Đề tài Xã hội học môi trường (thực trạng ô nhiễm kênh cầu gỗ - Góc nhìn xã hội học)

Môi trường có vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống của con người, nó là không gian sinh sống, cung cấp tài nguyên, chứa đựng rác thải Như vậy, môi trường quyết định đến mọi hoạt động sống của con người từ sức khỏe, kinh tế-xã hội, văn hóa, chính trị Kênh Cầu gỗ - một con kênh nằm trong khu vực làng Đại học Quốc Gia Tp.HCM, được hình thành với mục đích là để thoát nước mưa cho những khu vực xung quanh đó mỗi khi mưa lớn. Thế nhưng hiện nay con kênh này đang bị ô nhiễm trầm trọng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, mỹ quan và các mối quan hệ xã hội Tình trạng này đã kéo dài từ lâu và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn mà chưa có giải pháp nào thích đáng để giải quyết triệt để được vấn đề. Đó là những lí do mà nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Thực trang ô nhiễm kênh Cầu gỗ”.

doc37 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 10074 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xã hội học môi trường (thực trạng ô nhiễm kênh cầu gỗ - Góc nhìn xã hội học), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC trang PHẦN MỞ ĐẦU 4 Lý do chọn đề tài 4 Mục tiêu nghiên cứu 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 Phạm vi - đối tượng nghiên cứu 5 Phạm vi 5 Đối tượng 5 PHẦN NỘI DUNG 6 Cơ sở lý luận và một số định nghĩa liên quan 6 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6 Cơ sở lý luận 7 Thuyết hành vi (Behaviorism) 7 Thuyết hành động xã hội 8 Thuyết xung đột 9 Một số định nghĩa liên quan 10 Môi trường 10 Ô nhiễm môi trường 11 Xung đột môi trường 11 Nhóm 11 Thiết chế xã hội 11 Thực trạng ô nhiễm 12 Quy mô nghiên cứu 12 Tính nghiêm trọng 14 Nguyên nhân 18 Xung đột giữa nhóm dân cư xả rác và nhóm sinh viên không xả rác 18 Các dạng xung đột 18 Thái độ - hành vi 21 Xung đột giữa nhóm dân cư không xả rác và nhóm buôn bán 23 Các dạng xung đột 23 Thái độ - hành vi 24 Xung đột giữa nhóm chính quyền và nhóm dân cư không xả rác 25 Các dạng xung đột 25 Hành vi – thái độ 27 Xung đột giữa nhóm chính quyền và nhóm xả rác 27 Các dạng xung đột 27 Thái độ - hành vi 28 Xung đột giữa nội bộ các nhóm 29 Xung đột giữa nhóm dân cư xả rác và nhóm dân cư không xả rác 29 Xung đột giữa nhóm sinh viên xả rác và nhóm sinh viên không xả rác 31 Nhóm khách vãng lai 32 Giải pháp 33 Những giải pháp đã làm 33 Những giải pháp nhóm đưa ra 33 Giải pháp riêng đối với từng nhóm 33 Giải pháp chung 35 PHẦN KẾT LUẬN 36 Tài liệu tham khảo 37 PHẦN MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài: Môi trường có vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống của con người, nó là không gian sinh sống, cung cấp tài nguyên, chứa đựng rác thải… Như vậy, môi trường quyết định đến mọi hoạt động sống của con người từ sức khỏe, kinh tế-xã hội, văn hóa, chính trị… Kênh Cầu gỗ - một con kênh nằm trong khu vực làng Đại học Quốc Gia Tp.HCM, được hình thành với mục đích là để thoát nước mưa cho những khu vực xung quanh đó mỗi khi mưa lớn. Thế nhưng hiện nay