Ngôn ngữ là phương tiện đặc trưng để con người giao tiếp với nhau hoặc bằng khẩu
ngữ hoặc bằng bút ngữ. Trong đó, đọc là một hoạt động giao tiếp bằng khẩu ngữ, là hành
vi tiếp nhận thông tin qua văn bản. Mục đích cuối cùng của việc đọc là để hiểu và vận
dụng những điều đã được đọc vào cuộc sống. Kĩ năng đọc bao gồm hoạt động giải mã và
hiểu - mục tiêu chính của hoạt động đọc. Đọc hiểu là một trong những hoạt động cơ bản
của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Kĩ năng đọc hiểu đã được đưa vào rèn luyện từ
những năm đầu tiên của quá trình giáo dục. Và ở mỗi năm học mục tiêu, mức độ rèn
luyện kĩ năng đọc hiểu cho HS sẽ khác nhau, phạm vi áp dụng cũng sẽ khác nhau góp
phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của bậc Tiểu học về tất cả các mặt Đức -Trí -
Lao - Thể - Mỹ. Nó có khả năng gián tiếp phát huy năng lực tư duy của HS, giúp HS cảm
nhận được cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ mình vừa
đọc, hiểu được các lệnh yêu cầu trong các môn học khác,.
116 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng bài tập đọc hiểu có ứng dụng công nghệ thông tin cho hs lớp 1 mắc chứng khó đọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC
XÂY DỰNG BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO
HS LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC
Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Ly Kha
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
Mã số sinh viên: 35.901.013
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC
XÂY DỰNG BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO
HS LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC
Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Ly Kha
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
Mã số sinh viên: 35.901.013
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013
LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập tại khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh tôi đã được học hỏi những kiến thức bổ ích, được trải nghiệm thực tế đầy ý
nghĩa và biết được phần nào trách nhiệm của một người GV đứng lớp cũng như là một
GV chủ nhiệm trong tương lai sắp tới. Đó sẽ là hành trang vững chắc để tôi sẵn sàng cho
một quá trình giảng dạy thực thụ. Bốn năm học là một khoảng thời gian tuy không ngắn
nhưng đã giúp tôi có thể được học hỏi các kinh nghiệm, bài học quý giá mà các thầy/cô
đi trước với bề dày kinh nghiệm đã trải qua và khóa luận này sẽ là cột mốc quan trọng
giúp tôi đánh dấu việc hoàn thành bốn năm đại học.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thị
Ly Kha, người đã tận tình chỉ bảo tôi từ lúc hình thành ý tưởng cho đến khi hoàn thành
khóa luận. Nhiều lúc tôi cảm thấy chùn bước nhưng chính những lời khuyên chân thành
cùng những lời dạy bảo của cô đã giúp tôi bước tiếp con đường nghiên cứu này. Và có lẽ
nhờ cô mà tôi có được nhiều cơ hội trải nghiệm trong thực tế cũng như trên con đường
nghiên cứu. Tôi sẽ không bao giờ quên sự ân cần, niềm nở, giúp đỡ tận tình của cô đối
với tôi.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Giáo dục Tiểu học, các thầy cô
trong trường đã tận tình dạy bảo tôi ngay từ những ngày đầu bước vào giảng đường đại
học. Những kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức vô cùng quý giá mà thầy cô đã truyền đạt
lại sẽ là những hành trang vô cùng quý báu cho tôi bước vào con đường đầy chông gai
trước mặt. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Đức Thuận, người đã tận tình giúp đỡ tôi
không chỉ trong cách ứng dụng công nghệ thông tin mà thầy đã hướng dẫn tôi xử lí số
liệu để bài khóa luận có thể hoàn thiện hơn.
