Đề tài Xác và quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn

Trải qua quá trình đấu tranh phát triển của xã hội, các quyền của cá nhân ngày càng được phát triển, mở rộng. Trong các quyền dân sự của cá nhân thì quyền nhân thân là một phần rất quan trọng. Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người nên đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong pháp luật Việt Nam, các quyền nhân thân được quy định cụ thể trong pháp luật dân sự và chủ yếu là Bộ luật Dân sự (BLDS). Việc Nhà nước ban hành và quy định các quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS là sự khẳng định của Nhà nước đối với các giá trị của quyền nhân thân. Trong đó, đặc biệt phải kể đến Điều 34 BLDS 2005 quy định về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể (BPCT) sau khi chết; Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCT 2006 cũng quy định về các điều kiện của cá nhân hiến xác, hiến mô, BPCT của mình sau khi chết. Đây được xem là những quy định rất mới trong lịch sử lập pháp ở Việt Nam, là bước đột phá và được coi là cuộc cách mạng trong quan niệm về sự sống, cái chết của con người. Trong phạm vi bài tiểu luận này, em không đi sâu vào tất cả các khía cạnh của ý nghĩa xã hội xung quanh vấn đề hiến BPCT, hiến xác sau khi chết của cá nhân mà chỉ tập trung về Xác và quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn.

doc23 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2149 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xác và quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A – ĐẶT VẤN ĐỀ B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I – CƠ SỞ CỦA VIỆC HIẾN XÁC CỦA CÁ NHÂN SAU KHI CHẾT. 1. Cơ sở lý luận. 2. Cơ sở thực tiễn II – NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYỀN HIẾN XÁC CỦA CÁ NHÂN SAU KHI CHẾT 1. Yếu tố kinh tế và xã hội. 2. Yếu tố tôn giáo và tâm lý. 3. Yếu tố văn hóa truyền thống. 4. Yếu tố trình độ dân trí. III – QUYỀN HIẾN XÁC CỦA CÁ NHÂN SAU KHI CHẾT THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 1. Khái niệm, đặc điểm của quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết a. Khái niệm. b. Đặ điểm. 2. Các nguyên tắc trong vấn đề hiến xác của cá nhân sau khi chết 3. Điều kiện hiến xác của cá nhân sau khi chết. a. Điều kiện về chủ thể b. Điều kiện về sức khỏe c. Điều kiện về trình tự và thủ tục d. Được pháp luật bảo đảm đúng mục đích của người hiến IV – THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG QUYỀN HIẾN XÁC CỦA CÁ NHÂN SAU KHI CHẾT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 1. Thực trạng 2. Một số kiến nghị C – KẾT THÚC VẤN ĐỀ A - ĐẶT VẤN ĐỀ Trải qua quá trình đấu tranh phát triển của xã hội, các quyền của cá nhân ngày càng được phát triển, mở rộng. Trong các quyền dân sự của cá nhân thì quyền nhân thân là một phần rất quan trọng. Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người nên đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong pháp luật Việt Nam, các quyền nhân thân được quy định cụ thể trong pháp luật dân sự và chủ yếu là Bộ luật Dân sự (BLDS). Việc Nhà nước ban hành và quy định các quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS là sự khẳng định của Nhà nước đối với các giá trị của quyền nhân thân. Trong đó, đặc biệt phải kể đến Điều 34 BLDS 2005 quy định về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể (BPCT) sau khi chết; Luật hiến, lấy, ghép mô, BPCT 2006 cũng quy định về các điều kiện của cá nhân hiến xác, hiến mô, BPCT của mình sau khi chết. Đây được xem là những quy định rất mới trong lịch sử lập pháp ở Việt Nam, là bước đột phá và được coi là cuộc cách mạng trong quan niệm về sự sống, cái chết của con người. Trong phạm vi bài tiểu luận này, em không đi sâu vào tất cả các khía cạnh của ý nghĩa xã hội xung quanh vấn đề hiến BPCT, hiến xác sau khi chết của cá nhân mà chỉ tập trung về Xác và quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn. B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I - CƠ SỞ CỦA VIỆC HIẾN XÁC CỦA CÁ NHÂN SAU KHI CHẾT 1. Cơ sở lý luận: Con người luôn là trung tâm, là tâm điểm hướng tới của mọi cuộc cách mạng xã hội. Việc ghi nhận các quyền của con người là một trong những yếu tố đánh giá sự tiến bộ của từng giai đoạn lịch sử, của từng nhà nước khác nhau. Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng các quyền của con người – trong đó có quyền nhân thân. Con người có quyền quyết định đối với những gì thuộc về mình như quyền nhân thân, con người có quyền được bảo vệ tên tuổi, danh dự…có quyền cho hay không cho người khác sử dụng bộ phận của quyền nhân thân. Khi hiến xác thì những bộ phận trên cơ thể con người sẽ được dùng vào các mục đích y tế, nghiên cứu khoa học… Về mặt sinh học, con người là một cơ thể thống nhất bao gồm nhiều bộ phận hợp lại để hoạt động. Tuy nhiên không phải ai sinh ra các BPCT cũng hoàn thiện mà có những người họ bị khuyết thiếu một bộ phận nào đó hay có những người sinh ra họ phát triển bình thường nhưng vì một lý do nào đó họ bị mất đi. Mặt khác, trên thực tế có những người do tai nạn hay vì tình thương, vì sự nhân đạo, họ tự nguyện hiến xác mình cho người khác để cứu chữa bệnh hay nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu khoa học. Về mặt pháp lý, quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người đã được quy định trong Hiến pháp 1992 và BLDS 1995, và lần đầu tiên quyền hiến xác sau khi chết được thừa nhận và quy định tại Điều 34 BLDS 2005. 2. Cơ sở thực tiễn Thực tế cuộc sống cho thấy rằng nhiều trường hợp con người do tai nạn, do sự kiện bất ngờ dẫn đến chết lâm sàng hay chết thực sự. Tuy nhiên, một số bộ phận trên cơ thể của họ vẫn còn có thể dùng để chữa bệnh hoặc để nghiên cứu khoa học. Vì vậy mà họ muốn hiến xác cùng với các bộ phận trên cơ thể của mình cho các trung tâm nghiên cứu y học nhằm mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học. Ở nước ta những người chết vì rủi ro, bão lũ, tai nạn giao thông hàng năm là rất lớn. Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2006 đã có 6000 người chết do tai nạn giao thông, cứ bình quân mỗi tháng là 1000 người chết (Báo Tuổi trẻ ngày 10/8/2006). Đó là một việc không may nhưng một người chết có thể cứu được ít nhất bảy người: 2 quả thận – 2 người, 2 lá phổi – 2 người, tim – 1 người, gan có thể cho 2 hoặc 3 người, chưa kể giác mạc và ruột cũng có thể cứu chữa người bệnh. Như vậy việc hiến xác của cá nhân có vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Sự nghiệp đổi mới mở cửa phát triển kinh tế, nhiều nhà máy, xí nghiệp ra đời và đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện nhưng bên cạnh đó là mặt trái của quá trình phát triển kinh tế đã dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, môi trường ô nhiễm, ngày càng nhiều loại bệnh phát sinh: viêm gan A, B, teo thận… Thực tế cho thấy một số nước trên thế giới như Pháp, Mỹ…đã cho phép hiến xác sau khi chết và đã đem lại những kết quả ấn tượng, mỗi người bệnh sau khi được ghép thận, gan có khả năng sống cao hơn, lâu dài hơn và chi phí ít tốn kém hơn so với chạy thận nhân tạo… Việc pháp luật thừa nhận quy định quyền hiến xác sau khi chết sẽ tạo hành lang pháp lý để ngành giải phẫu học nước ta có những bước đột phá trong những năm tới. II – NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYỀN HIẾN XÁC CỦA CÁ NHÂN SAU KHI CHẾT 1. Yếu tố kinh tế - xã hội Pháp luật nước ta có sự điều chỉnh quy định nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều quy định mới được ban hành để điều chỉnh quan hệ xã hội mới. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân nâng cao, quyền lợi của con người ngày càng được bảo đảm, bảo vệ. Kinh tế phát triển sẽ có điều kiện đầu tư khoa học trong đó có giải phẫu nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu chữa trị bệnh cho con người để nâng cao chất lượng đời sống. Kinh tế phát triển, phúc lợi xã hội ngày càng cao, việc hiến xác được Nhà nước đài thọ hay Nhà nước lập qũy để hỗ trợ người bệnh, thu hút nhiều loại hình bảo hiểm hơn nữa để có thể hỗ trợ người bệnh trong qúa trình hiến, cấy ghép bộ phận cơ thể người khi hiến xác. 2. Yếu tố tôn giáo và tâm lý Yếu tố này có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với việc hiến xác kể cả khi người đó còn sống hay đã chết. Ngày nay tuy khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao trí tuệ nhưng tôn giáo vẫn không mất đi mà vẫn còn tồn tại do nhiều vấn đề con người vẫn chưa tìm ra lời giải đáp. Mặt khác, do yếu tố tâm lý con người vẫn chưa thoát khỏi ý thức hệ tư tưởng tôn giáo. Việc thừa nhận, quy định và thực hiện quyền hiến xác sau khi chết ở mỗi quốc gia có sự khác nhau do ảnh hưởng bởi những tôn giáo khác nhau, những tôn giáo khác nhau có những triết lý khác nhau, do đó có tác động khác nhau đến vấn đề này. 3. Yếu tố văn hoá truyền thống Yếu tố văn hóa là cơ sở nền tư tưởng của đời sống xã hội của một quốc gia, nó có tác động không nhỏ đến xây dựng, tạo lập nội dung của văn bản pháp luật của mỗi nước. Đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm trong đó có quyền hiến xác sau khi chết. Đại bộ phận người dân Việt Nam có quan niệm “sống thác, gửi về”, “sống vì mồ vì mả, không ai sống vì cả bát cơm” hay “thế giới bên kia của người chết” do vậy những thủ tục mai táng, giữ gìn phần mộ, phần tro của hài cốt do được hóa thân của người chết được coi là những việc quan trọng trong cuộc sống của cá nhân, mỗi cộng động dòng họ, nó thể hiện bản chất hiếu, nghĩa và lễ đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Vì thế việc hiến xác là những quy định hiện hành trong chừng mực nào đó được thực hiện trong xã hội Việt Nam đương thời không hẳn là không có những cản trở nhất định. 4. Yếu tố trình độ dân trí Đây là yếu tố tác động sau và xâu chuỗi hầu hết các vấn đề bảo đảm quyền hiến xác người được quy định và đáp ứng được thực tế cuộc sống phù hợp với quy luật cuộc sống. Việc phát triển đội ngũ tri thức sẽ giúp xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về quyền hiến xác sau khi chết và có thể đảm bảo cho việc thực thi quyền này có hiệu quả hơn. III - QUYỀN HIẾN XÁC CỦA CÁ NHÂN SAU KHI CHẾT THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 1. Khái niệm và đặc điểm về quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết a. Khái niệm Quyền hiến xác là quyền nhân thân của cá nhân quy định ở Điều 34 BLDS 2005: “Cá nhân có quyền hiến xác, BPCT của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học. Việc hiến và sử dụng xác, BPCT của người chết được thực hiện theo quy định của pháp luật”. Cũng như các quyền nhân thân khác, quyền hiến xác sau khi chết luôn gắn liền với một chủ thể nhất định, không thể dịch chuyển cho chủ thể khác, không xác định được bằng tiền. b) Đặc điểm của quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết: Với tư cách là một quyền nhân thân, quyền hiến xác của cá nhân mang những đặc điểm chung của quyền nhân thân, đó là: - Tính chất cá nhân tuyệt đối. Quyền nhân thân luôn gắn với một cá nhân xác định, không được phép chuyển giao cho người khác. Quyền nhân thân thuộc về cá nhân cụ thể từ khi người đó được sinh ra hoặc theo những căn cứ khác do pháp luật quy định. Là các yếu tố cấu thành không thể tách rời khỏi cá nhân