Đề tài "Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn" chất lượng chiến dịch quảng bá hình ảnh đất nước

Ở nhiều nước trên thế giới, Du lịch đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Du lịch không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng, mà còn thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa. Thực sự, nếu có thể đánh giá chính xác và đầy đủ tiềm năng lớn lao về kinh tế chính trị văn hóa xã hội, du lịch sẽ trở thành mũi nhọn tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong tương lai. Trong thời đại ngày nay, Du lịch đó trở thành hiện tượng phổ biến và là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Nhờ những đóng góp to lớn về kinh tế-xã hội, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng, không chỉ đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hoà bình, giao lưu văn hoá, tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt. Như vậy, có thể nói du lịch là một trong những hoạt động quan trọng đầu tiên hướng tới xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Vì vậy, luôn có hai mục tiêu song trùng đối với ngành du lịch, đó là quảng bá du lịch góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia và xây dựng một thương hiệu du lịch quốc gia. Bản chất của việc xây dựng thương hiệu du lịch là việc chuyển tải có chủ định một bản sắc riêng thành một hình ảnh trong tâm trí khách du lịch. Ngày nay, thương hiệu đã và đang trở thành một trong những tài sản giá trị nhất của một quốc gia với tư cách là một điểm đến du lịch. Thương hiệu điểm đến giúp nhận ra những đặc điểm nổi bật của sản phẩm du lịch của điểm đến. Thương hiệu điểm đến là quá trình quản lý trong ngành du lịch đóng vai trò gắn kết chặt chẽ dựa trên hiểu biết với hệ thống đánh giá và cảm nhận của khách hàng, đồng thời là phương tiện định hướng hành vi của các nhà quản lý và kinh doanh du lịch tiếp thị điểm đến như một sản phẩm du lịch thống nhất. Nói cách khác, thương hiệu như một nguồn lực quan hệ với cả khách du lịch còng như với các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức du lịch khác. Xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm xác lập hình ảnh du lịch của một quốc gia một cách rộng rãi đến với khách du lịch trên toàn cầu là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác marketing điểm đến để khẳng định vị thế cạnh tranh của quốc gia với tư cách là một điểm đến du lịch quốc tế trên thị trường quốc tế. Để thu hút khách du lịch, các nước quan tâm phát triển du lịch đều phải chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia trên thị trường du lịch thế giới và khu vực.Thương hiệu du lịch quốc gia không chỉ là những yếu tố hữu hình như khẩu hiệu quảng cáo, logo, tập gấp, trang web mà còng bao gồm các yếu tố vụ hình như thông tin quảng cáo, quan hệ công chúng và marketing trực tiếp, các sự kiện đặc biệt, chiến lược bán và thực hiện sản phẩm/dịch vụ du lịch. Thương hiệu luôn luôn là hỗn hợp của tất cả các yếu tố này trong mối liên kết chặt chẽ với nhau.