Bên cạnh đó tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, cô Nguyễn
Đăng Thủy Tiên, cô Bùi Thị Hồng Lý và các thầy cô trường T.Q.T cũng như các em học
sinh thân yêu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận một cách tốt đẹp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình thân yêu - nơi tôi nép vào mỗi khi
mệt mỏi, nản lòng; là nơi luôn động viên, cổ vũ tinh thần cho tôi để bước tiếp con đường
mà tôi đã chọn. Ngoài ra tôi xin cảm ơn đến sự quan tâm, chia sẻ của các bạn K35 khoa
Giáo dục Tiểu học đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 5 năm 2013
BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT
GV: Giáo viên
PH: Phụ huynh
HS: Học sinh
CNTT: Công nghệ thông tin
TĐĐ: Tốc độ đọc
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
BẢNG BIỂU
DẪN NHẬP
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 5
4. Đối tượng, phạm vi, giả thuyết, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................... 5
5. Cách tiếp cận, phương pháp, phương tiện nghiên cứu ........................................ 6
6. Bố cục của khoá luận .......................................................................................... 8
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chƣơng Một:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................................. 9
1.1.1. Khái quát về bài tập đọc hiểu ............................................................................. 9
1.1.2. Khái quát về bài tập đọc hiểu có ứng dụng CNTT ............................................. 12
1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lí, ngôn ngữ của HS mắc chứng khó đọc ............................ 13
1.1.4. Lý thuyết dạy học theo nhóm nhỏ, dạy học cá thể hóa ...................................... 17
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 19
1.2.1. Chương trình, SGK Tiếng Việt 1, yêu cầu đọc hiểu đối với HS lớp 1 .............. 19
1.2.2. Thực trạng dạy đọc hiểu cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc .............................. 23
Chƣơng Hai:
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU CÓ ỨNG DỤNG CNTT CHO
HS LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC
2.1. Nguyên tắc, phƣơng pháp xây dựng bài tập ......................................................... 30
2.1.1. Nguyên tắc .......................................................................................................... 30
2.1.2. Phương pháp ....................................................................................................... 30
2.2. Các bài tập đọc hiểu đƣợc xây dựng ...................................................................... 31
2.2.1. Bài tập đọc hiểu ở cấp độ từ ngữ ........................................................................ 31
2.2.2. Bài tập đọc hiểu ở cấp độ câu ............................................................................. 35
2.2.3. Bài tập đọc hiểu ở cấp độ đoạn, bài .................................................................... 38
2.3. Độ khó, độ tin cậy và độ giá trị của bài tập ........................................................... 47
2.3.1. Độ khó ................................................................................................................ 47
2.3.2. Độ tin cậy............................................................................................................ 47
2.3.3. Độ giá trị ............................................................................................................ 48
Chƣơng Ba:
THỰC NGHIỆM BÀI TẬP ĐỌC HIỂU CÓ ỨNG DỤNG CNTT
3.1. Chọn mẫu thực nghiệm ........................................................................................... 49
3.1.1. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................... 49
3.1.2. Mô tả mẫu ........................................................................................................... 52
3.2. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................................... 54
3.2.1. Nguyên tắc thực nghiệm ..................................................................................... 54
3.2.2. Quy trình thực nghiệm ........................................................................................ 54
3.2.3. Phương pháp thực nghiệm .................................................................................. 55
3.3. Kết quả thực nghiệm và bàn luận kết quả ............................................................. 55
3.3.1. Kết quả thực nghiệm đợt 1 và bàn luận kết quả ................................................. 55
3.3.2. Kết quả thực nghiệm đợt 2 và bàn luận kết quả ................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................................. 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ............................................................ 71
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 75
BẢNG BIỂU
1. Bảng 1.2.1.1.1: Thống kê độ hứng thú đối với 2 dạng bài luyện đọc âm, vần ............. 20
2. Bảng 1.2.1.1.2: Thống kê về đánh giá đối với các kiểu bài luyện đọc âm vần ............ 21
3. Bảng 1.2.1.1.3: Thống kê về đánh giá đối với nội dung kiểu bài luyện đọc ................ 21
