Đề tài Website bồi dưỡng năng khiếu tin học

Ngày nay, Tin học đã trở thành một môn học quan trọng, có hoạt động trí tuệ sáng tạo và hấp dẫn đối với nhiều học sinh, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh. Tuy nhiên việc phát hiện, bỗi dưỡng các học sinh có năng khiếu về môn học này chưa thực sự phát triển. Ở tỉnh Đồng Nai chỉ có trường THPT chuyên Lương Thế Vinh và Nhà Thiếu Nhi Đồng Nai hiện đang thực hiện việc bồi dưỡng cho hai khối chuyên Tin. Trở ngại lớn nhất là do thiếu hụt các nguồn tài liệu phục vụ cho việc bồi dưỡng như: sách, nguồn bài tập, phân phối chương trình, thông tin các kì thi, kinh nghiệm Điều này làm cho các giáo viên Tin học ở các trường trong tỉnh rất khó triển khai việc bồi dưỡng cho các em học sinh.

pdf17 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Website bồi dưỡng năng khiếu tin học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM WEBSITE BỒI DƯỠNG NĂNG KHIẾU TIN HỌC Người thực hiện: LÊ QUANG VINH Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: TIN HỌC  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: Thiết kế web, E-learning  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2011 - 2012 BM 01-Bia SKKN 2 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: LÊ QUANG VINH 2. Ngày tháng năm sinh: 19/12/1985 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Phòng V3, KTX trường THPT chuyên Lương Thế Vinh 5. Điện thoại:01678038755 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 6. Fax: E-mail:lequangvinh1912@gmail.com 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: trường THPT chuyên Lương Thế Vinh II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2007 - Chuyên ngành đào tạo: Tin học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Tin học Số năm có kinh nghiệm: 4 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: o Lý thuyết và bài tập đồ thị - Phần cây khung BM02-LLKHSKKN 3 Tên SKKN: WEBSITE BỒI DƯỠNG NĂNG KHIẾU TIN HỌC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, Tin học đã trở thành một môn học quan trọng, có hoạt động trí tuệ sáng tạo và hấp dẫn đối với nhiều học sinh, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh. Tuy nhiên việc phát hiện, bỗi dưỡng các học sinh có năng khiếu về môn học này chưa thực sự phát triển. Ở tỉnh Đồng Nai chỉ có trường THPT chuyên Lương Thế Vinh và Nhà Thiếu Nhi Đồng Nai hiện đang thực hiện việc bồi dưỡng cho hai khối chuyên Tin. Trở ngại lớn nhất là do thiếu hụt các nguồn tài liệu phục vụ cho việc bồi dưỡng như: sách, nguồn bài tập, phân phối chương trình, thông tin các kì thi, kinh nghiệm Điều này làm cho các giáo viên Tin học ở các trường trong tỉnh rất khó triển khai việc bồi dưỡng cho các em học sinh. Vì vậy, với mong muốn nhân rộng hoạt động bồi dưỡng năng khiếu tin học, đề tài “Website bồi dưỡng năng khiếu tin học” được thực hiện nhằm tận dụng sức mạnh của công nghệ thông tin nói chung và internet nói riêng giúp các đồng nghiệp giảng dạy bộ môn tin học có một phương tiện để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, đồng thời mong muốn tạo ra một sân chơi bổ ích giúp các em yêu thích môn Tin học có cơ hội phát triển niềm đam mê của mình. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận - Hiện nay, trên internet có một số website, diễn đàn phục vụ cho việc bồi dưỡng năng khiếu tin học như: vnoi, spoj, Tuy nhiên các website này có một số hạn chế như:  Chưa sắp xếp, phân loại hệ thống bài tập (Vnoi, spoj) nên việc tham khảo chỉ dành cho các học sinh đã có kiến thức chuyên sâu về lập trình. Các học sinh hoặc giáo viên mới làm quen rất khó để tiếp cận.  Chưa phân loại theo đối tượng (người mới học, đang tìm hiểu, có kiến thức chuyên sâu, ), theo khối (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, ..)  