Xã hội hoá vai trò giới không đến một cách tự nhiên mà nó là quá trình con người
học cách thích ứng với đặc điểm giới của cá nhân. Truyền thông đại chúng từ lâu
đã đóng vai trò là phương tiện xã hội hoá cùng với gia đình và các nhóm đồng
đẳng, làm nên vai trò giới. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các hình
ảnh phản ánh sự khác biệt giới là rất phổ biến. Do đó, truyền thông đại chúng thực
hiện vai trò quan trọng của mình trong việc gây dựng quan niệm về vai trò giới,
góp phần đem lại cho người xem những mô hình điển hình trong một thế giới rộng
lớn.
Nghiên cứu về hình ảnh người phụ nữ trên các phương tiện truyền truyền thông là
một chủ đề đã từng được đề cập bởi các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng như
trên thế giới. Ở nước ngoài, hình ảnh người phụ nữ được xem xét trong nhiều ngữ
cảnh, như trên tạp chí thời trang, trên các quảng cáo thương mại, trên các truyện
tranh dành cho thiếu nhi, trên phim ảnh, tin tức thời sự Hầu hết các nghiên cứu
tập trung trảlời các câu hỏi: Hình ảnh người phụ nữ được thể hiện như thế nào?
Những ẩn ý đằng sau những hình ảnh đó là gì? Ảnh hưởng nếu có của chúng đối
với công chúng? Một số nghiên cứu có quy mô lớn như Global Media Monitoring
Project(Dự án kiểm soát truyền thôngtoàn cầu) còn tìm hiểu về tần suất xuất hiện
hình ảnh người phụ nữ trên truyền thông, trong đó bao gồm cả số lượng nữ phóng
viên/ biên tập viên/ phát thanh viên trong ngành truyền thông.
Mặc dù đã có một số chuyển biến, hình ảnh người phụ nữ vẫn còn bị đặt trong
những khuôn mẫu cứng nhắc về tính cách, vai trò xã hội và nghề nghiệp. Trong
quảng cáo thương mại, phụ nữ thường gặp chủ yếu với hình ảnh người nội trợ.
Đặc biệt hình ảnh phụ nữ còn được đưa ra như những biểu tượng gợi dục. Cách
làm này được xem làsự hạ thấp giá trị và vị thế của người phụ nữ. Điều này không
chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến sự
3
phát triển chung của gia đình và xã hội khi truyền thông không phản ánh khách
quan và đầy đủ vai trò và vị thế của giới nữ.
Thông qua đề tài tìm hiểu về “Xã hội hóa vai trò giới trên một số phương tiện
truyền thông”nhằm thấy được một số vai trò của người phụ nữ trên phương tiện
truyền thông. Ngoài ra tìm ra những điểm mới về sự thay đổi vai trò và vị trí của
người phụ nữtrên một số phương tiện truyền thông hiện nay và một thực trạng sự
lạm dụng hình ảnh người phụ nữ trong một số chương trình quảng cáo. Từ đó có
được những hiểu biết và nhận định ban đầu về vấn đề bất bình đẳng giới trên một
số phương tiện truyền thông hiện nay
32 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3014 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xã hội hóa vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1XÃ HỘI HỌC GIỚI
Đề tài:
XÃ HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI TRÊN MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN
THÔNG ĐẠI CHÚNG.
.
Hà Nội 2010
2PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
Xã hội hoá vai trò giới không đến một cách tự nhiên mà nó là quá trình con người
học cách thích ứng với đặc điểm giới của cá nhân. Truyền thông đại chúng từ lâu
đã đóng vai trò là phương tiện xã hội hoá cùng với gia đình và các nhóm đồng
đẳng, làm nên vai trò giới. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các hình
ảnh phản ánh sự khác biệt giới là rất phổ biến. Do đó, truyền thông đại chúng thực
hiện vai trò quan trọng của mình trong việc gây dựng quan niệm về vai trò giới,
góp phần đem lại cho người xem những mô hình điển hình trong một thế giới rộng
lớn.
