Đề tài Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định

Gia đình là tế bào của xã hội, tại đó tồn tại mối quan hệ ruột thịt và tình thương, gắn bó các chủ thể một cách thường xuyên, lâu dài, thậm chí suốt cả đời người về tình cảm và nghĩa vụ. Trong các mối quan hệ đó, mối quan hệ giữa cha mẹ và con được duy trì lâu bền nhất do yếu tố tình cảm chi phối và cũng vô cùng tế nhị. Vấn đề sinh con theo phương pháp học là rất đặc biệt, do vậy việc xác định cha mẹ, con cũng có những nét riêng. Vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học là vấn đề khá phức tạp, đặc biệt là về mặt pháp lí, bởi trong chừng mực nào đó nó đã làm thay đổi những quan niệm truyền thống về quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con vì vậy cần có những văn bản pháp lí hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định: “Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định” (Điều 63); Để cụ thể vấn đề này, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/2/2003 về sinh con theo phương pháp khoa học. Việc xác định mối quan hệ này có ý nghĩa trong mọi thời đại và được đặc biệt coi trọng bởi nó liên quan đến rất nhiều mối quan hệ khác về dân sự, hôn nhân gia đình. Bởi nó liên quan đến tình cảm, danh dự, uy tín; liên quan đến quan hệ tài sản trong đời sống xã hội. Vì vậy, nó nhất thiết phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Để tăng cưòng nhận thức của bản thân cũng như để góp phần giúp mọi người hiểu rõ được vấn đề này, nhóm chúng em chọn đề tài: “Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng phương pháp khoa học”. Do đây là một đề tài lớn và chúng em đã cố gắng trình bày vấn đề này một cách ngắn gọn, cô đọng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.

doc17 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2562 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Gia đình là tế bào của xã hội, tại đó tồn tại mối quan hệ ruột thịt và tình thương, gắn bó các chủ thể một cách thường xuyên, lâu dài, thậm chí suốt cả đời người về tình cảm và nghĩa vụ. Trong các mối quan hệ đó, mối quan hệ giữa cha mẹ và con được duy trì lâu bền nhất do yếu tố tình cảm chi phối và cũng vô cùng tế nhị. Vấn đề sinh con theo phương pháp học là rất đặc biệt, do vậy việc xác định cha mẹ, con cũng có những nét riêng. Vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học là vấn đề khá phức tạp, đặc biệt là về mặt pháp lí, bởi trong chừng mực nào đó nó đã làm thay đổi những quan niệm truyền thống về quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con… vì vậy cần có những văn bản pháp lí hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định: “Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định” (Điều 63); Để cụ thể vấn đề này, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/2/2003 về sinh con theo phương pháp khoa học. Việc xác định mối quan hệ này có ý nghĩa trong mọi thời đại và được đặc biệt coi trọng bởi nó liên quan đến rất nhiều mối quan hệ khác về dân sự, hôn nhân gia đình. Bởi nó liên quan đến tình cảm, danh dự, uy tín; liên quan đến quan hệ tài sản trong đời sống xã hội. Vì vậy, nó nhất thiết phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Để tăng cưòng nhận thức của bản thân cũng như để góp phần giúp mọi người hiểu rõ được vấn đề này, nhóm chúng em chọn đề tài: “Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng phương pháp khoa học”. Do đây là một đề tài lớn và chúng em đã cố gắng trình bày vấn đề này một cách ngắn gọn, cô đọng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô. Chúng em xin chân thành cảm ơn ! A. Mở đầu Sinh con theo phương pháp khoa học đã thể hiện sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, chính