Đề tài Xã hội dân sự

Những đường nét sơ khởi về XHDS được tập thể của các học giả tại Trung Tâm cho Xã hội Dân Sự tại Trường Kinh Tế học Luân Đôn đã khái lược: “XHDS đề cập tới một mảng các hoạt động tập thể tự nguyện xung quanh những lơi ích, mục tiêu và các giá trị chung. Về mặt lý thuyết, các hình thái thiết chế của nó khác biệt rạch ròi với các hình thái của nhà nước, gia đình và thị trường, mặc dù trong thực tế thì ranh giới giữa chúng. là khá lẫn lộn, mập mờ và không rõ ràng (blurred and negotiated).  Xã hội dân sự thường bao gồm một sự đa dạng về phạm vi hoạt động, các thành viên tham gia và các hình thái tổ chức, khác nhau về mức độ nghi lễ, tự do và quyền lực. Xã hội dân sự thường được hình thành dưới dạng các tổ chức như các hội từ thiện, các hiệp hội, các công đoàn, các nhóm tương trợ, các phong trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sư.

pptx18 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xã hội dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT TRÌNHNHẬP MÔN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ.Đề Tài: XÃ HỘI DÂN SỰ GV: TS. Võ Châu Thịnh SVTH: Lê Thị Ngọc AnhNội dung thuyết trình về XHDS 1. Khái niệm XHDS 2. Lịch sử của khái niệm XHDS. 3. Tính văn minh của XHDS. 4. XHDS và Nền Dân Chủ. 5. XHDS xuyên quốc gia hay toàn cầu.Khái niệm XHDS: Những đường nét sơ khởi về XHDS được tập thể của các học giả tại Trung Tâm cho Xã hội Dân Sự tại Trường Kinh Tế học Luân Đôn đã khái lược: “XHDS đề cập tới một mảng các hoạt động tập thể tự nguyện xung quanh những lơi ích, mục tiêu và các giá trị chung. Về mặt lý thuyết, các hình thái thiết chế của nó khác biệt rạch ròi với các hình thái của nhà nước, gia đình và thị trường, mặc dù trong thực tế thì ranh giới giữa chúng. là khá lẫn lộn, mập mờ và không rõ ràng (blurred and negotiated).  Xã hội dân sự thường bao gồm một sự đa dạng về phạm vi hoạt động, các thành viên tham gia và các hình thái tổ chức, khác nhau về mức độ nghi lễ, tự do và quyền lực. Xã hội dân sự thường được hình thành dưới dạng các tổ chức như các hội từ thiện, các hiệp hội, các công đoàn, các nhóm tương trợ, các phong trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sư. 2. Lịch sử của khái niệm XHDSThuật ngữ XHDS có sự tương đương trong tiếng Latin (societas civilis) và một tương đương khá gần trong tiếng Hy Lạp (politike koinona). Các thuật ngữ này biểu thị chính thể, với các công dân định hình các thiết chế và chính sách của nó (Cohen và Arato, 1992, 84 – 85). Khi được dịch thành societe civil hay cộng đồng công dân (common wealth) chúng trở nên hấp dẫn đối với các nhà tư tưởng chủ nghĩa khế ước (contractarian thinkers). Sự phục tùng hoàn toàn của Hobbes, cho đến chủ nghĩa cá nhân tự do của Locke, rồi đến nhấn mạnh vào các đức hạnh dân sự của Ferguson.Xã hội dân sự biểu thị khế ước xã hội giữa các công dân, cung cấp một không gian xã hội phi bạo lực có khả năng thúc đẩy sự phát triển các hoạt động thương mại, dân sự và chính trị của các công dân (nam, da trắng, có tài sản) thực thi khế ước. Alexis de Tocqueville người đề xướng lý luận đầu tiên của ‘chủ nghĩa liên hiệp’. Trong chuyến thăm viếng kéo dài của ông ở Mỹ (1831-1883), ông đã bị ấn tượng bởi thói quen thành lập các liên hiệp của đủ lọai mục đích chính trị và công cộng của người Mỹ, và đi đến kết luận rằng đây là hòn đá nền tảng cho sự vận hành thành công của của nền dân chủ ở Mỹ.Vào đầu thế kỷ 20, Antonio Gramsci, tổng thư ký của Đảng Cộng Sản Ý: Tách biệt khái niệm xã hội dân sự, với tư cách kiến trúc thượng tầng văn hóa, khỏi các tương tác kinh tế, với tư cách cơ sở hạ tầng, kiến lập nên một nền học thuật lâu dài về sự sản xuất ra sự đồng thuận cho các hoạt động thống trị. Sự đồng thuận này được tạo ra bởi các thiết chế của xã hội dân sự, tiêu biểu như Giáo hội, hay các nhà