Đất nước ngày càng phát triển, xã hội ngày càng đi lên, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, tỉnh Quảng Nam đã phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đặc biệt là các lĩnh vực văn hóa xã hội, tạo động lực thúc đẩy các địa phương trong tỉnh cùng phát triển. Công tác y tế của tỉnh cũng không ngừng vươn lên, cố gắng phục vụ tốt nhân dân. Thế nhưng việc chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho cộng đồng dân cư vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các bệnh viện luôn ở trong tình trạng quá tải.
Bên cạnh đó, các tỉnh Khu vực Nam Trung Bộ cũng ở trong tình trạng này. Hầu hết các bệnh viện không có khả năng cung cấp những dịch vụ y tế chất lượng cao, việc xây dựng một bệnh viện đa khoa quốc gia cấp 1 là rất quan trọng để giải quyết tình trạng trên.
Mục tiêu hàng đầu của hệ thống y tế Việt Nam là đảm bảo sự phát triển công bằng, hiệu quả và ổn định phù hợp với sự phát triển bền vững nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Chính phủ Việt Nam.
Thành lập Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ Việt Nam cho cả nước và khu vực miền Trung, nhằm thực hiện sự phát triển toàn diện và bảo đảm sự phát triển cân đối giữa các vùng, đặc biệt là ở vùng Nam Trung bộ, đây là nơi mà mạng lưới chăm sóc sức khỏe vẫn còn chậm phát triển hơn, yếu kém trong nhiều khía cạnh và vẫn còn thiếu một bệnh viện đa khoa quy mô lớn ở cấp Trung ương.
Thành lập Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam phù hợp với mục tiêu và ý nghĩa hỗ trợ, cho phép những cộng đồng, khu vực nghèo hơn cải thiện mức sống, mang lại các dịch vụ phúc lợi cơ bản cho người dân nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng trong nước.
Bệnh viện Trung ương đó sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ cho khoảng 6 triệu người dân ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây nguyên (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Bình Định) cũng như cho các chuyên gia nước ngoài, công nhân đang làm việc tại Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất.
Tại hội nghị cấp cao Việt – Hàn tháng 10/2004, sau các cuộc tư vấn, ngày 17/11/2006, hai nước đã đi đến thỏa thuận thành lập Bệnh viện đa khoa có quy mô 500 giường, trang bị hiện đại, hòan chỉnh tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, lấy tên là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.
Trong quá trình Dự án thi công và đi vào hoạt động sẽ không tránh khỏi những tác động tiêu cực đến môi trường. Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ Môi trường và để có các căn cứ khoa học nhằm quản lý, bảo vệ môi trường sau này, Chủ đầu tư đã phối hợp với Công ty CP xây dựng và Thương mại 475 lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án “Đầu tư xây dựng bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam”.
Báo cáo ĐTM này được thực hiện với các mục tiêu chính sau:
- Phân tích một cách có căn cứ khoa học những tác động có lợi, có hại mà Dự án gây ra cho môi trường xung quanh.
- Xây dựng và đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế các tác động xấu tới môi trường từ việc xây dựng và hoạt động của Dự án.
92 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4258 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
VIẾT TẮT
GIẢI NGHĨA
1
BTCT
Bê tông cốt thép
2
BVMT
Bảo vệ môi trường
3
BYT
Bộ Y tế
4
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
5
CN
Cử nhân
6
ĐTM
Đánh giá tác động môi trường
7
ĐTXD
Đầu tư xây dựng
8
GPMB
Giải phóng mặt bằng
9
GS
Giáo sư
10
KHCN
Khoa học công nghệ
12
KS
Kỹ sư
11
KT-XH
Kinh tế xã hội
13
ng.đ
Ngày đêm
14
NXB
Nhà xuất bản
15
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
16
PGS
Phó giáo sư
17
PHCN
Phục hồi chức năng
18
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
19
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
20
TCXDVN
Tiêu chuẩn Xây dựng Việt nam
21
Ths
Thạc sỹ
22
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
23
TT
Thứ tự
24
UBMTTQVN
Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam
25
UBND
Uỷ ban nhân dân
26
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
27
YHCT
Y học cổ truyền
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của Dự án
Đất nước ngày càng phát triển, xã hội ngày càng đi lên, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, tỉnh Quảng Nam đã phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đặc biệt là các lĩnh vực văn hóa xã hội, tạo động lực thúc đẩy các địa phương trong tỉnh cùng phát triển. Công tác y tế của tỉnh cũng không ngừng vươn lên, cố gắng phục vụ tốt nhân dân. Thế nhưng việc chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho cộng đồng dân cư vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các bệnh viện luôn ở trong tình trạng quá tải.