Không cung cấp các tài liệu, phân phối chương trình chuyên tin.  Một số trang bằng tiếng Anh. Đề tài này hướng đến giải quyết các vấn đề trên. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Nội dung - Nội dung đề tài:  Thu thập thông tin các kỳ thi, đề thi liên quan đến môn Tin học.  Thu thập các tài liệu bồi dưỡng tin học  Thu thập, phân loại các bài tập theo từng chuyên đề.  Phân loại nội dung kiến thức theo lứa tuổi: khối tiểu học  trung học cơ sở  trung học phổ thông.  Phân loại nội dung kiến thức theo trình độ: căn bản  nâng cao. BM03-TMSKKN 4  Các chức năng mở rộng cho việc liên hệ, trao đổi, giải bài trực tuyến. Biện pháp thực hiện - Nghiên cứu các công nghệ xây dựng website mã nguồn mở, xây dựng website, các chức năng, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho đề tài. - Tham khảo các tài liệu, đề thi, thông tin liên quan đến việc bồi dưỡng tin học. - Tổng hợp, phân tích, biên soạn, trình bày các tài liệu trên website. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Áp dụng hỗ trợ việc bồi dưỡng ở các lớp chuyên Tin trường THPT chuyên Lương Thế Vinh và Nhà Thiếu Nhi Đồng Nai. - Đề tài được thực hiện bởi cá nhân nên khối lượng thông tin cập nhật chưa được nhiều. - Đánh giá mức độ áp dụng của học sinh: Tốt. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Từ hiệu quả thực tế thu được khi áp dụng đề tài vào giảng dạy, cho thấy việc xây dựng website bồi dưỡng năng khiếu tin học đem lại rất nhiều lợi ích, giúp tiết kiệm nhiều chi phí, đồng thời phát hiện, đào tạo từ xa được nhiều học sinh có năng khiếu ở các xã, huyện trong tỉnh, khuyến khích khả năng tự học và áp dụng công nghệ thông tin vào học tập cho các em học sinh. - Trong thời gian tới đề tài sẽ tiếp tục được chỉnh sửa, bổ sung cho hoàn chỉnh. Đồng thời sẽ giới thiệu rộng rãi website đến các em học sinh,các trường học trong tỉnh để website thực sự trở thành cầu nối liên kết và nền tảng thúc đẩy phong trào học tập, nghiên cứu bộ môn tin học. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu giáo khoa chuyên Tin – Hồ Sĩ Đàm, Đỗ Đức Đông, Lê Minh Hoàng, Nguyễn Thanh Hùng – NXB Giáo Dục Việt Nam- 2009 2. Giải thuật và lập trình – Lê Minh Hoàng – Đại học Sư phạm Hà Nội – 2002 3. Sáng tạo trong thuật toán và lập trình – Nguyễn Xuân Huy – Tủ Sách Sáng Tạo Duy Tân – 2008 4. Một số website từ Internet: vnoi.info, spoj.vn, codefore.org, NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) 5 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Biên Hòa, ngày 16 tháng 4 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011 - 2012 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: WEBSITE BỒI DƯỠNG NĂNG KHIẾU TIN HỌC Họ và tên tác giả: LÊ QUANG VINH Chức vụ: .Giáo viên Đơn vị: . Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) BM04-NXĐGSKKN 6 Mục lục I. Giới thiệu Website ............................................................................................... 8 II. Nội dung Website ................................................................................................ 8 1. Chức năng chính ............................................................................................. 9 a) Thông tin ..................................................................................................... 9 b) Thư viện ...................................................................................................... 9 c) Kỳ thì ........................................................................................................ 10 d) Kho bài tập ................................................................................................ 10 e) Sáng tạo phần mềm ................................................................................... 