một thời gian sau, bạn cảm thấy bất ổn, bạn phải vào viện và chuyện gì đến cũng phải đến: bạn nhận được tờ giấy xét nghiệm dương tính với HIV
108 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3805 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Virus: H.I.V, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BÌNH DƯƠNG TRÌNH BÀY : NHÓM I LỚP D26A GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: VÕ THỊ LỢI Bạn đang là một người khỏe mạnh… …một ngày kia, bạn gặp một chàng trai: anh ta nói: … …một khoảnh khắc bất cẩn: bạn đã yếu lòng và để ngọn lửa ham muốn thiêu rụi ý chí, bạn không sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ… …một vị khách không mời mà đến đã vào cơ thể bạn và nó cứ bám riết bạn mà không chịu nhả ra: đó chính là Human Immunodeficiency Virus: H.I.V … …một thời gian sau, bạn cảm thấy bất ổn, bạn phải vào viện và chuyện gì đến cũng phải đến: bạn nhận được tờ giấy xét nghiệm dương tính với HIV… …bạn tiều tụy, gầy mòn dần đi……như thế này… …như thế này… …và như thế này… …sức đề kháng của bạn yếu dần, bạn trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho muôn ngàn bệnh tật……đó là ung thư da… … đó là ung thư vòm họng… …bạn bị bạch sản dạng tóc (oral hairy leukoplakia) ở miệng… …bạn bị nhiễm nấm Histoplasma... ...rồi đến nấm Candida… …cũng lại là nấm Candida… …bạn còn phải đối mặt với HSV ( Herpes Simplex Virus) … …cũng lại là HSV… cuối cùng bạn ra đi cùng HIV… …có ai biết rằng: “ Chỉ vì bạn có một khoảnh khắc bất cẩn”… …reng, reng, reng… …hóa ra nãy giờ mình mơ. Phù, toát hết cả mồ hôi. Thôi, từ nay sẽ quyết tâm thực hiện tình dục an toàn.Khi muốn quan hệ với người mà mình không biết rõ “ nguồn gốc xuất xứ” , không biết rõ về quá khứ về tình dục, không có giấy xét nghiệm STDs âm tính mà không sử dụng bao cao su thì hãy… I. Kiến thức cơ bản VỀ HIV/AIDSII. ĐƯỜNG LÂY BỆNH III. ĐƯỜNG KHÔNG LÂY BỆNHIV. ĐIỀU TRỊV. DỰ PHÒNG NHIỄM BỆNH I. Kiến thức cơ bản VỀ HIV/AIDS Tình hình bệnh HIV/AIDS hiện nay ĐẶC ĐIỂM, HÌNH THÁI Chuẩn đoán bệnh Các xét nghiệm chẩn đoán Một số triệu chứng phụ Một số triệu chứng NHIỄM HIV CÁC GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH Năm 1981 bệnh AIDS được phát hiện lần đầu tiên tại Hoa kỳ nguyên nhân gây bệnh là do HIV ( human immunodeficiency virus ). Khi HIV xâm nhập vào 1 người nào đó thì ta gọi họ là người nhiễm HIV. Trong thời gian khoảng 3 tháng sau khi nhiễm HIV, 1 số người có dấu hiệu nhiễm trùng cấp và từ từ chuyễn sang thời kỳ nhiễm trùng không triệu chứng. Tiến trình nhiễm trùng kéo dài trong nhiều năm, thông thường từ 5 -10 năm cho đến khi có triệu chứng bệnh AIDS xuất hiện. Triệu chứng bệnh AIDS xuất hiện ngày một nặng dần và cuối cùng là tử vong. Biểu hiện lâm sàng quan trọng của nhiễm HIV là suy giảm miễn dịch do khả năng tấn công của HIV vào các loại tế bào miễn dịch như lymphocyte B, CD4, đại thực bào… gây ra các nhiễm trùng cơ hội và bướu tăng sinh. Tình hình bệnh HIV/AIDS hiện nay Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện vào tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng thực sự dịch HIV/AIDS bắt đầu bùng nổ từ năm 1993 trong nhóm những người nghiện chích ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó dịch bắt đầu lan ra các tỉnh. Đến cuối tháng 12/1998, toàn bộ 61 tỉnh, thành trong cả nước đều đã phát hiện có người bị nhiễm HIV. - Được biết, tính đến ngày 31/12/2009, tổng số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 160.019 người. - Đến nay, đã phát hiện người nhiễm HIV tại 63/63 tỉnh, thành phố; - 97,53% quận huyện và 70,51% xã phường. CÓ NGƯỜI NHIỄM BỆNH TP Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có tổng số người nhiễm HIV cao nhất nước, với 41.193 người, chiếm 26,3% các trường hợp nhiễm HIV phát hiện trên toàn quốc. Tiếp đến là Hà Nội với 16.539 người nhiễm. Bệnh HIV/AIDS diễn biến ngày một phức tạp. Hiện nay phát hiện được khoảng 160.019 người nhiễm HIV/AIDS Thanh niên từ 20-29 tuổi chiếm 60-62%. Tính đến năm 2006, có khoảng 10.000 người chết vì AIDS, 17.000 người chuyển sang giai đoạn AIDS trên cả nước. Phòng chống HIV/AIDS là việc cấp thiết toàn cầu. Ảnh hưởng cá nhân và xã hội của nhiễm HIV/AIDS là cực kỳ to lớn và không thể lường trước được. Ảnh hưởng về kinh tế: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao động. Khi nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống AIDS sẽ rất tốn kém. Ảnh hưởng về tâm lý xã hội: Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử. Cuộc sống của gia đình có người bị nhiễm HIV hoặc bệnh AIDS sẽ trở nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống. Ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống y tế: Phần nhiều hệ thống y tế bị quá tải Phát sinh các nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn phải tiến hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí cho điều trị lớn nhưng không đạt hiệu quả, bệnh nhân vẫn tử vong. HIV làm giảm tuổi thọ trung bình. - Tăng tỷ lệ chết sơ sinh, tỷ lệ chết mẹ..... làm nảy sinh các vấn đề về trẻ mồ côi, bảo tồn nòi giống. Từ những ảnh hưởng trên sẽ tác động lớn đến văn hóa, chính trị. HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người, viết đầy đủ là: Human Immuno-deficiency Virus. Có 2 loại HIV, đó là HIV 1 và HIV 2. AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, do virút HIV gây ra. ĐẶC ĐIỂM, HÌNH THÁI Virus HIV có hình cầu, đường kính khoảng 120nm, nhỏ hơn tế bào máu khoảng 60 lần Bên ngoài một tế bào của con người, HIV tồn tại như là các hạt khoảng hình cầu (đôi khi gọi là virions). Bề mặt của mỗi hạt là studded với nhiều gai nhỏ. ĐẶC ĐIỂM, HÌNH THÁI Virus HIV có kích thước quá nhỏ không thể quan sát được bằng kính hiển vi thường mà chỉ có thể quan sát dưới kinh hiển vi điện tử. Bao quanh mình virus HIV là một lớp màng, gồm nhiều gai được hình thành từ protein gp120 và gp41 Hình Virus HIV HIV được mô tả theo không gian 3 chiều -Sốt kéo dài trên 1 tháng Một số triệu chứng chính có thể nghi ngờ nhiễm HIV -Sụt cân trên 10% cân nặng -Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng Một số triệu chứng phụ Ho dai dẳng trên 1 tháng Ban đỏ, ngứa da toàn thân. Nổi mụn rộp toàn thân (bệnh Herpes) Bệnh Zona (giời leo) tái đi tái lại Nhiễm nấm tưa hầu, họng kéo dài hay tái phát Nổi hạch ít nhất là 2 nơi trên thân thể (không kể hạch bẹn) kéo dài hơn 3 tháng. khi có ít nhất 2 triệu chứng chính + 1 triệu chứng phụ, mà không do các nguyên nhân ngoài HIV như: ung thư, suy dinh dưỡng, thuốc ức chế miễn dịch,…Thì nghĩ ngay đến bệnh HIV. Chuẩn đoán bệnh 1. Xét nghiệm kháng thể. Các xét nghiệm chẩn đoán Là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV. Qui trình gồm sàng lọc ban đầu bằng xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA). Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang. 2. Xét nghiệm trực tiếp: Phát hiện chính bản thân HIV, bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên (kháng nguyên p24), nuôi cấy HIV, xét nghiệm acid nucleic của tế bào lympho máu ngoại vi, và phản ứng chuỗi polymerase 3. Các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mỉcoglobulin beta huyết thanh , kháng nguyên p24... 4. Các xét nghiệm phát hiện bệnh lây qua đường tình dục và nhiễm trùng cơ hội như giang mai, viêm gan B, lao... Diễn biến sau khi nhiễm HIV như thế nào? Giai đoạn sơ nhiễm Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng Giai đoạn có liên quan đến AIDS (nhưng chưa chuyển thành AIDS) Giai đoạn AIDS. CÁC CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS Quan hệ tình dục bừa bãi Dùng chung bơm kim tiêm HÃI QUÁ Lây từ mẹ sang con HIV Truyền máu của người nhiễm HIV HIV HIV Bệnh viện Cho máu truyền 1. Quan hệ tình dục bừa bãi 2. Dùng chung kim bơm tiêm 3. Lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai và cho con bú 4. Truyền máu của người nhiễm HIV ĐƯỜNG KHÔNG LÂY TRUYỀN BỆNH HÔN ÔM BẮT TAY NÓI CHUYỆN HẮT HƠI HO CHUNG BÁT ĐŨA NGỒI CHUNG GHẾ DÙNG CHUNG NHÀ TẮM BỒN TẮM BỂ BƠI MẶC CHUNG QUẦN ÁO CON TRÙNG VÀ SÚC VẬT KHÔNG TRUYỀN BỆNH HIV. Không phải lo ngại khi sống chung hay tiếp xúc với người nhiễm HIV Việc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS khá phức tạp và tốn kém nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống chứ không chữa khỏi được bệnh. Gồm: 1. Điều trị bằng thuốc: 2. Trị liệu bổ sung: Điều trị bằng thuốc: - Thuốc chống virus: - Thuốc điều hoà miễn dịch - Thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cơ hội - Thuốc chống virus: CÁc thuốc chống virus ức chế sự phát triển và nhân lên của HIV ở những giai đoạn khác nhau trong vòng đời của virus. Hiện có một số nhóm như. Các chất ức chế men phiên mã ngược tương tự nucleosid (NRTI). Các chất ức chế protease (PI). Các chất ức chế men phiên mã ngược phi nucleosid (NNRTI). Các chất ức chế men phiên mã ngược nucleotid (NtRTI). Các chất ức chế hoà nhập: - Thuốc điều hoà miễn dịch: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, như: Alpha-interferon, interleukin 2, Ioprinasine,... - Thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cơ hội: Nhiều thuốc được sử dụng có hiệu quả để phòng ngừa và điều trị một số bệnh cơ hội xuất hiện ở người nhiễm HIV/AIDS. 2. Trị liệu bổ sung: - Chế độ dinh dưỡng tốt, làm việc nghỉ ngơi điều độ. - Liệu pháp vitamin, liệu pháp vi lượng và châm cứu,... Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau: - Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi. - Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su mới (condom, áo mưa, bao kế hoạch) đúng cách. - Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: phổ biến là Nonoxynol-9 (Menfagol) được làm dưới dạng kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng xốp, bao cao su. Không tiêm chích ma túy. - Hạn chế tiêm chích. Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Nên xét nghiệm máu trước khi bạn muốn mang thai. Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%. Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau này nó sẽ như thế nào đây, mình đẻ ra, nó là con mình mà? - Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV. - Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu... - Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,... CHIẾN LƯỢC PHÒNG, TRỊ BỆNH Sống tích cực Vệ sinh và phòng nhiễm khuẩn Dinh dưỡng, nghỉ ngơi và luyện tập thể dục Tình dục an toàn và sống lành mạnh Điều trị dự phòng Cotrimoxazole Khám sàng lọc Lao định kỳ và Điều trị Tìm kiếm dịch vụ Chăm sóc y tế để chẩn đoán và điều trị sớm các nhiễm trùng cơ hội Chăm sóc triệu chứng Điều trị ARV (liệu pháp điều trị kháng retrovirus ) Tư vấn và hỗ trợ tinh thần KẾT LUẬN Là những sinh viên, đoàn viên, là mầm mống tương lai của đất nước, các bạn hãy thực hiện tốt các chiến lược phòng chống HIV/AIDS một căn bệnh thế kỉ. Hãy quan tâm và chia sẻ với những người HIV để họ hoà nhập được với xã hội Tuyên truyền để tất cả mọi người hiểu và có những biện pháp phòng tránh HIV/AIDS Là sinh viên CĐ y tế Bình Dương Chỉ có những tình yêu trong sáng Nói không với việc quan hệ tình dục bừa bãi Bạn biết không? Tôi là sinh viên lớp D26A Lớp chúng tôi luôn thực hiện tốt mục tiêu “nói không với sử dụng, và tiêm chich ma tuý” Vì một tương lai không có HIV/AIDS Tuyên truyên trong nhân dân, sử dụng Bao cao su, và không quan hệ tình dục bừa bãi Đoàn kết chống lại “con quỷ” HIV 1.HIV có thể lây qua đường nào sau đây? A nói chuyện B ngồi chung ghế C dùng chung kim tiêm D ăn uống chung đũa 2. HIV không lây qua đường nào sau đây? A dùng chung kim tiêm B đường tình dục C bắt tay D Mẹ truyền sang con 3. dùng thuốc có thể chữa HIV khỏi hoàn toàn được không A Có B không C có tác dụng ngăn chặn và làm chậm sự sinh sản của HIV D chữa khỏi hoàn toàn 4 nguyên nhân nào gây nhiễm HIV A bắt tay với người nhiễm HIV B ăn chung chén đĩa với người bị nhiễm HIV C mặc chung quần áo D dùng chung kim tiêm 5. Các triệu chứng thường gặp ở người bị nhiễm HIV, ngoại trừ: A. Sốt B. tăng cân C. Tiêu chảy D. sút cân 6. Làm thế nào để biết mình có bị nhiễm HIV không: A.Xét nghiệm máu C. nội soi B. siêu âm D. X-quang. 7. Đối tượng cần được tuyên truyền về HIV A.Trẻ em C. Người già B.Tất cả mọi người D. Học sinh 8. Những người nào có thể bị nhiễm HIV A.Tất cả mọi người B.Người già yếu C.Công nhân D.Người làm công tác xã hội 9. Thái độ cư xử đúng của bạn khi biết và gặp một người nhiễm HIV: Khinh bỉ C. Chỉ trích Thông cảm và gần gũi D. Xa lánh 10. Cách phòng lây nhiễm HIV an toàn, ngoại trừ: Sống chung thủy một vợ một chồng Nên xét nghiệm HIV, trước khi kết hôn và quyết định có thai. Chỉ truyền máu khi thật cần thiết và máu đó phải được xét nghiệm HIV. Dùng chung bơm kim tiêm. Tài liệu tham khảo http//tailieu.com. Kiến thức cơ bản về HIV. TRƯỜNG CĐ Y TẾ BÌNH DƯƠNG.