Bên cạnh đó, các tỉnh Khu vực Nam Trung Bộ cũng ở trong tình trạng này. Hầu hết các bệnh viện không có khả năng cung cấp những dịch vụ y tế chất lượng cao, việc xây dựng một bệnh viện đa khoa quốc gia cấp 1 là rất quan trọng để giải quyết tình trạng trên.
Mục tiêu hàng đầu của hệ thống y tế Việt Nam là đảm bảo sự phát triển công bằng, hiệu quả và ổn định phù hợp với sự phát triển bền vững nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Chính phủ Việt Nam.
Thành lập Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ Việt Nam cho cả nước và khu vực miền Trung, nhằm thực hiện sự phát triển toàn diện và bảo đảm sự phát triển cân đối giữa các vùng, đặc biệt là ở vùng Nam Trung bộ, đây là nơi mà mạng lưới chăm sóc sức khỏe vẫn còn chậm phát triển hơn, yếu kém trong nhiều khía cạnh và vẫn còn thiếu một bệnh viện đa khoa quy mô lớn ở cấp Trung ương.
Thành lập Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam phù hợp với mục tiêu và ý nghĩa hỗ trợ, cho phép những cộng đồng, khu vực nghèo hơn cải thiện mức sống, mang lại các dịch vụ phúc lợi cơ bản cho người dân nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng trong nước.
Bệnh viện Trung ương đó sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ cho khoảng 6 triệu người dân ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây nguyên (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Bình Định) cũng như cho các chuyên gia nước ngoài, công nhân đang làm việc tại Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất...
Tại hội nghị cấp cao Việt – Hàn tháng 10/2004, sau các cuộc tư vấn, ngày 17/11/2006, hai nước đã đi đến thỏa thuận thành lập Bệnh viện đa khoa có quy mô 500 giường, trang bị hiện đại, hòan chỉnh tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, lấy tên là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.
Trong quá trình Dự án thi công và đi vào hoạt động sẽ không tránh khỏi những tác động tiêu cực đến môi trường. Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ Môi trường và để có các căn cứ khoa học nhằm quản lý, bảo vệ môi trường sau này, Chủ đầu tư đã phối hợp với Công ty CP xây dựng và Thương mại 475 lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án “Đầu tư xây dựng bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam”.
Báo cáo ĐTM này được thực hiện với các mục tiêu chính sau:
- Phân tích một cách có căn cứ khoa học những tác động có lợi, có hại mà Dự án gây ra cho môi trường xung quanh.
- Xây dựng và đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế các tác động xấu tới môi trường từ việc xây dựng và hoạt động của Dự án.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Các văn bản pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực ngày 1/7/2006;
- Luật Đất đai được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực ngày 01/7/2004;
- Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực ngày 1/7/2004;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 16/2009/QĐ-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Môi trường;
- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế;
- Quyết định số 1263/QĐ-BYT ngày 10/4/2008 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam bằng nguồn vốn viện trợ không hòan lại của Chính phủ Hàn Quốc.
- Thông báo số 701/TB-UBND ngày 22/11/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc thỏa thuận địa điểm xây dựng Bệnh viện Đa khoa Trương ương tại Quảng Nam
2.2. Tiêu chuẩn - quy chuẩn áp dụng
- TCVN 5949:1998 - Âm học, tiếng ồn - Mức ồn tối đa cho phép.
- TCVN 7382:2004 - Chất lượng nước - Nước thải bệnh viện – Tiêu chuẩn thải.
- QCVN 08:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- QCVN 14:2008 - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.
