Đề tài Vương quốc Chămpa

Đông Nam Á được coi là một khu vực có vai trò quan trọng trong toàn bộ lịch sử thế giới ngay từ thời cổ đại. Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội rất thuận lợi và khá tương đồng giữa các nước trong khu vực mà các quốc gia cổ đại được hình thành rất sớm ở vùng đất này. Trên lãnh thổ Việt Nam lúc bấy giờ trong quy luật phát triển chung của khu vực cũng đã xuất hiện nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ở Bắc Bộ, còn phần Trung và Nam Bộ trước khi Việt Nam là một quốc gia thống nhất, tồn tại tiểu quốc đó là nhà nước Chămpa. Vương quốc này có quá trình tồn tại và phát triển trong khoảng 17 thế kỷ (từ đầu công nguyên đến thế kỷ XVII), có quan hệ với nhiều quốc gia khác trong khu vực về chính trị - kinh tế - văn hóa. Đến nay, Chămpa đã trở thành một phần lãnh thổ không thể tách rời của quốc gia và dân tộc Việt Nam. Vì thế việc nghiên cứu về vương quốc Chăm – pa luôn là một vấn đề cơ bản, quan trọng và được quan tâm trong lịch sử của dân tộc Việt Nam nói chung và là một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ đối ngoại nói riêng. Đặc biệt, những năm gần đây, phần lịch sử vương quốc Chăm – pa được đưa vào giảng dạy trong chương trình lịch sử lớp 10 THPT. Với tính chất nhạy cảm và phức tạp của nó đòi hỏi người giáo viên lịch sử phải nắm vững thực chất của tiến trình lịch sử để giải quyết các vấn đề dựa trên cơ sở khoa học đúng đắn. Tuy nhiên, nguồn tư liệu nghiên cứu về vương quốc cổ này phần lớn là tư liệu gián tiếp, phản ánh chưa đầy đủ, chưa toàn diện, chưa chính xác các niên đại, các sự kiện lịch sử. Bởi vậy, cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều khoảng trống trong lịch sử Chăm – pa, nhiều mâu thuẫn gây tranh cãi mà vẫn chưa có đáp án.

doc19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 10517 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vương quốc Chămpa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên giới phía Nam Cham-pa Biên giới năm 1653 Biên giới năm 1611 Biên giới năm 1471 Biên giới năm 1306 Biên giới năm 1069 Biên giới phía Bắc Cham-pa BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ CỦA VƯƠNG QUỐC CHĂM - PA A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO NGHIÊN CỨU Đông Nam Á được coi là một khu vực có vai trò quan trọng trong toàn bộ lịch sử thế giới ngay từ thời cổ đại. Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội rất thuận lợi và khá tương đồng giữa các nước trong khu vực mà các quốc gia cổ đại được hình thành rất sớm ở vùng đất này. Trên lãnh thổ Việt Nam lúc bấy giờ trong quy luật phát triển chung của khu vực cũng đã xuất hiện nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ở Bắc Bộ, còn phần Trung và Nam Bộ trước khi Việt Nam là một quốc gia thống nhất, tồn tại tiểu quốc đó là nhà nước Chămpa. Vương quốc này có quá trình tồn tại và phát triển trong khoảng 17 thế kỷ (từ đầu công nguyên đến thế kỷ XVII), có quan hệ với nhiều quốc gia khác trong khu vực về chính trị - kinh tế - văn hóa. Đến nay, Chămpa đã trở thành một phần lãnh thổ không thể tách rời của quốc gia và dân tộc Việt Nam. Vì thế việc nghiên cứu về vương quốc Chăm – pa luôn là một vấn đề cơ bản, quan trọng và được quan tâm trong lịch sử của