Đề tài Xác định và so sánh các mẫu sản phẩm dệt thực tế ở nước ta hiện nay có xử lý bằng thuốc nhuộm, thuộc nhóm thuốc nhuộm Azo dựa trên những amin bị cấm
Vấn đề môi trường ngày càng trở thành mối quan tâm sâu sắc của toàn xã hội nói chung và trong sản xuất công nghiệp nói riêng. Khi sản xuất một sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng, nhà sản xuất phải quan tâm tới các yếu tố ảnh hưởng tới con người trong quá trình sản xuất, trong quá trình sử dụng sản phẩm, cũng như các chất thải phát sinh trong các quá trình đó. Trong sản xuất dệt may, sinh thái dệt đã được các nước quan tâm và đưa ra các quy định trong sản xuất và lưu thông sản phẩm dệt. Nhiều quốc gia đã thành lập các tổ chức để theo dõi, khuyến cáo, hỗ trợ các sản xuất dệt may áp dụng các công nghệ “sạch”, thân thiện với môi trường, và đồng thời xây dựng ra các tiêu chuẩn cho các sản phẩm dệt may được phép nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. Hàm lượng thuốc nhuộm azo trên vải có khả năng tách ra các amin thơm gây ung thư và dị ứng cho người sử dụng là một chỉ tiêu quan trọng trong các chỉ tiêu sinh thái dệt của nhiều nước và tổ chức; đặc biệt là ở Đức, Hà Lan và các nước Tây Âu. Các sản phẩm dệt may chỉ có thể xuất khẩu khi đáp úng được yêu cầu của nhà nhập khẩu. Hàng năm ngành dệt may phải nhập khẩu, sử dụng một lượng lớn thuốc nhuộm azo. Việc nghiên cứu xác định hàm lượng thuốc nhuộm azo trên vải là vấn đề cần thiết và mới ở Việt nam. Để xác định được hàm lượng thuốc nhuộm azo độc hại trên vải có thể sử dụng một số phương pháp và thiết bị khác nhau: Sắc kí lỏng cao áp, sắc kí bản mỏng, sắc kí kí hoặc quang phổ khối v.v. Trong luận văn này, trên cơ sở tham khảo các phương pháp phân tích và tiêu chuẩn thuốc nhuộm azo trên vải của Đức, chúng tôi sử dụng phương pháp sắc kí lỏng cao áp với đầu đo DAD( nhóm diot cảm quang) để xác định hàm lượng các ammin thơm độc hại tách ra từ vải nhuộm màu. Đây là một phương pháp hiện đại có nhiều ưu điểm : độ tách tốt, độ nhậy cao, tốc độ nhanh khi dùng gradient dung môi, có thể đo ở dải sóng rộng (108 - 1022nm) trên nhiều bước sóng khác nhau khi có hệ thống detector: 2,3 hay 4DAD cho phép lựa chọn chế độ tối ưu. Ngoài ra cột tách sử dụng được nhiều lần, mẫu chất thu lại dễ vì detector không phá huỷ mẫu. Giá tri thực tiễn của bản luận văn : là đã xây dựng được quy trình tương đối hoàn chỉnh để xác định và so sánh các mẫu sản phẩm dệt thực tế ở nước ta hiện nay có xử lý bằng thuốc nhuộm, thuộc nhóm thuốc nhuộm Azo dựa trên những amin bị cấm.