con kênh này đang bị ô nhiễm trầm trọng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, mỹ quan và các mối quan hệ xã hội…Tình trạng này đã kéo dài từ lâu và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn mà chưa có giải pháp nào thích đáng để giải quyết triệt để được vấn đề. Đó là những lí do mà nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Thực trang ô nhiễm kênh Cầu gỗ”. Mục tiêu Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm kênh Cầu gỗ. Góp phần nâng cao nhận thức và sự quan tâm của người dân, sinh viên cũng như chính quyền địa phương đối với vấn đề này. Nhiệm vụ Quan sát khu vực kênh Cầu gỗ và ghi lại những hình ảnh thực tế. Phỏng vấn sâu dân cư, sinh viên, người buôn bán, khách vãng lai, chính quyền. Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của vấn đề ô nhiễm kênh Cầu gỗ. Đề xuất giải pháp, kiến nghị. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Thời gian thực hiện: từ 21/5 đến 20/6/2010. Không gian: khu vực kênh Cầu gỗ - Làng đại học Quốc Gia - Tp. Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu Chủ thể nghiên cứu: thực trạng ô nhiễm kênh Cầu gỗ Khách thể nghiên cứu: người dân, sinh viên, người buôn bán, chính quyền tại khu vực này. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cở sở lí luận và một số định nghĩa liên quan 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đề tài về môi trường cũng được rất nhiều nhóm quan tâm tham gia nghiên cứu. Họ đã tìm hiểu nghiên cứu khá kỹ càng về ô nhiễm môi trường, những đề tài này chủ yếu được nhiều nhóm sinh viên của Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh nghiên cứu. Nó được thể hiện rõ qua các đề tài sau: Đề tài: “Thực trạng xử lý rác thải làng Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh” của nhóm OT1 khoa Địa lý - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đề tài này cũng đã nói lên rõ thực trạng xử lý rác thải, họ đã đưa ra các nguyên nhân, các giải pháp cụ thể. Và đã phân tích được thực trạng ô nhiễm của rác thải hiện nay ở mức báo động, vấn đề xử lý rác thải đang còn nhiều bất cập, đội ngũ xử lý rác thải đang còn ít, nhận thức của sinh viên và dân chúng ở đây đang còn thấp kém. Nhưng nhóm này chưa đi sâu vào giải thích các nguyên nhân, họ chỉ nêu ra nguyên nhân, họ chưa tìm ra được tính xung đột của các đối tượng, mối quan hệ gắn kết của các đối tượng… Đề tài: Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa cấp trường năm học 2006-2007: “Rác thải sinh hoạt và hiện trạng thu gom tại phường Linh Trung - Thủ Đức - Tp. Hồ Chí Minh”. Chủ nhiệm đề tài là sinh viên “Nguyễn Văn Nguyên” khoa Địa lý - Trường KHXH&NV. Đề tài này đã nói lên thực trạng rác thải ở phường đang ngày càng gia tăng, họ đã nêu lên được những nguồn rác thải từ nhiều phía và những loại rác phổ biến như rác sinh hoạt. Họ đưa ra những giải pháp mang tính đưa các phương pháp để chữa trị nhất thời như lắp đặt thùng rác, xe đổ rác. Nhưng cũng chưa biết mối quan hệ sâu xa nguồn gốc của tình hình rác thải đang tràn lan là do đâu. Chưa nêu ra được những xung đột. Giải pháp vẫn chưa thể hiện tính cộng