chủ thể, những giá trị nhân thân được cá thể hoá, làm cho bản thân người mang các giá trị đó là hoàn toàn không thể lặp lại. - Tính không được xác định bằng tiền. Về cơ bản, chủ thể của quyền nhân thân chỉ được hưởng lợi ích tinh thần mà không được hưởng lợi ích vật chất. Bên cạnh đó, có những trường hợp đặc biệt, quyền nhân thân mang lại lợi ích vật chất cho chủ thể quyền. Những lợi ích vật chất mà chủ thể quyền được hưởng ở đây có được là do giá trị tinh thần mang lại. Như vậy, một trong những tiêu chí phân loại quyền nhân thân là dựa vào yếu tố tài sản, theo đó, có thể chia quyền nhân thân làm 2 loại: quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản. Theo cách phân loại này, quyền hiến xác thuộc nhóm quyền nhân thân không gắn với tài sản. - Quyền nhân thân được xác lập không phải dựa trên các sự kiện pháp lý mà chúng được xác lập trực tiếp trên cơ sở những quy định của pháp luật. - Quyền nhân thân là một loại quyền tuyệt đối. Người có quyền này đối kháng với một phạm vi không xác định các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng giá trị nhân thân được bảo vệ. Bên cạnh các đặc điểm chung của quyền nhân thân, quyền hiến xác còn có đặc điểm riêng biệt, đó là: mục đích chủ yếu của việc thực hiện quyền này không phải đem lại lợi ích cho chủ thể quyền như đại đa số các quyền nhân thân khác, mà nhằm đem lại lợi ích cho người khác, lợi ích cho toàn xã hội. Lợi ích mà chủ thể quyền đạt được chủ yếu là lợi ích tinh thần, là niềm vui khi cứu sống được người khác đang mắc bệnh hiểm nghèo, đặc biệt khi người bệnh lại là người thân thích, ruột thịt của mình; hoặc niềm vui khi thấy mình cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Lợi ích của chủ thể quyền thực sự rất khiêm tốn so với lợi ích to lớn mà xã hội nhận được từ việc người đó thực hiện quyền của mình. Rõ ràng, mỗi cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền tự quyết định đối với thân thể của mình, không ai có quyền can thiệp hay ngăn cản. Khi một cá nhân đã có nguyện vọng hiến xác mình để chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học, thì những người khác, kể cả những người thân thích, ruột thịt cũng không được cản trở. Thông thường, việc hiến xác không chỉ là một quyết định khó khăn đối với người hiến mà còn có thể tác động lớn về mặt tinh thần đối với gia đình, với những người thân thích của người đó, bởi không ai muốn bản thân mình và những người thân yêu của mình khi chết đi có một cơ thể không toàn vẹn. Vì vậy, việc ghi nhận “quyền” hiến xác chính là một bảo đảm cho sự tự do ý chí lựa chọn hành động của các cá nhân trong lĩnh vực đặc thù và hết sức nhạy cảm này. Tuy nhiên, dù cho mỗi cá nhân có quyền tự quyết định, tự định đoạt đối với thân thể của mình, nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật 2. Các nguyên tắc trong vấn đề hiến xác của cá nhân sau khi chết Với mục tiêu cao nhất là bảo vệ con người, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để ngành y tế Việt Nam triển khai các hoạt động cấy, ghép, thay thế, trị liệu của mình, đảm bảo nhu cầu bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên cơ sở tôn trọng những giá trị tốt đẹp và nhân bản vốn có của y học, pháp luật các nước trên thế giới đã cho ra đời bộ nguyên tắc về hiến xác sau khi chết. Pháp luật mỗi nước khác nhau thì bộ nguyên tắc này có những cách thể hiện rất khác nhau nhưng nội dung mấu chốt vẫn xoay quanh các nguyên tắc cơ bản được thừa nhận trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, chúng được ghi nhận tại Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCT người và hiến, lấy xác 2006, cụ thể : Tự nguyện Hiến xác là quyền cơ bản của mỗi cá nhân không phải là nghĩa vụ, không ai có quyền ép buộc hoặc cản trở người