Trước khi đi phân tích và xem xét vụ việc trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về thế nào là tai nạn lao động và để một tai nạn được xem là tai nạn lao động thì nó cần phải đáp ứng những điều kiện như thế nào. Qua đó chúng ta có thể dễ dàng xác định được trong tình huống trên thì tai nạn mà anh H gặp phải có được coi là tai nạn lao động hay không.
11 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4452 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xác định tai nạn lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình huống:
H là kỹ sư xây dựng của công ty X. Ngày 18/06/2007 mặc dù đã hết giờ làm việc nhưng anh và một số đồng nghiệp vẫn tiếp tục làm một số công việc chuẩn bị cho ngày mai đổ bê tông công trình. Không may dàn giáo bị sập khiến H và T (công nhân của công ty) bị thương phải vào viện điều trị. Sau 3 tháng điều trị H được xác định suy giảm 64% khả năng lao động. T bị thương nhẹ nên được ra viện sau 15 ngày điều trị, không giám định thương tật. Bảo hiểm xã hội quận Y đã không giải quyết chế độ tai nạn lao động cho H vì cho rằng đây là tai nạn rủi ro xảy ra ngoài giờ làm việc.
Hỏi:
Tai nạn trên có phải là tai nạn lao động hay không? H có thể gửi đơn đến cơ quan, tổ chức nào để yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho mình?
Nếu là tai nạn lao động thì H sẽ được hưởng quyền lợi BHXH như thế nào?
Trước khi đi phân tích và xem xét vụ việc trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về thế nào là tai nạn lao động và để một tai nạn được xem là tai nạn lao động thì nó cần phải đáp ứng những điều kiện như thế nào. Qua đó chúng ta có thể dễ dàng xác định được trong tình huống trên thì tai nạn mà anh H gặp phải có được coi là tai nạn lao động hay không.
Khái niệm tai nạn lao động:
Tại Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBH ngày 18 tháng 04 năm 2003 đã chỉ ra khái niệm tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tổ nguy hiểm, độc hại trong lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ công việc.
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động thì tai nạn lao động được định nghĩa:
“Là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”
Đặc điểm của tai nạn lao động:
Từ định nghĩa trên có thể hiểu khái niệm tai nạn lao động gồm những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất: Người bị tai nạn lao động:
Người bị tai nạn lao động ở đây phải là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức hoặc cá nhân. Theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động, người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động thì hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Và hình thức của hợp đồng lao động được thể hiện dưới 3 dạng: bằng văn bản, bằng miệng hoặc bằng hành vi theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Lao động và Điều 3 Nghị định 44/2003.
Thứ hai: Hậu quả do tai nạn lao động:
Tai nạn lao động gây ra làm cho các bộ phận, chức năng của cơ thể con người bị tổn thương như gãy tay, gãy chân, mù mắt… hoặc bản thân người lao động bị tử vong. Ngoài ra tai nạn lao động còn có thể dẫn tới sự thiệt hại về của cải, vật chất như sập nhà, hỏng máy móc…
Thứ ba: Địa điểm xảy ra tai nạn lao động:
Tai nạn lao động phải xảy ra tại một trong ba nơi: tại nơi làm việc theo quy định và thỏa thuận trong hợp đồng lao động, hoặc ngoài nơi làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, hoặc trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại.
Thứ tư: Thời gian xảy ra tai nạn lao động:
Tai nạn lao động gắn liền với địa điểm xảy ra tai nạn lao động, đó là trng giời làm việc. Việc xác định “trong giờ làm việc” căn cứ vào sự thỏa thuận trước đó giữa người lao động và người sử dụng lao động, trên cơ sở quy định của pháp luật. Thời gian xảy ra tai nạn cũng được tính là thời điểm xảy ra tai nạn lao động là thời gian ngoài giờ làm việc khi người lao động đang làm công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động và thời điểm người lao động bị tai nạn khi đang trên đường đi làm hoặc đang trên đường về trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Đối với đặc điểm này pháp luật cũng đã quy định rất rõ. Tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 Hướng dẫn một số điều của Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm bắt buộc; và Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 125/2006:
1. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động quy định tại cỏc khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 19 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
a) Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc bao gồm:
- Tai nạn xảy ra trong lao động gắn liền với việc thực hiện cụng việc, nhiệm vụ được phừn cụng;
- Tai nạn trong thời gian ngừng việc giữa giờ do nhu cầu sinh hoạt đú được chế độ, nội quy quy định như vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bỳ, đi vệ sinh;
- Tai nạn trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, trong thời gian chuẩn bị và kết thỳc cụng việc.
b) Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện cụng việc theo yờu cầu của người sử dụng lao động mà cỏc cụng việc đỳ gắn liền với việc thực hiện cụng việc, nhiệm vụ lao động được phân công.
c) Bị tai nạn trờn tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường mà hằng ngày, người lao động vẫn thường xuyờn đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại.