- TCXDVN 33:2006 - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về “Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế”.
- TCVN 51:1984 - Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXDVN 365 – 2007 - Bệnh viện đa khoa - Hướng dẫn thiết kế.
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế tại Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
2.3. Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng
a. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
- Tuyển tập 31 TCVN về môi trường bắt buộc áp dụng, Hà Nội-2002.
- Hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường, NXB Lao động - Xã hội, 2008.
- Niên giám thống kê huyện Núi Thành năm 2009.
- GS.TS Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội-2000.
- GS.TS Trần Ngọc Chấn. Công nghệ xử lý khí thải công nghiệp được áp dụng ở Việt Nam, NXB Đại học Xây dựng Hà Nội.
- Phạm Ngọc Hồ và Hòang Xuân Cơ, Đánh giá tác động môi trường, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội-2001.
- GS. TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội-2000.
- Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga. Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội-1999.
- GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị Kim Thái. Quản lý chất thải rắn. Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội-2001.
- PGS.TS Trần Đức Hạ. Xử lý nước thải. Nhà xuất bản giáo dục – 1998.
- Trần Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan - Giáo trình công nghệ môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2004.
- World Health Organization - Asessment of sources of Air, Water and Land Pollution. Geneva, 1993.
b. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tự tạo lập
- Dự án: Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam - quy mô 500 giường;
- Thuyết minh thiết kế cơ sở kỹ thuật Bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam.
- Các sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến xây dựng Dự án;
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
Trong quá trình thực hiện Báo cáo ĐTM đã thực hiện các phương pháp sau:
3.1. Phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu phân tích
Phương pháp này được tiến hành tại khu vực thực hiện Dự án, công tác khảo sát bao gồm các nội dung:
- Khảo sát điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường khu vực thực hiện Dự án và vùng phụ cận.
- Khảo sát về hiện trạng cơ sở hạ tầng, di tích lịch sử, hệ sinh thái, hiện trạng môi trường khu vực, ...
- Thu mẫu các loại (không khí, nước, ...).
- Quan sát hiện trường, ghi chép các nhận xét trực quan.
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan.
- Đánh giá các thông tin, số liệu sau khi điều tra khảo sát.
3.2. Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin, tài liệu, số liệu
- Sưu tầm, thu thập các nguồn tài liệu liên quan phục vụ quá trình ĐTM, các tài liệu liên quan đến quy hoạch phát triển địa phương, ngành, thu thập ý kiến của cộng đồng địa phương (tham vấn ý kiến), tham khảo các tài liệu ĐTM.
- Phương pháp nhằm xác định, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở khu thực hiện Dự án thông qua các số liệu, thông tin thu thập được từ nguồn khác nhau như: hiện trạng môi trường hàng năm của Tỉnh, niên giám thống kê, báo cáo tình hình kinh tế, xã hội của khu vực thực hiện Dự án.
3.3. Phương pháp đo đạc
Đo đạc các chỉ tiêu môi trường bằng các thiết bị đo đạc có độ chính xác cao (đo nhanh tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm). Phương pháp phân tích và lấy mẫu được dựa theo phương pháp thử quy định trong các TCVN, QCVN tương ứng.
3.4. Phương pháp tổng hợp và đánh giá nhanh
Dựa trên những số liệu, thông tin thu thập được, trên cơ sở nhận biết những nguồn tác động, từ đó phân tích, đánh giá các tác động dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập và đưa ra những kết luận.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo ĐTM được thực hiện theo trình tự sau:
- Nghiên cứu các văn bản pháp lý và tài liệu kỹ thuật liên quan đến Dự án.
- Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu phục vụ cho lập báo cáo ĐTM.
- Khảo sát hiện trạng môi trường tự nhiên, KT-XH vùng Dự án.
- Tổ chức đo đạc, lấy mẫu phân tích các số liệu về môi trường nền.
- Khảo sát và đánh giá tác động của Dự án đến môi trường KT-XH và đề xuất các biện pháp giảm thiểu.
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý.
- Tham vấn ý kiến của cộng đồng:
+ Ý kiến của UBND xã Tam Hiệp.