11 2. Một số chức năng khác ................................................................................. 12 a) Chức năng Trao đổi ................................................................................... 12 b) Chức năng diễn đàn ................................................................................... 12 c) Chức năng hiển thị bài mới nhất ................................................................ 13 d) Chức năng liên kết ..................................................................................... 13 e) Một số chức năng thống kê, liên hệ ........................................................... 13 III. Công cụ sử dụng để thiết kế ............................................................................. 14 1. Hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở Joomla ......................................... 14 2. Xampplite ..................................................................................................... 14 IV. Hướng dẫn sử dụng Website ............................................................................ 14 1. Xem nội dung ............................................................................................... 14 2. Đăng ký thành viên ....................................................................................... 15 3. Sử dụng Chat Box......................................................................................... 15 4. Thảo luận chủ đề .......................................................................................... 16 5. Tạo chủ đề mới ............................................................................................. 16 6. Gửi bài viết cho Website............................................................................... 16 V. Hướng phát triển của website ............................................................................. 17 1. Sử dụng tên miền riêng cho website .............................................................. 17 2. Bổ sung thêm thông tin, tài nguyên. .............................................................. 17 7 3. Việt hóa 100% website. ................................................................................ 17 4. Xây dựng hệ thống chấm điểm và quản lý người dùng.................................. 17 5. Tạo ra các cuộc thi trực tuyến ....................................................................... 17 VI. Kết luận ........................................................................................................... 17 8 I. Giới thiệu Ngày nay, Tin học đã trở thành một môn học quan trọng, có hoạt động trí tuệ sáng tạo và hấp dẫn đối với nhiều học sinh, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh. Nhiều tỉnh thành đã và đang xây dựng một phong trào khuyến học để phát triển và bồi dưỡng cho các học sinh có năng khiếu về Tin học. Một số tỉnh thành đã có các kỳ thi học sinh giỏi tin học cho các khối trung học cơ sở, các kỳ thi tin học trẻ cấp quận, huyện được đông đảo các em học sinh tham gia qua đó phát hiện và bồi dưỡng được nhiều cá nhân có năng khiếu. Ở tỉnh Đồng Nai, bộ môn Tin học cũng đã phát hiện và bồi dưỡng được một số năng khiếu hiện đang rất thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin như: Phạm Hữu Ngôn, Nguyễn Hoàng Minh Dũng, xuất thân từ các lớp đào tạo năng khiếu Tin học Nhà Thiếu Nhi Đồng Nai và lớp chuyên Tin trường THPT chuyên Lương Thế Vinh. Tuy nhiên, phong trào bồi dưỡng năng khiếu Tin học trong tỉnh vẫn chưa thực sự phát triển. Hiện chỉ có hai cuộc thi là sân chơi cho các em:  Tin học trẻ cấp Tỉnh: dành cho các khối Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Học sinh đạt giải chủ yếu thuộc lớp năng khiếu Nhà Thiếu Nhi Đồng Nai.  