Đề tài Xây dựng bộ sưu tập vật liệu nội thất

"Nội thất" là một từ có thể nói là khá mới mẻ, mới xuất hiện trong vài thập niên gần đây. Vậy "nội thất" là gì? "Nội thất" là thuật ngữ chỉ cách bày bố, trang trí không gian trong một phạm vi nhất định như: nhà ở, văn phòng, khách sạn, phòng hát.Tuy nhiên, các hoạt động trang trí nội thất không phải chỉ mới xuất hiện mà nghệ thuật này ra đời cùng với sự xuất hiện của nền văn minh nhân loại. Khi xã hội càng phát triển thì các hoạt động này càng diễn ra mạnh mẽ và con người thì càng quan tâm đến cái đẹp, cái thẩm mỹ. Trong đó, vẻ đẹp của không gian sống là yếu tố mà con người chú trọng nhất. Một không gian đẹp, hài hoà sẽ tạo nên sự thoải mái, thư giãn, kích thích các giác quan của con người, góp phần làm cho cuộc sống của con người tươi đẹp hơn. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của những lĩnh vực về nội thất thì vật liệu nội thất ngày càng đa dạng và phong phú. Nhiều loại vật liệu mới ra đời kết hợp vói những loại vật liệu truyền thống tạo nên hệ thống cá loại vật liệu phục vụ cho nghành nội thất. Hiện nay, ngành nội thất trong và ngoài nước đang trên đà phát triển nhưng thực tế cho thấy những tài liệu về vật liệu nội thất nhìn chung còn hạn chế và mang tính chất đơn lẻ chưa đáp ứng được nhu cầu của người đọc. Do đó, đứng trước nhu cầu tìm hiểu về vật liệu nội thất của con người, việc nghiên cứu, phân loại các loại vật liệu nội thất là rất cần thiết. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, sưu tầm, phân loại các loại vật liệu được sử dụng chủ yếu trong trang trí nội thất là tiền đề giúp ta đưa ra những sự lựa chọn phù hợp với từng không gian cụ thể. Với mong muốn góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu để phục vụ cho nghành trang trí nội thất trong nước, chúng tôi chọn đề tài: "Xây dựng bộ sưu tập vật liệu nội thất"

doc26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2746 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng bộ sưu tập vật liệu nội thất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI "XÂY DỰNG BỘ SƯU TẬP VẬT LIỆU NỘI THẤT" Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hành : ĐẶT VẤN ĐỀ "Nội thất" là một từ có thể nói là khá mới mẻ, mới xuất hiện trong vài thập niên gần đây. Vậy "nội thất" là gì? "Nội thất" là thuật ngữ chỉ cách bày bố, trang trí không gian trong một phạm vi nhất định như: nhà ở, văn phòng, khách sạn, phòng hát...Tuy nhiên, các hoạt động trang trí nội thất không phải chỉ mới xuất hiện mà nghệ thuật này ra đời cùng với sự xuất hiện của nền văn minh nhân loại. Khi xã hội càng phát triển thì các hoạt động này càng diễn ra mạnh mẽ và con người thì càng quan tâm đến cái đẹp, cái thẩm mỹ. Trong đó, vẻ đẹp của không gian sống là yếu tố mà con người chú trọng nhất. Một không gian đẹp, hài hoà sẽ tạo nên sự thoải mái, thư giãn, kích thích các giác quan của con người, góp phần làm cho cuộc sống của con người tươi đẹp hơn... Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của những lĩnh vực về nội thất thì vật liệu nội thất ngày càng đa dạng và phong phú. Nhiều loại vật liệu mới ra đời kết hợp vói những loại vật liệu truyền thống tạo nên hệ thống cá loại vật liệu phục vụ cho nghành nội thất. Hiện nay, ngành nội thất trong và ngoài nước đang trên đà phát triển nhưng thực tế cho thấy những tài liệu về vật liệu nội thất nhìn chung còn hạn chế và mang tính chất đơn lẻ chưa đáp ứng được nhu cầu của người đọc. Do đó, đứng trước nhu cầu tìm hiểu về vật liệu nội thất của con người, việc nghiên cứu, phân loại các loại vật liệu nội thất là rất cần thiết. