Đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển kinh tế xã hội ở vùng sâu vùng xa, vùng núi cao và hải đảo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội kết hợp với củng cố quốc phòng an ninh ở nước ta.
NghÖ An lµ mét tØnh cã diÖn tÝch tù nhiªn rÊt lín (1.649.275 ha), ®øng thø nhất cả nước. Toµn tØnh cã 20 ®¬n vÞ hµnh chÝnh trùc thuéc, gåm 1 thµnh phè lo¹i 1 (Vinh), 2 thÞ x• (Cöa Lß, Thái Hoà) vµ 17 huyÖn, trong ®ã cã 5 huyÖn lµ miÒn nói cao (QuÕ Phong, Quỳ Châu, Con Cu«ng, Tương Dương¬, Kú S¬n) víi tæng diÖn tÝch tù nhiªn 961.495 ha, chiÕm 58,3% diÖn tÝch cña cả tØnh.
Các huyện miền núi cao Nghệ An có tiềm năng tự nhiên rất lớn cho phát triển kinh tế, nhưng do trình độ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác rất lạc hậu, sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, nguồn sống chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng cho nên nguồn tài nguyên rừng đã bị khai thác cạn kiệt. Cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở những huyện này còn rất nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và kinh tế xã hội còn rất lạc hậu, hộ đói nghèo và số người không biết chữ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tỉnh. Nguồn nội lực cho phát triển kinh tế xã hội ở những huyện này còn rất hạn chế, đòi hỏi phải có sự đầu tư tập trung của nhà nước vào xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội để phát triển nguồn nhân lực và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện để phát triển sản xuất hàng hóa trên cơ sở khai thác có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên thì các huyện này mới thoát khỏi tình trạng nghèo đói và vươn lên giàu có.
Những năm qua, §¶ng và Nhµ nước đã có chủ trương và chính sách ưu đãi đối với đồng bào các dân tộc ít người, chÝnh quyÒn ®Þa ph¬ương đã triển khai thực hiện các chính sách về cung cấp một số mặt hàng thiết yếu, trợ cước, trợ giá giống cây trồng, phát triển giao thông nông thôn và các chương trình mục tiêu quốc gia về xã hội ở các huyện này nên đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy vậy những kết quả đạt được còn thấp xa so với yêu câù phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời thông qua việc thực hiện các chính sách của nhà nước cũng đã bộc lộ những mặt yếu kém và hạn chế trong việc sử dụng các khoản đầu tư của nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi cao Nghệ An. Vì vậy việc nghiên cứu “Vốn đầu tư của nhà nước để phát triển kinh tế xã hội ở các huyện miền núi cao ở Nghệ An” là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết không chỉ ở Nghệ An mà còn là vấn đề chung của các tỉnh có các huyện vùng núi cao.
111 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1810 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn đầu tư của nhà nước để phát triển kinh tế xã hội ở các huyện miền núi cao ở Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi
Đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển kinh tế xã hội ở vùng sâu vùng xa, vùng núi cao và hải đảo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội kết hợp với củng cố quốc phòng an ninh ở nước ta.
NghÖ An lµ mét tØnh cã diÖn tÝch tù nhiªn rÊt lín (1.649.275 ha), ®øng thø nhất cả nước. Toµn tØnh cã 20 ®¬n vÞ hµnh chÝnh trùc thuéc, gåm 1 thµnh phè lo¹i 1 (Vinh), 2 thÞ x· (Cöa Lß, Thái Hoà) vµ 17 huyÖn, trong ®ã cã 5 huyÖn lµ miÒn nói cao (QuÕ Phong, Quỳ Châu, Con Cu«ng, Tương Dương, Kú S¬n) víi tæng diÖn tÝch tù nhiªn 961.495 ha, chiÕm 58,3% diÖn tÝch cña cả tØnh.
Các huyện miền núi cao Nghệ An có tiềm năng tự nhiên rất lớn cho phát triển kinh tế, nhưng do trình độ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác rất lạc hậu, sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, nguồn sống chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng cho nên nguồn tài nguyên rừng đã bị khai thác cạn kiệt. Cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở những huyện này còn rất nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và kinh tế xã hội còn rất lạc hậu, hộ đói nghèo và số người không biết chữ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tỉnh. Nguồn nội lực cho phát triển kinh tế xã hội ở những huyện này còn rất hạn chế, đòi hỏi phải có sự đầu tư tập trung của nhà nước vào xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội để phát triển nguồn nhân lực và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện để phát triển sản xuất hàng hóa trên cơ sở khai thác có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên thì các huyện này mới thoát khỏi tình trạng nghèo đói và vươn lên giàu có.
