Cây Lược vàng có tên khoa học là Callisia fragrans (Lindl) Woodson, thuộc họ Thài lài (Commelinaceae). Cây Lược vàng có xuất xứ từ Trung và Nam Mỹ, bắt đầu được trồng làm cảnh ở Nga từ hơn 100 năm trước. Năm 2007, Lược vàng di thực từ Nga sang Việt Nam dưới hình thức là cây cảnh, lúc đầu ở Thanh Hóa, giờ đây cây Lược vàng đã nhanh chóng lan ra các tỉnh thành khác trong cả nước.
Từ 2007 đến nay Lược vàng được người dân xem như là một thần dược, có tác dụng chữa được nhiều chứng bệnh từ thông thường đến nan y. Tuy nhiên người dân chỉ sử dụng theo kinh nghiệm hoặc dựa vào các bản dịch từ tiếng Nga sang. Cho đến nay chỉ có một số tài liệu công bố về thành phần hóa học của cây Lược vàng. Trong đó, có những kết quả không giống nhau, như công bố của viện dược liệu Việt Nam thì trong cây Lược vàng có chứa thành phần flavonoid là kaempferol và quercetin, nhưng theo nghiên cứu mới đây của Đại học Dược Hà Nội thì xác nhận là tuy có flavonoid nhưng không có 2 loại chất này. Tại An Giang, hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu về cây này. Nhằm kiểm tra xem cây Lược vàng được trồng tại địa phương ra sao, cùng với khoảng thời gian ngắn nên tôi chỉ tiến hành khảo sát thành phần hóa học của cây Lược vàng trên cao trích clorofom.
Qua quá trình thực nghiệm, sau khi tiến hành trích li và cô lập các chất hữu cơ trong phân đoạn cao trích clorofom. Tôi đã cô lập được một hợp chất ở phân đoạn M3 của cao trích này, chất này có dạng tinh thể hình kim màu trắng, sắc kí bản mỏng (hệ giải ly hexan: etyl axetat[7:3], hiện hình bằng H2SO4 đặc) cho một vết màu nâu tím với giá trị Rf=0,65, lúc đầu tạm đặt tên là MC5, sau đó nhờ ứng dụng các phương pháp vật lý (phổ MS, 1H-NMR, 13C-NMR) chúng tôi đề nghị hợp chất này là hỗn hợp của -Sitosterol và stigmasterol.
58 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5109 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xác định thành phần hóa học trên cao clorofom của cây Lược vàng - Callisia fragrans (Lindl.) Woodson, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÓM TẮT
Cây Lược vàng có tên khoa học là Callisia fragrans (Lindl) Woodson, thuộc họ Thài lài (Commelinaceae). Cây Lược vàng có xuất xứ từ Trung và Nam Mỹ, bắt đầu được trồng làm cảnh ở Nga từ hơn 100 năm trước. Năm 2007, Lược vàng di thực từ Nga sang Việt Nam dưới hình thức là cây cảnh, lúc đầu ở Thanh Hóa, giờ đây cây Lược vàng đã nhanh chóng lan ra các tỉnh thành khác trong cả nước.
Từ 2007 đến nay Lược vàng được người dân xem như là một thần dược, có tác dụng chữa được nhiều chứng bệnh từ thông thường đến nan y. Tuy nhiên người dân chỉ sử dụng theo kinh nghiệm hoặc dựa vào các bản dịch từ tiếng Nga sang. Cho đến nay chỉ có một số tài liệu công bố về thành phần hóa học của cây Lược vàng. Trong đó, có những kết quả không giống nhau, như công bố của viện dược liệu Việt Nam thì trong cây Lược vàng có chứa thành phần flavonoid là kaempferol và quercetin, nhưng theo nghiên cứu mới đây của Đại học Dược Hà Nội thì xác nhận là tuy có flavonoid nhưng không có 2 loại chất này. Tại An Giang, hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu về cây này. Nhằm kiểm tra xem cây Lược vàng được trồng tại địa phương ra sao, cùng với khoảng thời gian ngắn nên tôi chỉ tiến hành khảo sát thành phần hóa học của cây Lược vàng trên cao trích clorofom.