dân tộc Việt Nam nói chung và là một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ đối ngoại nói riêng. Đặc biệt, những năm gần đây, phần lịch sử vương quốc Chăm – pa được đưa vào giảng dạy trong chương trình lịch sử lớp 10 THPT. Với tính chất nhạy cảm và phức tạp của nó đòi hỏi người giáo viên lịch sử phải nắm vững thực chất của tiến trình lịch sử để giải quyết các vấn đề dựa trên cơ sở khoa học đúng đắn. Tuy nhiên, nguồn tư liệu nghiên cứu về vương quốc cổ này phần lớn là tư liệu gián tiếp, phản ánh chưa đầy đủ, chưa toàn diện, chưa chính xác các niên đại, các sự kiện lịch sử. Bởi vậy, cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều khoảng trống trong lịch sử Chăm – pa, nhiều mâu thuẫn gây tranh cãi mà vẫn chưa có đáp án. II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Quá trình nghiên cứu về vương quốc cổ Chăm – pa là một quá trình từng bước nhận thức về sự tồn tại của vương quốc này từ tên gọi, phạm vi lãnh thổ, cương vực, cư dân, nhà nước, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các giai đoạn phát triển… + Vương quốc Chăm – pa được phản ánh trong thư tịch cổ Trung Quốc như Thủy kinh chú, Hậu Hán thư, Tấn thư, Tống thư, Nam Tề thư, Lương thư… là những tài liệu phản ánh sớm nhất, tương đối đều đặn qua từng thời kỳ, nhưng tập trung chủ yếu trong giai đoạn từ đầu công nguyên đến khoảng thế kỉ XII – XIII, về sau thưa dần. Trên cơ sở phản ánh việc bang giao triều cống của Chăm - pa đối với Trung Quốc, các sử gia Trung Quốc cũng đã ghi chép được những thông tin cơ bản về địa lý, lịch sử, các sản vật, tập tục, đời sống của cư dân Chăm – pa. + Sau đó là những tác phẩm Sử học dưới thời kì phong kiến của Việt Nam cũng đã nhắc về vương quốc này ở những khía cạnh khác nhau. Song họ vẫn cho rằng, Chăm – pa là quốc gia nào đó ngoài lãnh thổ của dân tộc Việt Nam chứ không phải là một bộ phận của cư dân Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ như trong Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc tới vương quốc cổ Chăm – pa dưới tên gọi là Chiêm Thành với sự thành lập nhà nước Lâm Ấp, nhắc đến mối quan hệ giữa Chiêm Thành với đời Lý, Trần, đặc biệt là thời Trần. Hay trong Lịch triều hiến chương loại chí, trong phần Bang giao chí có đề cập tới mối quan hệ bang giao giữa Chiêm Thành với các triều đại phong kiến Việt Nam đặc biệt là triều vua Lê Thánh Tông… + Từ sau cách mạng tháng Tám trở đi, với những thành tựu của nền khảo cổ học, những vấn đề liên quan đến nhà nước Chăm – pa được sáng tỏ và quan tâm hơn, nước Chăm – pa được trả lại đúng vị trí của mình, là một bộ phận, là một quốc gia được thành lập sớm trên lãnh thổ của nước ta ở phía Nam. Ví dụ như tác phẩm “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam” – Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn (chương 6: sự thành lập và phát triển của nước Lâm Ấp), “Lịch sử Việt Nam” – Huỳnh Công Bá – NXb Thuận Hóa, 2004 cũng đề cập một cách toàn diện về Chămpa…. Đặc biệt đã xuất hiện tác phẩm chuyên khảo “Vương quốc Chămpa” – Lương Ninh. Đây là công trình nghiên cứu từ nhiều năm từ những bài viết của tác giả trình bày các giai đoạn phát triển của Chămpa và các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC CHĂM – PA 1. Cơ sở hình thành a. Điều