Những năm qua, §¶ng và Nhµ nước đã có chủ trương và chính sách ưu đãi đối với đồng bào các dân tộc ít người, chÝnh quyÒn ®Þa phương đã triển khai thực hiện các chính sách về cung cấp một số mặt hàng thiết yếu, trợ cước, trợ giá giống cây trồng, phát triển giao thông nông thôn và các chương trình mục tiêu quốc gia về xã hội ở các huyện này nên đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy vậy những kết quả đạt được còn thấp xa so với yêu câù phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời thông qua việc thực hiện các chính sách của nhà nước cũng đã bộc lộ những mặt yếu kém và hạn chế trong việc sử dụng các khoản đầu tư của nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi cao Nghệ An. Vì vậy việc nghiên cứu “Vốn đầu tư của nhà nước để phát triển kinh tế xã hội ở các huyện miền núi cao ở Nghệ An” là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết không chỉ ở Nghệ An mà còn là vấn đề chung của các tỉnh có các huyện vùng núi cao.
2. T×nh h×nh nghiªn cøu cã liªn quan ®Õn ®Ò tµi
Để có những chủ trương chính sách cho miền núi, các cơ quan chức năng và các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức những hoạt động như điều tra, khảo sát, xây dựng từng đề án cụ thể về đầu tư của nhà nước để phát triển kinh tế xã hội ở miền núi. Những hoạt động này chủ yếu để giải quyết những vấn đề nổi cộm ở miền núi mà cuộc sống đòi hỏi phải giải quyết ngay. Liên quan đến đề tài này, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu từng lĩnh vực đầu tư của nhà nước như:
- Trần Văn Vinh, Tác động của chi ngân sách nhà nước đến phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2007.
- Trần Thị Len, Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng ở vùng biên giới tây nguyên, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Hà Nội, 2006
- Lê Đăng Quang, Đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở tỉnh Bắc Ninh. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Hà Nội, 2007.
- Đinh Văn Phượng, Thu hút và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội, 2000.
- Nguyễn Thùy Anh, Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế. Hà Nội, 2006.
- Trịnh Diệu Bình, Định canh, định cư với xóa đói giảm nghèo ở Hà Giang, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Hà Nội, 2007.
Tuy đã có các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nhưng chưa cã c«ng tr×nh nào nghiên cứu đầu tư của Nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi cao nói chung và ở Nghệ An nói riêng. Cho nên đề tài này không trùng tên với các công trình khoa học đã công bố.
3. Môc ®Ých vµ nhiÖm vô cña luËn v¨n
3.1 Môc ®Ých
Mục đích của luận văn là làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư của nhà nước để phát triển kinh tế- xã hội ở các huyện miền núi, làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội ở các huyện miền núi cao tỉnh Nghệ An
3.2. NhiÖm vô cña luËn v¨n
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư của nhà nước để phát triển kinh tế- xã hội ở miền núi trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phân tích đánh giá thực trạng đầu tư của nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi cao tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất quan điểm và các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội ở các huyện miền núi cao Nghệ An.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Luận văn được thực hiện ở góc độ khoa học kinh tế chính trị cho nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các quan hệ kinh tế giữa các cấp các ngành của nhà nước trong phân phối, quản lý vốn đầu tư của nhà nước với các đơn vị sử dụng vốn đầu tư của nhà nước để phát triển kinh tế- xã hội ở các huyện miền núi cao.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung: Dựa trên phương pháp cơ bản của triết học, phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị học Mác- Lênin. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như điều tra, khảo sát, thống kê, gắn lý luận với thực tiễn trong phân tích và tổng hợp để rút ra các kết luận cần thiết.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Vốn đầu tư của nhà nước tồn tại dưới nhiều hình thái như: Các tài nguyên thiên nhiên đưa vào sử dụng, kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và hạ tầng kinh tế - xã hội, vốn bằng tiền từ ngân sách Nhà nước, từ Ngân hàng chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại nhà nước. Luận văn tập trung nghiên cứu huy động và sử dụng vốn bằng tiền, chủ yếu là từ ngân sách nhà nước.
- Về thời gian:
Nghiên cứu thực trạng đầu tư của nhà nước để phát triển kinh tế xã hội ở các huyện miền núi cao tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến nay và đề xuất các phương hướng, giải pháp tới năm 2020.
6. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về phân phối và quản lý sử dụng vốn đầu tư của nhà nước để phát triển kinh tế xã hội ở miền núi.