trường, các liên hiệp, công đoàn mậu dịch, truyền thông và các thiết chế xã hội khác. Gramsci chủ yếu nhấn mạnh vì sao mà chính qua kiến trúc thượng tầng văn hóa này mà giai cấp tư sản đã áp đặt được sự bá quyền của nó, chống chọi ngay cả những khủng hoảng kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, ông được kiến giải rộng rãi là đã ám chỉ rằng xã hội dân sự vì thế cũng là nơi mà một sự phản bá quyền có thể được xây dựng, như một cái nệm giữa nhà nước và nền kinh tế có cơ cấu giai cấp, sở hữu tiềng năng cách mạng có thể đánh bật giới tư sản (Cohen và Arato, 1992, 142-159). Các tư tưởng gia châu Mỹ Latinh ở Brazil, XHDS là một thuật ngữ có thể thống nhất các doanh nhân, các nhóm giáo hội và các phong trào lao động trong công cuộc chống lại chế độ của họ, bởi vì với tư cách là một lực lượng trong xã hội nó có thể được tách bạch khỏi các đáng phái chính trị mà nhiều người cảm thấy là đã mất uy tín, cũng như khỏi các loại huy động dân túy đã được lưu hành tràn lan ở các nhiều quốc gia châu Mỹ Latinh, và quan trọng nhất bởi vì nó có liên quan đến bất bạo động (Cohen và Arato, năm 1992, 48-58). Ở các bang Vệ tinh Xô-viết của Đông Âu, nơi mà sự khác biệt giữa lợi ích của dân chúng và các lợi ích của nhà nước bị phủ nhận thẳng thừng, những người bất đồng chính kiến cũng bắt đầu tin rằng việc “thụ thai” (conceiving) một xã hội dân sự như sự liên hiệp giữa dân chúng khỏi các vòi xúc tu của nhà nước là con đường khởi đầu kháng chiến chống lại nhà nước (Cohen và Arato, 1992, 31-36; Kaldor, 53-59). Các trí thức của Czechoslovakia, Hungary và Phần Lan, như Adam Michnik, Gyorgi Konrad và Vaclav Havel là hồi sinh thuật ngữ này để chỉ các không gian tự trị độc lập với nhà nước. Các tư tưởng gia Trung Âu và Châu Mỹ Latinh: nhấn mạnh các giá trị tình đoàn kết, nói thật nơi công cộng, đa nguyên tư tưởng và phi bạo lực như là các đặc điểm của xã hội dân sự (xem Gladius, 2012). => Xã hội dân sự, nó không phải là một phương tiện để lật đổ cái chế độ mà họ đang sống. Họ quan tâm nhiều hơn về việc tái khẳng định – “khai hoang (reclaiming) mở rộng” cái không gian mà nhà nước toàn trị đã lấn chiếm hơn là chiếm đoạt quyền lực – vũ khí chống lại các mối đe dọa tương lai cho nền dân chủ.1990s, Robert Putnam xuất bản tác phẩm có nhiều ảnh hưởng của ông về nước Ý, được gây cảm hứng bởi truyền thống mang tính Tocqueville về xã hội dân sự như chủ nghĩa liên hiệp, tích lũy tư bản xã hội trong các cộng đồng, củng cố sự vận hành của nền dân chủ. XHDS được xem là hữu dụng bởi các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ở Philippin, Hàn Quốc và Nam Phi. Nhưng nó cũng nhận được một cuộc sống mới, cả trong lý luận chính trị lẫn trong chính sách thực tiễn, trong các nền dân chủ ăn sâu ở Tây Âu và Bắc Mỹ cũng như ở Ấn Độ. Điều này liên quan đến sự lo ngại về sự mai một của nền dân chủ qua sự thờ ơ dửng dưng và sự vỡ mộng của cử tri, lẫn đến sự chấm hết của các hệ tư tưởng lớn. Trong các dụng hành đó, có một khuynh hướng trộn lẫn các ý nghĩa của Khai Sáng, của Gramsci và của Tocqueville về xã hội dân sự cũng như trộn lẫn một phạm trù thường nghiệm, thường được gọi NGO, hay khu vực phi lợi nhuận hay tình nguyện, với các dự án chính trị đa dạng từ tự do hóa, dân chủ hóa cho đến phản kháng.  Tính ‘văn minh’ của XHDS.   Khái niệm thời Khai Sáng về xã hội dân sự thấm nhuần một cảm niệm về tính văn minh thượng đẳng của các thể chế Âu châu. Dù không được định nghĩa chuẩn xác, tính văn minh có vẻ liên hệ với phi bạo lực, cung cách tốt ( cư xử tốt), và khả năng chịu đựng cho người khác trong xã hội của chính mình.Một số tác giả chối từ bất kỳ sử dụng đáng kể nào của từ văn minh vì cho rằng nó có sắc thái phân biệt chủng tộc (Comaroff và Comaroff, eds, 1999). Nảy nở nhiều cuộc tranh luận gần đây về “xã hội phi văn minh/phi dân sự”: + Biểu hiện của xã hội dân sự thách thức các giá trị tự do – dân chủ. + Không bị bó hẹp vào một lãnh vực cụ thể nào. Các bài viết học thuật áp dụng thuật ngữ cho các biểu trạng xã hội dân sự ở châu Phi; Đông Âu: Tây Âu; thế giới Ả Rập và Châu Mỹ La Tinh, cũng như toàn cầu. mạng lưới Al-Qaeda..