kiện tự nhiên Dải đất miền Trung Việt Nam, địa bàn sinh trưởng và phát triển của Vương quốc Chăm – pa, trải dài dọc theo bờ biển Đông từ Bắc xuống Nam với cấu tạo đặc trưng là hẹp ngang. Nơi đây bị ngăn cách với vùng lục địa phía trong bởi dãy Trường Sơn. Ở nhiều nơi, núi ăn sâu ra biển khiến cho độ dốc địa hình rất lớn. Hệ thống sông tuy dày đặc nhưng do đặc điểm địa hình nên thường ngắn và dốc, lưu lượng phù sa thấp. Các đồng bằng trong vùng vì thế thường nhỏ hẹp, phân bố dọc ven biển và kém màu mỡ hơn các đồng bằng khác ở miền Bắc và miền Nam. Những dòng sông và những con đèo vắt ngang từ dãy Trường Sơn ra biển Đông trở thành những ranh giới tự nhiên chia cắt các đồng bằng duyên hải miền Trung. Dải đồng bằng ven biển với hệ thống sông dày đặc và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nghề nông trồng lúa nước. Tuy vậy, do đồng bằng nhỏ, sông dốc gây khó khăn cho công tác thuỷ lợi nên nông nghiệp trồng lúa nước trong vùng phát triển manh mún, nhỏ hẹp, không tạo được một nền tảng vững chắc về kinh tế cho Vương quốc. Vị trí ven biển khiến cho cư dân ở đây từ sớm đã thạo đi biển. Nghề đánh cá phát triển, trở thành một hình thái kinh tế quan trọng bên cạnh nghề nông trồng lúa nước. Vị trí đó vừa giúp Chăm – pa mở rộng giao lưu kinh tế và văn hoá với nước ngoài, nhưng lại vừa tiềm ẩn những nguy cơ bị xâm lấn từ bên ngoài. Sự tồn tại của các ranh giới tự nhiên (sông, đèo, núi…) chia cắt các vùng miền không chỉ khiến sự đi lại, giao lưu khó khăn mà còn làm cho tình trạng phân tán trong lịch sử Vương quốc khá phổ biến. b. Sự phát triển liên tục của các nền văn hóa khảo cổ học Chăm – pa là vương quốc ra đời trên cơ sở những nền văn hóa bản địa, không phải là nền văn hóa ngoại lai, bắt nguồn từ văn hóa Tiền Sa Huỳnh phát triển lên văn hóa Sa Huỳnh. Đồng thời với nền văn hoá Hạ Long, Quỳnh Văn ở miền Bắc; Hàng Gòn, Cần Giờ (Văn hoá Tiền Óc Eo) ở miền Nam, ở miền Trung xuất hiện các nền văn hoá Bình Châu, Long Thạnh - sơ kỳ đồng thau (hay còn gọi là văn hoá Tiền Sa Huỳnh) cùng hàng loạt các di tích Bàu Trám, Bàu Né, Gò Miếu, Phú Hoà (Quảng Nam, Đà Nẵng), Gò Lồi (Quảng Ngãi), Xóm Cồn, Bình Hưng, Mũi Né (Khánh Hoà)… có niên đại nửa đầu thiên niên kỷ I TCN. Đến khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN (thế kỉ VII – VI TCN), cư dân miền Trung tiến vào thời đại hậu kỳ đồ đồng - sơ kỳ đồ sắt với nền văn hoá Sa Huỳnh phân bố khắp các địa điểm từ Quảng Bình đến Đồng Nai và một phần Tây Nguyên. Văn hoá Sa Huỳnh có sự giao lưu giữa cư dân kim khí Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa. Như vậy, chủ nhân của văn hoá Sa Huỳnh là tộc người nói tiếng Nam Đảo với nhiều yếu tố Nam Á, là tiền thân của người Chăm. Trên cơ sở đối chiếu niên đại và các đặc trưng văn hóa ở giai đoạn hậu kỳ của văn hóa Sa Huỳnh với niên đại, nội dung văn hóa Chăm – pa ở giai đoạn sớm, kết hợp với các thư tịch cổ Trung Quốc viết về Lâm Ấp – Chămpa cho phép chúng ta suy luận một cách logic rằng: văn hóa Chămpa được nảy sinh từ văn hóa Sa Huỳnh. Từ những đặc trưng về di tích, di vật, không gian phân bố và sự phát triển văn hóa một cách tiếp nối, liên tục đã cho chúng ta biết rằng cư dân Sa Huỳnh đã có một nền nông nghiệp trồng lúa nước rất phát triển. Bên