Cho vaytheohạnmứctíndụng
• Theo Điều6 vàĐiều16 Quyếtđịnh1627/2001/QĐ-NHNN củaThốngđốcNgânhàngNhànước
ban hànhngày31/12/2001 “Quychếchovaycủatổchứctín dụngđốivớikháchhàng” quyđịnhvề
chovayHạnmứctín dụngnhưsau:
o Hạnmứctín dụnglà mứcdưnợvaytốiđađượcduytrì trong mộtthời giannhấtđịnhmà
ngânhàngvàkháchhàngđãthoả thuận trong hợpđồngtín dụng.
o Phươngthức chovaytheo hạnmứctín dụng: Tổchứctín dụngvàkháchhàngxácđịnhvà
thoả thuận mộthạnmứctín dụngduytrì trong mộtkhoảngthời giannhấtđịnh
Đốitượngápdụng
o Ápdụngđốivớikháchhàngcóquanhệtín dụngthường xuyênvớingânhàng
o Sảnxuấtkinhdoanhổnđịnh, vốnluân chuyểnnhanh.
o Vayvốnrảnợthường xuyên.
o Cótín nhiệmvớingânhàng.
o Mởtài khoảntiền gửithanh toán chínhtại ngânhàng
17 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6703 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xác định hạn mức tín dụng trong cho vay hạn mức khách hàng doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY HẠN MỨC
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
GVHD: PGS.TS TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
LỚP: NH Đêm1 – Khóa 22 –Nhóm 1
Danh sách nhóm:
Hồ Thị Thu Hiền
Trần Thị Ngọc Huệ
Lương Thị Hồng Quế
Trần Thị Cẩm Tú
NỘI DUNG
1
• Tổng quan về cho vay theo hạn mức tín dụng
2
• Cách xác định hạn mức tín dụng
3
• Cách tính hạn mức tín dụng của các Ngân hàng Việt
Nam
TỔNG QUAN VỀ CHO VAY THEO HMTD
Cho vay theo hạn mức tín dụng
• Theo Điều 6 và Điều 16 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
ban hành ngày 31/12/2001 “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” quy định về
cho vay Hạn mức tín dụng như sau:
o Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà
ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
o Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và
thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định
Đối tượng áp dụng
o Áp dụng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên với ngân hàng
o Sản xuất kinh doanh ổn định, vốn luân chuyển nhanh.
o Vay vốn rả nợ thường xuyên.
o Có tín nhiệm với ngân hàng.
o Mở tài khoản tiền gửi thanh toán chính tại ngân hàng
TỔNG QUAN VỀ CHO VAY THEO HMTD
Ưu – nhược điểm của cho vay theo hạn mức tín dụng
ƯUĐiỂM NHƯỢCĐiỂM
Thủ tục đơn giản, khách hàng vay vốn chỉ cung cấp hồ sơ
lần đầu khi có nhu cầu vay vốn, khi có nhu cầu giải ngân chỉ
bổ sung thêm chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn vay.
Kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp: và khi
doanh nghiệp thu hồi vốn lại có thể trả ngay lập tức.
Cho phép doanh nghiệp linh hoạt trong việc sử dụng nguồn
vốn vay, chỉ khi nào cần thì mới rút vốn vay sử dụng.
Giảm các chí phí phát sinh liên quan đến khoản vay như
chi phí thẩm định tài sản, lệ phí công chứng, chi phí hồ sơ
giấy tờ liên quan, …
Lãi suất cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng thông
thường thấp hơn cho vay từng lần
Thời hạn cấp HMTD: 12 tháng
ngân hàng thông thường không
thực hiện thẩm định lại tình hình tài
chính của khách hàng
rủi ro khi không nắm được tình
hình hoạt động kinh doanh của khách
hàng.
Việc xác định nhu cầu vốn kế hoạch
của khách hàng phải chính xác.
CÁCH XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG
Căn cứ xác định hạn mức tíndụng:
– Báo cáo quyết toán của năm trước.
– Báo cáo quyết toán tại thời điểm gần nhất.
– Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm.
– Các hợp đồng kinh tế, hợp đồng thi công.
– Kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, trong đó
dự báo chi tiết về tài sản và nguồn vốn.
Kế hoạch kinh doanh của doanh
nghiệp gồm các khoảnmục
Các khoản mục trong bảng kế hoạch
tài chính
CÁCH XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG DỰA VÀO VÒNG
QUAY VỐN LƯU ĐỘNG
– Xác định vòng quay vốn lưu động dựa trên tài sản lưu động bình quân:
Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch = Doanh thu thuần kỳ kế hoạch
Bình quân TSLĐ kỳ kế hoạch
– Xác định chi phí sản xuất kế hoạch:
Chi phí sản xuất kế hoạch = Doanh thu thuần kế hoạch – khấu hao – lợi nhuận – thuế - lợi nhuận định mức
– Xác định nhu cầu vốn kế hoạch:
Nhu cầu vốn kế hoạch = Chi phí sản xuất kế hoạch
Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch
– Xác định vốn lưu động tự có:
Vốn lưu động tự có = vốn lưu động ròng đầu năm kế hoạch + dự kiến tăng vốn dài hạn trong năm
kế hoạch – dự kiến mua sắm tài sản cố định trong năm kế hoạch
– Xác định các khoản huy động khác:
Các khoản huy động khác = Chiếm dụng vốn của người bán + Vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng khác
– Xác định hạn mức tín dụng:
Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn kế hoạch – Vốn lưu động tự có - Các khoản huy động khác kế hoạch
CÁCH XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG DỰA VÀO VÒNG
QUAY VỐN LƯU ĐỘNG
ƯUĐiỂM NHƯỢC ĐiỂM
Cách tính toán tương đối đơn giản, phù
hợp với những doanh nghiệp không có
biến động nhiều về tỷ lệ các thành phần
trong bảng cân đối kế toán cũng như các
khoản mục chi phí trên doanh thu.
Khách hàng có thể quay vòng sử dụng
vốn khi ngân hàng không xác định được
chính xác thời gian trả nợ cụ thể mà chỉ
dựa vào thời gian duy trì hạn mức.
Việc tính toán vòng quay vốn lưu động dựa vào tài sản lưu
động bình quân, chính vì vậy thường xảy ra tình trạng thiếu
hụt vốn cho doanh nghiệp khi tài sản lưu động của khách hàng
tăng cao.
Việc tính toán hạn mức ngoài kết quả kinh doanh dự kiến (kế
hoạch) thì các chỉ tiêu đa số đều dựa vào số dư nợ cuối kỳ của
năm trước.
Việc xác định hạn mức của doanh nghiệp được dựa vào dư
nợ vay của cuối năm trướckhông thể hiện được trong năm kế
hoạch việc tăng giảm các khoản nợ này
Ngân hàng không xác định được thời gian trả nợ của khách
hàng, ngân hàng khó giám sát để thu hồi nợ vay.
Ví dụ:..\VI DU CACH XAC DINH HMTD.docx
CÁCH XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG DỰA VÀO LƯU
CHUYỂN TiỀN TỆ
Căn cứ xác định hạn mức tín dụng:
•Báo cáo quyết toán của năm trước.
•Báo cáo quyết toán tại thời điểm gần nhất.
•Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm.
•Các hợp đồng kinh tế, hợp đồng thi công.
•Khách hàng vay phải lập được dự toán lưu
chuyển tiền tệ/dự toán thu chi ngân quỹ trong
suốt thời gian vay vốn (kỳ kế hoạch)
Nguyên tắc xác định:
•Căn cứ vào dự toán/kế hoạch lưu chuyển tiền
tệ trong kỳ
•Căn cứ số dư ngân quỹ đầu kỳ, số dư tiền tối
thiểu để xác định tình trạng ngân quỹ thặng
dư/thiếu hụt cuối kỳ
•Dự kiến số vay/trả trong kỳ
•Xác định hạn mức tín dụng.
Dựa trên dự toán
dòng thu và chi do
doanh nghiệp dự
kiến, xác định ngân
lưu ròng trong kỳ =
dòng thu - dòng chi
Xđ tình trạng ngân
quỹ cuối kỳ thông qua
số dư ngân quỹ đầu
kỳ, ngân lưu ròng
trong kỳ, số dư tiền
tối thiểu
ngân quỹ cuốikỳ
thặng dư (số dương)
hoặc thiếu hụt (số âm)
vay
Xđ số vay ròng/trả
ròng trong kỳ
+ Ngân quỹ thiếu
hụt: số tiền vay mới
= số tiền thiếu hụt
+ Ngân quỹ thặng
dư: sẽ trả nợ
mới
điểm
Xác định hạn mức
tín dụng trên cơ sở
số vay/trả trong kỳ,
ngân hàng xác định
số dư nợ lũy kế vào
cuốimỗi kỳ.
Hạn mức tín dụng sẽ
được ấn định theo số
dư nợ lũy kế tại thời
cao nhất
Các bước thực hiện
B1 B2
B3B4
CÁCH XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG DỰA VÀO LƯU
CHUYỂN TiỀN TỆ
Tính hạn mức tín dụng thông qua lưu chuyển tiền tệ gián tiếp
CÁCH XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG DỰA VÀO LƯU
CHUYỂN TiỀN TỆ
CÁCH XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG THÔNG QUA LƯU
CHUYỂN TiỀN TỆ
ƯUĐiỂM NHƯỢC ĐiỂM
Dựa theo kế hoạch kinh doanh hàng tháng của
khách hàng thì ngân hàng có thể chủ động nguồn cho
vay cũng như kế hoạch thu nợ khi khách hàng có lưu
chuyển tiền tệ dương.
Khách hàng lên kế hoạch chi tiết cho hoạt động kinh
doanh thì có thể xác định được nhu cầu vốn thiếu hụt
hoặc thặng dư để cân đối việc sử dụng và thanh toán
nợ vay sao cho hiệu quả nhất.
Ngân hàng có thể đánh giá được tình hình hoạt động
kinh doanh hàng tháng của KH thông qua việc vay và
trả nợ theo kế hoạch đã đề ra
Khách hàng phải dự báo và lên kế
hoạch chi tiết trong năm hoạt động, đồng
thời phải đảm bảo theo đúng mục tiêu kế
hoạch đã đặt ra.
Số liệu để tính toán đa số đều phải ước
lượng tỷ lệ và có điều chỉnh nên đòi hỏi
kỹ năng dự báo tốt
Ví dụ:..\VI DU CACH XAC DINH HMTD.docx
CÁCH TÍNH HẠN MỨC TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG ViỆT NAM
Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Bước 1: Xác định doanh thu thuần, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) so với doanh thu năm kế
hoạch: căn cứ vào tỷ lệ tăng trưởng DT hàng năm trước, tỷ lệ EBIT/DTT đó để ước tính cho năm kế hoạch
Bước 2: Xác định EBIT dựa vào doanh thu thuần kế hoạch và tỷ lệ EBIT/DTT
Bước 3: Xác định chi phí cần thiết để sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất cần thiết = Doanh thu thuần – khấu hao – EBIT
Bước 4: Xác định vòng quay vốn lưu động: Dựa vào vòng quay vốn lưu động của các trước để ước tính cho
năm kế hoạch
Bước 5: Xác định nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động kế hoạch = Chi phí sản xuất cần thiết
Vòng quay vốn lưu động
Bước 6: Xác định vốn lưu động ròng dựa vào năm trước có điều chỉnh
Bước 7: Xác định các khoản chiếm dụng ngắn hạn người bán và các khoản huy động khác
(không tính vay ngắn hạn): dựa vào năm trước có điều chỉnh
Bước 8: Xác định nhu cầu vay
Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn kế hoạch – Vốn lưu động ròng - Các khoản phải trả
người bán và huy động khác – Dư nợ vay ngắn hạn tại Ngân hàng khác.
CÁCH TÍNH HẠN MỨC TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG ViỆT NAM
Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV)
..\VI DU CACH XAC DINH HMTD.docx
Như vậy cách tính hạn mức của BIDV có một số điểm khác như sau:
Việc tính nhu cầu vốn được xác định bắt đầu từ lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), EBIT được
xác định dựa vào các tỷ lệ của những năm trước đó và có điều chỉnh lại.