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, sưu tầm, phân loại các loại vật liệu được sử dụng chủ yếu trong trang trí nội thất là tiền đề giúp ta đưa ra những sự lựa chọn phù hợp với từng không gian cụ thể. Với mong muốn góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu để phục vụ cho nghành trang trí nội thất trong nước, chúng tôi chọn đề tài: "Xây dựng bộ sưu tập vật liệu nội thất" CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1Lược sử quá trình nghiên cứu Từ thời nguyên thủy con người đã biết dùng hang động làm chỗ che mưa che nắng, giữ ấm trong mùa đông và chống thú dữ, tiến xa hơn một bước họ đã biết dùng các thân cây và các toại sợi thiên nhiên để dựng nhà và che thân. Đến thời đại của chúng ta - con người hiện đại - đã biết tìm và sáng tạo ra các loại vật liệu mới để phục vụ cho những công trình kiến trúc của mình. Trong lịch sử phát triển, loài người đã phát minh ra không ít vật liệu và cũng đã có những phát minh có thể nói là bước đột phá trong khoa học công nghệ, đóng vai trò làm nền tảng, cơ sở hình thành nên nghành khoa hoc vật liệu nói chung, vật liệu nội thất nói riêng. Dưới đây là một số phát kiến vĩ đại nhất trong lịch sử nghành vật liệu xây dựng và nội thất: Năm 3500 trước công nguyên người Ai cập đã nung luyện được sắt (dưới dạng sản phẩm phụ của việc tinh chế đồng) và sử dụng để làm đồ trang sức và cho mục đích trang trí vào các dịp trọng đại.. Khám phá ra bí mật đầu tiên của nền văn minh đồ sắt. Năm 2200 trước công nguyên, người dân ở vùng tây bắc Iran đã chế tạo ra thuỷ tinh. . Nó trở thành vật liệu xây dựng phi kim loại vĩ đại thứ hai trong lịch sử (sau gốm). Năm 1755, John Smeaton chế tạo ra bêtông hiện đại (ximăng cứng trong nước). Bêtông trở thành vật liệu xây dựng chủ yếu của nền văn minh hiện đại, vật liệu làm thay đổi những phương pháp xây dựng xuất hiện từ giữa thế kỷ 18. Trong những năm gần đây nghành vật liệu đã đạt được những thành tựu to lớn như: -Phát minh ra vật liệu ứng dụng công nghệ nano có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống như: may mặc, chế tạo các linh kiện điện tử, làm vỏ các thiết bị công nghệ cao,... trong đó không thể không nhắc đến thành tựu trong nghành xây dựng đó là tạo ra sơn chống thấm, không bám bẩn, dễ lau chùi. -Tìm ra vật liệu siêu nhẹ ETFE - bước ngoặt của kiến trúc thế giới. -Ngoài ra còn rất nhiều vật liệu nhân tạo như: gỗ, đá, nhựa, sợi tổng hợp... 1.2Tình hình sử dụng vật liệu nội thất hiện nay:       1.2.1.Yêu cầu cấp thiết trang trí nội thất với không gian kiến trúc.       Nhu cầu về trang trí nội thất ngày càng cao và cấp thiết trong kiến trúc đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của con người đương đại trước sự phát triển của cuộc sống.       Trước đây, điều kiện kinh tế, nhu cầu thụ hưởng và mức sống còn hạn chế, trừ một số ít người có điều kiện về kinh tế và tiếp xúc nhiều bên ngoài, đại đa số người dân tích cóp tài chính suốt thời gian dài làm việc, mong mỏi xây dựng được căn nhà làm nơi ăn chốn ở, do vậy việc xây dựng hoàn tất thường chỉ dừng lại ở mức xây dựng cơ bản với các vật liệu phủ, ốp lát đơn thuần. Rất nhiều công trình người dân tự mò mẫm sao chép, cóp nhặt về hình thức mà không cần sự tham gia của các kiến trúc sư, nhà thiết kế, dẫn đến sự hỗn loạn về hình thức kiến trúc, không gian ở bên trong không được phân chia chức năng sử dụng hợp lý cũng như những đầu tư cần thiết về trang thiết bị nội thất. Các công trình công cộng cũng trong trình trạng tương tự, chỉ những công trình có nguồn vốn đầu tư liên doanh với nước ngoài thì được thiết kế xây dựng hoàn thiện bởi những công nghệ và vật liệu hiện đại, còn lại phần lớn công trình chỉ hoàn thiện phần xây dựng cơ bản sau đó lắp ghép các thiết bị đồ đạc cho mục đích sử dụng thực tế. Một thời gian dài quanh quẩn với với phương thức xây dựng lạc hậu, việc tiếp cận và ứng dụng trang trí nội thất công trình kém phát triển rất nhiều so với với các nước trong khu vực.       