4. Bảng 1.2.3.1.1: Ý kiến của GV, PH về biểu hiện của chứng khó đọc .......................... 24
5. Biểu đồ 1.2.3.1.1a: Ý kiến của GV, PH về biểu hiện của chứng khó đọc .................... 26
6. Biểu đồ 1.2.3.1.1b: Ý kiến GV, PH có HS mắc chứng khó đọc về biểu hiện của chứng
khó đọc ....................................................................................................................... 26
7. Bảng 1.2.3.1.2: Ý kiến GV, PH về việc cần thực hiện giúp HS mắc chứng khó đọc .... 27
8. Biểu đồ 1.2.3.1.2a: Ý kiến của GV, PH về việc cần thực hiện giúp HS mắc chứng khó
đọc .............................................................................................................................. 27
9. Biểu đồ 1.2.3.1.2b: Ý kiến của của GV, PH có HS mắc chứng khó đọc về việc cần thực
hiện giúp HS mắc chứng khó đọc .............................................................................. 28
10. Bảng 3.1.1.4.1: Thống kê tốc độ đọc lưu loát của các nhóm nghiên cứu trước khi thực
nghiệm ........................................................................................................................ 50
11. Biểu đồ 3.1.1.4.1: Tốc độ đọc lưu loát của các nhóm nghiên cứu trước khi thực
nghiệm ........................................................................................................................ 50
12. Bảng 3.1.1.4.2: Khả năng đọc hiểu của các nhóm nghiên cứu trước thực nghiệm .... 52
13. Bảng 3.3.1.1: So sánh độ chú ý, tính tự giác của HS với bài tập đọc hiểu ................. 55
14. Bảng 3.3.1.2: Thống kê tốc độ đọc lưu loát của các nhóm nghiên cứu sau khi thực
nghiệm đợt 1 ............................................................................................................... 56
15. Biểu đồ 3.3.1.2: Tốc độ đọc lưu loát của các nhóm nghiên cứu sau khi thực nghiệm
đợt 1 ............................................................................................................................ 56
16. Bảng 3.3.1.3: Khả năng đọc hiểu của các nhóm nghiên cứu sau thực nghiệm đợt 1 . 56
17. Bảng 3.3.1.4: So sánh tốc độ đọc lưu loát và khả năng đọc hiểu của các nhóm nghiên
cứu sau khi tác động đợt 1 .......................................................................................... 59
18. Biểu đồ 3.3.1.4: So sánh độ chênh lệch về tốc độ đọc lưu loát và khả năng đọc hiểu
của các nhóm nghiên cứu sau khi thực nghiệm đợt 1 ................................................ 60
19. Bảng 3.3.2.1: So sánh độ chú ý, tính tự giác của HS với bài tập đọc hiểu ................. 61
20. Bảng 3.3.2.2: Thống kê tốc độ đọc lưu loát của các nhóm nghiên cứu sau khi thực
nghiệm đợt 2 ............................................................................................................... 61
21. Biểu đồ 3.3.2.2: Tốc độ đọc lưu loát của các nhóm nghiên cứu sau khi thực nghiệm
đợt 2 ............................................................................................................................ 62
22. Bảng 3.3.2.3: Khả năng đọc hiểu của các nhóm nghiên cứu sau thực nghiệm đợt 2 . 62
23. Bảng 3.3.2.4: Bảng so sánh tốc độ đọc lưu loát và khả năng đọc hiểu của các nhóm
nghiên cứu sau khi thực nghiệm đợt 2 ....................................................................... 64
24. Biểu đồ 3.3.2.4a: So sánh độ chênh lệch về tốc độ đọc lưu loát và khả năng đọc hiểu
của các nhóm nghiên cứu giữa 2 đợt thực nghiệm ..................................................... 65
25. Biểu đồ 3.3.2.4b: So sánh độ chênh lệch về tốc độ đọc lưu loát và khả năng đọc hiểu
của các nhóm nghiên cứu sau khi thực nghiệm ......................................................... 65
26. Bảng 3.3.2.5: Kiểm nghiệm giả thuyết kết quả giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng, nhóm bình thường .......................................................................................... 67
27. Bảng 3.3.2.5: Nhận xét của GVCN về khả năng đọc của HS trong nhóm thực nghiệm
trước và sau quá trình thực nghiệm ............................................................................ 68
- Trang 1 -
DẪN NHẬP
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện đặc trưng để con người giao tiếp với nhau hoặc bằng khẩu
ngữ hoặc bằng bút ngữ. Trong đó, đọc là một hoạt động giao tiếp bằng khẩu ngữ, là hành
vi tiếp nhận thông tin qua văn bản. Mục đích cuối cùng của việc đọc là để hiểu và vận
dụng những điều đã được đọc vào cuộc sống. Kĩ năng đọc bao gồm hoạt động giải mã và
hiểu - mục tiêu chính của hoạt động đọc. Đọc hiểu là một trong những hoạt động cơ bản
của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Kĩ năng đọc hiểu đã được đưa vào rèn luyện từ
những năm đầu tiên của quá trình giáo dục. Và ở mỗi năm học mục tiêu, mức độ rèn
luyện kĩ năng đọc hiểu cho HS sẽ khác nhau, phạm vi áp dụng cũng sẽ khác nhau góp
phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của bậc Tiểu học về tất cả các mặt Đức -Trí -
Lao - Thể - Mỹ. Nó có khả năng gián tiếp phát huy năng lực tư duy của HS, giúp HS cảm
nhận được cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ mình vừa
đọc, hiểu được các lệnh yêu cầu trong các môn học khác,...