- Chỉ rõ những thành công, những hạn chế trong phân phối, quản lý và sử dụng vốn đầu tư của nhà nước ở các huyện miền núi cao tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước cho miền núi cao.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI CAO
1.1. ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI CAO
1.1.1. Vốn đầu tư của Nhà nước
Vốn đầu tư: Theo từ điển thuật ngữ Tài chính tính dụng, xuất bản năm 1996: Đầu tư là việc bỏ trước một khoản tiền hoặc hiện vật để kinh doanh nhằm thu lợi trong tương lai. Những khoản tiền và hiện vật dùng vào đầu tư, thường là không có thời hạn, thu lời nhiều hay ít tuỳ thuộc vào việc phân phối sử dụng trong quá trình kinh doanh tốt hay xấu, người đầu tư phải gánh chịu rủi ro nhất định về đầu tư. Đầu tư là một tất yếu trong nền kinh tế hàng hoá. Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, đầu tư gắn liền với quá trình chuyển hoá tiền thành các yếu tố của các quá trình sản xuất. Tiền đã trở thành tư bản hay tiền vốn đầu tư và là phương tiện thu được giá trị thặng dư.
Theo từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng (Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội 1996), vốn sản xuất (production cappital) là biểu hiện bằng tiền của những tài sản nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Còn theo Đại từ điển tiếng Việt - Vốn là “Tiền gốc, tiền bỏ ra để sản xuất, kinh doanh làm cho có lãi” [53, tr.1829].
Tuỳ theo góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu có thể hiểu vốn theo các cách khác nhau. Có ý kiến cho rằng: Vốn chính là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, bao gồm các loại tài sản như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng và các nguyên vật liệu, bán thành phẩm dùng cho sản xuất. Quan điểm này một mặt chỉ coi vốn là những yếu tố vật chất (tư liệu sản xuất) mà không đề cập đến sức lao động, mặt khác chưa phản ánh được sự lớn lên của vốn trong quá trình sử dụng.
Theo luật đầu tư năm 2005, vốn là “tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp”. Cách diễn đạt này chưa thể hiện được sự chuyển hoá các hình thái của vốn trong quá trình vận động.
Chúng tôi cho rằng, vốn đầu tư là một phạm trù của kinh tế thị trường phản ánh việc sử dụng tiền tệ để chuyển hoá thành các yếu tố của quá trình sản xuất nhằm thu về số tiền lớn hơn hay thực hiện mục đích sinh lợi của chủ đầu tư. Với quan niệm như vậy thì vốn hay tư bản đều vận động theo công thức:
TLSX
T- H …SX…H’ -T’
SLĐ
Tuy nhiên, vốn đầu tư để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá và vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng có sự khác nhau ở sự chuyển hoá H’ - T’. Đối với các hàng hoá thông thường, thực hiện được bước chuyển hoá này là thu về số tiền lớn hơn số tiền ứng ra ban đầu. Còn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ cho sản xuất và đời sống, cho nên việc chuyển hoá H’ - T’ là một quá trình lâu dài, phải thông qua tiêu dùng các dịch vụ mới biết được hiệu quả của nó hay hiệu quả kinh tế xã hội.
Phân loại vốn đầu tư:
* Nếu căn cứ vào hình thái thì có thể phân vốn đầu tư thành vốn bằng tiền và giá trị bằng tiền trong các tài sản được đưa vào sản xuất bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
* Nếu căn cứ vào mối quan hệ sở hữu và sử dụng vốn đầu tư thì người ta phân thành vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp. Vốn đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động kinh doanh. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua cho vay, mua cổ phiếu trên thị trường thứ cấp, mua trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý quá trình sử dụng vốn.
* Nếu căn cứ vào hiệu quả trước mắt và lâu dài có thể phân vốn đầu tư thành vốn đầu tư vì mục tiêu lợi nhuận và vốn đầu tư vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Trong phạm vi của đề tài này, chỉ nghiên cứu vốn đầu tư không vì mục đích lợi nhuận trực tiếp mà là vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Nguồn vốn đầu tư:
Nguồn vốn đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phát triển của nền kinh tế, bởi lẽ kinh tế càng phát triển thì càng có điều kiện để gia tăng tiết kiệm và dành cho đầu tư. Ở nước ta hiện nay thu nhập bình quân người còn thấp nên quy mô và tỷ lệ tiết kiệm còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư rất lớn và ngày càng gia tăng để phát triển kinh tế. Vì vậy cần phải thu hút các nguồn đầu tư từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư.
Các nguồn vốn đầu tư trong nước được hình thành từ tiết kiệm trong nước bao gồm: Tiết kiệm từ ngân sách Nhà nước, tiết kiệm của các doanh nghiệp và tiết kiệm của dân cư (các hộ gia đình).