Hiện nay, kinh tế phát triển trình độ nhận thức và nhu cầu cải thiện điều kiện sống ngày một bức thiết. Trong kiến trúc xây dựng, những quy chuẩn nhà nước buộc các công trình phải có thiết kế từ các kiến trúc sư và các đơn vị có chức năng. Hội nhập kinh tế giúp tiếp nhận nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ xây dựng mới cũng như đón nhận nguồn vật liệu xây dựng từ nước ngoài vào làm nóng thị trường vật liệu xây dựng rất phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã đáp ứng tối đa nhu cầu của các nhà thiết kế và chủ đầu tư. Các lý do trên đã thúc đẩy làm thay đổi quan điểm để xây dựng công trình kiến trúc phải đạt tiêu chuẩn tiện nghi tối đa, đáp ứng mọi nhu cầu về công năng thẩm mỹ và công năng tinh thần của người sử dụng. Đầu tư chi phí cho phần trang trí nội thất dần chiếm phần quan trọng trong xây dựng cơ bản. Trong tương lai, việc thiết kế trang trí nội ngoại thất công trình là bắt buộc, như vậy nhu cầu trang trí nội thất là rất lớn và cấp thiết, liệu ngành thiết kế trang trí nội thất có thể lớn mạnh, phát triển và đáp ứng kịp thời nhu cầu này của xã hội?       Xu thế hội nhập toàn cầu và việc nước ta vừa ra nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), mở ra nhiều vận hội và thách thức mới. Trong quá trình hội nhập, chúng ta sẽ tiếp nhận nhiều công nghệ xây dựng và sản xuật vật liệu tân tiến hiện đại, nguồn vật liệu phong phú với giá thành cạnh tranh, do vậy người tiêu dùng càng có nhiều cơ hội tiếp cận sử dụng để nâng cao chất lượng không gian sống của mình, càng khẳng định tính cấp thiết, vai trò và nhu cầu to lớn của trang trí nội thất trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng để chúng ta không bị tụt hậu mà có thể lớn mạnh, tạo dựng được phong cách, khẳng định vị thế nước ta trên trường quốc tế, người dân được hưởng môi trường, điều kiện sống tiện nghi hiện đại, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội.       1.2.2. Nhu cầu về trang trí nội thất       Ngày nay, cuộc sống vật chất và tinh thần trên mặt bằng chung xã hội ngày một tiến bộ, không chỉ đáp ứng những nhu cầu cơ bản, con người còn muốn được hưởng thụ chất lượng nhiều và cao hơn từ cuộc sống, nghệ thuật và mỹ thuật trở nên không thể thiếu bên cạnh các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người như ăn, ở, mặc, đi lại, văn hóa, giải trí, sức khỏe, học tập, phát triển... do vậy, tất yếu vai trò của nghệ thuật và mỹ thuật ngày một quan trọng, có nhu cầu rất lớn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, nhất là trong kiến tạo môi trường sống cho con người. Mặt khác, khi môi trường sống xuất hiện nhiều bóng dáng của mỹ thuật thì đồng thời cũng có tác dụng giáo dục làm tăng thị hiếu và khả năng cảm thụ nghệ thuật, thẩm mỹ của đông đảo quần chúng, đẩy mức sống tinh thần con người ngày một cao hơn, đó cũng làm mục tiêu phát triển của mọi chế độ xã hội.       Công nghệ tin học phát triển, con người với nền khoa học kỹ thuật biến đổi nhanh chóng, vật liệu và chất liệu phong phú đa dạng sẽ là mảnh đất màu mỡ cho nghệ thuật phát triển. Nghệ thuật – mỹ thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nhu cầu cuộc sống của con người. Ngày càng có nhiều hình thức mới được con người sáng tạo để đáp ứng những nhu cầu ấy. Các vật liệu phong phú, đa dạng sẽ là những chất liệu để con người khai thác, tạo ra những sản phẩm, những không gian sống tươi đẹp.       