đồng, hướng giải quyết rộng lớn chưa có. Họ chỉ dừng lại hướng giải quyết ở quy mô nhỏ, ở cá nhân là chính. Ngoài ra còn một số đề tài nghiên cứu về môi trường: Đề tài “Ô nhiễm môi trường và ý thức người dân đô thị” do sinh viên Nguyễn Khải Huyền, khoa Xã hội học Khóa 7, niên khóa 2001-2005, thuộc Trường KHXH&NV. “Đề xuất các phương pháp thu gom và quản lý rác thải tại Làng đại học Thủ Đức” của nhóm Sóng Xanh khoa Địa lý, trường KHXH&NV. 2. Cơ sở lí luận 2.1. Thuyết hành vi (Behaviorism) Đây là một trường phái tâm lý học giải thích về hành vi chỉ dựa trên những quan sát hành vi thấy rõ (overt behaviors) hơn là dựa vào những quá trình nhận thức diễn ra bên trong não hay là những hành vi không thấy rõ (covert behaviors). Có 2 luận thuyết Hành vi: Điều kiện hóa cổ điển (Classical conditioning) Luận điểm cơ bản là hành vi trong đó có hành vi sức khỏe là kết quả của quá trình thành lập của phản xạ có điều kiện. Đây là giải thích khoa học của các hành vi lặp đi lặp lại hay thói quen. Ví dụ: Từ nhỏ một người được nhắc nhở đánh răng mỗi buổi sáng cho đến khi trở thành thói quen cứ sáng thức dậy là đi đánh răng, nếu không sẽ cảm thấy khó chịu. Mô hình cơ bản là S --> R S (stimulate) ; Kích thích, R (response, result) : Đáp ứng, kết quả. Điều kiện hóa từ kết quả (Operant conditioning). Xét một người nào đó có những hành vi do ngẫu nhiên hoặc đột khởi. Sau đó người ấy có những cảm nhận về kết quả của hành vi. Kết quả này có thể là dễ chịu, trung tính hoặc khó chịu. Nếu cảm nhận là dễ chịu người đó sẽ có khuynh hướng tái lập hành vi đó, ngược lại nếu khó chịu sẽ có khuynh hướng tránh hành vi đó đi. Mô hình cơ bản là R --> S Đặc biệt đối với những hành vi sử dụng chất gây nghiện có một động lực kép khiến người nghiện bị thôi thúc mạnh mẽ phải tiếp tục hành vi đó là họ phải thực hiện hành vi để có được những khoái cảm do chất gây nghiện mang lại đồng thời để tránh những khó chịu do không sử dụng gây ra.( 2.2. Thuyết hành động xã hội Được các nhà khoa học xã hội sử dụng để hiểu được các hệ thống xã hội và các hệ thống nhân cách qua việc phân tích các hành động và các cá nhân thể hiện các hành động đó - được gọi là các chủ thể hành động. Để đánh giá một hành động, nhà nghiên cứu cần xem xét các giá trị và mục đích của chủ thể trong quá trình thực hiện hành động cũng như thể hiện hành vi. Lý thuyết hành động khác với hành vi luận cổ điển, lý luận này quá nhấn mạnh đến những hành vi có động cơ giá trị của các cá nhân và các ý nghĩa chủ thể gắn với một hành động. Hành vi được nhìn nhận là xảy ra trong các tình huống và các mối quan hệ xác định về văn hóa và bao gồm cả những giá trị và những kỳ vọng nội tại của các chủ thể về sự phản ứng lại các cá nhân khác.