Tiết kiệm của ngân sách Nhà nước là số thu ngân sách nhà nước còn lại sau khi đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, đó là phần được dành để chi cho đầu tư phát triển từ thu của ngân sách Nhà nước. Chúng tôi sẽ quay trở lại vấn đề này một cách cụ thể hơn ở phần sau. Tiết kiệm của các doanh nghiệp là phần lãi sau thuế được các doanh nghiệp để lại dành cho đầu tư phát triển. Trong thực tế, nguồn tự tài trợ cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp còn bao gồm cả nguồn vốn thu được từ khấu hao tài sản cố định.
Tiết kiệm của dân cư là phần thu nhập để dành chưa tiêu dùng của các hộ gia đình. Tỷ lệ tiết kiệm của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào tâm lý, tập quán tiêu dùng của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi vùng; vào mức độ động viên của Nhà nước thông qua các chính sách thuế, phí, lệ phí, các khoản đóng góp xã hội, tác động của chính sách tài chính, tiền tệ …
Các nguồn đầu tư nước ngoài bao gồm: nguồn vốn của các Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức quốc tế và tư nhân đầu tư vào các nước đang phát triển dưới hình thức trực tiếp và gián tiếp.
Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI- là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài vào một nước khác để tiến hành kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Nó được thể hiện dưới nhiều hình thức như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) - là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức của Chính phủ một số nước hoặc của các tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế- xã hội của các nước này. ODA một phần nhỏ là viện trợ không hoàn lại, phần lớn là những khoản cho vay ưu đãi kèm theo sự ràng buộc (về cách thức sử dụng hoặc mục đích sử dụng) và nhạy cảm về chính trị. Tuy là những khoản ưu đãi song nếu sử dụng không có hiệu quả sẽ trở thành gánh nặng, nợ nần cho các quốc gia tiếp nhận.
Nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO) thường là viện trợ không hoàn lại, dưới dạng viện trợ vật chất hoặc tài chính thông qua các chương trình phát triển có mục tiêu dài hạn. Nhìn chung nguồn vốn này cũng đóng vai trò tích cực, song cũng là vấn đề nhạy cảm về chính trị. Ngoài ra, trong thực tế còn có các nguồn đầu tư gián tiếp khác của nước ngoài như: thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu tín dụng, thông qua ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính và tín dụng thương mại.
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường và nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì việc thu hút nguồn vốn từ nước ngoài là rất quan trọng, song nguồn vốn trong nước là quyết định đến việc phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách phù hợp để khơi dậy các tiềm năng tài chính trong dân cư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đối với những vùng, miền còn nhiều khó khăn, phức tạp về vị trí địa lý và khí hậu; yếu kém về cơ sở hạ tầng và mặt bằng dân trí như các huyện vùng núi cao tỉnh Nghệ An thì nguồn vốn đầu tư của Nhà nước phải được đặt lên hàng đầu. Quan điểm của chúng tôi là luôn khuyến khích động viên, tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư trong nước thuộc các thành phần kinh tế khác nhau bỏ vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh ở địa bàn này thông qua việc đảm bảo những chế độ ưu đãi hấp dẫn, đồng thời coi các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước là chính trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng, có như vậy mới bảo đảm sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội và định hướng cho các nhà đầu tư đến khu vực miền núi cao tỉnh Nghệ An.
Vốn đầu tư của Nhà nước: Đây là những tài sản và vốn bằng tiền mà Nhà nước đầu tư hàng năm hoặc trong một khoảng thời gian nhất định nào đó để đạt được các mục tiêu về kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh. Nguồn cho các khoản đầu tư này bao gồm: Chi ngân sách Nhà nước, các khoản vay của Chính phủ (như phát hành trái phiếu, vay nợ nước ngoài cho một số dự án…) hoặc một số tài sản quốc gia khác được huy động để tham gia vào hoạt động đầu tư. Trong thực tế những năm gần đây, sự đầu tư của Nhà nước còn thể hiện qua kênh tín dụng ưu đãi (như chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo quyết định số 32/T.Tg của Thủ tướng Chính phủ).
