềm tàng trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy nhiên việc nâng cao các yếu tố này
không phải là một vấn đề dễ dàng.
- Việc huy động thêm một khoản vốn đầu tư lớn bền vững vào ngân hàng trong
điều kiện quy mô vốn hạn hẹp của nền kinh tế Việt Nam là một vấn đề nan giải.
- Việc thay đổi cách thức quản lý, văn hoá, tập quán kinh doanh của ngân hàng
khi gặp khó khăn là điều không thể xảy ra. Các mối quan hệ trong bản thân ngân hàng
rất phức tạp và khó gỡ, nhất là các quan hệ và xung đột lợi ích cục bộ.
- Việc đưa vào áp dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh của lĩnh vực
ngân hàng là một vấn đề rủi ro và tốn kém cần sự hỗ trợ chuyên giao kỹ thuật, kinh
nghiệm và hỗ trợ vốn.
Khi một ngân hàng đang gặp trục trặc về tiềm lực tài chính, cung cách quản lý và trình
độ công nghệ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng phát triển dài hạn,
thì cách tốt nhất là tìm các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Việc có được các nhà đầu tư
chiến lược nằm trong hội đồng quản trị sẽ là một đảm bảo rất lớn đối với công chúng về uy
tín và tính tin cậy của ngân hàng. Các nhà đầu tư chiến lược sẽ là những nhà đầu tư:
- Có tiềm lực tài chính mạnh hoặc có khả năng huy động vốn nhằm đáp ứng nhu
cầu hiện tại, và đảm bảo đủ vốn thực hiện chiến lược phát triển dài hạn.
- Có khả năng quản lý hoặc đưa ra cách thức quản lý phù hợp với ngân hàng nhằm
khắc phục những yếu kém hiện tại, đảm bảo chiến lược phát triển dài hạn.
- Am hiểu về công nghệ, có khả năng tìm ra công nghệ phù hợp với tình trạng
hiện tại của ngân hàng và chiến lược phát triển dài hạn.
- Có khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường của ngân hàng trong tương lai.
Đối tác chiến lược góp phần thúc đẩy hoạt động liên kết kinh tế và thương mại với quốc
tế; mở rộng quy mô, thị phần, cải thiện sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Nó cho phép
ngân hàng khai thác tối đa các cơ hội và tiềm năng kinh doanh có lợi trên thị trường; đa
dạng hóa hoạt động và phân tán rủi ro kinh doanh; đồng thời, cho phép đạt hiệu quả khống
chế, chi phối thị trường cao hơn với tiềm lực tai chính mạnh hơn.
Các nhà đầu tư nước ngoài mà các ngân hàng thương mại Việt Nam lựa chọn có hai loại
nhà đầu tư chiến lược chính.
+ Loại thứ nhất là các quỹ đầu tư. là những nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp. Các
quỹ đầu tư có sự am hiểu và khả năng phân tích, đánh giá thị trường rất tốt. Một ngân hàng
sẽ có được lợi thế rất lớn khi có các quỹ đầu tư tham gia, vì với tiềm lực tài chính và uy tín
của họ có thể tạo ra độ tin cậy cần thiết cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ sẵn sàng bỏ vốn vào
Nhóm 5 TCDN Đêm 4 - K22
Trang 6 / 15
Đề tài 5: Việc tham gia vốn nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam.
doanh nghiệp. Đối với các quỹ đầu tư, có thể kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực ngân
hàng của họ không tốt bằng những ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực đó. Nhưng kỹ năng
quản lý, nhất là quản lý tài chính luôn là thế mạnh tuyệt đối của họ và với những lợi thế của
mình, họ hoàn toàn có thể tìm được một nhà tư vấn, một nhà quản lý (tổng giám đốc) giỏi
biết cách quản lý, lựa chọn đúng công nghệ làm cho ngân hàng phát triển. Việc có được các
nhà đầu tư chiến lược là các quỹ đầu tư sẽ đảm bảo cho sự phát triển dài hạn của doanh
nghiệp và rủi ro bị thâu tóm cũng rất thấp.
Sự hiện diện khá sớm của các quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngân hàng Việt
Nam như Dragon Capital và IFC. Cả hai đều có góp vốn cổ phẩn và hỗ trợ kỹ thuật cho rất
nhiều ngân hàng thương mại ở Việt Nam. (ACB, Sacombank, Phương Nam, Vietinbank…)
(“IFC là bộ phận phụ trách khu vực tư nhân thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB).
Nhiệm vụ của IFC là thúc đẩy đầu tư vào khu vực tư nhân tại các nước đang phát triển
nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. IFC cung cấp trợ giúp kỹ thuật
và tư vấn cho chính phủ và doanh nghiệp, đồng thời cũng cấp vốn cho các dự án đầu tư
bằng tiền của mình và qua huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế.”)
Năm 2002 IFC và ACB ký biên bản ghi nhớ về việc IFC tài trợ 75.000 USD cho ACB
để giúp cải thiện nghiệp vụ quản lý rủi ro và qui trình phê duyệt tín dụng.
Tuy nhiên do một số hạn chế về vấn đề hỗ trợ nghiệp vụ, nên giai đoạn sau thì các quỹ
này không còn đóng vai trò là cổ đông chiến lược tại các ngân hàng nữa mà chỉ được coi
như là một nhà đầu tư nước ngoài lớn.
+ Loại còn lại là các ngân hàng quốc tế hàng đầu đầu trong lĩnh vực ngân hàng đang
thực hiện kế hoạch mở rộng hoạt động, tăng cường sức mạnh trên thị trường. Các ngân hàng
này luôn tìm mọi cách mở rộng hoạt động, gia tăng thị phần. Nhìn chung, các ngân hàng
này thường có tiềm lực tài chính mạnh, khả năng quản lý tốt, trình độ công nghệ tiên tiến và
họ thường mở rộng thị trường bằng cách liên kết hoặc tham gia đầu tư vào các ngân hàng
trong nước sẵn có trên thị trường mà họ muốn mở rộng hoạt động. Nếu một ngân hàng
thương mại cổ phần trong nước muốn có một sự đổi mới, cải cách trong hoạt động của mình
thì được những nhà đầu tư loại này tham gia thì sẽ là một điều kiện và lợi thế rất lớn. Tuy
nhiên, đối với trường hợp này, ngân hàng cần phải có đủ độ sáng suốt và tạo ra sự độc lập
cần thiết, nếu không, khả năng bị thâu tóm, chi phối hay bị mua bán thù địch rất có thể xảy
ra.
Chúng ta có thể vấn đề này qua các ví dụ sau.
ACB áp dụng mô hình “Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân” (Personal Financial
Consultant - PFC) của Standard Chartered tại hệ thống của mình và xem đó là một kinh
nghiệm quý báu.