Trong tất cả các chính sách phát triển đất nước thì chính sách xã hội hóa dịch vụ công cộng được xem chính sách mang tầm quan trọng chiến lược hành đầu của Đảng và Nhà nước ta. Trong chính sách xã hội hóa dịch vụ công nói chung thì chính sách xã hội hóa y tế là chính sách được đưa vào một trong ba chính sách đi đầu của đất nước đó là giáo dục, y tế, văn hóa. Vì đây là chính sách phát triển đất nước trong thời kỳ mới – thời kỳ hội nhập nâng cao đời sống nhân dân cải thiện dịch vụ công cộng xã hội.
Thực trạng xã hội hóa dịch vụ y tế hiện nay đang còn nhiều bất cập, cần có những phương hướng giải pháp đưa ra để nâng cao chất lượng của ngành mà chính sách của Đảng và Nhà nước là phương hướng giải quyết hàng đầu cho những tồ tại này. Tuy nhiên, những chính sách của Đảng và Nhà nước đưa ra đã phù hợp và sát với thực tiễn hay chưa? Có mang lại hiệu quả hay không? Có được người dân và toàn thể xã hội ủng hộ hay không?. đó lại là một chuyện, một vấn đề khác. Chính vì lẽ đó, chúng tôi xin viết về đề tài “Xã hội hóa dịch vụ y tế – thực trạng và giải pháp” nhằm tìm hiểu và đưa ra những nhận xét đúng đắn hơn, một cách nhìn sâu rộng hơn. Nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung, chính sách phát triển y tế nói riêng và cụ thể hơn nữa là chính sách xã hội hóa dịch vụ y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Và nhất là góp phần vào mục tiêu phát triển đất nước, xây dựng một tổ quốc xã hội chủ nghĩa dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh – một xã hội mà mọi người sống trong ấm no, hạnh phúc, đời sống được nâng cao nhất là trong việc chăm sóc sức khỏe.
35 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xã hội hóa dịch vụ y tế tại TP Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN
MÔN: DỊCH VỤ CÔNG
Đề tài: “Xã hội hóa dịch vụ y tế tại TPHCM - thực trạng và giải pháp”.
LỜI NÓI ĐẦU
Trong tất cả các chính sách phát triển đất nước thì chính sách xã hội hóa dịch vụ công cộng được xem chính sách mang tầm quan trọng chiến lược hành đầu của Đảng và Nhà nước ta. Trong chính sách xã hội hóa dịch vụ công nói chung thì chính sách xã hội hóa y tế là chính sách được đưa vào một trong ba chính sách đi đầu của đất nước đó là giáo dục, y tế, văn hóa. Vì đây là chính sách phát triển đất nước trong thời kỳ mới – thời kỳ hội nhập nâng cao đời sống nhân dân cải thiện dịch vụ công cộng xã hội.
Thực trạng xã hội hóa dịch vụ y tế hiện nay đang còn nhiều bất cập, cần có những phương hướng giải pháp đưa ra để nâng cao chất lượng của ngành mà chính sách của Đảng và Nhà nước là phương hướng giải quyết hàng đầu cho những tồ tại này. Tuy nhiên, những chính sách của Đảng và Nhà nước đưa ra đã phù hợp và sát với thực tiễn hay chưa? Có mang lại hiệu quả hay không? Có được người dân và toàn thể xã hội ủng hộ hay không?... đó lại là một chuyện, một vấn đề khác. Chính vì lẽ đó, chúng tôi xin viết về đề tài “Xã hội hóa dịch vụ y tế – thực trạng và giải pháp” nhằm tìm hiểu và đưa ra những nhận xét đúng đắn hơn, một cách nhìn sâu rộng hơn. Nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung, chính sách phát triển y tế nói riêng và cụ thể hơn nữa là chính sách xã hội hóa dịch vụ y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Và nhất là góp phần vào mục tiêu phát triển đất nước, xây dựng một tổ quốc xã hội chủ nghĩa dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh – một xã hội mà mọi người sống trong ấm no, hạnh phúc, đời sống được nâng cao nhất là trong việc chăm sóc sức khỏe.