Qua quá trình thực nghiệm, sau khi tiến hành trích li và cô lập các chất hữu cơ trong phân đoạn cao trích clorofom. Tôi đã cô lập được một hợp chất ở phân đoạn M3 của cao trích này, chất này có dạng tinh thể hình kim màu trắng, sắc kí bản mỏng (hệ giải ly hexan: etyl axetat[7:3], hiện hình bằng H2SO4 đặc) cho một vết màu nâu tím với giá trị Rf=0,65, lúc đầu tạm đặt tên là MC5, sau đó nhờ ứng dụng các phương pháp vật lý (phổ MS, 1H-NMR, 13C-NMR) chúng tôi đề nghị hợp chất này là hỗn hợp của -Sitosterol và stigmasterol.
Hi vọng trong tương lai, nếu có điều kiện tôi sẽ tiến hành khảo sát kĩ hơn và sử dụng cột sắc kí lớn hơn, để quá trình phân lập được lượng chất nhiều hơn tiện lợi cho việc tiến hành khảo sát tiếp theo.
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Từ thời xa xưa đến nay cha ông ta đã biết cách sử dụng những loại thảo mộc khác nhau để chữa một số bệnh thông thường, vừa không mất tiền vừa có thể trồng ngay tại vườn nhà để sử dụng. Vào năm 2007 đến nay dân gian xem cây Lược vàng như là một thần dược trị bách bệnh như: viêm răng, lợi, viêm họng, mụn nhọt, dị ứng,…đến những bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, tim mạch,…Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu rõ hơn về cây Lược vàng, đặc biệt là thành phần hóa học của nó để xác định xem thật sự nó có tác dụng như dân gian truyền miệng không.
Tuy nhiên, cho đến nay ngoài những bản dịch về kinh nghiệm chữa trị của cây Lược vàng từ tiếng Nga sang tiếng Việt thì ở Việt Nam chỉ có một số tài liệu nghiên cứu khoa học công bố về thành phần hóa học của cây Lược vàng. Trong số những nghiên cứu được công bố này, việc đưa ra thành phần hóa học một cách định tính về cây Lược vàng cũng có những điểm không giống nhau. Như công bố của viện dược liệu Việt Nam thì trong cây Lược vàng có chứa thành phần flavonoid là kaempferol và quercetin, tuy nhiên theo nghiên cứu mới đây của Đại học Dược Hà Nội thì xác nhận là tuy có flavonoid nhưng không có 2 loại chất này. Điều khác biệt này được cho là cây Lược vàng được trồng ở những nơi khác nhau, điều kiện sống khác nhau sẽ có thành phần hóa học khác nhau. Bên cạnh đó, tại An Giang hiện nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu trên cây này.
Với những lí do trên, nhằm kiểm tra xem thành phần hóa học của cây Lược vàng trồng ở địa phương ra sao, cùng với điều kiện của phòng thí nghiệm Hoá học – Trường ĐHAG, và trình độ của bản thân, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định thành phần hóa học trên cao clorofom của cây Lược vàng_Callisia fragrans (Lindl.) Woodson” được trồng tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
2. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu: cây Lược vàng được trồng tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
- Đối tượng nghiên cứu: thành phần hóa học trên cao clorofom của lá cây Lược vàng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
3.1. Mục đích của đề tài:
- Góp phần tìm hiểu thêm thành phần hóa học của cây Lược vàng, nhằm tìm hiểu thêm những công dụng của cây Lược vàng trong y học và đời sống.
- Góp phần tìm hiểu quy trình trích ly, cô lập và xác định các chất hữu cơ từ cây Lược vàng, các phương pháp định tính và khảo sát thành phần hóa học của chúng.
- Góp phần làm giàu kiến thức về việc nghiên cứu khoa học các hợp chất thiên nhiên.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài:
- Giới thiệu chung về nguồn gốc, đặc điểm, thành phần hoá học và một vài công dụng của cây Lược vàng.