điều đó đã cho phép các cặp vợ chồng vô sinh có thể có con, niềm mong mỏi tha thiết của họ đã trở thành hiện thực. Các phương pháp hỗ trợ sinh sản có thể giải quyết được tình trạng vô sinh của phụ nữ và nam giới do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như môi trường, hậu quả chiến tranh… đáp ứng được nguyện vọng làm cha, làm mẹ của họ, điều đó đã thể hiện những giá trị nhân bản cao đẹp. Thực tế việc áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản không đơn thuần thuộc lĩnh vực khoa học mà còn liên quan đến nhiều vấn đề về đạo đức, pháp lí, về tâm lí tình cảm… Chính vì vậy, việc xác định cha, mẹ, và con trong trường hợp này càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Tất cả những vấn đề đó đã được quy định trong Nghị định của Chính phủ số 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2003 về sinh con theo phương pháp khoa học. B. Nội dung I. Sinh con bằng phương pháp khoa học 1. Giải thích khoa học a. Giải thích từ - Sinh con theo phương pháp khoa học là việc sinh con được thực hiện bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm. - Thụ tinh nhân tạo là thủ thuật bơm tinh trùng của chồng hoặc của người cho tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ có nhu cầu sinh con để tạo phôi. - Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi. - Cặp vợ chồng vô sinh là cặp vợ chồng sống gần nhau liên tục, không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà không có thai sau 01 năm. - Noãn là tế bào trứng. - Phôi là sản phẩm của quá trình kết hợp giữa noãn và tinh trùng. b. Các nguyên tắc trong áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản Theo điều 4, Nghị định 12, các nguyên tắc áp dụng kĩ thuât hỗ trợ sinh sản bao gồm: ` - Thứ nhất: Các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ sống độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. - Thứ hai: Việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải theo đúng quy trình kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành. - Thứ ba: Việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; cho noãn, nhận noãn; cho tinh trùng, nhận tinh trùng; cho phôi, nhận phôi phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện. - Thứ tư: Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc bí mật. 2.Cơ sở pháp lí Việc xác định cha mẹ cho con được sinh ra bằng phương pháp khoa học được quy định tại Chương V Nghị định số 12/2003/NĐ-CP, bao gồm: Điều 20: 1. Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân. 2. Những người theo quy định tại khoản 1 Điều này được xác định là cha, mẹ đối với trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Điều 21: Con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không được quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi. II. Xác đinh cha mẹ con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã quy định: “ Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định” ( Điều 63 ). Để cụ thể vấn đề này Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/2003/ NĐ- CP ngày 12/ 3/ 2003 về sinh con theo phương pháp khoa học ( gọi tắt là Nghị định 12) Nghị định 12 đưa ra khái niệm: “ cặp vợ chồng vô sinh” tuy nhiên lại không quy định rõ đây có phải là cặp vợ chồng hợp pháp hay không. Vợ chồng hợp pháp có nghĩa là phải có đăng ký kết hôn hoặc quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3 /1/ 1987. Ở đây, Nhà nước nên quy định thêm điều này, như vậy mới tạo ra liên kết giữa quyền và nghĩa vụ pháp lí của cặp vợ chồng vô sinh với nhau, cũng như với việc thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản. Nghị định 12 quy định:“Sinh con theo phương pháp