hiến thực hiện quyền này. “Tự nguyện” được hiểu là phải có sự thống nhất giữa ý chí bên trong của cá nhân và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài. Vì vậy, muốn chứng tỏ người hiến xác là tự nguyện, người đó phải bày tỏ ý chí của mình cho mọi người xung quanh được biết. Do ý nghĩa và tính chất quan trọng của việc hiến bộ phận cơ thể, ý chí của người hiến phải được thể hiện một cách rõ ràng bằng văn bản, chứ không chỉ bằng lời nói như một số giao dịch dân sự thông thường Tự nguyện luôn là nguyên tắc được đặt ở vị trí đầu tiên trong pháp luật của tất cả các nước, được đòi hỏi như là điều kiện cần cho hoạt động hiến xác. Trong hoạt động này nhất thiết phải có sự đồng ý của chủ thể hiến, không thể đề cập đến nguyên tắc nào khác nếu không nhắc đến sự tự nguyên. Tự nguyện ở đây không phải là tự nguyện hoàn toàn, có nghĩa quyết định hiến của cá nhân phải được đưa ra trong trạng thái bình thường, minh mẫn, sáng suốt trên cơ sở họ được thông tin. Nguyên tắc tự nguyện cho phép chủ thể có quyền thay đổi, hủy bỏ việc hiến bất cứ thời điểm nào họ muốn mà không cần đưa ra lý do hay sự giải thích. Ngoài ra, việc sử dụng xác hiến khác với mục đích đã xác định ban đầu của người hiến thì phải có sự đồng ý của người đó. Ở đây, mọi lựa chọn của người hiến đều được tôn trọng; không một cá nhân, tổ chức nào có thể can thiệp vào sự định đoạt ấy của họ. b) Mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hay nghiên cứu khoa học Bởi CON NGƯỜI là giá trị cao quý nhất, là trung tâm của mọi chính sách, pháp luật, tất cả là vì con người và cho con người, trong đó, quyền sống là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, là cơ sở để thực hiện các quyền con người khác. Một trong số các biện pháp bảo đảm quyền sống cho con người chính là tạo điều kiện cả về mặt kỹ thuật, cả về mặt pháp lý để y học có thể cứu sống được ngày càng nhiều bệnh nhân hiểm nghèo. Vì vậy, mục đích chữa bệnh của việc hiến bộ phận cơ thể người cần được đặt lên hàng đầu Trên cơ sở bảo vệ nhân phẩm con người chống lại mọi hình thức sử dụng thân thể như một phương tiện nhằm thỏa mãn bất kỳ một mục đích nào, pháp luật luôn đặt con người ở vị trí chủ thể, phân biệt rõ ràng con người với những vật thể khác. Vì thế, bằng cách này hay cách khác “thủ thuật y học chỉ hợp pháp nếu thủ thuật đó tôn trọng một số điều kiện có bản chất là giữ gìn và bảo vệ con người”, theo cách đó cơ thể con người không thể bị xâm hại. Pháp luật yêu cầu phải có sự đồng ý của chủ thể để có thể tiến hành một sự xâm hại đến cơ thể người đó nhưng chỉ là điều kiện cần, có tính tiên quyết nhưng chưa đủ. Người ta không thể xâm hại đến cơ thể một người chỉ với sự cho phép của chính họ, chữa bệnh, giảng dạy hay nghiên cứu khoa học phục vụ cộng đồng và toàn bộ hoạt động này đều phải tiến hành trên tinh thần phi lợi nhuận. Nguyên tắc hiến vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hay nghiên cứu khoa học đòi hỏi hoạt động hiến xác mục đích hiến luôn phải xác định trước và rõ ràng, không thể khác mục đích đó. Mọi hoạt động hiến xác ngoài mục đích trên đều bị coi là vi phạm pháp luật. Đây là sự cụ thể hóa Điều 34 BLDS 2005, một biểu hiện cao đẹp của lòng nhân ái, tinh thần giác ngộ khoa học, khẳng định tính nhân bản vì con người của cộng đồng. Trong đó, mục đích chữa bệnh, giảng dạy hay nghiên cứu khoa học rất rõ nét nhưng mục đích nhân đạo mà luật đề cập tương đối không rõ ràng vì khả năng này quá rộng, hiểu chung nhất là vì lợi ích cộng động nên khó hình dung và có thể gây tranh cãi. c) Không nhằm mục đích thương mại( phi thương mại) Nguyên tắc này được áp dụng với tư cách là điều kiện đủ trong hoạt động hiến xác sau khi chết. Và vì thế nó trở thành nguyên tắc quan trọng, bao trùm lên toàn bộ hệ thống các quy định của pháp luật về vấn đề hiến xác sau khi chết. Ta đã biết nguy cơ xác người trở thành hàng hoá giao dịch trên thị trường đang hiện hữu ngày càng rõ nét. Pháp luật một số nước thừa nhận việc mua bán BPCT người, nhưng quan điểm của Việt Nam là không chấp nhận thương mại hoá các BPCT người. Nguyên tắc không nhằm mục đích thương mại xuất phát từ đối tượng đặc biệt của quyền hiến xác là xác, BPCT người, đây là những bộ phận tạo nên một con người hoàn chỉnh, gắn liền với sự tồn tại và phát triển bình thường của con người, không thể là vật đem ra mua bán, trao đổi. Hơn nữa, hiến tặng xác người là nghĩa cử vô cùng cao đẹp – ban tặng niềm hy vọng vào sự hồi sinh, vào cuộc sống mới cho người khác. Điều quan trọng hơn, một khi hoạt động “bán” xác cùng với BPCT được thừa nhận sẽ dẫn đến tình trạng hết sức nguy hiểm – những khoản lợi nhuận từ hoạt động mua bán này có thể làm cho những kẻ chuyên kinh doanh BPCT người sẵn sàng ép buộc, làm tổn thương người khác, thậm chí giết người để lấy xác họ. Vì những lý do nêu trên, pháp luật khi ghi nhận quyền hiến xác phải định ra một giới hạn, đó chính là giới hạn về mục đích của việc hiến xác. Nguyên tắc này bao gồm hai nội dung chính: Không trả tiền cho việc hiến xác. Theo nội dung này, không có việc đền bù tài chính trực tiếp cho người hiến; họ không có quyền đòi hỏi bất kỳ hình thức nào từ hành vi hiến của mình. Người nhận cấy, ghép, sử dụng giảng dạy, nghiên cứu cũng không phải trả bất cứ khoản nào do việc được xác người. Đối với bác sỹ thực hiện kỹ thuật lấy cũng không được trả thêm tiền vì tiến hành phẫu thuật. Đây phải được coi là một nhiệm vụ của bác sĩ hưởng lương tại cơ sở y tế. Cấm quảng cáo cho một người hay cho một tổ chức cụ thể. Nội dung này đòi hỏi hoạt động cung cấp thông tin, giới thiệu, môi giới về nhu cầu hiến, nhận xác người cho một người, một tổ chức cụ thể mang tính thương mại đều bị cấm. Tuy nhiên, trong hoạt động này do tính nhạy cảm đặc biệt nên thông tin tuyên truyền là hết sức quan trọng, chính nó quyết định sự thành công hoặc thất bại của chúng ta. Sẽ không thể xây dựng được chương trình hiến xác thành công nếu không thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền rộng rãi đối với nhân dân. Như vậy nếu việc thông tin, tuyên truyền không được kiểm soát chặt chẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng lách luật, biến tướng thành quảng cáo, môi giới thương mại. Để có thể làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, ngăn chặn được những biến tướng quảng cáo thương mại xác người ta cần phải có một chương trình, một kế hoạch thông tin, tuyên truyền, nằm trong chính sách chung của ngành y tế. Các biến tướng thương mại rất tinh vi nên mọi hoạt động cũng như nội dung của các chiến dịch tuyên truyền nội dung phải được Bộ Y tế cho phép. d) Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hay pháp luật có quy định khác Đây là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo trật tự các quan hệ xã hội, ngăn chặn hiện tượng thương mại hóa xác người đồng thời bảo vệ người hiến, nhận về mặt riêng tư cá nhân. Nguyên tắc này rất quan trọng, nó cho phép tránh mọi áp lực không cần thiết về tinh thần cũng như vật chất từ phía người hiến, nhận và gia đình họ với nhau. Qua đó ngăn chặn khả năng thương mại hóa do quan hệ trực tiếp giữa các đối tượng này. Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu: mọi thông tin về người hiến, nhận đều phải được mã hóa và bảo mật, người hiến không được biết căn cước người nhận và ngược lại, cấm tiết lộ bất cứ thông tin nào cho phép xác định người hiến, nhận. Bảo mật thông tin là những nhiệm vụ bắt buộc của các nhân viên hoạt động trong mạng lưới hiến tặng. Ngoài bốn nguyên tắc
Luận văn liên quan