cạnh đó là nghề đánh cá, và nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải bông, từng bước mở rộng quan hệ trao đổi buôn bán với những cư dân trong khu vực và Ấn Độ, Trung Hoa… cho nên đã tạo ra một nền kinh tế đa dạng cùng với một nền văn hoá đặc sắc với những đặc trưng không lẫn vào đâu được. Với những thành tựu đã đạt được trên các phương diện của đời sống vật chất, phương thức hoạt động kinh tế và đặc biệt là sự phát triển của kỹ nghệ luyện kim sắt, cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã nhanh chóng đạt tới đỉnh cao huy hoàng vào đầu thời đại đồ sắt. Và họ có thể bước vào một xã hội có giai cấp và nhà nước sơ khai – là tiền đề cho sự ra đời của vương quốc Chăm – pa. 2. Tên gọi - Lâm Ấp: là một quốc gia được xem là vương quốc đầu tiên của Chămpa, vốn thuộc huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam thuộc Hán. Và theo Lê Văn Siêu trong tác phẩm “Việt Nam văn minh sử”, vương quốc này tồn tại cho đến khoảng thế kỷ VII (năm 605), lãnh thổ từ Quảng Bình – Quảng Nam. - Chămpa: được biết đến qua tài liệu bia kí dưới vương triều Gangaraja, có tư liệu cho rằng là thế kỷ VI, tư liệu khác cho là năm 875, Lâm Ấp được đổi tên là Chămpa. Tên Chămpa có thể đặt theo tên 1 địa danh thuộc phía Bắc Ấn Độ và hạ lưu sông Hằng. - Chiêm Thành: theo Trần Trọng Kim, là tên gọi được bắt đầu vào khoảng thế kỉ IX. 3. Cư dân Đây cũng là một quá trình nhận thức từ những yếu tố chung chung tới những yếu tố cụ thể. + Thời Hán minh đế, Trương Trọng làm thái thú ở Nhật Nam nói rằng: cư dân ở đây tính hung hãn, chiến đấu gan dạ, quen ở núi ở nước, không quen đất bằng. + Nhà Hán gọi các dân tộc ở miền Bắc Việt Nam là dân Bách Việt, tên tộc Bách Việt (xuất hiện lần đầu tiên trong Sử ký – Tư Mã Thiên) để ám chỉ những tộc người khác nhau, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam (chủ yếu là miền Nam Trung Quốc và bắc Việt Nam), người Lâm Ấp theo người Hán là một tộc người ở Bắc Việt. + Theo Trần Trọng Kim: cư dân ở đây thuộc giống Mã Lai + Theo Lê Văn Siêu: người Lâm Ấp từ miền Nam Ấn Độ hoặc từ hải đảo đến. Bởi vì căn cứ trên 1 tấm bia khắc ở thế kỉ IX có ghi tên một vị vua khai sáng nước Lâm Ấp thuộc chi của vương triều Bharagavar của Ấn Độ. Và người đến Lâm Ấp là những người thuộc dòng dõi quý tộc của Ấn Độ thất thế phải phiêu dạt sang đây. + Trong thời gian gần đây, khảo cổ học đã chứng minh sự có mặt của người Nam Đảo ở bờ biển Việt Nam từ cuối thiên niên kỉ II TCN. Tuy nhiên, những đợt thiên di đáng kể của họ đến vùng đất này nằm trong khoảng thời gian từ 500 năm TCN cho đến đầu CN và tập trung rõ nhất ở Sa Huỳnh. Cũng trong thời gian này dấu vết những vùng quần cư của họ còn rải rác đến Quảng Bình và lan đến vùng ven biển thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Rõ ràng, người Nam Đảo đã đến bờ biển Việt Nam từ rất sớm, ít ra là từ trên dưới 1000 năm TCN, ăn đời ở kiếp ở đây và chắc là đã diễn ra một quá trình cộng cư đơn giản, hòa bình với những nhóm cư dân bản địa sống thưa thớt nhưng có mặt từ trước khi người Nam Đảo thiên di tới. Như vậy, có thể thấy rằng, dân cư của vương quốc Chămpa ở thời điểm đầu tiên: là kết quả của sự cộng cư lâu dài của hai nhóm người: nhóm bản địa Môn cổ hay Nam Á (tức người núi) thuộc