khoa học là việc sinh con được thực hiện bằng các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm” (Điều 3). Quy định này cho thấy giới hạn trong việc áp dụng khoa học trong việc sinh con. Tại đây chỉ cho phép sử dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với phong tục tập quán truyền thống, tâm lí tình cảm và quan điểm chung với hầu hết các nước trên thế giới. Sinh con theo phương pháp học là đặc biệt, do vậy việc xác định cha mẹ, con cũng có những không theo cách thông thường. Điều 20, Nghị định 12 quy định: 1. Trẻ ra đời do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân. 2. Những người theo quy định tại khoản 1 Điều này được xác định là cha, mẹ đối với trẻ sinh ra do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản”. Điều 21 Nghị định 12 quy định: “Con được sinh ra do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản không được quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi”. Nghị định 12 đã dặt ra ranh giới pháp lí giữa cha mẹ theo huyết thống và cha mẹ theo pháp lý với con. Tại đây, mặc dù đứa con về mặt sinh học mang huyết thống của người cha/mẹ cho tinh trùng/trứng nhưng về mặt pháp lý thì Nhà nước ta chỉ công nhận người trực tiếp sinh ra đứa bé là mẹ của đứa bé và người cha đứa bé chính là người chồng hợp pháp của mẹ đứa bé. Điều này xuất phát từ nguyên tắc xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp theo khoản 1 điều 63 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định: “Con sinh ra trong thời kì hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kì đó là con chung của vợ chồng” Tuy nhiên, vấn đề này có liên quan đến quy định tại Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình: “… con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết… thì được xác định là con chung của hai người”. Do phải phụ thuộc vào quá trình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, cho nên thời gian đến khi đứa bé ra đời có thể sẽ lâu hơn nếu so sánh với việc thụ thai do quan hệ tình dục. Do vậy ở đây khó có thể áp dụng con số 300 ngày của những cặp vợ chồng bình thường đối với cặp vợ chồng vô sinh. Hơn nữa, do trước khi người chồng chết, cả hai vợ chồng đều tỏ ý muốn có con và sau khi người chồng chết, người vợ muốn tiếp tục phương pháp sinh con theo khoa học thì nếu đứa con sinh ra trong thời gian quá 300 ngày, nếu theo luật pháp hiện hành, người chồng đã chết không phải là cha đứa bé, điều này rõ ràng bất hợp lý. Có lẽ Nhà nước cần thiết phải có quy định pháp lí cho trường hợp đặc biệt này. Còn đối với trường hợp người phụ nữ độc thân khi sinh con thì áp dụng tương tự như trường hợp xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp, trong trường hợp này chỉ tồn tại quan hệ mẹ và con. Hơn thế, trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học mà vợ chồng phải xin trứng/tinh trùng thì cần phải quy định rõ sau khi đứa trẻ được sinh ra nếu người cha, người mẹ không muốn thừa nhận con thì không có quyền yêu cầu xác định lại vì quan hệ cha mẹ và con là tất yếu và không thể phủ nhận được, họ không được quyền yêu cầu giám định về gen di truyền. Điều này khác với trường hợp sinh con thông thường vì người chồng có quyền yêu cầu xác định lại quan hệ cha con khi không tin tưởng đứa con là con ruột của mình. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nếu cặp vợ chồng vô sinh, người phụ nữ độc thân nghi ngờ cơ sở y tế và có thể có sự nhầm lẫn trong quá trình thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản thì nên cho phép họ được quyền yêu cầu cơ sở này xem xét lại trong phạm vi và mức độ nào đó. Tóm lại, vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học là vấn đề khá phức tạp, đặc biệt là về mặt pháp lí, bởi trong chừng mực nào đó nó đã làm thay đổi những quan niệm truyền thống về quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con… vì vậy cần có những văn bản pháp lí hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. III. Các trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học Trường hợp các cặp vợ chồng vô sinh. a.Tình trạng Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung Ương cho biết, tỉ lệ vô sinh ở Việt Nam đáng báo động là 8% dân số và không ngừng tăng qua các năm. Trong đó chủ yếu tỉ lệ vô sinh rơi vào các đôi vợ chồng trẻ. Theo thống kê của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM tần suất vô sinh khoảng 10-15%, trong đó nguyên nhân do vợ chiếm 40%, do chồng 40%, cả hai vợ chồng 10% và không rõ nguyên nhân chiếm 10%. Hiện nay, mặc dù chúng ta đã áp dụng triệt để những biện pháp kỹ thuật điều trị hiếm muộn và vô sinh tiên tiến trên thế giới, tuy nhiên con số thành công cũng chỉ đạt 30-35%. b.Nguyên nhân Theo y học, vô sinh là trường hợp hai người chung sống và giao hợp thường xuyên đã 2 năm (không tránh thai) mà không thấy thụ thai, hoặc có thụ thai nhưng lần nào cũng sẩy. Vô sinh có thể là nguyên phát, tức là từ trước đến giờ người phụ nữ hay người đàn ông chưa bao giờ có con, cũng có thể là thứ phát, tức là đã từng có con, nhưng sau mất khả năng đó. Có trường hợp vô sinh chỉ là do cách sinh hoạt tình dục của hai vợ chồng (như tính ngày sai nên không giao hợp vào những ngày có khả năng thụ thai) song đa số là do nguyên nhân thực thể. Khoảng 40% các trường hợp vô sinh có nguyên nhân ở giới nam, 40% có nguyên nhân ở giới nữ, 20% là do cả hai bên. Có những cặp vợ chồng cho rằng việc thai nghén, sinh đẻ là hoàn toàn do vợ, thấy muộn con thì vợ đi khám, còn chồng thì không nghĩ là có thể do mình, vì thế mà bỏ lỡ khả năng chữa khỏi để sinh con. Nguyên nhân vô sinh ở nam giới có thể là: - Tinh trùng chất lượng kém hoặc số lượng ít: Do việc sản xuất và hoàn chỉnh tinh trùng bị trục trặc, do viêm nhiễm tinh hoàn hay mào tinh, hoặc do thường xuyên mặc quần chật khiến tinh hoàn bị nóng, do giãn tĩnh mạch trong bao tinh hoàn, bất thường về hoóc môn. - Khả năng di chuyển của tinh trùng hạn chế: Do viêm tuyến tiền liệt, khiến tinh dịch đặc một cách bất thường. Việc sử dụng một số thuốc trị đau dạ dày và cao huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng; - Tắc đường vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn ra túi tinh hoàn: Chủ yếu do viêm ống dẫn tinh, hậu quả của các bệnh lây qua đường tình dục. - Niệu đạo không thông ra ngoài ở đầu dương vật, mà bị lệch, thông ra ngoài ở giữa thân dương vật, khiến tinh trùng xuất ra khó đi vào lỗ cổ tử cung. Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới có thể là: - Ống dẫn trứng hoặc buồng trứng bị tắc: Do viêm phần phụ, lạc nội mạc tử cung nên trứng và tinh trùng không gặp được nhau: - Rối loạn hoóc môn khiến bạn nữ không rụng trứng thường xuyên. - Niêm mạc tử cung không tăng trưởng và đào thải theo đúng quy luật thông thường. - Tử cung có hình dạng bất thường, có u xơ. - Chất dịch cổ tử cung hoặc độ axít âm đạo bất thường, cản trở tinh trùng từ âm đạo đi vào cổ tử cung. - Hệ miễn dịch người phụ nữ tạo ra các kháng thể để diệt tinh trùng theo cơ chế đào thải vật lạ. Các vấn đề trên nhìn chung không phân biệt người khỏe, người yếu, người béo, người gầy. Nhiều người thể trạng bình thường, khả năng tình dục không có gì đáng phàn nàn nên nghĩ mình không thể bị vô sinh, đến khi khám mới thấy có vấn đề. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe chung, chế độ dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của một số người. Các chất độc hại, đặc biệt là thuốc lá, rượu, ma túy, hóa chất... có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, vì chúng làm yếu tinh trùng và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ. Việc mắc bệnh lây qua đường tình dục làm tăng khả năng vô sinh ở cả nam và nữ giới. Ngoài ra, phụ nữ lập gia đình muộn khi gần 40 tuổi thường khó có thai hơn, vì khả năng sinh sản đã giảm đi so với thời còn trẻ. Trong trường hợp này nếu cặp vợ chồng muốn có con thì có thể lựa chọn thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm c.Thủ tục: Khi thực hiện sinh con theo khoa học, cần chuẩn bị các giấy tờ sau: -Giấy Đăng Ký Kết Hôn + CMND của 2 vợ chồng(có công chứng) -Giấy Đăng Ký Kết Hôn + CMND của 2 vợ chồng người cho trứng/tinh trùng(có công chứng).Nếu người cho trứng/tinh trùng là phụ nữ/nam giới độc thân phải có giấy xác nhận độc thân của địa phương ( Đối với trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm phải xin tinh trùng/trứng) -Đơn đề nghị hỗ trợ sinh sản (do bệnh viện phát) -Đơn cam kết (do bệnh viện phát) -Giấy cam kết về việc xin cho trứng/tinh trùng -Ngoài ra phụ nữ hơn 40 tuổi còn phải có thêm tờ  cam kết do bệnh nhân tự viết tay theo mẫu của bệnh viện 2. Trường hợp người phụ nữ độc thân a.Nguyên nhân khiến phụ nữ độc thân muốn có con. Phụ nữ độc thân có con là một hiện tượng xã hội mà thời nào cũng có. Thời xưa người ta coi đó là một điều xấu xa bất thường, thậm chí còn bị pháp luật nghiêm trị. Còn thời nay, việc này đã trở thành một hiện tượng bình thường. Cuộc sống công nghiệp hiện đại, nhịp sống hối hả, không những cuốn hút phái nam mà cả phái nữ. Ngày càng nhiều phụ nữ không muốn bị ràng buộc bởi đàn ông nhưng họ lại muốn có một đứa con để vui vầy về sau. Thế giới ngày càng hiện đại hóa, khi mà khoa học phát triển, một số phụ nữ độc thân chỉ muốn có con, không muốn có chồng đã tìm đến biện pháp có con bằng phương pháp khoa học. Những phụ nữ độc thân có nhu cầu như vậy, họ không chỉ là giới thành đạt mà có cả những người bình thường. Chủ yếu các nguyên nhân đều xuất phát từ độ tuổi, tâm lý, những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống khiến cho người phụ nữ không muốn lấy chồng mà vẫn mong có con b. Thực trạng về vấn đê phụ nữ độc thân muốn có con: Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Sương - Trưởng khoa Hiếm muộn của Bệnh viện (BV) Phụ sản Hùng Vương (TP.HCM) cho biết đó là một nhu cầu rất mới và không nhỏ. Ngày càng có nhiều phụ nữ độc thân đến khoa tìm hiểu và bày tỏ nguyện vọng về việc muốn có được đứa con bằng thụ tinh nhân tạo từ tinh trùng của người cho. Ví dụ: Trường hợp của chị B. - một trí thức, thuộc gia đình nề nếp ở TP.HCM, chưa đầy 40 tuổi đã bày tỏ rõ ràng, thẳng thắn về quan điểm của mình vì sao chỉ muốn có con, mà không muốn có chồng. Chị B. nói: "Với tôi, đứa con là quan trọng nhất, việc có chồng hay không không quan trọng bằng, vấn đề này phía gia đình tôi cũng ủng hộ..."; còn chị Ng.H.U, 37 tuổi (ở TP.HCM) cũng tìm đến BV Hùng Vương với ý "Chỉ muốn có được đứa con bằng TT nhân tạo"; H.H, 29 tuổi (TP.HCM) cũng với ước muốn như thế, nhưng không giải thích lý do vì sao. Ngoài những người thuộc giới trí thức thì còn có một số phụ nữ với công việc bình thường, nhưng vì không muốn bị ràng buộc, hay vì nhiều lý do khác mà họ không muốn có chồng, chỉ muốn có con thôi. Như những trường hợp sau đây đã tìm đến bày tỏ tâm tư của mình với bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Sương. Chị Ng. Th.Ng.T, 30 tuổi (ở tỉnh Bến Tre) bộc bạch rằng: "Em đã từng có chồng, nhưng gặp người vũ phu quá, đã chia tay rồi, nhưng chưa có con. Bây giờ không dám lấy ai nữa hết, em chỉ muốn có đứa con..."; còn chị