Với năng lực hiện nay của nền kinh tế nước ta, vốn đầu tư của Nhà nước chỉ chiếm khoảng 20- 25% tổng vốn đầu tư cho phát triển toàn xã hội. Tỷ lệ này là còn thấp so với một số nước trong khu vực, vì vậy chính phủ cần có những giải pháp đồng bộ để vừa khơi dậy và thu hút các nguồn lực để đầu tư cho phát triển, vừa nâng dần năng lực đầu tư của Nhà nước. Nguồn vốn đầu tư của nhà nước chủ yếu là từ ngân sách nhà nước nên mấu chốt là ở chỗ giải quyết vấn đề cân đối thu chi ngân sách Nhà nước. Về lâu dài Nhà nước phải có số thu ngân sách lớn hơn nhiều so với chi ngân sách cho tiêu dùng để có tích luỹ ngày càng lớn. Tuy nhiên vấn đề này lại còn phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển của nền kinh tế và khả năng huy động vào ngân sách Nhà nước. Ngay cả việc huy động các nguồn thu cho ngân sách Nhà nước cũng không phải là vấn đề dễ giải quyết, không phải cứ tăng thuế suất là có số thu lớn hơn, bởi lẽ đối với các đơn vị kinh tế hay cá nhân kinh doanh, tăng thuế suất đồng nghĩa với việc giảm lợi nhuận kinh doanh của họ. Nếu các khoản thuế phải nộp tăng quá cao sẽ dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư không muốn bỏ vốn ra để kinh doanh hoặc sẽ diễn ra tình trạng trốn lậu thuế nhiều, nền tài chính sẽ không lành mạnh nữa.
Về hiện tượng này lý thuyết đường cong thuế của A.Laffer đã mô tả khá rõ mối quan hệ giữa lượng tiền thu về thuế đưa vào ngân sách với thuế suất (sức ép thuế).
Sơ đồ 1.1: Đường cong Laffer
X
Y
50%
A cựcđại
Thuế suât100%
Tiên lượng tiền thu thuế
a
Theo sơ đồ trên ta thấy:
Nếu Nhà nước đánh thuế 0%, thu ngân sách từ thuế không còn và Nhà nước đánh thuế 100% thì các đơn vị kinh tế khước từ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến nguồn thu về thuế cũng bằng không. Nếu Nhà nước đánh thuế 50% (đây chỉ là mức thuế giả định có ý nghĩa về mặt toán học, còn trong thực tế không thể xác định một cách chính xác tuyệt đối để từ đó Nhà nước ổn định thuế suất được) thì lượng tiền thu thuế đạt cực đại ở điểm A.
Nếu Nhà nước tiếp tục tăng thuế (> 50%) thì mức tiền thuế thu được sẽ di chuyển trên đường cong phía bên phải (phần đồ thị gạch chéo), theo xu hướng giảm dần do các nhà đầu tư không thiết tha với việc sản xuất kinh doanh vì thuế suất cao. Như vậy, việc tăng thuế suất trong những trường hợp này không có tác dụng tích cực tới việc tăng thu tiền thuế nữa, nó đã kìm hãm sự sản xuất, dẫn đến cả doanh nghiệp và nhà nước đều không đạt được mục đích của mình. Ngược lại, nếu Nhà nước không chọn mức thuế suất là Y (>50%) mà chọn ở mức X (<50%) thì lượng tiền thuế thu được vẫn là “a” và trong trường hợp này thì lượng tiết kiệm, đầu tư vào việc làm trong xã hội sẽ tăng lên rất cao.
Tóm lại, với những điều kiện hiện có của nền kinh tế nước ta phát triển chưa cao, nguồn thu ngân sách Nhà nước còn hạn chế, Nhà nước cũng không thể ban hành các chính sách thuế suất cao để huy động vào ngân sách Nhà nước. Trong điều kiện đó, việc tăng thu ngân sách nhà nước chủ yếu là khuyến khích và tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển. Với những mức thuế suất hợp lý có thể tăng số thu từ các doanh nghiệp đã hoạt động và tăng diện thu ở các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Bên cạnh việc tăng quy mô thu ngân sách nhà nước phải thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên và chi đầu tư để vừa tăng chi đầu tư vừa nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của nhà nước.
Đặc điểm vốn đầu tư của Nhà nước:
Vốn đầu tư của Nhà nước hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tài nguyên tự nhiện đưa vào sử dụng, đầu tư từ ngân sách Nhà nước, đầu tư từ tín dụng đầu tư ưu đãi của Nhà nước và đầu tư của khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Nó có những đặc điểm như:
Thứ nhất, trong thời kỳ bao cấp, vốn đầu tư của Nhà nước đóng vai trò chủ yếu trong tổng số vốn chi cho đầu tư phát triển của xã hội. Ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Nhà nước còn giành một lượng vốn khá lớn đầu tư phát triển kinh tế thông qua việc cấp vốn xây dựng doanh nghiệp hay mở rộng quy mô của các doanh nghiệp Nhà nước. Chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường vai trò của Nhà nước về kinh tế có những thay đổi căn bản. Nhà nước là một chủ sở hữu, nhưng không trực tiếp kinh doanh mà chuyển sang tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thông qua việc địn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvan.doc
- bia lv.doc