ngữ hệ Môn – Khmer và nhóm Nam Đảo (tức người biển) thuộc ngữ hệ Malayo - Polynesia mới di cư vào trong giai đoạn đầu thiên niên kỉ I TCN. Cũng trên địa bàn văn hóa Sa Huỳnh, truyền thuyết Chăm có nói đến 2 bộ lạc Cau và Dừa. Bia kí Chăm thế kỉ IX đề cập lại vấn đề này. Từ hai bộ tộc này hình thành nên hai tiểu quốc Bắc Chăm và Nam Chăm. Tên tộc Cau – Dừa mất đi khi tộc chung thống nhất ra đời và gọi theo tên nước – tộc người Chăm. 4. Cương vực - Theo Tấn thư: thì Lâm Ấp giáp biên giới với Phù Nam - Việt Nam sử lược: khoảng từ Quảng Bình – Quảng Trị. - Lê Văn Siêu: cương giới của Lâm Ấp chủ yếu ở Quảng Nam và Bình Định. Tóm lại, dựa trên những tư liệu thành văn và khảo cổ học, cương vực nước Lâm Ấp mà sau này là Chămpa gồm các dải đồng bằng ven biển Duyên hải miền Trung và một phần cao nguyên, từ Sông Gianh (Quảng Bình) đến sông Dinh – Bình Thuận. Vương quốc Chămpa được chia thành 5 khu vực, đây có thể là tên những địa phương: + Amarapati ngày nay thuộc Quảng Nam + Indrapura tên kinh dô ở khu vực Quảng Nam + Vijaya nay thuộc Bình Định + Kauthara nay thuộc Nha Trang + Panduganra nay thuộc Phan Thiết. Như vậy, sự ra đời của vương quốc Chămpa được bắt nguồn từ văn hóa Sa Huỳnh và sự kết hợp giữa cư dân bản địa cùng với các tộc người Nam Đảo di cư tới theo đường biển. Đồng thời, trong quá trình ra đời nhà nước Chămpa, bằng con đường hoà bình, văn minh Ấn Độ đã xâm nhập và có một địa vị quan trọng trong đời sống của cư dân, từ tôn giáo tín ngưỡng đến thiết chế chính trị và phương thức tổ chức xã hội… II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ SUY VONG CỦA LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC CHĂMPA. 1. Thời kỳ sơ kỳ vương quốc Chămpa (II - X) Cuối thế kỉ II TCN, nhà Hán đã chinh phục các vùng đất phía nam thành quận huyện trực thuộc Đế chế Hán. Nhà Hán đặt toàn bộ dải đất miền Trung phía Nam sông Gianh thành quận Nhật Nam, gồm 5 huyện, trong đó, huyện xa nhất nằm ở phía nam đèo Hải Vân (Quảng Nam, Quảng Ngãi) là huyện Tượng Lâm (nghĩa là Rừng Voi). Trên cơ sở phát triển cao của nền kinh tế thời văn hoá Sa Huỳnh, xã hội Cham-pa phân hoá ngày càng rõ nét. Nhưng sự phân hoá này về cơ bản vẫn là sự phân hoá giàu nghèo. Mâu thuẫn xã hội chủ yếu trong xã hội Cham-pa là mâu thuẫn giữa những người bị cai trị với chính quyền nhà Hán thống trị tàn bạo. Vì thế, hàng loạt cuộc đấu tranh của nhân dân các quận huyện đã liên tục bùng nổ. Riêng ở huyện Tượng Lâm, theo sử Trung Quốc, chỉ trong vòng 100 năm, nhân dân đã 7 lần khởi nghĩa. Đến đời Hán Sơ Bình (190-193), dân Tượng Lâm phối hợp với dân 2 quận Cửu Chân và Nhật Nam, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên thuộc dòng dõi của bộ tộc Dừa, đánh đuổi quân Hán và giành thắng lợi. "Khu" không phải là tên riêng mà là tước vị, phiên âm từ chữ "Kurung" (như các vua Hùng của người Việt cổ – hay chữ "Varman" của người Chăm từ tiếng Phạn, có nghĩa là tộc trưởng, thủ lĩnh hay vua). Năm 192, vương quốc Cham-pa đầu tiên ở phía bắc ra đời, sử Trung Quốc gọi là Lâm Ấp (huyện Tượng Lâm trong tiếng Hán gọi là Tượng Lâm Ấp, sau bỏ chữ Tượng và chỉ gọi là Lâm Ấp). Có giả thuyết cho rằng Lâm Ấp (đọc là Lin-yi) là phiên âm tiếng Hán của từ Li-u (nghĩa là "dừa") trong tiếng Chăm cổ, vì vậy, tên