+ Ý kiến của UBMTTQVN xã Tam Hiệp.
- Tổ chức viết báo cáo ĐTM.
- Tổng hợp, hòan thành báo cáo trình Bộ Y tế thẩm định và phê duyệt. Báo cáo ĐTM sẽ cung cấp cho chính quyền địa phương cũng như các cơ quan quản lý liên quan có cơ sở theo dõi, giám sát sự tuân thủ của Chủ dự án đối với công tác BVMT đã đề ra.
Đơn vị tư vấn:
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 475.
- Người đại diện : Võ Minh Tiến
- Chức vụ : Giám Đốc
- Địa chỉ liên hệ : 65 Hùng Vương, TP Tam Kỳ.
- Điện thoại : 01227518158
Danh sách các thành viên tham gia thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án:
Stt
Họ và tên
Học vị
Chuyên ngành
1
Võ Minh Tiến
Kỹ sư
Xây dựng
2
Nguyễn Minh Thiên
Thạc sỹ
Hóa
3
Dương Minh Điệp
Kỹ sư
Hóa
4
Mai Thảo
Kỹ sư
Công nghệ môi trường
5
Mai Thị Diệu Hòa
Cử nhân
Môi trường
6
Lê Thị Thùy An
Cử nhân
Môi trường
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên Dự án
Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam - quy mô 500 giường.
1.2. Chủ dự án
Cơ quan Chủ dự án: Ban Quản lý dự án Bệnh viện đa khoa TW Quảng Nam
- Địa chỉ: xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Điện thoại liên hệ: 05103 507530
- Người đứng đầu cơ quan: (ông) Thân Trọng Long - Trưởng ban
1.3. Vị trí địa lý của Dự án
a. Vị trí địa lý:
Khu vực Dự án thuộc Khu đô thị mới Tam Hiệp, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam có vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Tây giáp đường quy hoạch khu đô thị mới Tam Hiệp.
+ Phía Đông giáp đường quy hoạch khu đô thị mới Tam Hiệp.
+ Phía Nam: giáp hành lang quốc lộ 1 A
+ Phía Bắc giáp đất cây xanh và đường quy hoạch
Toàn bộ khu đất có diện tích rộng 201.640 m2 (568m x 355m). Vị trí được xác định theo tọa độ địa lý từ 108o26’16” đến 108o44’4” độ kinh Đông và từ 15o23’38” đến 15o38’43” độ vĩ Bắc và theo Hệ tọa độ VN2000 được trình bày trong bảng 1.1:
Bảng 1.1 - Toạ độ địa lý vị trí Dự án
TÊN ĐIỂM
TỌA ĐỘ VN2000
X(m)
Y(m)
R1
1708247.692
593782.653
R2
1708245.728
593775.545
R3
1708382.876
593461.955
R4
1708392.591
593458.300
R5
1708878.746
593672.357
R6
1708900.053
593689.119
R7
1708760.058
594006.679
b. Mối quan hệ giữa dự án và các đối tượng xung quanh
Mối quan hệ giữa địa điểm thực hiện dự án và các đối tượng tự nhiên, đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh quanh khu vực dự án được thể hiện trong hình sau:
Hình1.1 Sơ đồ vị trí và mối liên hệ với các đối tượng xung quanh khu vực dự án
c. Đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện Dự án:
* Ưu điểm
- Về mặt chủ trương:
Qua các văn bản pháp lý liên quan cho thấy, các Ban ngành liên quan cũng như UBND tỉnh Quảng Nam đồng ý về chủ trương và thống nhất vị trí xây dựng. (Các văn bản pháp lý được bố trí kèm theo ở phần phụ lục).
- Về mặt điều kiện tự nhiên: Khu vực có địa hình bằng phẳng. Hiện trạng sử dụng đất khá đơn giản, thảm thực vật nghèo nàn.
- Về kinh tế xã hội:
Vị trí triển khai Dự án có điều kiện cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc tương đối thuận lợi nên đảm bảo cho việc xây dựng và hoạt động khám chữa bệnh cho người dân sau này.