Sách Tiếng Việt 1 hiện nay phần luyện tập tổng hợp 13 tuần liên tục phát triển các
kĩ năng nghe - đọc - nói - viết cho HS thông qua các bài tập đọc. Về nội dung, các chủ
điểm tập đọc lớp 1 được lặp lại theo logic nhà trường, gia đình, thiên nhiên đất nước.
Những yêu cầu về kĩ năng đọc là đọc đúng và đọc rõ ràng bài văn, bài thơ đơn giản, hiểu
được nghĩa các từ thông thường và ý của câu. Nhìn chung, các ý kiến của GV đều cho
rằng dạy tập đọc ở lớp 1 là dạy cho HS đọc to, đọc đúng, đọc rõ ràng là đạt yêu cầu còn
vấn đề đọc hiểu và bước đầu đọc diễn cảm chưa chú trọng. Trong các sách hướng dẫn,
sách GV hay thiết kế bài dạy vẫn chú trọng phần đọc trơn, đọc lưu loát hơn là đọc hiểu.
Hậu quả dẫn đến là HS đọc trơn khá tốt nhưng khi trả lời các câu hỏi HS chỉ lấy nguyên
văn bài đọc mà không thể chủ động trả lời theo ngôn ngữ cá nhân.
Qua các tài liệu về chứng khó đọc, các nhà nghiên cứu đã khái quát các bài tập thực
hành và nội dung gồm 6 nhóm và mối quan hệ giữa bài tập đọc hiểu và 5 nhóm bài tập
(Nhóm bài tập nhận thức âm vị, nhóm bài tập nhận thức âm thanh, nhóm bài tập nhận
thức chính tả, nhóm bài tập đọc lưu loát, nhóm bài tập mở rộng vốn từ) là không thể tách
rời. Để HS có thể đọc hiểu thì phải đọc lưu loát, và để đọc lưu loát tốt thì khả năng nhận
- Trang 2 -
thức âm vị nhận thức âm thanh và chính tả của các em phải được bồi dưỡng kĩ càng, chu
đáo. Khi các kĩ năng ấy được bồi dưỡng tốt thì khả năng giải mã của HS sẽ không gặp bất
cứ khó khăn nào góp phần quan trọng vào đọc hiểu. Nhóm bài tập đọc hiểu có thể xem là
nhóm bài tập gây khó khăn nhất đối với HS mắc chứng khó đọc tuy nhiên nó cũng giữ
một vai trò quan trọng. Bài tập đọc hiểu không chỉ rèn luyện kĩ năng đọc hiểu những gì
đang đọc mà còn giúp HS rèn luyện khả năng liên kết giữa các ý và ghi nhớ chúng. Bên
cạnh đó nhóm bài tập đọc hiểu còn nâng cao sự tự tin và niềm hứng thú thông qua các
ngữ liệu dạy đọc hiểu.
Với những HS bình thường, đọc là một việc không hề dễ dàng và hiểu được những
điều mình vừa đọc lại càng khó hơn. Hoạt động này lại càng khó khăn hơn đối với HS
mắc chứng khó đọc (Dyslexia) và đặc biệt là HS lớp 1. Kĩ năng giải mã và/hoặc kĩ năng
nhận diện từ, đọc lưu loát của HS mắc chứng khó đọc rất yếu; khó nắm được nguyên tắc
thứ tự các chữ cái và kĩ năng giải mã cơ bản (âm thanh của chữ cái), thường suy nghĩ
bằng hình ảnh; cần phải nhìn nhiều lần mới có thể đọc được; bộ nhớ kém. Tất cả sự tập
trung của HS dùng để giải mã kí tự nên việc hiểu nội dung vừa đọc là một thách thức lớn.
Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và hoạt động giao tiếp của
HS bởi đọc hiểu là hoạt động cơ bản, nó có vai trò quan trọng trong tất cả các môn học
và cả trong giao tiếp hàng ngày. Ở bậc Tiểu học tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã
phát hiện không hiếm trường hợp HS đã và đang mắc chứng khó đọc. Tuy nhiên, PH và
GV vẫn lúng túng và không biết cách giải quyết giúp HS khắc phục. Hiện tượng này nếu
kéo dài và không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ gây hậu quả đối với HS.