Học sinh giỏi cấp tỉnh: dành cho học sinh trung học phổ thông khối 11, 12. Học sinh dự thi chủ yếu thuộc khối chuyên Tin trường THPT chuyên Lương Thế Vinh. Khó khăn chủ yếu trong việc nhân rộng các mô hình bồi dưỡng năng khiếu Tin học là việc thiếu các nguồn thông tin, tài liệu, kinh nghiệm cho việc bồi dưỡng, giảng dạy Website “Bồi dưỡng năng khiếu tin học” nhằm cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và các em học sinh các thông tin, tài liệu cần thiết để triển khai việc bồi dưỡng hoặc tự học Tin học thông qua các phương tiện trao đổi trực tuyến, Website tập hợp thông tin về các kỳ thi, đề thi các năm, kiến thức phân theo từng khối lớp, bài tập phân loại theo từng chuyên đề, các video, hình ảnh minh họa, diễn đàn để trao đổi thông tin II. Nội dung Website “Website bồi dưỡng năng khiếu tin học” hiện đang hoạt động online tại địa chỉ 9 1. Chức năng chính a) Thông tin Giới thiệu các thông tin chính về webiste, các thông báo của ban quản trị, hướng dẫn sử dụng wesbite, các lớp học, b) Thư viện Lưu trữ các tài nguyên cho việc bồi dưỡng năng khiếu tin học gồm:  Phần mềm: các phần mềm cho việc học tin học như: phần mềm học đánh máy 10 ngón Type Shark Deluxe, phần mềm soạn thảo chương trình Free Pascal, phần mềm thiết kế web,  Videos – Clip: các đoạn video giúp minh họa trực quan các thao tác, xử lí trong tin học, có thể sử dụng hỗ trợ cho việc giảng dạy  Tài liệu: các tài liệu, sách điện tử (ebook) phục vụ cho việc bồi dưỡng năng khiếu tin học, gồm tài liệu tự biên soạn và các tài liệu sưu tầm. 10 c) Kỳ thì Giới thiệu thông tin về các kỳ thi liên quan đến tin học như: Kỳ thi Tin học trẻ, thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia, kỳ thi Olympic 30.4, Microsoft Office World Champion, . Với mỗi kỳ thi, website cung cấp kho đề thi gồm đề thi các năm của kỳ thi đó. Học sinh có thể làm quen và tự ôn luyện với các kỳ thi này. d) Kho bài tập Đây là nội dung thường xuyên được cập nhật, các bài tập được phân loại theo trình độ kiến thức, phân chia theo từng cấp học, từng thể loại chuyên đề. Theo kinh nghiệm cá nhân, website chia hệ thống bài tập theo 3 cấp học chính: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông 11 Tiểu học: ban quản trị chia các bài tập thành 4 chuyên đề chính dựa theo nội dung thi của kỳ thi Tin học trẻ.  Soạn thảo văn bản: gồm các bài tập sử dụng chương trình Microsoft Word để soạn thảo và trình bày.  Vẽ hình: các bài tập sử dụng chương trình Microsoft Paint để vẽ hình theo các chủ đề.  Toán Logic: các bài tập toán về tư duy logic, mục này được chia thành các chuyên đề nhỏ hơn như: Tìm quy luật, tìm đường, sắp xếp, Cân đo,  Trắc nghiệm: các bài tập trắc nghiệm về kiến thức tin học cơ bản như: kiến trúc máy tính, hệ điều hành, các chương trình ứng dụng, mạng máy tính, internet, Trung học cơ sở: gồm các chuyên đề về lập trình cơ bản như: Câu lệnh cơ bản, Rẽ nhánh, Vòng lặp, Mảng, Sự phân chia này được tham khảo theo các phân phối chương trình sách giáo khoa Tin học. Trung học phổ thông: gồm các chuyên đề về lập trình nâng cao gồm  Thiết kế thuật toán: các bài tập về Vét cạn quay lui, Nhán cận, Chia để trị,  Quy hoạch động: các bài tập về quy hoạch động.  Đồ thị: các bài tập về lý thuyết đồ thị được phân thành các chuyên đề nhỏ hơn: DFS, Cầu – Khớp, Euler – Hamilton, Tìm đường đi ngắn nhất, e) Sáng tạo phần mềm Cung cấp các tài liệu về các ngôn ngữ lập trình nâng cao, các hướng thiết kế phần mềm, 12 2. Một số chức năng khác a) Chức năng Trao đổi Là một Chat Box nhỏ nằm ở bên trái wesbite giúp các thành viên dễ dàng để lại các tin nhắn hoặc trao đổi trực tiếp với nhau. b) Chức năng diễn đàn Đây là chức năng giúp website tương tác với người sử dụng. Các thành viên có thể trao đổi, thảo luận trên website thông qua các chủ đề do chính mình tạo. Nội dung trên diễn đàn rất phong phú và hoàn toàn do người dùng