doc21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2339 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài "Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn" chất lượng chiến dịch quảng bá hình ảnh đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương nghiên cứu khoa học Đề tài : “ Việt Nam _ vẻ đẹp tiềm ẩn”_ chất lượng chiến dịch quảng bá hình ảnh đất nước Lời mở đầu Ở nhiều nước trên thế giới, Du lịch đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Du lịch không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng, mà còn thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa. Thực sự, nếu có thể đánh giá chính xác và đầy đủ tiềm năng lớn lao về kinh tế chính trị văn hóa xã hội, du lịch sẽ trở thành mũi nhọn tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong tương lai. Trong thời đại ngày nay, Du lịch đó trở thành hiện tượng phổ biến và là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Nhờ những đóng góp to lớn về kinh tế-xã hội, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng, không chỉ đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hoà bình, giao lưu văn hoá, tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt. Như vậy, có thể nói du lịch là một trong những hoạt động quan trọng đầu tiên hướng tới xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Vì vậy, luôn có hai mục tiêu song trùng đối với ngành du lịch, đó là quảng bá du lịch góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia và xây dựng một thương hiệu du lịch quốc gia. Bản chất của việc xây dựng thương hiệu du lịch là việc chuyển tải có chủ định một bản sắc riêng thành một hình ảnh trong tâm trí khách du lịch. Ngày nay, thương hiệu đã và đang trở thành một trong những tài sản giá trị nhất của một quốc gia với tư cách là một điểm đến du lịch. Thương hiệu điểm đến giúp nhận ra những đặc điểm nổi bật của sản phẩm du lịch của điểm đến. Thương hiệu điểm đến là quá trình quản lý trong ngành du lịch đóng vai trò gắn kết chặt chẽ dựa trên hiểu biết với hệ thống đánh giá và cảm nhận của khách hàng, đồng thời là phương tiện định hướng hành vi của các nhà quản lý và kinh doanh du lịch tiếp thị điểm đến như một sản phẩm du lịch thống nhất. Nói cách khác, thương hiệu như một nguồn lực quan hệ với cả khách du lịch còng như với các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức du lịch khác. Xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm xác lập hình ảnh du lịch của một quốc gia một cách rộng rãi đến với khách du lịch trên toàn cầu là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác marketing điểm đến để khẳng định vị thế cạnh tranh của quốc gia với tư cách là một điểm đến du lịch quốc tế trên thị trường quốc tế. Để thu hút khách du lịch, các nước quan tâm phát triển du lịch đều phải chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia trên thị trường du lịch thế giới và khu vực.Thương hiệu du lịch quốc gia không chỉ là những yếu tố hữu hình như khẩu hiệu quảng cáo, logo, tập gấp, trang web mà còng bao gồm các yếu tố vụ hình như thông tin quảng cáo, quan hệ công chúng và marketing trực tiếp, các sự kiện đặc biệt, chiến lược bán và thực hiện sản phẩm/dịch vụ du lịch. Thương hiệu luôn luôn là hỗn hợp của tất cả các yếu tố này trong mối liên kết chặt chẽ với nhau. Tạo dựng thương hiệu là một quá trình xây dựng và nhận dạng tính khác biệt, độc đáo và đặc trưng của một điểm đến du lịch. Tạo dựng thương hiệu là sự phối kết hợp tất cả sản phẩm và dịch vụ của các ngành khác nhau như nông nghiệp, du lịch, thể thao, nghệ thuật, đầu tư công nghệ, giáo dục,... liên quan tới điểm đến du lịch. Mục tiêu là để nắm được bản chất của điểm đến