“XHPDC” nên bao gồm hay loại trừ “XHDC”Một số lý thuyết gia chính trị loại trừ phạm trù phi dân sự: họ kiên định lập trường hành động trong khuôn khổ các luật lệ, sự tôn trọng người khác, hay sự săn sàng thỏa thuận như các thành tố của xã hội dân sựTuy nhiên, một đại bộ phận của các tác phẩm giữ quan điểm ngược lại, kiên định lập trường về một định nghĩa thường nghiệm cho xã hội dân sự mà bao gồm cả xã hội phi dân sự/phi văn minh như một khuynh hương bên trong nó.Kopecky viện dẫn hơn 5 lập luận tương liên quan cho việc loại trừ xã hội phi văn minh khỏi xã hội dân sự:Xã hội dân sự và nền dân chủViệc có một xã hội dân sự sống động phải không bị nhầm lẫn với việc có một xã hội dân sự văn minh.Các phong trào tôn gáo và quốc gia chủ nghĩa thường có một nền tảng dân chủ, và đôi khi muốn lật đổ một chính phủ phi dân chủ, nhưng các giá trị của họ không nhất thiết là dân chủ và chắc chắn là không tự do chủ nghĩa. Nền dân chủ trong các quốc gia Tây phương phát triển trong bối cảnh một hệ thống toàn cầu khai thác và đè nén các bộ phận khác của thế giới. Các bộ phận dân cư và các chủ thể xộ : hoài, thậm chí quan niệm thù địch với nền dân chủ tự do được cung cấp hoặc thậm chí bị cưỡng ép.Chất lượng của xã hội dân sự và chất lượng của nhà nước và thị trường là liên phụ thuộcXHDS và CNTBCác lý thuyết gia kinh điển không phân biệt giữa xã hội dân sự và thị trường. Đối với Locke, tính văn minh của xã hội dân sự bao gồm chính sự cung cấp đầy đủ an ninh vật.Hegel Buergerliche Gesellschaft – hệ thống tư bản chủ nghĩa -không hề tin rằng nó sẽ (dân sự) ( civilzation – văn minh). Không có sự kiểm tra và cân bằng do nhà nước cung cấp, nó chểnh mãng hoặc khai thác những người nghèo vô phương tự trợ - không thể tự giúp mình. Marx XHDS như một xã hội tư sản, một giai đoạn tất yếu trong lịch sử, nhưng cố hữu là bóc lột. Gramsci về việc phân tách cơ sở vật chất khỏi kiến trúc thượng tầng văn hóa, XHDS đã trở nên có nghĩa là một lĩnh vực phi nhà nước, phi thị trường của xã hội. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản hiện nay nhìn chung đã được chấp nhận là bối cảnh mặc định toàn cầu mà trong đó xã hội dân chủ vận hành. Các tác phẩm gần đây đã bắt đầu tính đến mối quan hệ đầy vấn đề giữa xã hội dân sự và chủ nghĩa tư bản cả trong phạm vi quốc gia lẫn toàn cầu, nhưng mối quan hệ này vẫn còn ít được thảo luận hơn mối quan hệ giữa xã hội dân sự và dân chủ.XHDS xuyên quốc gia hay toàn cầu. Trong 2 thập niên vừa qua, cường độ, phạm vi và tốc độ của mà người ta kết nối trải khắp các biên giới đã bùng nổ (mạng – network).Các chủ thể xã hội dân sự đã trở nên ngày càng xuyên quốc gia và thậm chí là toàn cầu. Những nhà bảo vệ nhân quyền sử dụng một khung sườn phổ quát chủ nghĩa về pháp luật để đấu tranh với sự bất công quốc gia; các nhóm hóa bình thách thức các chính sách an ninh quốc gia vơi các khái niệm của đoàn kết xuyên xung đột chia rẽ; và các nhà vẫn động môi trường khởi xướng diễn ngôn về một thế giới duy nhát và các giải pháp toàn cầu. Gần đây hơn, các khái niệm quốc tế hóa của xã hội dân sự toàn cầu đã và đang chống lại chủ nghĩa quốc gia chủng tộc và chủ nghĩa nền tảng tôn giáo, và cũng như một lực lượng chống lại toàn cầu hóa có tính săn mồi (Kaldor, 2003). Đồng thời, một vài trong số những hình thái phổ biến nhất của “xã hội phi văn minh” trong thế kỷ 21 có thể được dựa trên cái Manuel Castells gọi là “bản sắc phản kháng”, thuần túy dựa trên việc chống lại nhiều khía cạnh của toàn cấu hóa hơn mà về một dựa án tích cực cho xã hôi.