Ng.H.Nh, 42 tuổi (ở TP.HCM) vẫn còn độc thân thì thổ lộ rất chân tình: "Trước giờ lo cho gia đình, nuôi em đi học... giờ ổn định cả rồi, ngoảnh lại mình đã luống tuổi, tuổi này không còn muốn lấy chồng nữa, nhưng ao ước có được mụn con để vui vầy về sau..." Bác sĩ của khoa Hiếm muộn của BV Từ Dũ (TP.HCM) - Lê Tuấn Cảnh cho biết: "Trước đây khi khoa chưa có ngân hàng tinh trùng, cũng đã có một số phụ nữ độc thân muốn có con đến hỏi về vấn đề này, nhưng không thể đáp ứng cho họ được. Phần lớn họ là những phụ nữ thành đạt, do khoảng thời gian dài họ tập trung cho công việc, học hành, không chú trọng đến việc lập gia đình, khi "ngẫm" lại thì họ đã có tuổi, lúc này nhu cầu có đứa con với họ cao hơn là lập gia đình. Chính vì vậy, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu này ngày càng cao". c.Thủ tục để có con bằng phương pháp khoa học với phụ nữ độc thân. Để thực hiện việc có con bằng phương pháp khoa học đối với phụ nữ độc thân, thì người phụ nữ cần hội đủ 3 loại giấy tờ sau: + Đơn xin điều trị có con (có xác nhận của phường, xã về tình trạng đang độc thân); + Giấy giới thiệu của hội phụ nữ phường hoặc xã (nếu người này không làm việc tại các cơ sở Nhà nước), hoặc giấy giới thiệu của công đoàn cơ quan (nếu làm việc ở cơ quan Nhà nước); + Bản sao hộ khẩu thường trú. - Cơ sở pháp lí xác định cha, mẹ, con trong trường hợp trên: Theo nghị định số 12, đối với trường hợp người phụ nữ độc thân khi sinh con thì áp dụng tương tự như trường hợp xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp, trong trường hợp này chỉ có quan hệ giữa mẹ và con. 3.Ý nghĩa: Trong các quyền xã hội của phụ nữ ngày nay thì quyền có con là một thứ quyền đặc biệt, mang tính nhân văn, chỉ trong xã hội văn minh mới có. Nhờ quyền này người phụ nữ có quyền tự do kết hôn với người đàn ông để có con hoặc không cần kết hôn với ai mà vẫn có thể có con được. Trong các chế độ từng có ở Việt Nam, cũng tùy thời kỳ mà pháp luật có cách xử sự khác nhau. Cách đây khoảng 20 năm về trước, mỗi khi trong cơ quan có chị em không chồng mà có con thì bị tập thể xúm nhau kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc, thậm chí có khi áp dụng tới biện pháp thô bạo, mất dân chủ, vi phạm quyền lợi cá nhân như giảm lương, cắt thưởng, dừng đề bạt, bớt xén tiêu chuẩn thai sản… Nhưng khi xã hội ngày càng tiến bộ thì cách đối xử với người phụ nữ độc thân mà có con cũng thay đổi tốt lên nhiều. Hiện dư luận xã hội và pháp luật nhà nước đều tận tình giúp đỡ, chăm sóc chị em trong thời kỳ thai nghén, sinh đẻ, nuôi con. Bởi ngày nay, người ta việc sinh con là quyền lợi mà người bất kỳ phụ nữ trong xã hội tiến bộ, văn minh đều có. Những bà mẹ độc thân là những phụ nữ thiệt thòi nhất do thiếu hẳn đi sự giúp đỡ của người chồng nên về cả hai mặt tình và lý, họ càng phải được chăm sóc tận tình hơn các phụ nữ bình thường khác. Dư luận xã hội cũng cần có cái nhìn thông cảm, cần ủng hộ nguyện vọng chính đáng của phụ nữ và bảo vệ quyền có con của người phụ nữ. Về phần mình, mỗi phụ nữ đều có thể tự giải phóng mình bằng cách kiên trì đấu tranh để bác bỏ số phận bị áp bức lâu nay bắt nguồn từ tư duy lỗi thời đối với phụ nữ. IV. Mục đích nhân văn của phương pháp sinh con theo khoa học Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có quan niệm đông con cái là nhà có phúc. Đứa con là tài sản vô giá của cha mẹ, là cầu nối gắn kết gia đình. Tất cả các cặp vợ chồng sau khi kết hôn đều trông chờ và mong mỏi sinh thành được một hoặc nhiều con.Được làm mẹ, được làm cha mẹ là niềm hạnh phúc không gì sánh bằng.Tuy nhiên, có một số cặp vợ chồng do lý do khách quan bẩm sinh hoặc chủ quan mà không có khả năng sinh con.Nhưng
Luận văn liên quan