Đây không phải là một đề tài mới mẻ, tuy nhiên có nhiều vấn đề khó khăn trong lúc giải quyết, bên cạnh đó xã hội luôn luôn vận động và phát triển nên chính sách cũng như ngành y tế luôn thay đổi vì vậy khi phân tích không thể bỏ qua sai sót, kính mong quý giảng viên và bạn đọc có những đóng góp để cho bài viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG CHÍNH
Trải qua các giai đoạn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội chủ nghĩa, thống nhất đất nước và phát triển kinh tế xã hội, ngành Y tế đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Từ sau thời kỳ "Đổi mới", hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi: nhiều cơ sở điều trị thiếu kinh phí, quy định thu một phần viện phí, xoá bỏ bao cấp ở tuyến xã, hệ thống cung ứng chăm sóc y tế được đa dạng hóa với thành phần cung ứng thuốc và dịch vụ y tế tư nhân... “Pháp lệnh hành nghề Y Dược tư nhân” đã được ban hành năm 1993. Nhà nước cũng đã đưa ra các quy định về miễn giảm phí cho các đối tượng chính sách: người nghèo, người có công với nước, bà mẹ Việt Nam anh hùng... Ngày 21/8/1997 Chính phủ đã có “Nghị quyết 90/CP về phương hướng, chủ trương xã hội hoá các hoạt động văn hoá, giáo dục và y tế; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá thể thao”. Ngày 22 tháng 1 năm 2002, Ban Chấp hành trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 06-CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Trong đó chỉ thị có nêu rõ trách nhiệm của các ngành, đoàn thể trong việc huy động xã hội tham gia xây dựng, củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.
Thực tiễn thực hiện chủ trương xã hội hoá sự nghiệp chính sách bảo vệ sức khỏe nhân dân trong nhiều năm qua đã thu được nhiều kết quả nhất định. Đó là huy động các nguồn lực tài chính cho y tế, là đa dạng hoá các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương, các ngành, các đoàn thể xã hội và toàn thể nhân dân tham gia vào nhiệm vụ chăm lo sức khoẻ. Yếu tố con người là then chốt đã được đưa lên hàng đầu.
Tuy nhiên, hoạt động của y tế cơ sở ở nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa được như mong muốn. Nhu cầu và yêu cầu của người dân chưa được đáp ứng, đặc biệt đối với người nghèo và người dân ở các vùng sâu và vùng xa. Sự phân hoá giầu nghèo nhanh chóng đã giảm khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế của người nghèo. Ngoài nguyên nhân về đầu tư kinh phí cho hạ tầng và trang thiết bị, có lúc, có nơi nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ bản chất và nội dung của xã hội hoá trong công tác chỉ đạo, điều hành chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Vẫn còn một bộ phận nhân dân và lãnh đạo hiểu xã hội hóa y tế đơn giản chỉ là sự huy động đóng góp của nhân dân thông qua các chính sách về thu một phần viện phí và bảo hiểm y tế. Không ít nơi hiểu xã hội hoá là thu tiền sử dụng máy móc, thiết bị y tế đắt tiền, máy đặc trị ("máy xã hội hoá"), là thu tiền giường bệnh ("giường bệnh xã hội hoá"), là tư nhân hoá các dịch vụ y tế...
Việc nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô hình huy động xã hội cho y tế nhằm đảm bảo công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe là điều cần thiết.
I. NHẬN BIẾT VẤN ĐỀ
Từ khi giải phóng đất nước năm 1975 đến nay, đất nước ta đang gặp nhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Trong đó có vấn đề về y tế, đặc biệt là chính sách xã hội hóa dịch vụ y tế trong toàn lãnh thổ.
Nhận biết vấn đề và phản ứng kịp thời là một trong những phẩm chất quan trọng hàng đầu của mọi quốc gia, mọi tổ chức và mọi cơ thể sống trong cuộc đấu tranh để sinh tồn và phát triển. Thế nhưng, trên thực tế, không phải chủ thể nào cũng có được phẩm chất quan trọng đó. Vẫn thường xẩy ra những trường hợp sau đây:
- Không nhận biết vấn đề đang phát sinh;
- Nhận biết vấn đề quá chậm;
- Hiểu sai vấn đề.
Trường hợp thứ nhất là không phát hiện ra con bệnh; trường hợp thứ hai là phát hiện ra con bệnh quá muộn; trường hợp thứ ba là chẩn đoán sai bệnh. Hậu quả của các trường hợp này, có lẽ, đã rõ và ai cũng biết.
Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những cách phản ứng của Nhà nước đối với những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. "Làm luật phần nào đó cũng giống như bốc thuốc, phải hiểu đúng bệnh mới bốc đúng thuốc" (Vũ Mão –Tạp chí Cộng sản số 8-1995., 5-6.)
Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn chưa có được một cơ chế và một hệ thống các tiêu chí tương đối phát triển và khoa học để nhận biết các vấn đề đang phát sinh trong cuộc sống. Hiện nay, chúng ta nhận biết các vấn đề chủ yếu thông qua các số liệu thống kê (bỏ qua sự băn khoăn về mức độ chính xác của các số liệu này), báo cáo tổng kết của các cơ quan chức năng, báo cáo giám sát thanh tra bộ giáo y tế và ý kiến cử tri, dư luận xã hội, thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, khiếu nại và tố cáo của công dân, cũng như của phản ánh của bệnh nhân v.v... Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi cho rằng các buổi thảo luận của bộ y tế tại Hội trường về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm trước và phương hướng, nhiệm vụ năm sau của đất nước mà cụ thể là thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa dịch vụ y tế là diễn đàn quan trọng hàng đầu để nhận biết các vấn đề đang được đặt ra đối với chúng ta. Tuy nhiên, cách thảo luận hiện nay vẫn còn tương đối dàn trải. Có lẽ, cần thảo luận tập trung hơn để làm rõ các vấn đề của đất nước.
Sau khi đã làm rõ các vấn đề cũng cần có những công đoạn xử lý tiếp theo nữa mới biến được việc thảo luận của Bộ Y tế tại Hội trường thành một mắt xích có nghĩa trong quy trình ban hành các quyết định, chính sách của Nhà nước ta trong vấn đề y tế.
Trong bước đầu tiên của công đoạn phân tích chính sách, khả năng phân biệt giữa hiện tượng và vấn đề là rất quan trọng. Trên thực tế, điều dễ thấy là các hiện tượng - các biểu hiện bề ngoài của vấn đề, chứ không phải vấn đề. Ví dụ, nhiều bệnh viện mở ra sao lại không có bệnh nhân mà có một số trường lại có quá nhiều người bệnh đến khám, đó chỉ là hiện tượng của vấn đề còn cụ thể là chất lượng khám chữa bệnh cũng như cơ sở vật chất trang thiết bị của các bệnh viện mới là vấn đề chính. Một ví dụ nữa là tôm, cá chết hàng loạt trên các sông, hồ chỉ là hiện tượng, còn ô nhiễm nước, có thể, mới là vấn đề. Tương tự, đầu tư trong nước rất thấp chỉ là hiện tượng. Vấn đề chính ở đây, theo chúng tôi, có thể, là vấn đề về lòng tin (sự lo lắng khi khám bệnh tại các bệnh viện không có uy tín hay mới mở, sợ phải đóng viện phí cao mà được khám, chữa bệnh đã đúng chuẩn chưa?). Ngoài ra, cũng có thể còn có một số vấn đề khác như nền kinh tế nước ta phát triển còn chậm, nhân dân còn nghèo, thị trường vốn không phát triển; kỹ năng đào tạo còn hạn chế; hệ thống thông tin không phát triển... Nếu giải pháp chúng ta đưa ra không nhằm vào việc giải quyết vấn đề nói trên, thì khó lòng thúc đẩy được sự phát triển của ngành Y tế.
Xây dựng một chính sách xã hội hóa dịch vụ y tế hướng trọng tâm vào việc giải quyết các vấn đề đang đặt ra đối với đất nước nói chung và ngành Y tế nói riêng trong quá trình phát triển là cách làm thiết thực và hiệu quả.
II. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
Trong kinh tế - chính trị học, xã hội hoá được hiểu là chuyển cái riêng thành cái chung, cái cá thể thành cái xã hội; xã hội hoá (ruộng đất) là quá trình chuyển tư hữu thành công hữu; xã hội hoá (lao động) là quá trình từ hợp tác giản đơn lên trình độ hợp tác có phân công, chuyên môn hoá trên phạm vi toàn xã hội. Trong xã hội học và tâm lý, giáo dục học, xã hội hoá là quá trình con người cá thể tiếp nhận các tri thức, chuẩn mực và giá trị để trở thành một thành viên đầy đủ của xã hội, tức là quá trình chuyển hoá hệ thống tự nhiên - sinh vật thành hệ thống xã hội - văn hoá để trở thành con người xã hội.