Mỹ thuật cổ truyền dân tộc đã để lại cho chúng ta những hợp thể kiến trúc, nghệ thuật trang trí và tạo hình. Kiến trúc mà không có mỹ thuật cũng như mỹ thuật không có cuộc sống thì không thể tồn tại, vươn lên và phát triển. Cái đẹp của nghệ thuật tạo hình và mỹ thuật trang trí thông qua kiến trúc – trang trí nội thất, nghệ thuật điêu khắc, hội họa và trang trí phát huy tiếng nói của mình, hòa hợp trong hợp thể chung, qua đó thể hiện những giá trị nội dung và nghệ thuật với tư tưởng nhân văn thời đại, được khai thác và kế thừa trong tương lai. Mỹ thuật truyền thống, nghệ thuật tạo hình, trang trí tham gia rất chặt chẽ vào quá trình kiến tạo môi trường, không gian sống của con người, nghệ thuật điêu khắc, tượng đài, chạm khắc, phù điêu, tranh trang trí, tranh ghép, tranh khắc...với các thủ pháp ước lệ, tượng trưng, cách điệu ... luôn đắc dụng và hiệu quả trong kiến trúc và trang trí nội ngoại thất. Nội thất thường được dùng điêu khắc (tượng tròn), trang trí (tranh vẽ) với các đề tài cung đình, tôn giáo hay đời thường, ngoại thất với tượng tròn, phù điêu đắp phía ngoài... qua đó, cho thấy kiến trúc – tạo hình – trang trí gắn bó mật thiết với nhau để biểu đạt phong cách và vẻ đẹp của mình.       Như vậy, nghệ thuật và mỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong công trình kiến trúc và trang trí nội thất, xu hướng này ngày càng phát triển mạnh me nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Các nhà thiết kế và hoạt động mỹ thuật phải không ngừng tìm tòi, kế thừa từ mỹ thuật truyền thống để đưa ra những thiết kế thiết thực nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống.      1.2.3. Hiện trạng trang trí nội thất Việt Nam       Từ 1986 đến nay, với những chủ trương chính sách đổi mới về mọi mặt kinh tế, xã hội, chính trị của Đảng và nhà nước đã đem lại những bước phát triển lớn về kinh tế xã hội. Đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của người dân ngày một cao, ăn ngon, mặc đẹp, không chỉ có chỗ để ở mà phải tiện nghi, hiện đại. Người ta không chỉ xây dựng nhà với hình thức kiến trúc đẹp mà đã giành những phần kinh phí lớn hơn chi phí xây dựng cơ bản để trang trí nội thất bên trong, tạo những không gian ở bên trong thật tiện nghi phục vụ cho chính cuộc sống của bản thân và gia đình ở mức cao nhất mà kinh tế cho phép. Từ lẽ đó mà những năm gần đây, nhu cầu của trang trí nội thất ngày càng nhiều và không thể thiếu trong qui trình xây dựng nhà ở cũng như những công trình công cộng khác. Tạo cho người Việt Nam có cách nhìn mới và nhu cầu trang trí nội thất song hành với việc xây dựng nhà. Những tiến bộ vượt bậc, nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin làm cho việc thiết kế, tham khảo, tư liệu về hình thức ngôn ngữ trang trí ngày một đơn giản, thuận lợi, sự phong phú, đa dạng của các vật liệu trang trí với những tiến bộ về tay nghề và kỹ thuật trong thi công công trình đã mang lại cho chủ đầu tư công trình rất nhiều sự lực chọn để có được một không gian ở tiện nghi , đạt trình độ thẩm mỹ nhất định phù hợp về tài chính. Cũng nhờ vậy trình độ hưởng thụ và thẩm mỹ của người dân được nâng cao, góp phần thúc đẩy hoạt động ngành trang trí nội thất ngày một lớn mạnh để đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại.       Về chuyên ngành, từ trước đến nay trang trí nội thất vẫn ít được nhắc đến trong kiến trúc, chỉ được xem như là một thành tố của kiến trúc mặc dù các kiến trúc sư không phải ai cũng có thể đi sâu, hiểu tường tận và thiết kế được những không gian sống cụ thể, đáp ứng được công năng, thẩm mỹ của từng đối tượng sẽ sống và thụ hưởng không gian ở bên trong công trình kiến trúc ấy hơn các họa sĩ làm trang trí nội thất vốn còn non trẻ chưa đủ khẳng định vị trí của mình. Đó còn là những thách thức lớn và hạn chế mà đến nay, trang trí nội thất vẫn chưa có chỗ đứng đúng tầm của mình.       Trang trí nội thất thường tạo lập không gian bên trong cách phù hợp với kiến trúc bên ngoài công trình. Phân loại dưới đây được nhận định trên cơ sở của hình thức và phong cách kiến trúc đang phổ biến ở một số thể loại công trình nhà tiêu biểu như biệt thự, nhà phố, nhà ở cao tầng:       - Nệ cổ, giả cổ       - Kế thừa và chọn lọc những đặc tính truyền thống.       - Kế thừa và phát triển trên cơ sở hiện đại và truyền thống .       - Phong cách hiện đại       - Hình thức khác - tự do tự phát       Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập trên cơ sở phát huy bản sắc của mỗi dân tộc, quốc gia, các công trình kiến trúc và trang trí nội thất ở Việt Nam có xu hướng quay trở về với truyền thống dân tộc, từ hình thức trang trí, sắp đặt không gian, đồ đạc, chất liệu ánh sáng và màu sắc, hòa nhập vào thiên nhiên ... Tuy nhiên chưa đủ để tạo nên phong cách đặc trưng cho một không gian ở Việt hiện đại. Đấy là nhiệm vụ, gánh nặng mà những lớp họa sĩ thiết kế trang trí nội ngoại thất kế cận phải gánh vác trong tương lai.       1.2.4. Xu hướng phát triển của trang trí nội thất.       Trang trí nội thất sẽ ngày một phát triển mạnh theo nhịp độ phát triển của kiến trúc, dựa theo tiêu chí của các yếu tố: kết cấu, công năng, thẩm mỹ... theo quan niệm nhận thức (thẩm mỹ), điều kiện kinh tế... Tầm quan trọng của trang trí nội thất đối với công trình cũng như mức độ đầu tư về trang trí và thiết bị nội thất đang chiếm tỉ lệ ngày một lớn.       Hình thức biểu hiện trong trang trí vẫn dựa trên một số hình thức đã hình thành từ trước đến nay đó là nệ cổ, giả cổ hoặc ngoại lai hoặc kế thừa và chọn lọc những đặc tính truyền thống, kế thừa và phát triển trên cơ sở hiện đại và dân tộc.       Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập thế giới trên cơ sở phát huy bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Các công trình kiến trúc và trang trí nội thất ở Việt Nam có xu hướng quay trở về với truyền thống dân tộc, từ hình thức trang trí, bố trí không gian, đồ đạc, chất liệu và màu sắc, hòa nhập vào thiên nhiên... cách nhìn về truyền thống dân tộc của người thiết kế và người sử dụng cũng sẽ có chiều sâu hơn, không đơn thuần chỉ là những mô típ hay chi tiết bề ngoài. Quá trình giao lưu kiến trúc và nghệ thuật với các nước, thường bắt đầu là sự phản ứng, xung đột trước các hình thức mới lạ, sau đó là quá trình đối thoại, tìm hiểu, để rồi tiếp nhận và thử nghiệm, kế tiếp là sáng tạo và phát triển. Chỉ đến khi có sự hoán cải, tiếp biến cả nội dung lẫn hình thức giữa truyền thống và tiếp thu những cái mới thì mới thể hiện được tinh thần dân tộc, nâng nó lên tầng cao mới và có thể hòa nhập được với thế giới. Việc phát triển ngành thiết kế và tư vấn thiết kế sẽ giúp nhà thiết kế và người sử dụng phối hợp tạo dựng những không gian nội thất hoàn thiện.       Kế thừa và phát triển trên cơ sở vừa hiện đại vừa dân tộc cũng là một xu hướng lớn để phù hợp với hoàn cảnh và cuộc sống hiện đại. Bản sắc dân tộc luôn có nhu cầu tiếp nhận và vận động để phát triển. Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực vật liệu và thi công công trình sẽ tác động nhiều vào quá trình này. Tuy nhiên, sẽ có những mặt hạn chế vì sẽ ít dần những tác phẩm nghệ thuật – mỹ thuật thể hiện bằng phương pháp thủ công truyền thống. Sử dụng các tác phẩm mỹ thuật một cách lạm dụng thiếu cân nhắc sàng lọc, chiều theo những yêu cầu thị hiếu hạn chế của chủ công trình đôi khi làm không gian bị loãng hoặc quá ôm đồm dẫn đến sự rối rắm trong nội thất đang khá phổ biến trong thời buổi cơ thế thị trường.       