* Nhược điểm:
- Khu vực Dự án nằm trong lưu vực thoát nước của sông Bến Ván cũng như gần các cơ quan, đơn vị đang hoạt động. Do đó, khi phát sinh các chất thải sẽ dễ gây tác động đến môi trường nước mặt và hoạt động của các đơn vị xung quanh. Do đó, Chủ dự án cần có giải pháp quản lý và xử lý các nguồn phát sinh chất thải đảm bảo theo các quy định trước khi thải ra môi trường.
Kết luận về vị trí:
Qua phân tích ưu, nhược điểm trên cho thấy: Vị trí Dự án có rất nhiều điểm thuận lợi để xây dựng Bệnh viện. Tuy nhiên, khu vực dự kiến triển khai Dự án nằm tương đối gần nguồn nước mặt, ao ruộng của người dân và các tuyến giao thông chính nên Chủ dự án cần phải có những biện pháp cụ thể, nghiêm ngặt nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực.
1.4. Nội dung chủ yếu của Dự án
1.4.1. Quy mô Dự án
Xây dựng Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam (BVĐKTW Quảng Nam), quy mô 500 giường (giai đoạn 1). Đây là bệnh viện đa khoa hạng 1, là cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc UBND tỉnh Quảng Nam và chịu sự chỉ đạo của chuyên môn của Bộ y tế.
Số lần khám bệnh trong một ngày: 1,2 đến 1,4 lần số giường bệnh, tương đương với 600-700 lần khám bệnh trong một ngày.
1.4.2. Quy hoạch thiết kế tổng thể mặt bằng
1.4.2.1. Bố trí mặt bằng
BVĐKTW Quảng Nam được xây dựng theo một trục chức năng, được gọi là “Phố Bệnh Viện”. Tòa nhà chức năng chính và những cơ sở hạ tầng đi kèm sẽ được bố trí nhất quán và có hệ thống dọc theo hệ “xương sống” này.
Bệnh viện được chia thành 05 khu vực chức năng chính:
+ Khám và điều trị ngoại trú
+ Khối Điều trị bệnh nhân nội trú
+ Khối Kỹ thuật nghiệp vụ
+ Khối Hành chính
+ Khối phục vụ - dịch vụ
Tổ hợp các khối này như sau:
Khu vực khám và điều trị ngoại trú nằm sát khu vực đậu xe và cổng thông ra quốc lộ 1A, thuận tiện cho bệnh nhân nhận biết và ra vào.
Khu vực Cấp cứu có lối đi riêng và không bị ảnh hưởng bởi luồng người ra vào bệnh viện. Khu vực cấp cứu liên hệ trực tiếp với phòng khám và khu vực Kỹ thuật nghiệp vụ.
Khu vực Kỹ thuật Nghiệp vụ cao 3 tầng, nằm ngay sau khối khám và điều trị ngoại trú, thuận tiện cho bệnh nhân di chuyển từ khu vực Bệnh nhân nội trú và khám. Một số bộ phận của khối kỹ thuật nghiệp vụ không nằm trong khối này như: Khoa Dược nằm ở tầng 1, Khoa Thận nhân tạo ở tầng 2 của khối nhà Bệnh nhân nội trú,...
Nhà Bệnh nhân nội trú gồm các công trình cao 7 tầng, có liên hệ trực tiếp với khu vực kỹ thuật nghiệp vụ. Bệnh nhân Lây nằm trong khu vực riêng, phía sau bệnh viện.
Khối hành chính của Bệnh viện nằm ở tầng 1và 2 của khối nhà 7 tầng.
Khối nhà Tang lễ, Kỹ thuật công trình nằm phía sau các khối nhà chính và gần với đường quy hoạch phía Tây Bắc.
Các yêu cầu đặt ra đối với giai đoạn thiết kế và xây dựng dự án:
- Không làm thay đổi các nội dung thiết kế tại Quyết định phê duyệt.
- Chi tiết kiến trúc phù hợp với đặc điểm khí hậu, tập quán sinh hoạt... của địa phương.
- Vật liệu sử dụng trong bệnh viện phải phù hợp với điều kiện vật liệu địa điểm xây dựng.