Thứ năm: Tai nạn lao động xảy ra là do có sự tác động bởi những yếu tổ nguy hiểm, độc hại trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ mà người chủ sử dụng lao động giao cho.
Bên cạnh đó trường hợp người lao động bị tai nạ khi đang làm việc do tác động bởi những yếu tố khách quan, không phải do công việc gây ra như sét đánh, lũ lụt, hỏa hoạn, động đất… cũng được coi là bị tai nạn lao động, miễn là tai nạn xảy ra khi họ đang làm nhiệm vụ mà người sử dụng lao động giao cho, không nhất thiết tai nạn đó phải do chính công việc mà họ đang thực hiện gây ra.
Xem xét tình huống của anh H:
Qua phân tích ở trên chúng ta thấy:
Thứ nhất: Người bị tai nạn trong tình huống nêu ở đề bài là Anh H – nhân viên kỹ sư xây dựng cho công ty X. Do đó anh H đương nhiên là đối tượng có thể bị tai nạn lao động.
Thứ hai: Sau khi bị chấn thương tại nơi làm việc và sau khoảng thời gian điều trị là 3 tháng thì tình trạng sức khỏe của anh H được xác định là suy giảm 64% khả năng la động. Do vậy, hậu quả của tai nạn lao động gây ra cho anh H là đáng kể.
Thứ ba: Về địa điểm xảy ra tai nạn: Anh H bị tai nạn ngay trong công ty.
Thứ tư: Về thời gian xẩy ra tai nạn. Theo quy định tại Điểm b Điều 1 Mục III quy định về Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghệ nghiệp tại Thông tư số 03/2007 nêu trên thì trong trường hợp này chúng ta thấy khi xảy ra tai nạn anh H và anh T đang thực hiện việc chuẩn bị cho việc đổ bê tông công trình để phục vụ cho công việc vào ngay mai. Như vậy, công việc mà anh H thực hiện được xem là gắn với công việc mà người sử dụng lao động giao cho.
“Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện cụng việc theo yờu cầu của người sử dụng lao động mà cỏc cụng việc đỳ gắn liền với việc thực hiện cụng việc, nhiệm vụ lao động được phân công”
Do đó, mặc dù thời gian xảy ra tai nạn trong trường hợp này không nằm trong giờ làm việc nhưng chúng ta vẫn xác định tai nạn của anh H vẫn thuộc là tai nạn lao động.
Thứ năm: Nguyên nhân xảy ra tai nạn trong trường hợp này là do giàn giáo bị sập. Nguyên nhân này xuất phát trực tiếp từ công việc của anh H đang làm dưới sự phân công của người sử dụng lao động.
Từ tất cả những phân tích trên đây, chúng ta có thể kết luận trong trường hợp này tai nạn của anh H được xét là thuộc tai nạn lao động.
Để giúp chúng ta có cách nhìn tổng quát hơn để tránh nhầm lẫn giữa hai lại tai nạn này, chúng ta sẽ đi so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai loại tai nạn rủi ro và tai nạn lao động như sau
Tiêu chí
Tai nạn lao động
Tai nạn rủi ro
Giống nhau:
Chủ thể bị tai nạn: có thể đều là người lao động
Hậu quả: đều làm cho các bộ phận, chức năng của cơ thể người lao động bị tổn thương hoặc dẫn đến tử vong. Ngoài ra cả hai trường hợp này đều đưa đến hậu quả gián tiếp cho người lao động về công việc, kinh tế và tinh thần
Khác nhau
Chủ thể
Hẹp hơn tai nạn rủi ro:
Chỉ bao gồm người lao động làm theo chế độ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức
Rộng hơn tai nạn lao động:
Bao gồm chủ thể của Tai nạn lao động và các chủ thể khác như trẻ em, học sinh, sinh viên, nông dân…
Về địa điểm xảy ra tai nạn
Nơi xảy ra tai nạn được quy định hẹp trong phạm vi tại nơi làm việc, đó có thể là trong trang trại, cơ sở sản xuất hoặc trên tàu, thuyền… tùy thuộc vào công việc và thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ. Ngoài ra pháp luật cũng thừa nhận trường hợp NLĐ bị tai nạn ngoài nơi làm việc khi làm nhiệm vụ theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động hoặc bị tai nạn khi đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trên tuyến đường và thời gian hợp lý.