Kéo theo sự phát triển của ngành thiết kế trang trí nội thất, việc đào tạo trang trí nội ngoại thất đang phát triển rất nhanh, để đáp ứng nhu cầu thiết kế và tư vấn trang trí nội ngoại thất công trình của xã hội, hiện đang thu hút rất đông sinh viên tham gia đăng ký vào ngành học tiềm năng này trong các trường đại học có mở khoa mỹ thuật công nghiệp - ngành đào tạo thiết kế nội thất, nhất là trên điạ bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nếu không đầu tư xây dựng chương trình giảng dạy tiên tiến, đội ngũ giáo viên chuẩn mực có đầy đủ kiến thức và bản lĩnh nghề nghiệp, đồng thời định hướng chiến lược phát triển lâu dài thì không thể đào tạo được những nhà thiết kế giỏi, đủ sức hình thành những phong cách thể hiện bản sắc kiến trúc dân tộc Việt Nam, cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của xã hội, thúc đẩy sự lớn mạnh, phát triển của ngành thiết kế trang trí nội ngoại thất Việt Nam. 1.3Mục tiêu, nội dung, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài 1.3.1Mục tiêu nghiên cứu - Có được bộ sưu tập những vật liệu nội thất phổ biến để mọi người sử dụng nghiên cứu, tìm hiểu về các loại vật liệu từ đó đưa ra những sự lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế nhằm tạo nên không gian nội thất đẹp, hài hoà mà vẫn bộc lộ được sở thích, tính cách của chủ nhà đối với nhà ở hay vẫn đảm bảo tính năng động nơi công sở.v.v.. - Tạo được một webside về vật liệu nội thất dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, giúp mọi người tra cứu một cách dễ dàng ở mọi lúc, mọi nơi. 1.3.2Nội dung nghiên cứu - Phân loại vật liệu nội thất theo tên gọi. - Khảo nghiệm, tham khảo ý kiến chuyên gia và thu thập số liệu về tình hình tiêu thụ các loại vật liệu nội thất. 1.3.3Phạm vi nghiên cứu - Phân loại các loại vật liệu phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay. - Chỉ khảo nghiệm khu vực Hà Nội, chọn một số gian hàng trưng bày tiêu biểu để thu thập số liệu về tình hình tiêu thụ các loại vật liệu nội thất đầu năm 2009 tại khu vực hà nội. 1.3.4Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lý thuyết: Được sử dụng trong cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các khoa học khác, bao gồm nhiều nội dung khác nhau như: nghiên cứu tư liệu, xây dựng khái niệm, phạm trù, thực hiện các phán đoán, suy luận,.v.v… và không có bất cứ quan sát hoặc thực nghiệm nào được tiến hành. - Phương pháp phi thực nghiệm: Là một phương pháp nghiên cứu dựa trên sự quan sát, quan trắc những sự kiện đã hoặc đang tồn tại, hoặc thu thập những số liệu thống kê đã tích lũy. trên cơ sở đó phát hiện qui luật của sự vật hoặc hiện tượng. Trong phương pháp này người nghiên cứu chỉ quan sát những gì đã và đang tồn tại, không có bất cứ sự can thiệp nào gây biến đổi trạng thái của đối tượng nghiên cứu. CHƯƠNGII CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1Khái niệm vật liệu nội thất Hiện nay, có rất nhiều cách định nghĩa về vật liệu nội thất nhưng chúng tôi có thể đưa ra một cách định nghĩa dễ hiểu và ngắn gọn như sau: Vật liệu nội thất:là tổng thể các loại vật liệu được sử dụng để tạo nên không gian nội thất. Những vật liệu thường sử dụng trong suốt thế kỷ XX chủ yếu là gỗ, gạch, kính, bêtông, sắt ,thép...và ngày nay có những vật liệu đã dần được thay thế bằng những vật liệu có độ bền cao hơn và mang lại hiệu quả về mặt thẩm mỹ cũng như về mặt kinh tế, ít phải bảo trì trong khi giá trị vẫn cao .Những sản phẩm vật liệu xây dựng và trang trí ngày càng có nhiều cải tiến vế chất lượng và giá thành , tạo ra sự phấn khích và thẩm mỹ cho người sử dụng. 2.2Tầm quan trọng của vật liệu nội thất Trước tiên ta phải khẳng định rằng không một công trình nào trên thế giới được xây dựng mà không dùng bất cứ thứ vật liệu nào hiện nay, không một không gian nội thất nào đẹp mà không dùng bất cứ vật liệu nội thất nào. Thứ hai, sự lựa chọn và phối hợp các loại vật liệu với nhau thể hiện con mắt thẩm mỹ của nhà thiết kế và đặc biệt là nó còn bộc lộ cái tôi của chủ nhà. Thứ ba, vật liệu còn có tác động mạnh mẽ tới cảm xúc của con người, sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố như vật liệu, màu sắc, cách bày trí với không gian kiến trúc tạo cảm giác thư giãn, sảng khoái cho con người thoát khỏi những bộn bề của cuộc sống. Như vậy, để có được một k