- Tìm hiểu quy trình trích ly các chất hữu cơ trong cây Lược vàng và sau đó tiến hành khảo sát thành phần hóa học trên cao clorofom của cây Lược vàng bằng cách trích ly, cô lập rồi định danh chất cô lập được.
- Viết báo cáo các kết quả thực nghiệm.
4. Phạm vi nghiên cứu:
4.1. Về nội dung:
Nghiên cứu và lập quy trình trích ly, cô lập các chất hữu cơ trên cao clorofom của cây Lược vàng, khảo sát thành phần hóa học trên phân đoạn cao này.
4.2. Thực nghiệm:
Tiến hành trích ly, cô lập và khảo sát trong điều kiện của phòng thí nghiệm, trường ĐHAG.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Về lý thuyết:
- Tìm hiểu, phân tích và tổng hợp các tài liệu từ sách, báo, tạp chí khoa học chuyên ngành, mạng internet,…từ đó so sánh, đối chiếu và rút ra những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Tìm hiểu các đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây Lược vàng. Tìm hiểu quy trình trích ly và cô lập các chất hữu cơ.
5.2. Thực nghiệm:
- Tiến hành trích ly các chất hữu cơ trong cây Lược vàng, tạo cao clorofom từ các hoá chất và dụng cụ của phòng thí nghiệm.
- Tiến hành phân lập các chất hữu cơ trong phân đoạn cao clorofom bằng sắc kí cột silica gel, sắc kí bản mỏng.
- Khảo sát, biện luận cấu trúc hợp chất cô lập được.
6. Đóng góp của đề tài:
- Giúp hiểu thêm về tính chất, thành phần hoá học và công dụng cây Lược vàng.
- Làm nguồn tài liệu tham khảo cho độc giả quan tâm.
7. Thời gian thực hiện đề tài:
Từ ngày 17/11/2010 đến 25/04/2011
8. Dàn ý của khóa luận:
PHẦN I: MỞ ĐẦU
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I: Phần tổng quan
I.1. Giới thiệu về họ Thài lài và chi Callisia.
I.2. Giới thiệu chung về cây Lược vàng.
I.3. Giới thiệu một số nhóm chất thiên nhiên.
Chương II: Cơ sở lý thuyết
II.1. Cơ sở lý thuyết về phương pháp chiết.
II.2. Cơ sở lý thuyết của phương pháp sắc kí.
II.3. Quy trình chung trích ly các chất hữu cơ.
II.4. Một số phương pháp định tính các nhóm chất thiên nhiên.
Chương III: Thực nghiệm
III.1. Nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ.
III.2. Quy trình điều chế các loại cao.
III.3. Định tính một số nhóm chất hữu cơ trong cây Lược vàng.
III.4. Phân lập các chất hữu cơ trên cao clorofom của cây Lược vàng.
III.5. Khảo sát cấu trúc hóa học của hợp chất cô lập được.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
PHẦN II
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: PHẦN TỔNG QUAN
I.1. GIỚI THIỆU VỀ HỌ THÀI LÀI VÀ CHI CALLISIA:[16]
Để hiểu rõ hơn về cây Lược vàng, tôi xin trình bày thêm về đặc điểm thực vật của họ Thài lài và chi Callisia:
I.1.1. Đặc điểm thực vật của họ Thài lài: (hình 1, 2)
Họ Thài lài có các đặc điểm sau:
Cây thảo mọc nhiều năm, lá có bao bẹ ở gốc mỏng thường có gân, mọc so le hình trái xoan, ngọn giáo hoặc hình dải, không cuống.
Hoa thường có màu lam hoặc màu vàng, có khi màu trắng, tập hợp thành xim hai ngả nằm trong một cái mo. Bao hoa có 6 phiến, 3 cái ngoài tồn tại, 3 cái trong dạng cánh, 6 nhị, có khi 3 do có 3 nhị tiêu biến một phần hoặc toàn bộ và biến đổi thành nhị lép, chỉ nhị rời hoặc rất ít khi dính, bao phấn đính gốc, 2 ô song song thường sát nhau, mở bằng khe nứt dọc hay ít khi mở bởi lỗ ở đỉnh. Bầu thượng không cuống hay có cuống, 3 ô, ít khi 2, mỗi ô chứa 2 noãn.