(Nguồn: Barker, R.L 2003, Social Work Dictionary, NASW Press, 4th Edition, New York, tr.5) 2.3. Thuyết xung đột xã hội Hình thức đấu tranh giữa các lực lượng xã hội đối lập nhau (những tập hợp cộng đồng người hình thành một cách tự phát như dòng họ, tộc người, dân tộc, địa phương, quốc gia, giai cấp hoặc được tổ chức một cách có ý thức như các đảng phái, hội đoàn). Xung đột xã hội kịch liệt hơn tranh chấp, ganh đua, cạnh tranh hoà bình, có thể kịch liệt đến mức đột phá mọi quy tắc, pháp luật như bạo loạn, chiến tranh, vv. Xung đột xã hộ bắt nguồn từ những mâu thuẫn không đối kháng có thể được hạn chế hoặc điều chỉnh trong khuôn khổ một trật tự xã hội nhất định. Xung đột xã hội bắt nguồn từ những mâu thuẫn đối kháng đe doạ sự ổn định cơ sở kinh tế của hệ thống xã hội, tất yếu dẫn đến cách mạng làm thay đổi cả trật tự xã hội theo hướng tiến bộ. Nguyên nhân của xung đột xã hội suy đến cùng là sự bất bình đẳng xã hội trong việc phân phối tài sản, quyền lực, danh vọng. Bất bình đẳng xã hội xuất hiện cùng với giai cấp, xã hội phân hoá theo hướng hai cực: bóc lột - thống trị và bị bóc lột - bị trị. Đấu tranh giữa các giai cấp đối kháng diễn ra dưới hình thức đấu tranh tư tưởng, đấu tranh kinh tế, đỉnh cao là đấu tranh chính trị giành chính quyền, phá bỏ trật tự xã hội cũ, lập ra trật tự xã hội mới. Đấu tranh phe phái bên trong giai cấp thống trị hoặc giữa các giai cấp thống trị ở những nước khác nhau (đảo chính trong nước, chiến tranh chinh phục, thôn tính thời phong kiến, đế quốc) cũng có tính đối kháng nhưng chỉ đưa đến những biến đổi cục bộ, không có ý nghĩa cách mạng. Trong xã hội học hiện đại, vẫn có những thuyết đối lập nhau trong vấn đề đánh giá vai trò lịch sử của xung đột xã hội. Thuyết cân bằng [ Paxơn (T. Parsons)] coi xung đột xã hội là bệnh hoạn của một xã hội lành mạnh. Thuyết xung đột [Côxơ (L. Coser), Đarenđop (R. Dahrendorf)] cho xung đột xã hội có chức năng tăng cường tính thích ứng của tổ chức xã hội, chính là bảo đảm tính liên tục của xã hội. Cả hai thuyết đều phiến diện, nhưng lại bổ sung lẫn nhau. Cần nhận thức xã hội về cả hai mặt đồng thời và lịch thời: mặt đồng thời thì xem xét cấu trúc xã hội, mặt lịch thời thì xem xét quá trình xã hội. Hai trạng thái cân bằng và xung đột nằm trong cùng một quá trình, quan hệ với nhau tương tự như quan hệ giữa trị và loạn, thường và biến. Một số định nghĩa liên quan. Môi trường Theo nghĩa khái quát: môi trường của một vật thể một sự kiện là tổng hợp toàn bộ điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng lên vật thể, sự kiện đó. Môi trường của UNEP: “Môi trường là một tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng.” Bách khoa toàn thư về môi trường (1994) đưa ra định nghĩa: “ Môi trường là tập thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội nhân văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển, sinh hoạt và đời sống và hoạt động của con người trong thời gian bất kì.” 3.2. Ô nhiễm môi trường Là sự biến đổi các thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Trong giáo trình môi trường và phát triển, Đại học khoa học xã hội và nhân văn). Xung đột môi trường Là một dạng xung đột xã hội. Xuất hiện như một tất yếu khách quan. Xuất hiện khi các chức năng của môi trường lẫn át lẫn nhau. Nhóm Là một tập hợp người mà trong đó có các cá nhân quan hệ qua lại với nhau theo một cấu trúc và cơ chế nào đó. Ở đây, các cá nhân tham gia một cách tự nhiên. (nhập môn xã hội học, tr.175) Là một tập thể có từ hai người trở lên, có mức độ nhận biết chung và cùng tương tác với nhau thường xuyên.