trong một thể thống nhất. Hơn nữa, thương hiệu được sử dụng để chào bán những giá trị độc đáo này tới khách du lịch tiềm năng. Tạo dựng thương hiệu điểm đến du lịch có thể giảm rủi ro cho khách du lịch khi quyết định lựa chọn địa điểm du lịch cho kỳ nghỉ của họ. Khách du lịch cảm thấy tin tưởng với một thương hiệu mạnh vì nó cung cấp kiến thức, thông tin, an ninh và sự chắc chắn. Tuy nhiên, ý tưởng để tạo dựng thành công một thương hiệu điểm đến du lịch đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng và mất nhiều năm. Thương hiệu điểm đến không chỉ tạo ra mà còn khuếch trương quảng bá những gì một đất nước, một vùng hoặc một thành phố đã cung cấp rồi. Để thành công, thương hiệu điểm đến cần phải độc đáo và khác biệt. Nếu một nước, một khu vực hoặc một điểm du lịch liên quan khác có các sản phẩm tương tự rồi thì sức mạnh của thương hiệu nhanh chóng biến mất. Vì vậy, luôn luôn phải chú ý tới đối thủ cạnh tranh nâng cao vị thế của họ như thế nào để xây dựng thương hiệu cho phù hợp. Chương I: Lý luận: 1. Khái niệm về định vị: Ñònh vò trong thò tröôøng laø vieäc ñöa caùc aán töôïng toát, ñaëc saéc, khoù queân veà SP coâng ty vaøo trong taâm trí khaùch haøng baèng caùc chieán löôïc marketing mix thích hôïp . 2. Các chiến lược dùng trong định vị: Ñònh vò döïa treân moät thuoäc tính cuûa SP (Boät giaët Tide : “traéng nhö Tide”). Ñònh vò döïa treân lôïi ích cuûa SP ñem laïi cho khaùch haøng (Colgate:“ngöøa saâu raêng”). Ñònh vò döïa treân coâng duïng cuûa SP ( Baõ mía coù theå vöøa laøm nguyeân lieäu cho nhaø vaùn eùp, vöøa laøm nguyeân lieäu cho nhaø maùy giaáy). Ñònh vò döïa treân taàng lôùp ngöôøi söû duïng (Söõa daønh cho treû em vaø cho ngöôøi giaø). Ñònh vò so saùnh vôùi ñoái thuû caïnh tranh (Quaûng caùo caùc loaïi boät giaët thöôøng cho raèng traéng hôn caùc loaïi boät giaët khaùc). Ñònh vò taùch bieät haún caùc ñoái thuû caïnh tranh (Nöôùc boå döôõng Bacchus so vôùi caùc loaïi nöôùc uoáng taêng löïc khaùc). Ñònh vò so saùnh vôùi caùc loaïi SP khaùc (Höông thôm cuûa moät loaïi daàu xòt phoøng coù muøi thôm toaû ra gioáng nhö moät loaïi hoa). 3. Caùc böôùc cuûa quaù trình ñònh vò: Xaùc ñònh möùc ñoä ñònh vò (quoác gia, ngaønh, coâng ty, saûn phaåm). Xaùc ñònh caùc ñaëc ñieåm coát loõi quan troïng cho caùc khuùc thò tröôøng ñaõ löïa choïn. Xaùc ñònh caùc thuoäc tính quan troïng treân moät baûn ñoà ñònh vò. Ñaùnh giaù caùc löïa choïn ñònh vò. Thöïc hieän ñònh vò vaø marketing mix. Chương II. Giới thiệu về chiến dịch quảng bá hình ảnh việt Nam 1. Thực trạng: Du lịch Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong thời gian qua, trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Năm 2007, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt trên 4,3 triệu lượt, gấp gần 20 lần so với năm 1990, tổng doanh thu toàn ngành đạt gần 56 nghìn tỷ đồng. Ngoài đóng góp về kinh tế, du lịch là một kênh quan trọng để giới thiệu quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, góp phần tạo nên thương hiệu quốc gia. Thời gian qua, hình ảnh về Du lịch Việt Nam đã bắt đầu được biết tới trên thị trường du lịch thế giới và khu vực. Du lịch Việt Nam được đánh giá là một trong 10 nước có triển vọng tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, Du lịch Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước. Cơ sở hạ tầng du lịch và các cơ sở dịch vụ du lịch đã được cải thiện nhưng còn nhiều hạn chế. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch Việt Nam còn thấp. Thông tin và hình ảnh về Du lịch Việt Nam ở nhiều phần của thế giới còn rất ít và mờ nhạt. Khả năng cạnh tranh trên thị trường du lịch thế giới của Du lịch Việt Nam còn thấp. Do đó, lượng khách quốc tế đến Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Có nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân quan trọng đó là đến nay Du lịch Việt Nam vẫn chưa tạo dựng được thương hiệu. Chưa có chiến lược quốc gia về xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam. Trong những năm qua, Du lịch Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực để khuyếch trương hình ảnh của mình đến với thế giới . Tuy nhiên, Du lịch Việt Nam vẫn chưa có thông điệp chung và rõ ràng. Hình ảnh về điểm đến Việt Nam chưa nổi bật và chưa rõ ràng trong tâm trí của du khách, vì vậy chúng ta gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Để khuếch trương hình ảnh và thương hiệu Du lịch Việt Nam, đòi hỏi phải có một chiến lược khuếch trương thông qua một khẩu hiệu và biểu tượng thống nhất. Năm 2000, Du lịch Việt Nam lần đầu tiên đưa ra khẩu hiệu “Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới” (Vietnam- A destination for the new milliennium) với hình ảnh logo là một cô gái Việt Nam đội nón lá. Khẩu hiệu và logo này không phải là kết quả của một công trình nghiên cứu và đề xuất thống nhất mà chỉ là một sự lắp ghép cơ học từ hai ý tưởng khác nhau. Năm 2003, Du lịch Việt Nam đã đưa ra khẩu hiệu “Hãy đến với Việt Nam” (Welcome to Vietnam) với biểu tượng là hình cô gái mặc áo dài trắng đội nón lá. Tuy nhiên, khẩu hiệu và biểu tượng này ngày sau khi được công bố đã bị phê phán nhiều nên đặt ra yêu cầu phải thay thế sớm bằng một biểu tượng và khẩu hiệu khác. 2. Kế hoạch chiến dịch quảng bá hình ảnh Việt Nam_ vẻ đẹp tiềm ẩn. a. Giới thiệu: VIỆT NAM - THE HIDDEN CHARM - Đó là slogan (tiêu đề), tạm dịch là “Việt Nam, sự quyến rũ ẩn mình” cùng với biểu tượng (logo) là một nụ sen hồng được vẽ theo lối thư pháp vươn lên trên nền chữ Việt Nam màu vàng cam. Tác phẩm đã vượt lên trên 1.194 tác phẩm dự thi của các tác giả trong và ngoài nước (trong đó có 814 tác phẩm tiêu đề và 380 biểu tượng) để trở thành tiêu đề và biểu tượng mới của du lịch VN. Theo ông Phạm Từ - phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, trưởng ban giám khảo cuộc thi, slogan này phản ánh được tinh thần của du lịch VN hiện tại: còn nhiều tài nguyên và nhiều bí ẩn, duyên dáng chưa được khai phá. Như vậy, chính thức từ năm 2005, Việt Nam sử dụng slogan và logo hoàn toàn mới dùng cho mục đích quảng bá du lịch nước nhà. b. Triển khai: + Sử dụng các phương tiện truyền thông: Các chiến dịch quảng bá trên phương tiện thông tin đại chúng Bộ Văn hóa-Thể thao- Du lịch cho biết Thủ tướng chính phủ đã đồng ý cấp 25 tỷ đồng cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam năm 2009, năm 2008 là 30 tỷ đồng nhưng không dùng hết số tiền này Trên truyền hình quốc tế (CNN, BBC, Fashion TV, trên Taxi…) CNN (Cable News Network) Theo bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch, bắt đầu từ ngày 10/10/2007 phim 30 giây quảng bá du lịch Việt Nam đã được phát sóng định kỳ trên kênh truyền hình quốc tế CNN châu Á như Hongkong, Singapore, Nhật Bản…và kéo