Xã hội hóa là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào hoạt động cung cấp dịch vụ công nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về dịch vụ của nhân dân.
Xã hội hóa dịch vụ y tế là tổ chức vận động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong xã hội cũng như các nhà đầu tư vào việc cung cấp dịch vụ y tế dẻ từng bước nâng cao dịch vụ này góp phần phục vụ mức hưởng thụ dịc vụ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
1. Cơ sở pháp lý cho việc xã hội hóa ngành y tế
Một số văn bản chủ yếu liên quan đến chủ trương xã hội hóa y tế:
- Đối với y tế ngoài công lập, ngoài các lĩnh vực thuế, đăng ký kinh doanh, các quy chế chuyên môn y, dược việc quản lý nhà nước về y tế tư nhân có pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Xã hội hóa y tế thực hiện theo Nghị quyết 90/NĐ-CP năm 1997, Nghị quyết 05/NQ-CP năm 2005, Nghị định 53/2006/NĐ-CP năm 2006 (thay thế Nghị định 73/1999/NĐ-CP năm 1999)
- Quyền tự chủ, chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006-NĐ-CP năm 2006.
- Chỉ thị 06/CT-TW của Ban Bí thư TW về tăng cường mạng lưới y tế cơ sở
- Các văn bản chuyên biệt được nêu theo từng vấn đề.
2. Thực trạng y tế
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với nỗ lực to lớn của toàn dân tộc, nước ta đã phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có ngành y tế. Sau nhiều năm thực hiện Chiến lược phát triển ngành y tế, y tế nước ta đã từng buớc phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình khám chữa bệnh cũng như các bệnh viện mọc lên rất nhiều, nhất là bệnh viện tư nhân và các phòng khám tư phát triển rất mạnh mẽ. các bệnh viện không những càng nhiều về chủng loại và các loại hình khám chữa bệnh cũng được chú ý đến nhất là chất lượng ngày càng nâng cao. Đội ngũ y, bác sĩ ngày càng nhiều và có trình độ cao, chuyên môn sâu. Nhờ có khoa học công nghệ mà dụng cụ khám, chữa bệnh hiện đại góp phần nâng cao trong công tác của ngành y tế và cũng nhờ vậy mà ngành y tế đã đật được những thành tựu rất to lớn trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, chiến lược xã hội hóa dịch vụ y tế cũng bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém: chất lượng khám chữa bệnh nhìn chung còn thấp, chưa theo kịp đòi hỏi nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như những đòi hỏi của người dân; cơ chế quản lý của Nhà nước đối với hệ thống y tế và sự quản lý của các bệnh viện còn nhiều bất hợp lý kéo dài, chưa tạo ra động lực đủ mạnh để phát huy năng lực sáng tạo và sự tự chịu trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ. Các bệnh viện mọc lên rất nhiều nhưng chất lượng quá kém so với nhu cầu, khoa học công nghệ không được đầu tư, đội ngũ y, bác sĩ tay nghề chưa cao, phòng bệnh quá chật hẹp, cơ sở vật chất quá tồi tàn, mà trong khi đó lượng người có nhu cầu khám chữa bệnh và ở lại bệnh viện để điều trị lại quá đông. Khi nhu cầu của người dân tăng cũng là lúc mà các dịch vụ ăn theo như các phòng khám tư nhân, các hiệu thuốc ngày càng nhiều nhưng chất lượng thì rất kém, chưa kể đến nhân dân phải dùng thuốc kém chất lượng, thuốc giả, mà cụ thể rất rõ ngay tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chính vì vậy, việc xã hội hóa dịch vụ y tế là một vấn đề cần phải quan tâm theo sát, quản lý, kiểm tra giám sát chặt chẽ để ngành y tế cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng để có một bước phát triển đầy bền vững và chất lượng.