(J.Macionis, xã hội học, tr.219) Là tập hợp những người có cùng những nguyên tắc, giá trị và kì vọng, tương tác với nhau trên cơ sở đều đặn(R.T.Chaefer, xã hội học) Thiết chế xã hội Nói đến thiết chế người ta thường hiểu theo hai nghĩa: một là thiết chế xã hội với một hệ thống các quy tắc, giá trị và cơ cấu hướng tới một mục đích xác định, hai là các tổ chức xã hội với tư cách là các nhóm xã hội hiện thực rộng lớn, bao gồm các nguyên tắc, quy tắc và hệ thống thứ bậc của trách nhiệm và quyền lực.(nhập môn xã hội học, tr.195) Có 5 loại thiết chế cơ bản: gia đình, giáo dục, tôn giáo, kinh tế, nhà nước. Trên đây là những cơ sở lý thuyết để chúng tôi vận dụng vào nghiên cứu về sự ô nhiễm môi trường của kênh cầu gỗ. II. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KÊNH CẦU GỖ 1. Quy mô nghiên cứu Kênh Cầu gỗ thuộc địa phận Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, nó bắt nguồn từ đầu chợ Ngõ của làng Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và đổ vào hồ Cá sinh viên gần trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Chiếc cầu gỗ “chênh vênh” hình ảnh phía dưới cầu gỗ Theo những người dân sống ở khu vực Kênh Cầu gỗ cho biết nó hình thành từ một dòng chảy tự nhiên trước năm 1975. Kênh Cầu gỗ có chiều dài khoảng 500m, chiều rộng 2 – 3m, độ sâu 1 – 1,5m. Theo quan sát của nhóm chúng tôi, khu vực kênh Cầu gỗ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước đen ngòm lượng rác thải tập trung dưới lòng kênh rất nhiều làm nghẹt cả dòng chảy, ngoài ra trên bờ kênh và ở những khu vực đất trống cạnh bờ kênh rác vức bừa bãi, hình thành nên những đống rác tự phát “khổng lồ” , có đống rác chu vi rộng đến khoảng 3-5m, cao trên 1m. Hình ảnh “Núi rác” phía đầu nguồn con kênh Những người dân cho biết lượng rác và nước thải xuống kênh ngày càng nhiều. Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây, mức độ rác tập trung nhiều hơn, đa chủng loại hơn, ô nhiễm trầm trọng hơn. Trong khi đó, quanh kênh Cầu gỗ có khoảng 500 hộ dân và người buôn bán cùng với khoảng 20 phòng trọ sinh viên. Chúng tôi đã quan sát, nghiên cứu và phỏng vấn sâu một số người dân, sinh viên và người buôn bán trong những đối tượng này. Một hộ nhà dân sống cạnh con kênh 2. Tính nghiêm trọng Ảnh hưởng tới môi trường nước: Trực tiếp nhất đó là hồ chứa chất thải từ kênh chảy xuống làm thay đổi thành phần chất trong nước. Các nguồn nước ngầm xung quanh con kênh bị ảnh hưởng ít nhiều, đặc biệt là vào mùa mưa tỉ lệ thẩm thấu mạnh gây ô nhiễm trên diện rộng. Dòng nước “đen ngòm” chảy qua con kênh Cầu gỗ Ảnh hưởng tới sức khỏe: Gây mùi hôi thối khó chịu cho các hộ dân xung quanh và những người đi ngang qua đây. Đặc biệt là khi có gió lớn và khi trời nắng thì bốc mùi càng nồng nặc. Có những trường hợp người dân và sinh viên ở đây đã nôn mửa, do không chịu được nên phải chuyển chỗ ở. Những mầm mống của dịch bệnh đe dọa tới sức khỏe của con người Nguồn nước ô nhiễm gây các bệnh liên quan đến đường ruột, ngoài da, mắt, mũi… khi mà các hộ dân