Nghiên cứu về hình ảnh người phụ nữ trên các phương tiện truyền truyền thông là
một chủ đề đã từng được đề cập bởi các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng như
trên thế giới. Ở nước ngoài, hình ảnh người phụ nữ được xem xét trong nhiều ngữ
cảnh, như trên tạp chí thời trang, trên các quảng cáo thương mại, trên các truyện
tranh dành cho thiếu nhi, trên phim ảnh, tin tức thời sự… Hầu hết các nghiên cứu
tập trung trả lời các câu hỏi: Hình ảnh người phụ nữ được thể hiện như thế nào?
Những ẩn ý đằng sau những hình ảnh đó là gì? Ảnh hưởng nếu có của chúng đối
với công chúng? Một số nghiên cứu có quy mô lớn như Global Media Monitoring
Project (Dự án kiểm soát truyền thông toàn cầu) còn tìm hiểu về tần suất xuất hiện
hình ảnh người phụ nữ trên truyền thông, trong đó bao gồm cả số lượng nữ phóng
viên/ biên tập viên/ phát thanh viên trong ngành truyền thông.
Mặc dù đã có một số chuyển biến, hình ảnh người phụ nữ vẫn còn bị đặt trong
những khuôn mẫu cứng nhắc về tính cách, vai trò xã hội và nghề nghiệp. Trong
quảng cáo thương mại, phụ nữ thường gặp chủ yếu với hình ảnh người nội trợ.
Đặc biệt hình ảnh phụ nữ còn được đưa ra như những biểu tượng gợi dục. Cách
làm này được xem là sự hạ thấp giá trị và vị thế của người phụ nữ. Điều này không
chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến sự
3phát triển chung của gia đình và xã hội khi truyền thông không phản ánh khách
quan và đầy đủ vai trò và vị thế của giới nữ.
Thông qua đề tài tìm hiểu về “Xã hội hóa vai trò giới trên một số phương tiện
truyền thông” nhằm thấy được một số vai trò của người phụ nữ trên phương tiện
truyền thông. Ngoài ra tìm ra những điểm mới về sự thay đổi vai trò và vị trí của
người phụ nữ trên một số phương tiện truyền thông hiện nay và một thực trạng sự
lạm dụng hình ảnh người phụ nữ trong một số chương trình quảng cáo. Từ đó có
được những hiểu biết và nhận định ban đầu về vấn đề bất bình đẳng giới trên một
số phương tiện truyền thông hiện nay.
2. Câu hỏi nghiên cứu.
• Hình ảnh người phụ nữ trên truyền thông hiện nay như thế nào?
• Có hay không những hiện tượng phân biệt đối xử với phụ nữ trên truyền
thông?
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Xã hội hóa vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông.
3.2. Khách thể nghiên cứu.
• Tài liệu tạp chí.
• Tài liệu internet.
• Chương trình truyền hình, báo,….
3.3. Phạm vi nghiên cứu.
Trong đề tài này chúng tôi tập trung tìm hiểu về tần suất xuất hiện và vai trò nắm
giữ của người phụ nữ trên một số phương tiện truyền thông, đặc biệt là truyền
hình, từ đó cũng đưa ra những nhận định và so sánh với nam giới trong lĩnh vực
này.
4Thời gian nghiên cứu: Tháng 3/2010.
4. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn.
4.1. Ý nghĩa khoa học.
Đề tài nhằm áp dụng một số khái niệm và phương pháp xã hội học vào quá trình
nghiên cứu (phương pháp phân tích tài liệu). Thông qua đề tài cũng góp phần làm
sáng tỏ một số khái niệm truyền thông đại chúng, giới, bất bình đẳng giới…và vận
dụng một số lý thuyết xã hội chuyên biệt như xã hội học gia đình, xã hội học về
giới, xã hội học truyền thông đại chúng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Đề tài nhằm đưa đến hiểu biết khái quát nhất về vấn đề hình ảnh người phụ nữ trên
một số phương tiện truyền thông, về các khía cạnh như tần suất xuất hiện, vị trí,
vai trò…của người phụ nữ trên một số phương tiện truyền thông đại chúng, đặc
biệt là truyền hình và thông qua các chương trình quảng cáo. Đề tài liên quan đến
vấn đề bất bình đẳng giới- một vấn đề xã hội, đồng thời cũng là vấn đề rất quan
tâm của xã hội học học nói chung và Xã hội học về giới nói riêng.