Pháp luật không hạn chế về địa điểm nơi xảy ra tai nạn, đó có thể là bất cứ đâu, có thể trùng với địa điểm của Tai nạn lao động.
Về thời gian xảy ra tai nạn
Pháp luật quy định tai nạn xảy ra phải là trong giờ làm việc, bao gồm cả giờ giải lao, ăn giữa ca, vệ sinh, tắm rửa… Ngoài ra pháp luật cũng thừa nhận hai trường hợp ngoại lệ, đó là trường hợp NLĐ bị tai nạn ngoài giờ làm việc nhưng gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ do NSDLĐ giao cho và trường hợp NLĐ bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Pháp luật không hạn chế về thời gian xảy ra tai nạn, đó có thể là ngày hoặc đêm, trong giờ làm việc hoặc ngoài giờ làm việc
Do đó, việc Bảo hiểm xã hội quận Y không giải quyết chế độ tai nạn lao động cho anh H vì lý do đây không phải là tai nạn lao động là không đúng với quy định của pháp luật.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của anh H
Cải cách việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân với cán bộ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước và tổ chức của bộ máy hành chính là một trong năm vấn đề cơ bản trong cải cách thể chế hành chính của nhà nước ta. Chính sách an sinh xã hội là nhằm đảm bảo sự ổn định của xã hội, đời sống cho nhân dân. Do vậy, khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực BHXH phần lớn rất nhạy cảm và phức tạp vì có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của đối tượng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp trong quá trình giải quyết. Tại chương IX, Luật BHXH có 3 điều quy định rõ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH. Nghị định 152/NĐ-CP (ngày 25/10/2006) và Quyết định số 3591/QĐ-BHXH (ngày 27/12/2006) quy định công tác giải quyết khiếu nại, tô cáo của tổ chức BHXH Việt Nam phù hợp với Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật BHXH.
Theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 3591/QĐ-BHXH, ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về BHXH thì:
“1- Giám đốc BHXH huyện, Giám đốc BHXH tỉnh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về BHXH của mình, của cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp.
3- Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà Giám đốc BHXH huyện, Giám đốc BHXH tỉnh đã giải quyết nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại đã quá thời hạn quy định mà không được giải quyết.
4-Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, Quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án tại Toà án theo quy định của pháp luật.”
Như vậy trong trường hợp này. Để bảo vệ quyền lợi cho mình thì anh H có thể giửi đơn kiện lên Giám đốc BHXH huyện X để được giải quyết. Và trong trường hợp việc giải quyết của Giám đốc BHXH huyện chưa thỏa đáng thì anh H vẫn có thể tiếp tục gửi đơn lên các cấp cao hơn là Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh và cuối cùng là Tòa án nhân dân nếu như vụ việc được các chủ thể kia không giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho anh H hoặc quá thời gian quy định về thời gian khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Trong các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực BHXH đã được pháp luật quy định rất rõ ràng tuy nhiên trên thực tế vẫn xuất hiện nhiều điểm còn mâu thuẫn và chưa thống nhất trong cách giải quyết. Sau đây em xin chỉ ra một số vướng mắc tiêu biểu phát sinh trên thực tế như sau:
- Điểm a, Khoản 1 Nghị định 152/NĐ-CP quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại về BHXH: Người sử dụng lao động, thủ trưởng tổ chức BHXH các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về BHXH của mình bị khiếu nại. Thực tế các nội dung đơn khiếu nại đều là những trường hợp hưởng trợ cấp BHXH trước ngày 01/01/1995, do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết. Do đó, thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, lẽ ra là do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết. Tuy nhiên, hiện nay hồ sơ hưởng các chế độ BHXH đang được lưu trữ tại cơ quan BHXH. Không để đơn thư khiếu nại của đối tượng đi lại lòng vòng nhiều nơi, thời gian qua BHXH tỉnh đã thực hiện việc giải quyết khiếu nại lần đầu cho công dân.
- Khiếu nại lần đầu được giải quyết bằng văn bản, dưới dạng công văn, điều nay chưa phù hợp với các quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật BHXH.