dài 3 tháng liên tiếp đến hết ngày 13/1/2008, tổng cộng 182 lần, CNN đã dành giờ vàng mỗi ngày 2 lần buổi sáng và buổi chiều để quảng cáo cho du lịch Việt Nam (theo giờ HongKong; ngày thường từ 7h-9h buổi sáng, 29h-24h buổi chiều, cuối tuần từ 9h-12h buổi sáng, 19h-24h buổi chiều). Đoạn phim này do nhóm làm phim chuyên nghiệp của CNN thực hiện với kĩ thật hiện đại trước đó. Nội dung trong phim: là hình ảnh đất nước Việt Nam với những địa danh quen thuộc như Bảo tàng Hồ Chí Minh, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, quảng trường Ba Đình, chùa Một Cột, Phủ Chủ Tịch, nhà sàn Bác Hồ, Văn Miếu Quốc Tử Giám, chùa Trấn Quốc, phố ẩm thực, phố bán đồ thủ công, một số gallery danh tiếng…Ngoài ra còn có những các hình thức biễu diễn dân gian khác như múa rối nước, hình ảnh con người Việt Nam, nông dân, cô gái mặc áo dài, nụ cười rạng rỡ với những cánh tay vẫy chào của các em học sinh Việt Nam cũng được ghi vào ống kính, và nhiều hình ảnh khác Kinh phí: gần 300.000USD được trích ra từ nguồn hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch để đưa hình ảnh quảng bá Việt Nam lên CNN Kết quả: sau khi thực hiện phát sóng trên CNN cùng với việc vịnh Hạ Long liên tục dẫn đầu bảng bình chọn các kỳ quan thế giới mới, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng đáng kể (số liệu). Tuy nhiên đó cũng chưa phải là kết quả mong đợi, theo các doanh nghiệp du lịch thì lẽ ra Tổng cục Du lịch phải có những cuộc khảo sát do các chuyên gia thực hiện để tìm được đúng thị trường và sản phẩm du lịch mà ngành cần quảng bá. Một minh chứng rõ ràng là đoạn phim trên CNN chỉ giới thiệu hình ảnh du lịch Việt Nam với thị trường châu Á. Thế nhưng, nhiều du khách tiềm năng của Việt Nam tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc lại không coi kênh truyền hình tiếng Anh này là một nguồn thông tin ưu tiên khi tìm kiếm thông tin du lịch trong khu vực, họ ít xem CNN để đi du lịch. Trong khi đó, khách du lịch châu Âu cũng không thể tiếp cận những thông điệp bằng tiếng Anh của du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình dành cho châu Á. Về nội dung và hình thức đoạn phim cũng chưa được đánh giá cao. Nhiều ý kiến cho rằng thời lượng quá ít, không thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn bè quốc tế trong khi nội dung lại không đặc trưng cho đất nước, con người Việt Nam. Các điều trên làm cho việc quảng bá này có chi phí quá đắt so với kinh phí hạn hẹp của Việt Nam, việc quảng bá là khâu yếu kém của du lịch Việt Nam mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu tầm nhìn. Theo thông báo của văn phòng Chính phủ ngày 30/7, Thủ tướng chính phủ đồng ý tiếp tục việc quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bố trí từ nguồn kinh phí xúc tiến du lịch quốc gia thuộc kế hoạch ngân sách năm 2008, đồng thời huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có) để thực hiện. (chưa tìm được thời gian phát sóng của đợt này) BBC World News Bắt đầu từ tháng 4/2009, đoạn phim này cũng dài 30 giây, xuất hiện trong ba chương trình, với 320 lần phát sóng, tám tuần phát hình ở châu Á Thái Bình Dương, sáu tuần ở châu Âu, và sáu tuần ở châu Mỹ Nội dung: Dự kiến chương trình của BBC sẽ tập trung giới thiệu về Việt Nam thông qua vẻ đẹp của biển, sự đa dạng của văn hóa các dân tộc, nét độc đáo của các di sản vật thể như vịnh Hạ Long, Sa Pa, đỉnh Phan xi păng, động Phong Nha. Kinh phí: Chi phí phát sóng là 204.000 USD. Chi phí làm phim video quảng cáo khoảng 20.000 USD Kết quả: vẫn còn trong giai đoạn phát sóng, song có nhiều đánh giá cho rằng liệu có kết quả tốt hay không khi BBC mặc dù là kênh toàn cầu nhưng chỉ nổi tiếng về tin chính trị, kinh tế và giới doanh nhân, hiện nhiều doanh nghiệp, khách sạn tỏ ra nghi ngờ về tính hiểu quả công việc này Discovery Fashion TV (Pháp ) (không biết cái này có nằm trong chương trình VN Hidden Charm ko nữa nhưng mà nó cũng quảng bá du lịch VN mang tên Cruise Việt Nam) Hình ảnh Việt Nam chủ yếu là vịnh Hạ Long được phát sóng miễn phí liên tục trong hai tuần trên kênh truyền hình Fashion TV. Đây là chương trình do công ty du lịch Saigon Tourist và Fashion TV phối hợp thực hiện, phát sóng vào quý 1 năm 2008. Độ dài phim khoảng 15 giây chiếu liên tục trong 6 lần/ngày suốt trong hai tuần liên tiếp Đây là kênh truyền hình lớn thứ 2 trên thế giới với 15 vệ tinh và 400 triệu hộ gia đình kết nối với kênh truyền hình này, có 1,4 tỷ lượt người xem các chương trình của FTV hằng ngày Trên Taxi ở London (Anh) Trong năm 2008, Bộ VH-TT-DL đã xin tài trợ được 7.000 bảng để quảng cáo hình ảnh Việt Nam trên các phương tiện công cộng ở Anh, cụ thể là trên 10 xe buýt, trong vòng 3 tháng. Và trong năm 2009, Bộ VH-TT-DL sẽ mở rộng quảng bá trên Taxi, với nội dung chính là Hạ Long và hình ảnh du lịch biển của Việt Nam. Những hình ảnh vịnh Hạ Long, thiếu nữ VN mặc áo dài với dòng chữ Charming Vietnam ( Duyên dáng Việt Nam) được in trên những chiếc xe taxi cổ chạy trên đường phố thủ đô London ( Vương quốc Anh) khiến khách du lịch thích thú và ấn tượng về đất nước, con người Việt Nam, đây là kết quả của nguồn tài trợ 7.000 bảng Anh được đại sứ quán kêu gọi để in những hình ảnh này trong vòng 6 tháng ( từ tháng 9.2008- 2.2009) Sau khi hợp đồng kết thúc, cân nhắc tính hiệu quả và việc cần thiết phải quảng bá liên tục để đủ tạo ấn tượng và hiệu quả cần thiết, Đại sứ quán VN tại Anh đã kiến nghị Bộ VHTTDL sử dụng ngân sách của VN để tiếp tục thực hiện hợp đồng quảng bá này ở quy mô lớn hơn. Cụ thể, sẽ chi 20.000 bảng Anh cho việc quảng bá hình ảnh VN trên 27 xe taxi trong vòng 6 tháng. Bộ VHTTDL đã làm công văn đề xuất gửi lên Thủ tướng Chính phủ và đã được phê duyệt. Hiện Bộ VHTTDL, Đại sứ quán VN tại Anh đang hoàn thiện những thủ tục cuối cùng để có thể tiếp tục hợp đồng quảng bá hình ảnh VN trên xe taxi cổ chạy tại London, dự kiến từ tháng 6.2009. Hiện tại, không chỉ BBC và CNN một số kênh truyền hình nổi tiếng khác cũng đang được Việt Nam nhắm tới để quảng bá như Fashion (Pháp), Arirang (Hàn Quốc), Discovery (Mỹ), NHK (Nhật Bản), CCTV (Trung Quốc) và một số tờ báo lớn của Nga Chỉ một video clip phát đúng 30 giây mỗi ngày trong ba tháng liên tục trên CNN. Làm sao để có được hiệu quả quảng bá du lịch tương xứng với khoản tiền hơn 290 ngàn USD bỏ ra? Trao đổi với báo giới xung quanh nội dung của hợp đồng quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình quốc tế CNN mà Chính phủ vừa đồng ý trích gần 4,7 tỷ đồng để thực hiện (tương đương 290.750 USD), ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (cơ quan đại diện Việt Nam làm việc với CNN) cho biết chỉ tiêu du lịch Việt Nam năm nay phải đạt từ 4,3 triệu đến 4,5 triệu lượt khách (năm 2006 chỉ đạt 3,6 