Thông qua đề tài cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm đưa đến cách nhìn và
đánh giá bình đẳng hơn giữa phụ nữ và nam giới.
5. Mục đích nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu.
5.1. Mục đích nghiên cứu.
• Mô tả hình ảnh và vai trò của nam giới và nữ giới được biểu hiện trên
truyền hình, báo in, tạp chí.
• Tìm hiểu sự tác động của những hình ảnh, vai trò của nam và nữ đến quá
trình xã hội hóa vai trò của các cá nhân.
55.2. Mục tiêu nghiên cứu.
• Tìm hiểu tần suất xuất hiện của người phụ nữ trên truyền hình qua một số
nghiên cứu.
• Tìm hiểu vai trò người phụ nữ nắm giữ trong các lĩnh vực của truyền thông,
đặc biệt là trên truyền hình, báo in.
• Tìm hiểu vai trò của người phụ nữ trong quảng cáo.
• So sánh với tần suất xuất hiện và vai trò nắm giữ trên một số phương tiện
truyền thông của nam giới.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài này, do điều kiện thời gian và tính chất phức tạp của vấn đề nên
chúng tôi lựa chọn phương pháp phân tích tài liệu để tìm hiểu về vấn đề “Hình ảnh
người phụ nữ trên một số phương tiện truyền thông”.
7. Giả thuyết nghiên cứu.
• Hiện nay hình ảnh người phụ nữ trên truyền hình giữ một vai trò quan trọng
và bình đẳng hơn với nam giới.
• Vai trò của đa số phụ nữ trên các phương tiện truyền thông đại chúng đều
bị hạn chế, họ thường được mô tả với vai trò là người nội trợ, gia đình hơn
là những công việc xã hội.
6NỘI DUNG CHÍNH.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Các lý thuyết áp dụng.
Có 3 dạng lý thuyết giải thích cho sự xã hội hóa vai trò giới là: Lý thuyết phân tích
tâm lý, lý thuyết nhận thức xã hội và lý thuyết phát triển nhận thức.
• Lý thuyết phân tích tâm lý.
Lý thuyết phân tích tâm lý của Freud chủ yếu tập trung quan sát trẻ em về các đặc
tính sinh dục của chúng (như nỗi lo sợ bị thiến hay sự đố kỵ về kích thước dương
vật). Lý thuyết này chưa được củng cố nhiều bằng các nghiên cứu thực nghiệm.
• Các lý thuyết về nhận thức xã hội.
Các lý thuyết về nhận thức xã hội là các lý thuyết hành vi tin vào sự củng cố và
thiết lập các hành vi - môi trường làm con người thực hiện hành vi.
• Lý thuyết phát triển nhận thức.
Các lý thuyết về phát triển nhận thức thừa nhận rằng trẻ em học về giới (và các
khuôn mẫu về giới) thông qua những nỗ lực tinh thần nhằm tổ chức thế giới xã hội
của chúng.
Một vấn đề với một số biến thể của lý thuyết này là giả thuyết rằng trẻ em học về
giới là bởi đó là khía cạnh tự nhiên của thế giới nhiều hơn là bởi đó là khía cạnh
quan trọng của thế giới xã hội.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tầm quan trọng mà trẻ em đánh giá giới còn phụ
thuộc vào tầng lớp xã hội, chủng tộc, cấu trúc gia đình, bản năng giới tính của cha
mẹ…
Luận điểm quan trọng nhất trong nghiên cứu xã hội hóa giới là: Bởi vì các bé trai
và bé gái được đối xử khác nhau và được đặt trong các môi trường học tập khác
7nhau, do đó chúng phát triển các mong muốn, nhu cầu, nguyện vọng, kỹ năng và
các khí chất khác nhau. Nói ngắn gọn là chúng trở thành những mẫu con người
khác nhau đàn ông và đàn bà- mà hầu như chúng không bao giờ hỏi tại sao chúng
lại khác nhau và vì đâu chúng lại như thế.