- Các quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn dưới Luật BHXH đã có nhiều sửa đổi, bổ sung. Ví dụ như Thông tư số 01/2009/TT-TTCP (ngày 15/12/2009) về quy trình giải quyết tố cáo của của Thanh tra Chính phủ đã quy định cụ thể quy trình giải quyết đơn tố cáo. Trong khi đó, Quyết định số 3591/QĐ-BHXH quy định công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của BHXH Việt Nam chưa được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với các quy định chung. Do vậy, người làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình vận dụng.
Từ thực tế và căn cứ các quy định hiện hành, để giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đúng quy đinh, cần lưu ý các điểm sau:
- Tuân thủ đúng các quy trình, thủ tục giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Việc giải quyết đơn khiếu nại bắt buộc phải ban hành “Quyết định” không trả lời đối tượng bằng văn bản dưới dạng công văn nhiều lần. Việc ra Quyết định giải quyết khiếu nại chứng tỏ cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nói chung và cơ quan BHXH nói riêng đã làm hết trách nhiệm, quyền hạn của mình và khi công dân còn khiếu nại thì có thể tiếp tục khởi kiện tại Tòa án.
- Trước khi giải quyết khiếu nại, Giám đốc BHXH tỉnh phải gặp, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại, có thể gửi văn bản xin ý kiến chỉ đạo của BHXH Việt Nam
- Cần phân biệt giữa khiếu nại chung và khiếu nại về BHXH:
+ Khiếu nại chung: Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại chung thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền khiếu nại lần hai, hoặc khởi kiện vụ án tại Tòa án.
+ Khiếu nại về BHXH: Là khiếu nại quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, tổ chức BHXH khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về BHXH, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về BHXH thực hiện theo Luật BHXH. Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, Quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, Quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của Pháp luật.
Kết hợp làm tốt công tác tiếp dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ hạn chế rất nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn.
Các khoản bồi thường trợ cấp mà người bị tai nạn lao động được hưởng
TỪ PHÍA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG:
Được đưa đi giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động.
Được thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho Người lao động. Người lao động được hưởng chế độ BHXH về TNLĐ. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình BHXH bắt buộc thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong Luạt BHXH.
Được bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp (nếu có) khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động mà không do lỗi của người lao động. Trường hợp do lỗi của người lao động thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất cũng bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp (nếu có).
Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% thì được bồi thường ít nhất bằng 1.5 tháng tiền lương và phụ cấp (nếu có), sau đó nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 10% đến đưới 81% thì cứ tăng lên 1% được cộng them 0.4 tháng tiền lương và phụ cấp (nếu có).
TỪ PHÍA CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI:
Được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Sau khi thương tật đã được điều trị ổn định; sau khi thương tật tái phát đã được điều trị ổn đinh.
Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Vừa bị tai nạn lao động vừa bị Bệnh nghề nghiệp
+ Bị tai nạn lao động nhiều lần.
Được trợ cấp tai nạn lao động: Trợ cấp tai nạn lao động được chia làm hai loại là trợ cấp một lần và trợ cấp hàng tháng.
Trợ cấp một lần:
Được áp dụng khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%. Mức trợ cấp được tính như sau: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiêu chung, sau đó cứ suy giảm thểm 1% thì được hưởng thêm 0.5 tháng lương tối thiểu chung. Ngoài ra người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0.5 tháng, sau đó cứ them mỗi năm đóng BHXH được tính them 0.3 tháng tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị
Trợ cấp hàng tháng:
Được áp dụng khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì mức trợ cấp là 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung. Ngoài mức trợ cấp trên, hàng tháng người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được tính bằng 0.5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính them 0.3% mức tiền công, tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện.
Trợ cấp phục vụ:
Ngoài khoản trợ cấp trên, trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.
Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động:
Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.
Dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật:
Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mứa lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung.
Các quyền lợi về BHXH mà anh H được hưởng từ phía cơ quan BHXH.
Trong trường hợp này, kết quả giám định sau khi điều trị xong của anh H được xác định suy giảm 64% khả năng lao động, thời gian điều trị của anh H tại bệnh viện là 90 ngày (3 tháng). Do đó căn cứ vào các quy định của pháp luật về quyền lợi hưởng Bảo hiểm xã hội thì anh H sẽ được hưởng các quyền lợi sau từ phía các cơ quan Bảo hiểm xã hội:
Thứ nhất: Anh H sẽ được cơ quan Bảo hiểm chi trả phần p