gọi Lâm Ấp có thể lấy theo tên của bộ tộc Dừa đã lập nước. Bộ lạc Dừa (Narikela vam'sa) cư trú ở vùng Quảng Nam, Bình Định và bộ lạc Cau (Kramuka vam'sa) ở vùng Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. Sau khi giành được độc lập, hai bộ lạc đã thống nhất thành Vương quốc Cham-pa. Các vua Lâm Ấp dựa vào lực lượng quân sự hùng hậu, tiến hành các cuộc tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ. Đến thế kỉ VI, lãnh thổ vương quốc cổ Cham-pa đã kéo dài suốt dọc đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam, từ Đèo Ngang (Bắc Quảng Bình) đến sông Dinh (Hàm Tân, Bình Thuận). Như vậy, vương quốc Cham-pa ra đời là không chỉ là kết quả trực tiếp của một cuộc đấu tranh giành độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của nhà Hán mà còn là kết quả của công cuộc thống nhất các bộ tộc và các cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ, dựa trên cơ sở phát triển cao của nền văn hoá Sa Huỳnh và dưới ảnh hưởng của những yếu tố văn hoá ngoại sinh Trung Hoa, Ấn Độ. Vương quốc cổ Cham-pa phát triển qua 3 giai đoạn: 1.1.Giai đoạn Vương triều Sin-ha-pu-ra (II – giữa VIII) Kinh đô đầu tiên ở Sin-ha-pu-ra (“Thành phố Sư tử”) nay là Trà Kiệu (Duy Xuyên, Quảng Nam) nên gọi là Vương triều Sin-ha-pu-ra. Lãnh thổ trải dài từ Quảng Bình đến Khánh Hoà. 1.2.Giai đoạn Vương triều Vi-ra-pu-ra (giữa VIII – 854) Vương triều Vi-ra-pu-ra (Vương triều Ra-ja-pu-ra) là vương triều của các dòng vua miền Nam, lập năm 757, tồn tại trong gần 1 thế kỉ, gồm 6 đời vua. Kinh đô ở Vi-ra-pu-ra nay thuộc Phan Rang. Tên nước là Pan-du-ran-ga (tiếng Hin-đu, tiếng Chăm cổ là Pan-ran) hay là Hoàn Vương quốc (sự trở về của vương quyền) Địa bàn bao gồm 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận ngày nay. Thành tựu nổi bật nhất mà giai đoạn này để lại cho chúng ta ngày nay đó là hệ thống Tháp Chàm mang phong cách rất riêng (Phố Hài, Hoà Lai, Po Nagar). 1.3.Giai đoạn Vương triều In-dra-pu-ra (859-982) Vương triều của các dòng vua miền bắc, gồm 12 đời vua. Đóng đô ở In-dra-pu-ra (Đồng Dương, Thăng Bình, Quảng Nam). Khoảng giữa thế kỉ IX, tên gọi Cham-pa trở thành tên gọi chính thức xuyên suốt lịch sử Cham-pa. Tuy nhiên, dựa trên nội dung một số bia ký, nhiều học giả khẳng định rằng tên gọi Cham-pa đã xuất hiện ngay từ thế kỉ VI, thậm chí không ít người khẳng định rằng tên gọi này có thể ra đời ngay từ thế kỉ IV, thời vua Bha-dra-var-man. 2. Thời kì thống nhất và thịnh vượng – thời kì Vijaya (X - XV) Kinh đô là Chà Bàn (Vi-jay-a) gọi theo tiếng Chăm cổ là Cha Ban, Chanar Pal, lấy theo tên hiệu của đức vua sáng lập (nghĩa là thắng lợi) thuộc Nhơn Hậu, An Nhơn, Bình Định. Sử Trung Quốc gọi là Phật Thệ (Phật Thành) (hay Tân Châu, Đại Châu). Thời kỳ này được chia làm 3 giai đoạn. + Giai đoạn thống nhất và phát triển (XI – XIII) + Giai đoạn phát triển thịnh đạt (XIII – giữa thế kỉ XIV) + Giai đoạn khủng hoảng (cuối thế kỉ XIV - 1471) Sự phát triển đỉnh cao dưới hai vương triều: Sin-ha-var-man III (1265-1277) (In-dra-var-man, 1277-1285) Sin-ha-var-man V (sử gọi là Chế Mân, 1285-1307). Hai vị vua này đã lãnh đạo nhân dân Cham-pa tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên thắng lợi. Đồng thời, Cham-pa tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Tây, bao