1.1.2. Lý thuyết chức năng về giới của Mirriam Johnson.
Vị trí xã hội cơ bản của phụ nữ trong cấu trúc gia đình như là nhà sản xuất chính
của các chức năng cốt yếu (xã hội hóa trẻ con và tân tạo về mặt tình cảm các thành
viên trưởng thành của nó, các hoạt động chủ yếu đối với sự cấu kết xã hội và sự tái
sản xuất giá trị). Trong những hoạt động đó người phụ nữ phải định hướng cách
thể hiện tình cảm, tức là sự hòa hợp và sự phản ứng trong quan hệ có tính chất tình
cảm. Các chức năng này của phụ nữ trong gia đình và định hướng về sự thể hiện
tình cảm ảnh hưởng đến các chức năng trong mọi cấu trúc xã hội khác của họ, đặc
biệt là kinh tế. Phụ nữ, ví dụ, được hướng đến những nghề nghiệp có tính chất thể
hiện tình cảm điểm hình, còn trong các nghề nghiệp mà đàn ông thống trị, họ được
kỳ vọng có tính chất biểu cảm nhưng đồng thời bị trừng phạt về định hướng này.
Các kìm hãm thể chế và văn hóa đòi hỏi phụ nữ phải yếu ớt và phục tùng trong
mối quan hệ với chồng của họ, người thông qua phương tiện trung gian cạnh tranh
về kinh tế mang lại cho gia đình mình sự an toàn ở cấp độ kinh tế. Nhìn nhận mẹ
chúng trong vai trò “người vợ yếu đuối”, bọn trẻ học cách tôn sùng chế độ gia
trưởng và hạ thấp giá trị của sự biểu cảm với ý nghĩa là một thái độ quan hệ đi
ngược lại phương tiện mạnh mẽ và dường như có giá trị hơn. Sự đánh giá tính chất
phương tiện của nam giới là có tính hiệu quả hơn biểu cảm của nữ giới lan rộng và
phổ biến trong nền văn hóa.
1.1.3. Lý thuyết phân tích xung đột trong các khía cạnh về giới của Chanet
Chafetz.
Chanet thăm dò các cấu trúc và điều kiện xã hội ảnh hưởng đến cường độ của sự
phân tầng giới tính – hay các bất lợi của phụ nữ - trong mọi xã hội và mọi nền văn
8hóa. Các cấu trúc và điều kiện này bao gồm các yếu tố phân biệt giới tính về vai
trò, ý thức hệ gia trưởng, gia đình và tổ chức lao động, các điều kiện định khuôn
như các khuôn mẫu sinh sản, sự phân cách của các vị trí lao động và nội trợ, thặng
dư kinh tế, tính chất phức tạp về kỹ thuật, mật độ dân số và sự khắc nghiệt về môi
trường- tất cả được nhận thức như là các biến số. Sự tương tác giữa các biến số
này quyết định mức độ của sự phân tầng giới tính, vì chúng định khuôn các cấu
trúc chủ yếu của sự nội trợ và sự sản xuất kinh tế và mức độ mà các phụ nữ di
động giữa hai lĩnh vực này. Quan điểm của Chafet là phụ nữ chịu đựng sự bất lợi
ở mức thấp nhất khi họ có thể cân bằng giữa các trách nhiệm nội trợ với các vai
trò quan trọng và độc lập trong nền sản xuất thị trường.