và sinh viên ở đây sử dụng mạch nước ngầm ở xung quanh đó. Các sinh vật như ruồi, muỗi, bọ gậy, vi trùng…sống khu vực này sinh sôi nảy nở rất nhanh. Đây là vật trung gian truyền bệnh, nguy cơ bệnh dịch xảy ra rất cao. Một dấu (?) lớn cho nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân và sinh viên trọ cạnh đây Ảnh hưởng tới mỹ quan: Tình trạng xả rác, ô nhiễm nơi đây để lại ấn tượng xấu cho những ai từng chứng kiến trực tiếp. Đầu con kênh cũng là nơi gần chợ, gần đường giao thông nhưng lại có một đống rác với đường kính rất lớn có từ nhiều năm nay gây mất mỹ quan, mất thiện cảm cho những ai đi qua “Vẻ đẹp điển hình” của kênh Cầu gỗ Ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội: Các thành phần dân cư ở đây từ người dân, sinh viên, người buôn bán, khách vãng lai không phải tất cả đều xả rác mà trong đó có một bộ phận người dân và hầu hết sinh viên không có hành vi xả rác xuống con kênh . Từ đó gây ra bất bình giữa hai bộ phận: người xả rác và người không xả rác. Từ bất bình dẫn đến mâu thuẫn, đã có lời qua tiếng lại gây chia rẽ. Còn có hiện tượng nói xấu, kể tội nhau, tất cả cũng chỉ vì hành vi xả rác mà ra. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm này đã được người dân kiến nghị lên chính quyền từ lâu nhưng chưa thấy hành động nào mang tính triệt để để giải quyết tận gốc vấn đề này vì thế gây ra sự mất tin tưởng vào chính quyền của nhân dân. Từ đó, các vấn đề chung khó đi đến sự đồng thuận hoàn toàn của hai bên. Một số hình ảnh “ô nhiễm” nơi kênh Cầu gỗ Đốt rác làm ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như ảnh hưởng tới mỹ quan Lời cảnh báo không ngăn được thực trạng nơi đây!!! III. NGUYỄN NHÂN Ô NHIỂM KÊNH CÂU GỖ Kênh Cầu gỗ hiện nay, có nhiều nhóm còn sinh sống: khu vực này. Qua khảo sát thực trạng, cũng như phỏng vấn sâu các nhóm có liên quan: nhóm dân cư, nhóm sinh viên và nhóm buôn bán, nhóm khách vãng lai và nhóm quản lý, chúng tôi nhận thấy có sự xung đột môi trường giữa các nhóm: nhóm sinh viên không xả rác – nhóm dân cư, nhóm dân cư với nhóm buôn bán, nhóm chính quyền với nhóm không xả rác, nhóm chính quyền với nhóm xả rác và ngoài ra còn có sự xung đột giữa nội bộ các nhóm với nhau. Xung đột giữa nhóm dân cư xả rác với nhóm sinh viên không xả rác Xung quanh khu vực kênh Cầu gỗ có rất nhiều nhà dân và các phòng trọ sinh viên chạy dọc theo kênh. Việc tranh giành lợi thế trong khai thác và sử dụng các nguồn lực tự nhiên - kênh cầu gỗ - trong đó nổi lên hai nhóm xã hội là nhóm dân cư và nhóm sinh viên không xả rác. Sự đối chọi về nhận thức, mục tiêu, lợi ích, quyền lực dẫn đến xung đột xã hội giữa hai nhóm chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào đấu tranh bảo vệ môi trường sống. Giữa nhóm dân cư và nhóm sinh viên không xả rác tồn tại tới bốn dạng xung đột: 1.1. Các dạng xung đột Thứ nhất, xung đột về nhận thức Nguyên nhân bắt nguồn từ sự hiểu biết khác biệt nhau trong hành động của các nhóm, dẫn đến phá hoại môi trường. Nhóm sinh viên không xả rác ý thức được hành vi xả rác của mình sẽ gây ô nhiễm môi trường sống, sẽ làm cho chức năng chứa