Nghiên cứu về quá trình giải quyết một vụ án hôn nhân và gia đình, người ta nhận thấy rằng vấn đề phân chia tài sản của vợ chồng là một trong những vấn đề khó khăn, phức tạp và không kém phần quan trọng. Tuy nhiên, để phân chia được, trước hết người ta phải xác định được đâu là tài sản phải chia, không chia và không được chia. Nghĩa là Tòa án phải xác định được đâu là tài sản chung của vợ chồng, đâu là tài sản riêng của mỗi người và đâu là tài sản của người thứ ba mà vợ chồng đang quản lý. Đặc biệt việc xác định tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân chia tài sản của vợ chồng.
"Tài sản của vợ chồng” ở đây bao gồm cả tài sản riêng và tài sản chung của họ trong khối tài sản hiện còn của gia đình. Thực chất việc xác định tài sản chỉ được tiến hành khi trên thực tế vấn đề phân chia tài sản giữa vợ chồng được đặt ra. Thông thường, yêu cầu đó được đặt ra ngay khi hôn nhân chấm dứt (ly hôn, một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết) nhưng cũng có lúc nó được đặt ra ngay cả trong thời kỳ hôn nhân (chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại). Tuy nhiên, đương sự cần phải được trang bị một số kiến thức nhất định về vấn đề này để bất kỳ lúc nào và ở đâu họ cũng có thể tự ý thức và xác định được rằng tài sản nào là chung và tài sản nào là của riêng mình theo pháp luật. Đó là một trong những thuận lợi lớn cho việc áp dụng pháp luật vào việc giải quyết vấn đề khi yêu cầu phân chia tài sản được đặt ra. Điều này góp phần hạn chế tối đa những tranh chấp không đáng có giữa vợ và chồng. Như vậy, xác định tài sản không chỉ là công việc của Tòa án mà đó còn là trách nhiệm của đương sự (phải biết và phải ý thức được) trong quá trình Tòa án giải quyết yêu cầu phân chia tài sản.
15 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3758 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xác định tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất của vợ, chồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ BÀI:
Quyền sử dụng đất là loại tài sản có giá trị thực tế và giá trị sử dụng lớn và thiết thực nhất trong khối tài sản chung của vợ chồng. Vì vậy, trong những năm qua, tranh chấp về quyền sử dụng đất (đặc biệt khi ly hôn) luôn là loại tranh chấp phức tạp và gay gắt. Đây cũng là một trong những loại việc khó khăn nhất và cũng là khâu yếu nhất trong công tác giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng. Để giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này, nội dung dưới đây đề cập tới vấn đề: "Xác định tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất của vợ, chồng."
Do trình độ còn hạn chế nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi thiết sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để giúp em hoàn thiện đề tài hơn. Em xin cảm ơn!
NỘI DUNG:
I. Xác định tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất của vợ, chồng
Nghiên cứu về quá trình giải quyết một vụ án hôn nhân và gia đình, người ta nhận thấy rằng vấn đề phân chia tài sản của vợ chồng là một trong những vấn đề khó khăn, phức tạp và không kém phần quan trọng. Tuy nhiên, để phân chia được, trước hết người ta phải xác định được đâu là tài sản phải chia, không chia và không được chia. Nghĩa là Tòa án phải xác định được đâu là tài sản chung của vợ chồng, đâu là tài sản riêng của mỗi người và đâu là tài sản của người thứ ba mà vợ chồng đang quản lý. Đặc biệt việc xác định tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân chia tài sản của vợ chồng.