Trong giáo dục, công nghệ thông tin (CNTT) có tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi
phương pháp, phương thức dạy học phù hợp với yêu cầu của hội nhập Quốc tế. Để đạt
được mục tiêu đó, những năm gần đây, với việc sử dụng CNTT để công nghệ hóa quá
trình dạy học đã trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các nhà trường. Qua việc
giảng dạy sử dụng đồ dùng bằng CNTT, GV giúp HS từng bước phát triển năng lực tư
duy, rèn luyện phương pháp và kĩ năng logic, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát
phỏng đoán, tìm tòi. Bên cạnh đó, giờ học được diễn ra một cách nhẹ nhàng, sinh động,
cụ thể nhằm tích cực hóa các hoạt động nhận thức của HS.
- Trang 3 -
Xuất phát từ thực tiễn trên và với mong muốn có thể góp phần xây dựng được bài
tập khắc phục được chứng khó đọc ở HS lớp 1 tôi chọn đề tài “Xây dựng bài tập đọc hiểu
có ứng dụng CNTT cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc” nhằm giúp HS khắc phục được
chứng khó đọc và ngày càng đạt hiệu quả cao trong học tập.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, trẻ em bị khuyết tật học tập chiếm khoảng 15 – 25%. Theo kết quả điều
tra của Viện Nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, trong 15% trẻ được giáo dục
chuyên biệt thì có đến 80 – 85% thiểu năng cơ bản về đọc và ngôn ngữ. Theo Tổ World
Dyslexia – UNESCO đã ước tính có 8% đến 10%, có những nơi lên đến 17% trẻ em
(trong đó có 90% là trẻ em nam) ở độ tuổi đến trường mắc chứng khó đọc. Chứng khó
đọc đã được ông Oswald Berkhan phát hiện vào năm 1881. Thuật ngữ “chứng khó đọc”
được ông Rudolf Berlin đặt ra vào năm 1887. Năm 1896, W. Pringle Morgan đã đưa ra
một bài viết về chứng rối loạn đọc trên tạp chí Y học Anh. Sau đó lịch sử nghiên cứu về
“chứng khó đọc” dần phát triển và có thể nói giai đoạn 1950 – 1970 là giai đoạn phát
triển nhất. Nó mở ra hàng loạt các cuộc nghiên cứu lâm sàng về chứng khó đọc cũng như
hệ thống bài tập khắc phục chứng khó đọc.
Tác giả Nguyễn Thị Ly Kha, Phạm Hải Lê (2013a) đã chỉ ra 6 nhóm bài tập là nhận
thức âm vị, nhận thức âm thanh, nhận thức chính tả và viết, đọc lưu loát, mở rộng vốn từ
và đọc hiểu. Mỗi nhóm bài tập có đặc điểm, chức năng riêng tuy nhiên vẫn có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế vẫn có các nguyên tắc chung khi hướng dẫn cho HS mắc
chứng khó đọc. Theo nhiều nghiên cứu từ Joanna Kellogg Uhry, Diana Brewster Clark
(2005), nhóm nghiên cứu Department for Education and Skills (2004) cho thấy quá trình
rèn luyện nhằm khắc phục chứng khó đọc cần áp dụng phương pháp đa giác quan, cường
độ luyện tập cao hơn bình thường,
Trong các nhóm bài tập, nhóm bài tập đọc hiểu là quan trọng và gây khó khăn nhiều
nhất đối với HS mắc chứng khó đọc. Đối với HS bình thường thì việc nắm được ý nghĩa
của một câu là rất nhanh chóng nhưng đối với HS mắc chứng khó đọc thì đó là sự đấu
tranh bởi sự ảnh hưởng của não bộ. Trong các nghiên cứu của Faith Hickman Brynie
(2008), Laurie E. Cutting (2006) đã so sánh hoạt động não bộ giữa 2 nhóm HS bình
thường và HS mắc chứng khó đọc có sự khác biệt nhau trong quá trình giải mã để đọc
- Trang 4 -
trơn và đọc hiểu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi đọc hoạt động của não ở các vùng
bán cầu não trái và các khu vực ngược lại, HS mắc chứng khó đọc có xu hướng để hiển
thị kích hoạt trong bán cầu não phải, so với bán cầu não trái, vùng sau. Tuy nhiên “Chúng
tôi nhận thấy bộ não của những đứa trẻ này rất dễ uốn nắn và có khả năng thích nghi cao.
Chúng ta có thể hy vọng rằng các chương trình can thiệp tích cực có thể thay đổi bộ não