Quả nang, thường mỏng, mở dọc lưng của các ô, ít khi nạc và không mở. Hạt thường dày đặc có mặt sát dẹp, ở trên một hoặc hai hàng phần lớn xù xì, có cạnh lồi, hay mạng, nội nhũ giàu, có bột, phôi nhỏ, ở mép hay gần mép.
Họ Thài lài phân bố chủ yếu là ở nhiệt đới, cận nhiệt đới và vùng ôn đới nóng. Cây phân bố ở các bãi hoang, đất ẩm, bờ nước, một số ít làm cây cảnh.
I.1.2. Đặc điểm của chi Callisia: (hình 3, 4)
Theo tiến sỹ Võ Văn Chi , chi Callisia gồm 12-20 loài có nguồn gốc Trung và Nam Mỹ, nhiều loài được trồng làm cây cảnh ở nhiều nước Châu Mỹ, Châu Âu, Australia.
Chi Callisia có những đặc điểm: Cây thảo sống lâu năm, không có thân rễ, thân cây mọc thẳng lên hoặc bò sát mặt đất. Lá xếp thành hai hàng hoặc xếp theo hình xoắn ốc. Hoa mọc ở ngọn hoặc ở nách lá, thành từng đôi một hoặc tụ tập lại thành một cụm, thường ít khi đơn độc. Tổng bao lá bắc không giống mo, cuống nhỏ và rất ngắn. Hoa mọc đối xứng tỏa tròn. Đài 2 hoặc 3, rời nhau. Tràng 2 hoặc 3, rời, hình mũi mác. Bộ nhị (1-3) hoặc 6, đều phát triển, gần bằng nhau, ít khi 1 hoặc nhiều nhị bị tiêu biến. Chỉ nhị trơn nhẵn, bao phấn có ô tròn, nứt ra theo chiều dọc, trung đới rộng và vuông, hình tam giác, hoặc hình chữ nhật hiếm khi hẹp. Bầu thuôn, hình tam giác, 2 hoặc 3 ô, mỗi ô 2 noãn. Quả nang, 2 hoặc 3 ngăn, mỗi ngăn (1 hoặc 2) hoặc 3 noãn, hình trụ ngắn, tiết diện hình tam giác, nhăn nheo và có khía trải rộng ra, rốn hình cầu.
Hình 1: Thài lài tía Hình 2: Rau trai lá dài
(Tradescantia pendula (Schnizl.) D.R. Hurnt) (Commelina longgifolia Lam)
Hình 3: Callisia Warszewicziana Hình 4: Callisia elegans
I.2. GIỚI THIỆU VỀ CÂY LƯỢC VÀNG: (hình 5)
I.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ:[17]
Cây Lược vàng có xuất xứ từ Trung và Nam Mỹ. Tên khoa học là Callisia fragrans (Lind) Woodson, thuộc họ Commelinaceace (Thài lài), do nhà khoa học Mỹ R.E Woodson xác định năm 1942. Lược vàng bắt đầu được trồng làm cảnh ở Nga từ hơn 100 năm trước. Tại Nga, cây có tên thông dụng là “Dôlôtôi us” có nghĩa là “Sợi râu vàng”. Năm 2007, Lược vàng di thực từ Nga sang Việt Nam dưới hình thức là cây cảnh, lúc đầu ở Thanh Hóa, giờ đây cây Lược vàng đã nhanh chóng lan ra các tỉnh thành trong cả nước. Nếu như ở nước ta, Lược vàng còn được gọi bằng những tên khác nhau như: “Lan vòi”, “Địa lan vòi”, “cây Bạch tuột”, “Giả khóm”,… thì ở Nga, cây cũng có nhiều tên gọi như: “Ka-li-di-a thơm”, “Sâm nhà”, “Vệ nữ”, “Bác sĩ gia đình”,… Một chi tiết đáng lưu ý là tại Nga cây Lược vàng không được phát triển tốt như ở Việt Nam.