"Tài sản của vợ chồng” ở đây bao gồm cả tài sản riêng và tài sản chung của họ trong khối tài sản hiện còn của gia đình. Thực chất việc xác định tài sản chỉ được tiến hành khi trên thực tế vấn đề phân chia tài sản giữa vợ chồng được đặt ra. Thông thường, yêu cầu đó được đặt ra ngay khi hôn nhân chấm dứt (ly hôn, một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết) nhưng cũng có lúc nó được đặt ra ngay cả trong thời kỳ hôn nhân (chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại). Tuy nhiên, đương sự cần phải được trang bị một số kiến thức nhất định về vấn đề này để bất kỳ lúc nào và ở đâu họ cũng có thể tự ý thức và xác định được rằng tài sản nào là chung và tài sản nào là của riêng mình theo pháp luật. Đó là một trong những thuận lợi lớn cho việc áp dụng pháp luật vào việc giải quyết vấn đề khi yêu cầu phân chia tài sản được đặt ra. Điều này góp phần hạn chế tối đa những tranh chấp không đáng có giữa vợ và chồng. Như vậy, xác định tài sản không chỉ là công việc của Tòa án mà đó còn là trách nhiệm của đương sự (phải biết và phải ý thức được) trong quá trình Tòa án giải quyết yêu cầu phân chia tài sản.
1. Xác định tài sản chung đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng
1. 1.Khái niệm tài sản chung:
Theo Khoản 1 Điều 27:" Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.." Thời kỳ hôn nhân được tính từ khi hai bên nam nữ kết hôn. Việc kết hôn đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo đúng thủ tục và các điều kiện luật định. Sau khi kết hôn, vợ chồng cùng chung sống với nhau cùng chung sức, ý chí tạo dựng tài sản nhằm nuôi sống gia đình, vì lợi ích chung của gia đình. Trong thời kỳ hôn nhân những tài sản (bao gồm cả động sản và bất động sản) đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất là một quyền về tài sản đã được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Như vậy, mọi tài sản trong gia đình có được trong thời kỳ hôn đều được coi là tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà không phụ thuộc vào khả năng trực tiếp tạo ra hay công sức đóng góp của mỗi bên. Ví dụ: Trong thời kỳ hôn nhân, chồng mua một miếng đất, miếng đất khi đó sẽ được đứng tên cả hai vợ chồng, đây chính là tải sản chung của vợ chồng
1.2. Xác định tài sản chung đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng
Quyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt và có giá trị lớn. Áp dụng luật chung về quan hệ tài sản Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "...Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.."
- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.
Theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật đất đai, quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản có tính chất đặc thù. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy định của pháp luật., bảo đảm đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài (Điều 12, 18 Hiến pháp năm 1992). Cá nhân có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất của vợ, chồng cùng có được sau khi kết hôn thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định tại Nghị định số 70/2001/NĐ - CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ thì:
+ Quyền sử dụng đất mà vợ và chồng hoặc mỗi bên vợ hay chồng được nhà nước giao, kể cả giao khoán là tài sản chung của vợ chồng (các quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở được Nhà nước giao, đất chuyên dùng ).
+ Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hay chỉ một bên vợ hoặc chồng được Nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng, cũng là tài sản chung của vợ chồng đối với đất mà vợ chồng nhận thế chấp quyền sử dụng đất của người khác.
Quyền sử dụng đất là một trong số những tài sản mà pháp luật có quy định phải đăng ký quyền sở hữu. Theo quy định của pháp luật thì trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi tên của cả vợ và chồng. Đây chính là căn cứ pháp lý để xác định tài sản chung của vợ chồng khi có tranh chấp. Đối với những quyền sử dụng đất mà vợ chồng khi có tranh chấp nhưng không chứng minh được tài sản đó là tài sản riêng của một bên thì tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình cũng hướng dẫn cụ thể tại Điều 5:
" 1. Các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm : nhà ở, quyền sử dụng đất và những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu.
2. Việc đăng ký các tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng phải ghi tên của cả vợ và chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
3. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng đã đăng ký quyền sở hữu trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chỉ ghi tên của một bên vợ hoặc chồng, thì vợ chồng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản đó để ghi tên của cả vợ và chồng; nếu vợ chồng không yêu cầu cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản, thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp, bên nào cho đó là tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, thì có nghĩa vụ chứng minh."