Giữa các khu các chức năng của bệnh viện sẽ bố trí cây xanh và sân vườn xen kẽ để tạo cảnh, tạo bóng mát, cải tạo vi khí hậu, phục vụ thư giản...Theo từng khu vực có các vườn cảnh, vườn cây thuốc nam.
+ Vườn Hàn Quốc: đây là vườn thiết kế với phong cách kiến trúc đặc trưng Hàn Quốc. Các cây được trồng là một số cây ở Việt Nam có đặc điểm tương tự như cây Hàn Quốc như cây mai, tre, trúc...Bên cạnh đó, vườn còn có các giàn cây xanh, các bồn cây cao độ khác nhau.
+ Vườn xung quanh nhà chính: đây là các bãi cỏ rộng, trồng cỏ lá tre trên đất mùn. Điểm trên các bãi cỏ là cây xanh, bóng mát, rộng. Cây xanh trồng thành cụm.
+ Vườn cây thuốc Nam: trồng các cây thuốc Nam phù hợp với điều kiện khí hậu Quảng Nam và nhu cầu của bệnh viện.
1.4.2.2. Quy mô các công trình hạng mục của Dự án
Bảng 1.2. Tổng hợp các hạng mục công trình của Dự án
Số TT
Khu vực
Diện tích sàn (m2)
I
Khu bệnh nhân Nội trú
11,883.18
Bệnh nhân nội trú
8,764.48
Bệnh nhân đặc biệt (VIP)
1,286.56
Bệnh nhân truyền nhiễm
968.47
ICU (Điều trị tích cực)
863.67
II
Khu khám và điều trị Ngoại trú
2,821.64
Khám U-bướu
113.09
Khám ngoại
226.92
Khám Phụ sản
188.45
Khám Nhi
186.95
Khám Tai - Mũi - Họng
188.48
Khám Mắt
186.96
Khám Răng + xưởng làm răng
130.21
Kha Da liễu
136.12
Y học cổ truyền
88.98
Khám Lây
124.74
Khám Lọc
225.09
Phòng cấp cứu
798.73
Khám Nội
226.92
III
Khu Kỹ thuật nghiệp vụ
6,663.73
Khoa Chẩn đoán hình ảnh
1,073.51
Khoa Xét nghiệm
777.48
Khoa Nội soi
425.75
Khoa Giải phẫu bệnh
292.91
Khoa Y học hạt nhân - U bướu
227.76
Khoa Phẫu thuật - Gây mê - Hồi sức
1,892.60
Khu Sản
583.61
NICU (điều trị tích cực trẻ thiếu tháng)
296.10
Khoa Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng
286.45
Thận nhân tạo
485.69
Trung tâm nghiên cứu bệnh tim
321.87
IV
Khu dịch vụ
2,075.87
Trung tâm chống nhiễm khuẩn
355.74
Cửa hàng thuốc
460.40
Nhà ăn và bếp
677.47
Khu Giặt - Khử trùng
375.70
Kho trung tâm
206.56
V
Khu Hành chính
1,673.69
Các phòng chức năng
1,304.91
Bộ phận xử lý dữ liệu
135.70
Văn thư - Lưu trữ
233.08
VI
Đào tạo và Nghiên cứu
1,520.13
VII
Phụ trợ
1,870.91
Dịch vụ (Cắt tóc, làm đầu…)
123.34
Nhà ăn nhân viên
403.77
Dịch vụ tang lễ
343.80
VIII
Trạm điện dự phòng
1,000.00
Tổng diện tích sử dụng
28,509.15
Tổng diện tích phụ
5,145.85
Tổng diện tích sàn
33,655.00
1.4.2.3. Các công trình phụ trợ
a. Hệ thống giao thông:
Giao thông đối ngoại:
Hệ thống giao thông nội bộ của BVĐKTW Quảng Nam sẽ đấu nối với đường gom của đường 1A ở phía Tây Nam của khu đất. Ngoài ra, các cổng phụ của bệnh viện sẽ mở ra các đường quy hoạch, cùng có tiết diện đường l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DTm benh vien DK Trung uong final.doc
- CHUONG 7_1_ TONG QUAN PHUONG PHAP SINH HOC.pdf