triệu). Vì vậy, nếu làm tốt quảng bá du lịch thì chỉ tiêu này “nằm trong tầm tay”. Vì sao là CNN mà không phải kênh chuyên về du lịch Travel & Living hay kênh nào khác, thưa ông? CNN là kênh truyền hình phổ biến nhất, nhiều người biết nhất trên thế giới, mức độ quảng bá vì thế sẽ mạnh hơn. Trước mắt cứ làm CNN, còn kênh truyền hình khác sẽ tính toán sau. Theo thỏa thuận, CNN sẽ trực tiếp làm đoạn video clip để quảng bá du lịch Việt Nam. Nếu video clip của một hãng truyền hình nào đó làm rồi đưa cho CNN thì không được phát. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với CNN. Nội dung quảng bá dự kiến là gì? Sẽ là hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Video clip sẽ quay vịnh Hạ Long, khu vực Huế, Đà Nẵng, Hà Nội, Tp.HCM... Video này tập trung vào những cảnh tiêu biểu về văn hóa, những cảnh trí thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam. CNN thực hiện, sau đó về trình chiếu cho phía Việt Nam xem. Nếu chúng tôi đồng ý thì mới phát sóng. Hiện Việt Nam đang phát động phong trào bình chọn vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới nên trong video clip đó cũng sẽ có một phần thời gian quảng bá cho vịnh Hạ Long. Sẽ có nhiều video clip thay phiên nhau lên sóng hay chỉ có một phát tới phát lui thưa ông? Chỉ một video clip phát liên tục thôi. Phát liên tục một hình ảnh như thế mới tạo ấn tượng được. Mỗi lần phát sóng là 30 giây. Phát trong vòng ba tháng vào giờ vàng. Đó là giờ đông người quan tâm theo dõi kênh CNN nhất. Cụ thể giờ nào thì chưa thống nhất được. Được biết chi phí dự kiến ban đầu lên đến 450.000 USD, vì sao giờ cuối chỉ còn gần 300.000 USD? Đó là kết quả thương thảo thành công của chúng tôi với CNN. Ngân sách của mình hết sức hạn chế. Tuy hợp tác về lâu dài nhưng cũng khó khăn nên đề nghị họ giúp đỡ. Đây là hợp đồng hai bên cùng có lợi. Việt Nam thông qua CNN để tuyên truyền, quảng bá du lịch. Ngược lại, CNN sẽ biết nhiều hơn về du lịch Việt Nam. Đó cũng là một cách để họ có thêm khán giả. Hiệu quả của việc quảng bá này chắc chắn tốt. Đối tượng hướng đến cũng không chỉ là khách du lịch mà còn đông đảo công chúng khác nên qua chương trình chắc chắn sẽ có nhiều người trên thế giới biết đến đất nước, con người Việt Nam hơn. Bao giờ thì bắt đầu, thưa ông? Dự kiến từ tháng 10 này, còn ngày nào phát sóng thì chưa có cụ thể. * CNN (Cable News Network) là mạng truyền hình cáp về thông tin và là mạng truyền hình đầu tiên phát sóng 24 tiếng mỗi ngày, hoàn toàn về tin tức. CNN do Ted Turner thành lập vào năm 1980, trụ sở chính đặt tại Atlanta (Georgia, Mỹ). CNN phát sóng đến hơn 200 quốc gia, là kênh thông tin khá quen thuộc với nhiều người trên thế giới với slogan nổi tiếng: Be the first to know (Luôn là người biết trước). Những chương trình truyền hình “ăn khách” của CNN có thể kể đến: CNN Headline News (có mặt tại châu Á vào tháng 11/2004), CNN Radio... Hay chương trình talk show nổi tiếng “Larry King Live”. CNN cũng thường xuyên chuyển tải những thông tin thời sự quốc tế, các tin tức kinh tế, thể thao, những vấn đề về y tế và các thông tin giải trí khác. + Các chương trình giao lưu văn hóa giữa các nước 1. Đêm 13-7-2007, Hoi SVVN tai Wellington, New Zealand đã tổ chức một chương trình văn nghệ “cây nhà lá vườn” nhằm giới thiệu văn hóa Việt Nam và nhân đó quyên góp giúp đỡ các em ở làng Hòa
Luận văn liên quan