I.2.2. Phân loại khoa học:[6],[21]
Tên khoa học: Callisia fragrans (Lindl.) Woodson.
Thuộc họ: Thài lài (Commelinaceae)
Phân loại khoa học
Phân loại khoa học
Giới:
Plantae
Ngành:
Angiospermae
(Ngọc lan)
Lớp:
Monocotyledones
(Hành)
Phân lớp:
Commelinidae
Bộ:
Commelinales
Họ:
Commelinaceae
Chi:
Callisia
Tên hai phần
Callisia × fragrans
I.2.3. Mô tả cây:[13],[14],[15],[16]
Hình 5: Cây Lược vàng
Cây thảo, sống lâu năm. Thân đứng cao từ 15-40 cm, có thân bò ngang trên mặt đất. Thân chia đốt và có nhánh. Đốt ở phía thân dài từ 1-2 cm, ở nhánh có thể dài tới 10 cm.
Lá đơn, mọc so le, phiến lá thuôn hình ngọn giáo (15-20 cm x 4-6 cm), bề mặt nhẵn, mặt trên xanh đậm hơn mặt dưới, mọng nước. Bẹ lá ôm khít lấy thân. Mép lá nguyên, thường có màu vàng khi lá già. Gân lá song song. Lá thường có màu tím ở những cây có nhiều ánh sáng.
Hoa hợp thành xim, sắp xếp ở ngọn một trục dài và cong thành chùm. Cụm hoa không cuống, gồm 6-12 bông. Hoa màu trắng, cuống hoa dài 1mm. Lá bắc ngoài cụm hoa hình vỏ trấu (1cm x 1cm), màu vàng. Lá bắc của hoa hình lòng thuyền, kích thước 1,5 mm x 3 mm, phần dưới trắng, phần trên xanh, mép nguyên. Đài 3, hình trứng, rời nhau (3 cm x 1,5 cm). Phần dưới xanh, phần trên có màu tím, mép nguyên, có lông mịn phía dưới. Tràng 3, hình trứng, kích thước khoảng 1mm x 2,5 mm, màu trắng, mép nguyên. Nhị 6, rời, chỉ nhị dài khoảng 1,5 mm, phần dưới dính với cánh hoa, bao phấn hình hạt đậu, kích thước khoảng 1/3 x 1/4 mm, đính vào hai bên trung đới. Bầu trên, 3 ô, cao khoảng 0,5 mm, vòi nhụy hình trụ, dài khoảng 1,5 mm, núm nhụy hình chổi (hình 6,7).
ABCDEF GH
A. Cụm hoa và lá bắc. B. Một bông hoa. C. Đài hoa
D. Lông ở lá đài. E. Cánh hoa. F. Nhị
G. Bầu H. Mặt cắt ngang của bầu.
Hình 6: Các bộ phận của hoa Lược vàng
Hình 7: Hoa Lược vàng
I.2.4. Điều kiện sinh thái và cách trồng:[22]
Cây Lược vàng là loại cây rất dễ trồng, có thể bẻ các chồi của cây hoặc cắt khúc thân cây dài từ 6-7 cm, sau đó cắm xuống đất hoặc trong nước chờ cho các khúc thân đâm rễ thì có thể đem trồng. Cây Lược vàng sống tốt trong môi trường đất ẩm (nhưng không quá ẩm sẽ bị úng) nên thường xuyên tưới nước mỗi ngày một lần từ 5-6 giờ chiều. Cây cần có ánh nắng để phát triển nhưng nếu nắng quá gay gắt cây phơi nắng cả ngày sẽ bị héo và chết nhất là vào tháng 5-6 âm lịch.