tạo dựng. 13 c) Chức năng hiển thị bài mới nhất Các phân mục trong website đều hiển thị các bài mới nhất ở trang chủ như: thông báo mới nhất, tài liệu mới nhất, bài tập mới nhất, bài trong diễn đàn mới nhất, giúp người dùng thuận tiện khi cập nhật thông tin từ website thường xuyên. d) Chức năng liên kết Cung cấp địa chỉ các website hữu ích cho việc học và bồi dưỡng năng khiếu tin học. e) Một số chức năng thống kê, liên hệ Thống kê số lượng người truy cập, số bài viết, số thành viên, thành viên mới nhất, liên hệ ban quản trị, 14 III. Công cụ sử dụng để thiết kế 1. Hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở Joomla Joomla! là hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở số 1 thế giới hiện nay. Linh hoạt, đơn giản, thanh nhã, tính tuỳ biến rất cao và cực kỳ mạnh mẽ, đó là những gì có thể nói về Joomla! Được sử dụng ở trên toàn thế giới từ những trang web đơn giản cho đến những ứng dụng phức tạp. Việc cài đặt Joomla! rất dễ dàng, đơn giản trong việc quản lý và đáng tin cậy. 2. Xampplite Để website “Bồi dưỡng năng khiếu Tin học” (viết bằng ngôn ngữ PHP) có thể chạy được trên máy tính cục bộ thì cần phải có một web server là Apache, bộ thông dịch ngôn ngữ PHP, ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu là mySQL. Đây là ba thành phần độc lập với nhau nhưng không thể thiếu nhau. XAMPP là một gói phần mềm tích hợp 3 thành phần trên. Gói phần mềm XAMPP là miễn phí, tải về bản mới nhất tại địa chỉ: XAMPP Lite là một phiên bản nhỏ gọn của XAMPP IV. Hướng dẫn sử dụng Website 1. Xem nội dung Truy cập website theo địa chỉ: Xem các thông tin mới nhất ở trang chủ 15 Truy cập thanh menu để vào từng chuyên mục cụ thể Theo dõi các bài thảo luận ở phần diễn đàn 2. Đăng ký thành viên Khi đăng kí thành viên, người dùng có thể trao đổi với các người dùng khác trực tiếp trên Chat Box hoặc tham gia thảo luận các chủ đề do mình hoặc người khác đưa lên. Nháy nút “Tạo tài khoản”  Cung cấp các thông tin cho Form đăng ký  Nhấn nút Đăng ký 3. Sử dụng Chat Box Sau khi đăng nhập, đến ô Chat Box, nhập nội dung trong ô Tin nhắc, nháy nút Gửi 16 4. Thảo luận chủ đề Sau khi đăng nhập, chọn phân mục và chủ đề quan tâm nhấn nút “Trả lời” để đưa ý kiến của mình 5. Tạo chủ đề mới Vào phân mục quan tâm, nháy nút “Viết bài mới” 6. Gửi bài viết cho Website Vào ô menu Cá nhân ở bên trái website, chọn mục “Gửi bài viết”  Soạn thảo nội dung, chọn chủ đề và chuyên mục thích hợp  Nháy nút Save để lưu. (Các bài viết sẽ được ban quản trị kiểm duyệt trước khi hiện thị lên website) 17 V. Hướng phát triển của website 1. Sử dụng tên miền riêng cho website Hiện tại website đang sử dụng tên miền con, dài dòng và khó nhớ. Chúng tôi sẽ nâng cấp và sử dụng tên miền riêng trong thời gian tới. 2. Bổ sung thêm thông tin, tài nguyên. Hiện tại, do thực hiện cá nhân, lượng thông tin và tài nguyên trên website hiện chưa phong phú về số lượng lẫn chất lượng. Sắp tới, với sự tham gia của các giáo viên Tin học trong tổ, website sẽ cập nhật thêm nhiều thông tin và tài nguyên mới. Đồng thời, ban quan trị cũng xem xét lại việc phân mục và chuyên đề sao cho hợp lý nhất. 3. Việt hóa 100% website. Hiện tại có một số từ, câu thông báo của website vẫn còn ở dạng tiếng Anh, vì sử dụng các phần mềm và mã nguồn mở chưa hỗ trợ tiếng Việt. Ban quản trị sẽ cố gắng thay toàn bộ từ tiếng Việt. 4. Xây dựng hệ thống chấm điểm và quản lý người dùng Hiện tại các người dùng chỉ có thể xem đề bài và giải ở máy cá nhân. Sắp tới website sẽ xây dựng thêm hệ thống chấm điểm bài tập trực tuyến và quản lý điểm số giải bài của người dùng để tăng thêm tính tương tác và thu hút người sử dụng. 5. Tạo ra các cuộc thi trực tuyến Ban quản trị sẽ lập các kế hoạch tổ chức các cuộc thi giải bài trực tuyến để tạo ra các sân chơi lành mạ
Luận văn liên quan