Hiện nay, ngành y tế đang có nhiều chuyển đổi để đáp ứng được yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ cơ chế quản lý y tế mang nặng dấu ấn của thời bao cấp đang được chuyển sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ công ích, có đủ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa nhằm huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho y tế, tạo điều kiện cho ngành y tế phát triển nhanh hơn và chất lượng cao hơn. Gia nhập WTO vừa là thách thức cũng vừa là cơ hội cho ngành y tế, vừa phát triển và vừa hội nhập. Do đó đã có những hạn chế trong lĩnh vực quản lý, chính sách, chất lượng khám chứa bệnh, bảo hiểm y tế, thủ tục hành chính về đầu tư, cơ chế chuyển đổi từ cơ sở công lập thành cơ sở ngoài công lập và đòi hỏi ngành y tế và những ngành có liên quan phải nổ lực nhiều hơn, cùng phối hợp thật nhịp nhàng mới theo kịp sự phát triển.
Nội dung giám sát được sắp xếp thành ba nhóm vấn đề: Y tế công lập, Y tế ngoài công lập và cuối cùng là những khó khăn, vướng mắc.
2.1. Y tế công lập
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh các bệnh viện công lập cũng như dân lập phát triển rất mạnh, nhưng đáng chú ý đầu tiên là các bệnh viện công lập. trên thực tế ta thấy, bệnh viện công là những bệnh viện lớn và rất được mọi người tin tưởng và timg đến. không chỉ được khám và chữa trị chuẩn mà sự phục vụ cũng rất tận tình và chu đáo. Cũng vì những ưu điểm này mà bệnh viện công đã thu hút rất đông bệnh nhân đến đây, điều đó đã làm cho sự ùn tắc tại các bệnh viện, số bệnh nhân thì đông mà không đủ phương tiện, cơ sở vật chất đáp ứng cho nhu cầu của bệnh nhân. Tình trang hai bệnh nhân phải nằm trên một giường bệnh là chuyện bình thường, chưa kể đến ngoài hành lang cũng phải trải chiếu để ở lại điều trị. Cũng do số lượng đông đúc mà xẩy ra tình trạng “thiếu thầy”, một bác sĩ phải điều trị chăm sóc cho rất nhiều bệnh nhân nên đã kéo theo tình trạng kém chất lượng trong các bệnh viện công.
Cũng vì những điều này đã đưa ra những câu hỏi là làm sao để đáp ứng tốt hơn cho dịch vụ y tế, làm sao cho người dân khỏi chụi cảnh mệt nhọc khi vào bệnh viện, có cần phải xã hội hóa y tế công hay không? Đó cũng là những câu hỏi mà đang có rất nhiều dư luận khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đã xã hội hóa một phần dịch vụ y tế công. Một số bệnh viện đã cổ phần hóa cho tư nhân đầu tư vào, cho các cán bộ công nhân viên chức góp vốn để đầu tư.
* Mô hình dịch vụ y tế trong Bệnh viện công:
Từ năm 1989 trở về trước, ngân sách nhà nước cung cấp gần như toàn bộ nguồn tài chính cho hoạt động của các cơ sở y tế công lập, người bệnh được khám, chữa bệnh không phải trả tiền. Nhưng do nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, không đảm bảo được nhu cầu chi tối thiểu của ngành y tế, cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị chuyên môn lạc hậu, chất lượng khám, chữa bệnh giảm sút, đời sống cán bộ công chức còn nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân Thành phố có công văn số 6212/UB-NCVX ngày 29 tháng 12 năm 1994 về việc giải quyết khó khăn đời sống cho nhân viên y tế và Liên sở Y tế - Tài chính – Lao động Thương binh và Xã hội có công văn số 1077/LS ngày 10 tháng 7 năm 1995 hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động dịch vụ y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh của ngành y tế Thành phố. Các đơn vị trực thuộc của ngành Y tế thành phố đã triển khai thực hiện nhiều loại hình dịch vụ y tế có hiệu quả như sau:
- Mô hình Phòng khám, chữa bệnh ngoài giờ: Tất cả các cơ sở y tế từ tuyến Thành phố đến Quận/Huyện đều tổ chức các hoạt động dịch vụ y tế ngoài giờ hành chính, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân đồng thời giải quyết khó khăn đời sống cho cán bộ viên chức y tế. Trước khi tổ chức đơn vị phải xây dựng phương án hoạt động gởi Sở Y tế; các hoạt động dịch vụ y tế không được ảnh hưởng đến việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao; các hoạt động dịch vụ phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, kỹ thuật theo tiêu chuẩn chung của ngành y tế.