Khi trồng cây Lược vàng làm thuốc nên trồng riêng một nơi tránh trồng chung với những cây khác (vì rễ cây của các loại khác nhau đan vào nhau làm nhiễm các chất trong quá trình hấp phụ, hấp thụ vào cây). Cũng không nên bón phân hóa học vào cây vì sẽ làm cây bị nhiễm các chất hóa học không mong muốn, mà chỉ nên bón phân chuồng, phân xanh,…
I.2.5. Thành phần hóa học:[16],[18],[19],[23],[25]
Theo một số tài liệu, các nhà khoa học Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện hàn lâm khoa học nước cộng hòa Uzbekistan ở Tashkent, cũng như Viện dược liệu Việt Nam đã nghiên cứu, cây Lược vàng có thành phần hóa học như sau:
- Lipid gồm các nhóm glycolipid và phospholipid trung hòa: triacylglyceride, sulfolipid, digalactosyglycerides,…
- Các thành phần của axit béo: paraffinic, olefinic.
- Axit hữu cơ.
- Các sắc tố caroten, chlorophyl.
- Phytosterol.
- Đường tự do, polisaccharic.
- Các vitamin: vitamin PP, vitamin B2, và các nguyên tố vi lượng: Fe, Cr, Ni, Cu,…
- Các flavonoid: quercetin, kaempferol.
I.2.6. Công dụng, tác dụng:[14],[15],[16],[20]
I.2.6.1. Công dụng:
Việc sử dụng cây Lược vàng làm thuốc chỉ mới được công bố ở Nga, theo bài viết của tác giả Vladimir – Ogarkov đăng trên tạp chí sức khỏe và đời sống. Tại Nga, cây Lược vàng được trồng trên 100 năm và được coi là bác sỹ của gia đình. Cây Lược vàng được dùng để chữa bệnh đường dạ dày, ruột, túi mật, lá lách và cả bệnh hen phế quản, bệnh phổi, dị ứng và ung thư…. Các chế phẩm thuốc từ Lược vàng cũng có hiệu quả làm ngừng đau nhức, trừ được ngứa, làm liền sẹo vết thương, bỏng, chấn thương và gãy xương. Ngoài ra còn chữa bệnh ngoài da, liken, vết loét và khối u mới sinh. Các chế phẩm từ Lược vàng cũng có công dụng cải thiện sự nghiện rượu và thuốc lá.
Ở Việt Nam, có ít tài liệu nghiên cứu và chưa có nghiên cứu chuyên sâu về cây Lược vàng, người dân lại sử dụng nó theo kinh nghiệm dân gian của Nga từ các bản dịch và truyền miệng. Theo dân gian truyền miệng, Lược vàng có thể chữa trị các bệnh như: viêm răng, lợi, niêm mạc miệng, viêm họng. Rượu ngâm thân Lược vàng chữa các bệnh khối u nội tạng, điều trị sau phẫu thuật, bệnh dạ dày, vôi hóa cột sống, đường tiết niệu, tim mạch,…
I.2.6.2. Tác dụng:
Các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lí của Lược vàng được tiến hành tại Đại học Y khoa thành phố Irkyt, khoảng thập niên 80 của thế kỉ XX, dưới sự chỉ đạo của GS. Semenov, một nhà khoa học rất nổi tiếng, cho thấy: Trong cây Lược vàng có một số hoạt chất sinh học thuộc nhóm flavonoid và steroid thực vật. Ngoài ra, trong cây còn có sắt, đồng, crom,… là những nguyên tố có tác dụng quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể.
Hai chất thuộc nhóm flavonoid được phát hiện là: quercetin và kaempferol. Quercetin có hoạt tính giống như vitamin P_ là chất chống oxi hóa, có tác dụng lợi tiểu và chống co giật. Có thể điều trị dị ứng, chảy máu nội tạng, viêm thận, viêm khớp, cũng như một số bệnh tim mạch, mắt và nhiễm trùng. Kaempferol có tác dụng làm tăng độ bền của mạch máu, an thần, chống viêm, lợi tiểu mạnh-giúp cơ thể bày tiết các chất độc hại ra ngoài. Có thể sử dụng để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dị ứng, rối loạn chức năng bài tiết nước tiểu. Các steroid có trong thực vật là các phytosterol. Chúng có hoạt tính tương tự như tiết tố sinh dục, còn có tác dụng diệt khuẩn, chống sơ vữa động mạch và kiềm chế sự phát triển của các khối u. Có thể ứng dụng trong điều trị một số dạng ung thư, cũng như các bệnh tuyến tiền liệt, bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa.