Trên thực tế, người chồng thường nắm giữ toàn bộ tài sản trong gia đình và thường đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, việc quy định quyền sử dụng đất có được sau khi kết hôn cũng là tài sản chung của vợ chồng có ý nghĩa bảo đảm sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ về tài sản. Trên thực tế vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc sau ly hôn là quyền sử dụng đất rất phức tạp do các giấy tờ pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất chỉ đứng tên một người và việc xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung hay riêng để bảo đảm lợi ích chính đáng của mỗi người là rất khó khăn. Việc Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định một cách rõ ràng quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung hoặc có được trước khi kết hôn mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung sẽ là một cơ sở pháp lý cần thiết cho vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai khi chia tài sản chung của vợ chồng.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã khẳng định: "Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất" (Điều 27). Đây là quy định mới và hoàn toàn phù hợp với nội dung của Bộ luật dân sự về quyền sở hữu. Chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với truyền thống gia đình Việt Nam, như câu cha ông ta thường nói "của chồng công vợ". Chính sự hợp nhất về tài sản chung của vợ chồng là yếu tố tạo nên sự hài hòa và bền chặt hơn trong quan hệ gia đình.
- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng nhưng hai vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tải sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 32 khoản 2, vợ hoặc chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Thoạt trông, có vẻ như nhà làm luật muốn dự kiến một cách tạo ra tài sản chung theo ý chí khác với việc tạo ra tài sản chung bằng cách xây dựng một thoả thuận của vợ chồng về việc coi một tài sản riêng nào đó là của chung, đã được phân tích ở trên. Nói rõ hơn, nếu sự thoả thuận của vợ chồng có tác dụng tạo ra tài sản chung theo ý chí của hai người, thì việc nhập một tài sản riêng vào khối tài sản chung có tác dụng tạo ra một tài sản chung theo ý chí của một người.
Thế nhưng, theo Nghị định số 70-CP ngày 03/10/2001 Điều 13 khoản 1, thì việc nhập tài sản là quyền sử dụng đất thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng vào tài sản chung phải được ghi nhận bằng văn bản có chữ ký của cả vợ và chồng. Việc đòi hỏi chữ ký của cả vợ và chồng cho phép nghĩ rằng việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung phải được sự đồng thuận giữa vợ và chồng. Quy định đó, cùng với việc không có điều luật nào nói rõ hơn về sự thoả thuận coi một tài sản nào đó là của chung, cho phép nghĩ rằng nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung chỉ là một cách diễn đạt khác của sự thoả thuận của vợ chồng coi một tài sản nào đó là của chung.
- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung:
Trường hợp quyền sử dụng đất do vợ chồng có được do được tặng cho hoặc thừa kế: nếu vợ chồng được tặng cho hoặc thừa kế chung, thì đó là tài sản chung, cũng do áp dụng luật chung về thành phần cấu tạo các khối tài sản; còn nếu vợ, chồng được tặng cho hoặc thừa kế riêng, thì chắc chắn đó là tài sản riêng. Trong các chừng mực đó, Điều 27 khoản 1, đã dẫn, chỉ nhắc lại các quy tắc sẵn có, như một cách khẳng định các giải pháp của luật chung đối với vấn đề chung hay riêng của quyền sử dụng đất.
Mặc dù pháp luật đã quy định rõ về vấn đề xác định tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng nhưng trên thực tế vẫn còn có rất nhiều những tranh chấp về quyền sử dụng đất sau khi vợ chồng ly hôn. Có trường hợp cha mẹ tặng cho con tài sản khi con đang tồn tại quan hệ hôn nhân nhưng trong giấy đăng ký nhưng trong giấy tặng cho tài sản không ghi là tặng cho vợ chồng, con mà chỉ khi là cho một người (là con trai hoặc con gái), nhưng vợ chồng đã cùng nhau sử dụng trong thời gian dài, đến khi vợ chồng có mâu thuẫn thì người được tăng cho tài sản trả lại bố mẹ tài sản đó. Như vậy, đối với trường hợp này việc xác định tài sản chung, tài sản riêng như thế nào?
Anh N và chị L kết hôn vào năm 1990. Sau một thời gian chung sống, hiện nay anh chị đã có hai con chung và có một số tài sản là động sản và một ngôi nhà nằm trên diện tích 7200 m2 đất. Diện tích đất này trước đây là của ông T và bà H ( bố mẹ anh N). Ngày 9/5/1996 ông T và bà H đã viết giấy chuyển quyền sử dụng đất cho vợ chồng anh N. Sau đó vợ chồng anh N và chị L đã xây nhà lên diện tích đất đó. Sau này, hai vợ chồng có mâu thuẫn, ngày 20/11/2000 anh N viết giấy trả lại bố mẹ diện tích đất. Tháng 1/2001, anh N làm đơn yêu cầu được ly hôn. Về vấn đề tài sản, chị L cho rằng diện tích đất đó là tài sản chung, nhưng anh N lại cho rằng đây là tài sản riêng.
Bản án sơ thẩm của TAND huyện A xác định diện tích 7200 m2 đất đó là tài sản chung của vợ chồng anh N và chị L, anh N kháng cáo. Bản án phúc thẩm của TAND tỉnh B đã y án sơ thẩm, xác định diện tích đất trên là tài sản chung.
Như vậy, tòa án sơ thẩm và phúc thẩm xác định diện tích đất mà vợ chồng anh N được cha mẹ cho là tài sản chung của vợ chồng là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Xác định tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất của vợ, chồng
2.1.Khái niệm tài sản riêng:
Trước đây, vấn đề tài sản riêng của vợ, chồng được quy định tại Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, tuy nhiên quy định này còn chung chung. Kế thừa và hoàn thiện thêm quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có quy định cụ thể tại Điều 32:
"1.Vợ chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân."
2.2.Xác định tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất của vợ, chồng
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng là phù hợp với chế định quyền sở hữu riêng về tài sản của công dân đã được hiến pháp thừa nhận (Điều 58 Hiến pháp 1992); phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt về tài sản của công dân. Đồng thời Luật hôn nhân và gia đình còn quy định " vợ chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung" - Điều 32, khoản 2. Nếu vợ chồng không muốn có sự phân biệt "của anh, của tôi" nên đã tự nguyện nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung thì pháp luật cũng thừa nhận sự tự nguyện của họ. Do vậy, việc quy định vợ chồng có tài sản riêng không làm ảnh hưởng tới tính chất của quan hệ hôn nhân và cũng không làm ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.
Trước đây, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 không quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Vì vậy, tất cả những tài sản mà vợ, chồng có trước và trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng. Điều này đã hạn chế việc vợ chồng tham gia vào các quan hệ xã hội khác và không phù hợp với quyền tự định đoạt về tài sản của công dân đã được hiến pháp thừa nhận.
Tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất của vợ, chồng bao gồm những quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trước khi kết hôn và được thừa kế riêng nhưng không nhập tài sản riêng đó vào tài sản chung.
- Quyền sử dụng đất có trước khi kết hôn là tài sản riêng của vợ hoặc chồng:
Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn là tài sản riêng của vợ hoặc chồng, "có" trong pháp luật hiện hành, hàm nghĩa rằng đương sự có quyền sở hữu. Quyền sử dụng đất là một trong số những tài sản có giá trị lớn chính vì vậy việc quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất nói riêng và đối với tài sản nói chung còn góp phần ngăn chặn hiện tượng kết hôn nhằm vào lợi ích kinh tế mà không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng.
Việc chuyển quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất được giao kết trước khi kết hôn, nhưng chỉ được thực hiện sau khi kết hôn, là tài sản chung chứ không thể là của riêng. Ví dụ, hợp đồng mua bán đất được giao kết và chứng nhận ngày 01/8, kết hôn ngày 07/8, đăng ký chuyển quyền sở hữu tại Sở địa chính ngày 16/8; vậy, đất mua được là tài sản chung của vợ và chồng.
Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì vợ hoặc chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt độc lập không phụ thuộc vào ý chí của người kia (khoản 1 Điều 33).