Nội trợ/gia đình được xem không phải là một lĩnh vực nằm ngoài lao động, một
khu vực của sự tình cảm và sự nuôi dưỡng, mà là một lĩnh vực trong sự lao động
diễn ra- sự chăm sóc trẻ, công việc nhà và đôi khi cũng là lao động (khi ở gia đình
nông trại) mà đối với chúng có những ban thưởng vật chất vượt khỏi phạm vi nội
trợ. Sự tiếp nhận của phụ nữ đối với các ban thưởng đó hoặc thông qua sự nội trợ
hoặc thông qua sự sản xuất thị trường trở thành sự giảm nhẹ các yếu tố bất lợi xã
hội và hình thái của sự nội trợ là cấu trúc chủ yếu tạo sự thuận lợi hay gây trở ngại
cho sự tiếp nhận này.
1.2. Các khái niệm công cụ.
1.2.1. Xã hội hóa.
• Xã hội hóa là quá trình thích ứng và cọ xát với các giá trị, chuẩn mực và
hình mẫu hành vi xã hội mà trong quá trình đó một thành viên xã hội tiếp nhận và
duy trì khả năng hoạt động xã hội. Xã hội hóa nghiên cứu xem với tư cách là điều
kiện và các yếu tố cấu thành, cơ cấu và quá trình xã hội, văn hóa, kinh tế và sinh
thái có tác dụng bằng cách nào và ở mức độ nào đạt tới sự phát triển nhân cách
con người. (Từ điển xã hội học)
9• Xã hội hóa là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động
tương ứng với vai trò của mình. ( Neli Selser)
Hay một cách định nghĩa khác liên quan đến quá trình phát triển nhân cách của
con người:
• “Xã hội hóa là quá trình trong đó trước hết các giá trị và chuẩn mực, và cả
năng lực nhận thức cũng được nội tâm hóa, nghĩa là thấm sâu vào nhân cách của
các cá nhân hành động”. (G. Ritzer; 1999)
Các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ xã hội hóa để mô tả quá trình mà nhờ đó
con người học được sự tuân thủ các chuẩn mực xã hội, một quá trình mà tạo ra khả
năng có thể kéo dài xã hội và sự chuyển giao văn hóa của xã hội giữa các thế hệ.
1.2.2. Giới tính và giới.
Giới tính:
Theo Ann Oakley, được xem là người đầu tiên đưa thuật ngữ giới vào trong xã hội
học những năm 1970: giới tính là những khác biệt sinh lý căn bản nhất giữa đàn
ông và đàn bà, khác biệt về cơ quan sinh dục và những khả năng sinh sản.
Một số tác giả khác lại nhấn mạnh đến yếu tố sinh học và gen trong khi định nghĩa
“giới tính là những đặc điểm sinh học của phụ nữ và nam giới được xác định bởi
gen”. Luật bình đẳng giới (2006) định nghĩa “giới tính chỉ các đặc điểm sinh học
của nam, nữ”.
Còn các nhà nhân học xã hội sử dụng thuật ngữ giới tính để chỉ những đặc điểm
nhận dạng bên ngoài phân biệt một người nam và một người nữ, cần thiết cho sự
tái sản xuất sinh học của con người.
Một điều khác biệt rõ ràng nhất giữa hai giới tính là phụ nữ có thai và sinh con còn
nam giới thì không. Đàn ông và đàn bà còn khác nhau ở hoocmon, kích thước bộ
não, các đặc điểm giới tính thứ cấp (là những đặc điểm cơ thể khác biệt giữa nam
và nữ không liên quan trực tiếp với sinh sản).
10
Giới.
• Một nữ giáo sư xã hội học định nghĩa như sau: “Giới liên quan đến sự học
hỏi hành vi xã hội và những trông đợi được tạo nên với hai giới tính. Trong khi
“con trai” hay “con gái” là những yếu tố sinh học thì việc trở thành một phụ nữ
hay một nam giới là một quá trình văn hóa”.1
• Nếu định nghĩa trên nhấn mạnh đến giới là cấu trúc văn hóa- xã hội thì có
một định nghĩa khác nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới.