Khi xác định nhu cầu vốn đã loại trừ phần lãi vay ra khỏi chi phí cần thiết cho hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Vòng quay vốn lưu động dựa vào các năm trước có điều chỉnh
Khi xác định hạn mức vay vốn tại BIDV thì chỉ loại trừ dư nợ cuối kỳ của năm trước mà không
loại trừ tổng hạn mức các tổ chức tín dụng khác đã cam kết tài trợ cho khách hàng.
Việc tính toán các chỉ tiêu chủ yếu dựa vào ước tính của cán bộ thẩm định nên có thể mang tính
chủ quan và thiếu chính xác
BIDV quy định thời gian trả nợ cụ thể cho từng lần rút vốn vay dựa vào vòng quay
vốn lưu động và có điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình của khách hàng
Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB)
– Bước 1: Xác định tổng chi phí kế hoạch: Bao gồm tất cả các chi phí liên quan
đến hoạt động
– Bước 2: Xác định doanh thu kế hoạch từ đó tính toán ra lợi nhuận của năm kế
hoạch nhằm xác định được hiệu quả của phương án kinh doanh
– Bước 3: Xác định nhu cầu vốn lưu động bình quân dựa vào các khoản mục chủ
yếu là phải thu, tồn kho và phải trả.
– Bước 4: Xác định nhu cầu vốn vay ngắn hạn của khách hàng
– Bước 5: Xác định vốn tự có của doanh nghiệp
– Bứớc 6: Xác định nhu cầu vay vốn MSB
CÁCH TÍNH HẠN MỨC TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG ViỆT NAM
Việc tính toán hạn mức tín dụng cho khách
hàng không dựa vào tổng chi phí cũng như
vòng quay vốn lưu động mà dựa vào chênh
lệch giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn. Cách
xác định nhu cầu vốn lưu động bình quân
căn cứ vào số đầu kỳ và số cuối kỳ của năm
kế hoạch của các khoản mục lưu động trên
bảng cân đối kế toán.
Cách tính hạn mức này đơn giản nhưng sẽ
không phản ánh được chính xác nhu cầu vay
vốn của khách hàng khi chỉ dựa vào bình
quân số đầu kỳ và cuối kỳ dựa trên khoản
phải thu, phải trả và tồn kho vì chi phí hoạt
động của doanh nghiệp không chỉ có việc
mua hàng hóa để bán và dự trữ mà còn có
các khoản chi phí quản lý, chi phí bán hàng
và chi phí lãi vay do đó nhu cầu vốn lưu
động của khách hàng sẽ khác
CÁCH TÍNH HẠN MỨC TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG ViỆT NAM
Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB)
Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
SCB xác định hạn mức tín dụng theo vòng quay vốn tương tự như cách tính ở trên, tuy nhiên đã có một
số điều chỉnh, cụ thể:
– Theo cách tính hạn mức ở trên thì do vòng quay vốn lưu động dựa vào tài sản lưu động bình quân
nên có thể gây thiếu hụt vốn khi trong kỳ vốn lưu động tăng cao, do đó SCB tính vòng quay vốn
lưu động dựa vào tài sản lưu động cao nhất của năm trước, cụ thể:
Vòng quay VLĐ năm trước = Doanh thu thuần năm trước
Tài sản lưu động năm trước cao nhất
– Với phương pháp tính hạn mức dựa vào vòng quay vốn lưu động bình quân thì ngân hàng sẽ
không xác định được thời gian khách hàng sẽ có nguồn tiền để trả nợ, chính vì vậy SCB áp dụng
phương thức cho vay hạn mức nhưng lại quy định thời gian trả nợ cho mỗi lần nhận nợ cụ thể.
Thời gian trả nợ = 360 ngày / vòng quay vốn lưu động
– Với cách tính hạn mức tín dụng cũng chủ yếu dựa vào số liệu thời điểm và số liệu cuối năm trước
nên cũng có những nhược điểm chung của phương pháp tính hạn mức tín dụng
theo vòng quay vốn
CÁCH TÍNH HẠN MỨC TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG ViỆT NAM
THANK YOU