VD: Năm 2005, trước khi lập gia đình chị Hạnh được cha mẹ ruột cho một căn nhà có diện tích 50m2. Một năm sau, chồng chị lập công ty, chị đồng ý để anh mở văn phòng giao dịch tại căn nhà nói trên. Một thời gian sau, công ty làm ăn thua lỗ, anh tự ý bán nhà để trả nợ mà không bàn bạc với chị Hạnh. Trong trường hợp này căn cứ vào quy định nào để bảo vệ chị Hạnh?
Theo quy định tại Điều 32, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì,
“1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.
2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.”
Như vậy, nếu nhà thuộc tài sản của chị Hạnh mà không nhập vào tài sản chung của hai vợ chồng thì đó là tài sản riêng của chị Hạnh. Theo quy định tại, Điều 33, Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 thì:
“1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó.
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng.
5. Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng.”
Việc chồng chị Hạnh làm ăn, kinh doanh riêng thì không thể dùng tài sản riêng của vợ để trả nợ nếu không được sự chấp thuận và đồng ý. Đồng thời, trong trường hợp này, nếu nhà đất đứng tên quyền sở hữu của chị Hạnh nhưng chồng đem bán là hành vi trái pháp luật.
- Quyền sử dụng đất được thừa kế riêng hoặc cho riêng:
Thế nào là thừa kế riêng, tặng cho riêng? Không có gì khó khăn trong trường hợp nhận tài sản do thừa kế theo pháp luật, như đã nói: vợ hoặc chồng, dù có cùng được gọi để nhận di sản để lại theo pháp luật, xuất hiện với tư cách cá nhân người thừa kế theo pháp luật. Cũng không có khó khăn trong trường hợp di tặng hoặc tặng cho trong gia đình mà trên chứng thư chỉ có tên một người: tài sản được di tặng hoặc được tặng cho trong trường hợp này thuộc về người đó. Khó khăn cũng không tồn tại trong trường hợp vợ hoặc chồng được lập làm người thừa kế theo di chúc của một người khác: phần di sản mà người thừa kế theo di chúc được hưởng, ngay nếu như không được xác định bằng các tài sản cụ thể, vẫn là của riêng người thừa kế theo di chúc.
Trái lại, trong trường hợp di tặng hoặc tặng cho mà trên chứng thư có tên cả hai người, thì đó là tặng cho chung cả vợ và chồng hay tặng cho riêng mỗi người ? Thông thường, một khi tặng cho hoặc di tặng cả vợ và chồng, việc tặng cho hoặc di tặng thường được ghi nhận bằng những câu chữ không rõ nghĩa: “Tôi cho hai đứa...”, “Tôi để lại cho vợ chồng nó...”. Tục lệ, về phần mình, thừa nhận rằng một khi di tặng hoặc tặng cho mang tính chất gia đình mà có người thụ hưởng là cả vợ và chồng, thì tài sản được tặng cho hoặc di tặng rơi vào khối tài sản chung chứ không thể trở thành tài sản thuộc sở hữu chung theo phần của vợ và chồng.
II. Thực tiễn việc xác định tài sản chung, tài sản riêng đối với quyền sử dụng đất của vợ, chồng
1.Những thuận lợi
Đối với gia đình Việt Nam, dù ở nông thôn hay ở thành phố, nhà ở, đất đai (đất ở, đất canh tác, đất lâm nghiệp) luôn có giá trị đặc biệt lớn và rất quan trọng trong khối tài sản được coi là bất động sản của mỗi hộ gia đình. Trước đây theo truyền thống, phần lớn nam giới là người đứng tên chủ sở hữu các tài sản thuộc về chủ hộ. Số liệu điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam cho biết, có 79,7% hộ gia đình ở đồng bằng và 82,1% hộ gia đình ở trung du – miền núi do nam giới làm chủ hộ đang đứng tên chủ sở hữu nhà ở và đất ở. Còn tại thành phố, do tỷ lệ phụ nữ được phân nhà dưới thời bao cấp cao, nên số phụ nữ đứng tên chủ sở hữu n