gồm cả một phần cao nguyên Trường Sơn, làm chủ cả vùng ven biển Đông. Sự phát triển hùng mạnh được duy trì đến giai đoạn vua Po Binasor, hiệu là Chế Bồng Nga, đã 4 lần đem quân tấn công thẳng vào kinh đô Đại Việt. Trong cuộc tấn công ra Thăng Long lần thứ 4 (1390), Chế Bồng Nga bị tướng ta là Trần Khát Chân giết chết. Từ đó trở đi, Chiêm Thành ngày càng bị thu hẹp lãnh thổ xuống phía nam. Sau trận chiến năm 1471 của vua Lê Thánh Tông thì nhà nước Chiêm Thành đã suy yếu đến mức gần như không còn được nhắc đến trong sử sách. 3. Thời kì khủng hoảng và suy vong (sau 1471) Do nền tảng kinh tế thiếu vững chắc cộng với các cuộc chiến tranh hao người tốn của với Đại Việt, Cam-pu-chia, lãnh thổ Cham-pa từ sau thế kỉ XI ngày càng bị thu hẹp. Thế kỉ XI, Cham-pa cắt ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh (Quảng Bình và Bắc Quảng Trị) cho nhà Lý. Thế kỉ XIV, để xin cưới công chúa Huyền Trân, vua Chế Mân đã dâng cho nhà Trần là hai châu Ô, Lý (Nam Quảng Trị và Thừa Thiên). Thời Hồ, Cham-pa phải cắt 2 châu Chiêm Động, Cổ Luỹ (Quảng Nam, Quảng Ngãi). Biên giới Cham-pa lùi vào Bình Định. Năm 1471, Cham-pa gây hấn với Đại Việt. Vua Lê Thánh Tông đã thân chinh đánh dẹp, đẩy biên giới Cham-pa lùi về phía nam đèo Cả (Phú Yên). Năm 1653, chúa Nguyễn đã lệnh Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh đánh dẹp và lập trấn Thuận Thành. Sự tồn tại của Vương quốc Cham-pa đến đây về cơ bản chấm dứt, tuy nhiên, chúa Nguyễn và giai đoạn đầu nhà Nguyễn vẫn cho phép Cham-pa thực hiện cơ chế tự trị trên phạm vi Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay. Đến năm 1832, cuộc cải cách của vua Minh Mạng xác lập đơn vị hành chính thống nhất trong cả nước đã đổi trấn Thuận Thành thành tỉnh Bình Thuận. Từ đó, Cham-pa trở thành một bộ phận thống nhất, không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam. 4. Nguyên nhân suy vong của Chămpa + Địa bàn của quốc gia Cham-pa cổ là duyên hải hẹp dọc miền Trung. Trong buổi đầu, nó là cơ sở kinh tế - xã hội quan trọng để thành lập vương quốc cổ. Nhưng về sau, địa bàn này gây khó khăn trở ngại cho sự phát triển trình độ sản xuất và đời sống kinh tế của Vương quốc Cham-pa, làm cho cư dân Cham-pa ngày càng lạc hậu đi trong phát triển sản xuất. Vương quốc này cũng không vượt qua cái khung dân số cần thiết để tự nó đáp ứng với bối cảnh của mình. Như vậy, Cham-pa thiếu một cơ sở kinh tế vững chắc cho sự tồn tại của quốc gia thống nhất. + Trong lịch sử Cham-pa, tình trạng chia rẽ, tản quyền phổ biến trong nội bộ vương quốc đã làm cho đất nước tự suy yếu đi rất nhiều. Đó có thể coi là “tấn bi kịch chính trị” của nhà nước Cham-pa. + Đường lối sai lầm, nhất là trong chính sách đối nội - đối ngoại của các vương triều Cham-pa. Đây là điểm chủ yếu quyết định vận mệnh của Cham-pa. Trong 10 thế kỉ đầu, khi còn sung sức, còn khả năng thuận lợi để phát triển thì lại dồn mọi cố gắng đất tranh vùng đất phía Bắc trong điều kiện cực kỳ khó khăn. Trong các thế kỉ XI – XII lại ra sức đối địch với 2 vương quốc mạnh – Đại Việt và Cam-pu-chia phát triển cực thịnh. Hành động này đã phung phí sức mạnh quốc gia, gây tổn hại không sao bù đắp được, làm cho đất nước kiệt quệ và suy sụp nh
Luận văn liên quan