• “Giới là những khác biệt giữa nữ giới và nam giới trong cùng hộ gia đình,
trong và giữa các nền văn hóa, là cấu trúc xã hội- văn hóa có thể biến đổi theo thời
gian. Những khác biệt này được phản ánh trong các vai trò, trách nhiệm, khả năng
tiếp cận các nguồn lực, những sức ép, những ưu tiên, các nhu cầu, nhận thức và
quan điểm…được thấy trong cả hai giới. Do vậy, giới không đồng nhất với phụ nữ
mà được xem là cả nữ giới và nam giới cùng những mối quan hệ tương tác của
họ”. (World Food Programme: Gender Glossary, 1996, tr.26-27).
• Luật bình đẳng giới định nghĩa: “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam
và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”.
Giới do vậy là một thuật ngữ chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ
vọng liên quan đến nam và nữ. Là một phạm trù xã hội, giới cũng giống như
chủng tộc, tộc người và đẳng cấp, trong một mức độ lớn, sẽ quyết định cơ hội cuộc
sống của con người, xác định vai trò của chúng ta trong xã hội và trong nền kinh
tế. Từ những phân tích đó, có thể khái quát định nghĩa về giới như sau:
• Giới không chỉ đề cập đến nam và nữ mà cả mối quan hệ giữa nam và nữ.
Trong mối quan hệ này có sự phân biệt vai trò, trách nhiệm hành vi xã hội mong
đợi và quy định cho mỗi giới, phù hợp với đặc điểm văn hóa, kinh tế, chính trị và
1 M.L. Andersen: Thinking about Women, p. 20.
11
tôn giáo. Do vậy nó luôn biến đổi theo thời gian và có sự khác biệt theo không
gian. (Hoàng Bá Thịnh, 2005)
• Các đặc điểm về xã hội, liên quan đến vị trí, tiếng nói, công việc của người
phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội được gọi là giới. Đây là những đặc
điểm có thể đổi chỗ cho nhau, ví dụ: Phụ nữ có thể làm bộ trưởng bộ quốc phòng,
nam giới có thể làm người nuôi dạy trẻ.
Giới không bất biến mà thay đổi tùy theo sự biến đổi của điều kiện kinh tế, xã
hội, chính tri, văn hóa, tập quán…Ví dụ: Địa vị xã hội của phụ nữ hiện nay hoàn
toàn khác so với phụ nữ thời phong kiến. Ngay như ở thời nay thì địa vị người
phụ nữ nông thôn cũng không hoàn toàn giống với phụ nữ ở đô thị. Vì vậy khi
nói tới quan hệ giới thì cần phải xem xét đến các đối tượng cụ thể và hoàn cảnh
cụ thể của họ.
( Nguồn: Bình đẳng giới và kỹ năng sống- Bộ tài liệu đào tạo dành cho nữ và nam
thanh niên hiện nay)
1.2.3. Vai trò giới.
Vai trò giới là một hệ thống chuẩn mực hành vi được đặc biệt quy gán cho đàn
ông và đàn bà trong một nhóm hay hệ thống xã hội nhất định. Theo cách phân tích
của Khoa học xã hội, nó có thể là một dạng của phân công lao động theo giới.
Giới là một thành phần của một hệ thống giới/ giới tính có liên quan đến “hệ thống
sắp xếp mà qua đó một xã hội chuyển giao bản năng giới tính thành những sản
phẩm của hoạt động con người”.(Reiter 1975:159)
( Nguồn: http:// en.wikipedia.org/wiki/ Gender role )
• Vai trò giới là những công việc khác nhau mà phụ nữ và nam giới thực tế
đang làm. Những công việc này xuất phát từ những mong đợi/ trông chờ của xã
hội đối với mỗi giới.
12
( Nguồn: Bình đẳng giới và kỹ năng sống- Bộ tài liệu đào tạo dành cho nữ và nam
thanh niên hiện nay)
• Vai trò giới là những hành vi được học trong bất kỳ một cộng đồng xã hội
nào hay một nhóm mà quy định những hành động, nhiệm vụ và trách nhiệm của
nam giới và nữ giới. Vai trò giới bị chi phối bởi độ tuổi, giai cấp, và bởi môi
trường địa lý, kinh tế, chính trị. Những biến đổi trong vai trò giới thường xảy ra
tương ứng với sự biến đổi kinh tế, điều kiện chính trị và tự nhiên bao gồm cả
những hoạt động phát triển.