Tuy nhiên, cùng với những tác dụng có lợi nói trên, các nhà khoa học Nga còn nhận thấy, Lược vàng cũng là vị thuốc dễ gây tác dụng phụ (như gây tổn thương thanh quản, dị ứng nổi ban đỏ, phù nề tứ chi, phù toàn thân,…). Các phản ứng phụ đó hay gặp nhất ở những người có khả năng miễn dịch yếu và có cơ địa dị ứng.
Ở Việt Nam, tháng 6 năm 2008, tạp chí dược liệu đã đưa ra một số thông tin về tác dụng của cây Lược vàng. Viện dược liệu đã tiến hành nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như một số tác dụng của cây Lược vàng. Kết quả của nghiên cứu đã được nêu lên như sau:
- Tác dụng kháng khuẩn:
Cao chiết Lược vàng ở nồng độ ≥ 0,1171g/ml và cao chiết thân Lược vàng ở nồng độ ≥ 0,1557g/ml có tác dụng kháng khuẩn với Staphylococus aureus tương đương với Azithromicin ở nồng độ 0,20 µg/ml và 0,21 µg/ml.
- Tác dụng chống viêm cấp:
Cao khô chiết từ lá và thân tươi Lược vàng cho chuột uống với liều tương đương 50g dược liệu tươi/kg không có tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm cấp thực nghiệm bằng Carragenin.
- Thử độc tính cấp:
Cao chiết lá và thân Lược vàng gây chết chuột thí nghiệm ở liều tương đương từ 2100 - 3000g dược liệu tươi/kg thể trọng.
LD50 = 2430 g dược liệu tươi/kg thể trọng.
Quan điểm y học cho rằng: chỉ có thể sử dụng Lược vàng để chữa bệnh sau khi được chuyên gia tư vấn.
I.2.7. Một số bài thuốc từ cây Lược vàng:
Theo kinh nghiệm của nhiều người từng sử dụng Lược vàng và từ các bài dịch từ tiếng Nga sang thì cây Lược vàng có những bài thuốc sau đây:
I.2.7.1. Các bài thuốc từ lá cây Lược vàng:
Chọn lá tươi dài khoảng 20 cm, rửa sạch, để ráo và sử dụng.
a. Ăn lá Lược vàng (có thể hấp cơm ăn):
- Mỗi ngày ăn 3 lần.
- Mỗi lần từ 1-3 lá.
- Ăn trước bữa ăn khoảng 30 phút.
b. Uống nước lá Lược vàng:
- Lấy từ 3-9 lá Lược vàng.
- Tán hoặc xay nhuyễn lá ra.
- Sau đó đổ khoảng 1 lít nước sôi vào ngâm, đậy kín.
- Chia làm 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn khoảng 10 phút.
Ø Các bài thuốc trên dùng chữa: viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, chảy máu chân răng, dứt cơn đau và làm chắc răng, chữa đau dạ dày, tá tràng,…
c. Dùng bã Lược vàng:
Lấy vài lá đã rửa sạch, vò nát, sau đó đắp lên chỗ vết thương ngoài da.
Ø Dùng để cầm máu, trị lành vết thương, làm hết mủ, có cảm giác mát mà không xót.
I.2.7.1. Các bài thuốc từ thân cây Lược vàng:
a. Ngâm rượu cây Lược vàng:
Cắt một đoạn thân cây Lược vàng dài khoảng 12 đốt, sắc thành lát mỏng rồi ngâm với khoảng 2 xị rượu trắng. Đậy kín và để trong bóng tối khoảng 10 ngày.
b. Cách uống:
- Uống trước bữa ăn khoảng 30 phút, ngày 1-2 lần.
- Mỗi lần uống khoảng 1 muỗng canh.
- Cứ uống một đợt 10 ngày rồi ngưng uống khoảng 7 ngày.
- Sau khi ngưng uống 7 ngày xong thì tiếp tục uống đợt kế tiếp.
Ø Dùng chữa