đựng rác thải của kênh cầu gỗ vượt lên chức năng không gian sống và thoát nước của kênh nên không vứt rác xuống kênh. Họ có sự quan tâm, hiểu biết cũng như tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. Vì thế họ ý thức rất tốt về hành vi của mình đối với môi trường. Trong khi đó, nhóm dân cư - hầu hết là dân lao động nghèo - thiếu sự hiểu biết cũng như quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm môi trường. Họ nghĩ rằng đây là khu vực sẽ quy hoạch nên không cần chú ý bảo vệ môi trường sống của mình. Vả lại, họ cũng không định cư ở đây lâu dài nên không sợ mình sẽ làm ô nhiễm khu vực kênh này. Ngoài ra, việc ô nhiễm con kênh xảy ra rất lâu rồi, khoảng mười năm trở lại đây, vì thế nhóm dân đến định cư sau này thấy rác đã có sẵn nên mình cũng xả theo, theo kiểu “người ta xả thì mình cũng xả”. Có nhóm người dân xả rác theo thói quen, hành vi xả rác đã trở thành hành vi vô ý thức, dần dần họ xả rác theo một khuôn mẫu hành vi có sẵn. Có một bộ phận không nhỏ dân cư lại có ý nghĩ rằng việc xử lí rác thải, xử lí ô nhiễm dòng kênh cầu gỗ là việc của chính quyền phải lo, không phải việc của mình nên họ thờ ơ với tình trạng ô nhiễm nơi đây. Họ nghĩ rằng đây là trách nhiệm của nhà quản lí hay của ai đó chứ không phải của họ. Và họ thấy cái lợi của việc đổ rác xuống kênh lớn hơn là cái hại của việc gây ô nhiễm mội trường. Thứ hai, xung đột mục tiêu Mục tiêu của các nhóm khác nhau dẫn đến xung đột. Mục tiêu của nhóm dân cư đó là vì kinh tế. Họ không phải tốn chi phí cho việc đóng tiền đổ rác. Ở đây có hai nhóm dân cư có cách thức xử lí rác thải khác nhau. Một nhóm dân thì đổ rác trực tiếp xuống con kênh để không phải đóng tiền đổ rác. Mà theo thông tin chúng tôi tìm hiểu thì tiền rác là khoảng 25 ngàn/tháng. Một nhóm thì đốt rác. Khi đi khảo sát cũng như phỏng vấn các bạn sinh viên thì chúng tôi đã chứng kiến những đống rác đang được đốt ở cuối con kênh ngay hồ cá sinh viên. Khi phỏng vấn các bạn sinh viên ở đây, với câu hỏi “Bạn thường đổ rác ở đâu?”, thì họ đều bảo là đổ vào thùng rác trước cửa, đến chiều bà chủ nhà sẽ đem đổ hoặc tự họ đem đổ ở cuối con kênh, khi nào rác đầy thành đống thì bà sẽ đốt. Chúng tôi được biết thêm là bà chủ nhà trọ này quản lý 86 phòng trọ sinh viên. Khi hỏi các bạn đó nghĩ gì khi bà chủ lại không đóng tiền đổ rác mà chỉ đem rác đi đốt thì các bạn đều rất bức xúc và có nguyện vọng được đổ rác đúng nơi quy định. Ngược lại thì mục tiêu của nhóm sinh viên không xả rác là bảo vệ sức khỏe của chính họ. Kế nữa là giữ thể diện vì họ nghĩ rằng sinh viên- tầng lớp trí thức của xã hội- lại xả rác sẽ bị đánh giá làm mất thể diện của các bạn. Và các bạn cũng rất ngại khi bạn bè đến chơi mà thấy khu vực này quá dơ, bốc mùi không chịu nổi. Thứ ba, xung đột về lợi ích Xuất hiện khi các nhóm tranh giành lợi thế khi sử dụng tài nguyên. Nhóm dân cư vì lợi ích tiết kiệm được công sức, tiền của và thời gian nên xả nước và rác thải xuống lòng kênh, ngay cạnh các dãy phòng trọ của sinh viên. Họ sử dụng con kênh này để thải tất cả các loại rác thải, nước thải. Đặc biệt ở đây
Luận văn liên quan