( Nguồn: Kỷ yếu hội thảo giới- truyền thông và phát triển)
1.2.4. Xã hội hóa vai trò giới.
Theo Heslin: “Một phần quan trọng của xã hội hóa là việc học tập cách thể hiện
một cách văn hóa vai trò giới”. Do vậy xã hội hóa vai trò giới chính là việc học
các hành vi và thái độ phù hợp với một giới tính nhất định. Các cậu bé học cách
làm các cậu bé và các cô bé học cách làm các cô bé.
Việc học này xảy ra ở nhiều kênh trung gian của quá trình xã hội hóa như gia đình,
nhà trường, bạn bè, công việc và truyền thông đại chúng.
( Nguồn: Dịch từ socialization)
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu xã hội hóa vai trò
giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, truyền hình…
1.2.5. Truyền thông đại chúng.
Khái niệm “truyền thông đại chúng” chủ yếu dùng để chỉ quá trình giao tiếp, thông
tin trên quy mô rộng lớn, đại chúng cả về nội dung bản tin, nguồn phát, triueenr tin
và người tiếp nhận, sử dụng thông tin.
Truyền thông đại chúng là những thiết chế sử dụng những tiến bộ kỹ thuật ngày
càng tinh vi của công nghệ để thực hiện sự giao lưu tư tưởng, những mục đích
13
thông tin, giải trí, và thuyết phục tới đông đảo khán thính giả, cho dù bằng báo chí,
truyền thanh, truyền hình, sách, báo, tạp chí hay bất cứ gì đó”
( Nguồn: Tonybilton và các cộng sự, “Nhập môn xã hội học”, tr.381)
Truyền thông đại chúng là một cách truyền tín hiệu bằng radio, internet hay tivi tới
một đại chúng (thính giả, độc giả hay khán giả).
( Nguồn: Từ điển wikipedia)
1.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Xã hội hóa vai trò giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng là một đề tài
khá mới ở Việt Nam. Mặc dù vậy nó lại có một nển tảng khá vững vàng bởi có
những tác phẩm nghiên cứu về giới và truyền hình, nhưng đa số vẫn là các nghiên
cứu ở nước ngoài. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nhóm chúng tôi cũng đã tiếp
cận với một số tác phẩm liên quan đến vấn đề về giới, vai trò giới và truyền thông.
• Nghiên cứu “Television and Gender role” (Daniel Chandler). Trong tác
phẩm tác giả đã phân tích và đưa ra một vài số liệu cho thấy sự khác biệt
trong việc mô tả giới nam và nữ trên truyền hình và phần nào ông khẳng
định vai trò của truyền hình trong việc củng cố nên những khuôn mẫu vai
trò giới cho trẻ em.
• Nghiên cứu mang tên “Media and the gender” (John. K. Simon): Tác phẩm
nêu ra số liệu và một số đặc điểm của nam giới và nữ giới trên truyền hình,
chân dung của nhà truyền thông theo góc độ giới.
Chương 2: Xã hội hóa vai trò giới trên một số phương tiện truyền
thông.
Xã hội hoá vai trò giới không đến một cách tự nhiên mà nó là quá trình con người
học cách thích ứng với đặc điểm giới của cá nhân.Truyền thông đại chúng từ lâu
đã đóng vai trò là phương tiện xã hội hoá cùng với gia đình và các nhóm đồng
đẳng, làm nên vai trò giới. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các hình
14
ảnh phản ánh sự khác biệt giới là rất phổ biến. Do đó, truyền thông đại chúng thực
hiện vai trò quan trọng của mình trong việc gây dựng quan niệm về vai trò giới,
góp phần đem lại cho người xem những mô hình điển hình trong một thế giới rộng
lớn.
Nghiên cứu về sự xuất hiện các hình ảnh nam - nữ trên truyền thông, truyền thông
đại chúng thường rập khuôn trong sự trình bày các vai trò giới. So với phụ nữ,
nam giới thườ