- Mô hình giường dịch vụ: Được thực hiện ở nhiều bệnh viện, bệnh nhân được chăm sóc, điều trị về chuyên môn theo giá viện phí qui định của nhà nước, nhưng nếu có sử dụng dịch vụ giường bệnh theo yêu cầu phải chi trả cho bệnh viện theo giá thỏa thuận. Toàn bộ số tiền thu được của các giường bệnh theo thỏa thuận này đều được nộp vào nguồn thu một phần viện phí chung của bệnh viện và sử dụng theo qui định của nhà nước. Số giường bệnh theo giá thỏa thuận không được chiếm quá 30% số giường bệnh trong chỉ tiêu kế hoạch được giao. Cũng chính vì vậy mà giường dịch vụ cho người dân không đáp ứng đầy đủ khiến cho những người muốn mình được phục vụ tốt hơn cũng không được thực hiện.
- Mô hình dịch vụ sinh, phẫu thuật theo yêu cầu: Bệnh nhân chọn Bác sĩ theo ý muốn để được hưởng sự chăm sóc của các Bác sĩ giỏi chuyên môn và không phải chờ đợi lâu, tiền dịch vụ thu của bệnh nhân được trích 1 phần để bồi dưỡng cho bác sĩ được chọn hoặc cho ê kíp phẫu thuật.
- Mô hình huy động vốn nội bộ để mua máy móc, trang thiết bị: Vay vốn của cán bộ công chức, quỹ phúc lợi tập thể của đơn vị mua sắm máy móc, trang thiết bị chuyên môn kỹ thuật hiện đại được thực hiện ở nhiều Bệnh viện của thành phố và tại các Trung tâm Y tế Quận/Huyện trước khi thực hiện, đơn vị phải lập dự án gởi Sở Y tế trình Ủy ban Nhân dân Thành phố phê duyệt và tùy theo giá trị mua sắm đơn vị phải đảm bảo thực hiện đúng thủ tục qui trình treo qui định.
* Một số nguyên tắc chung:
- Giá thu dịch vụ y tế do Giám đốc đơn vị tự quyết định trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các chi phí và có tích lũy.
- Tổng số nguồn thu của các mô hình nêu trên (trừ giường thỏa thuận) được phân bố như sau:
+ Chi phí tiền thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, nguyên vật liệu
+ Chi phí sửa chữa, bảo trì máy móc, trang thiết bị.
+ Chi phí cho hoạt động dịch vụ như: trả công người lao động, chi phí quản lý, văn phòng phẩm, điện, nước
+ Trích khấu hao tài sản để hoàn vốn (hoặc lập quỹ phát triển sự nghiệp).
+ Trả lãi suất theo tỷ lệ vốn góp.
+ Nộp đầy đủ các khoản thuế theo qui định hiện hành.
+ Phần thu nhập còn lại: Đối với đơn vị đã thực hiện Nghị định 10/CP thì trích 100% bổ sung vào kinh phí hoạt động. Đối với đơn vị chưa thực hiện Nghị định 10/CP thì trích 35% bổ sung kinh phí hoạt động và trích 65% bổ sung quỹ khen thưởng, phúc lợi.
- Về quản lý tài chính: đơn vị phải mở đầy đủ sổ sách kế toán để theo dõi khoản thu này; hạch toán và báo cáo theo qui định; lập đầy đủ chứng từ để kiểm tra, đối chiếu khi cần; nộp đầy đủ các khoản thuế theo qui định.
* Công tác tài chính trong bệnh viện công:
Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động chi thường xuyên sự nghiệp y tế gồm:
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp (trong đó kể cả nguồn viện trợ không hoàn lại) cho chi thường xuyên.
- Nguồn thu sự nghiệp y tế gồm thu một phần viện phí (kể cả thu Bảo hiểm y tế), thu phí và lệ phí (y tế dự phòng, vệ sinh môi trường, kiểm nghiệm dược phẩn), học phí của Trung tâm Đào tạo & Bồi dưỡng Cán bộ Y tế.
- Nguồn thu khác gồm: Thu tiền nhượng máu của Bệnh viện Truyền máu và Huyết học, nguồn thu tài trợ của tổ chức, cá nhân, nguồn thu sản xuất, cung ứng dịch vụ bổ sung cho hoạt động của đơn vị.
Tuy nhiên những nguồn thu này chưa đáp ứng được chi trả lương cho cán bộ, nhân viên trong bệnh viện và tu sửa cở sở vật chất. nó chỉ mới một phần nào