Đề tài Xây dựng chiến lược điều hành và sản xuất của công ty cổ phần sữa TH true milk đến năm 2020

Quản trị sản xuất và điều hành là những hoạt động liên quan chặt chẽ tới quá trình tạo ra hàng hóa và dịch vụ thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu đầu vào để cho ra đời những sản phẩm hoàn chỉnh. Quản trị điều hành là hoạt động rất cần thiết cho hệ thống sản xuất và dịch vụ, nó sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất ra những hàng hóa chất lượng tốt và cung ứng các dịch vụ hoàn hảo cũng như hướng đến việc tăng năng suất, giảm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Môn học Quản trị điều hành nhằm trang bị những kiến thức quan trọng về POM và những kỹ năng cần thiết để tổ chức, ứng dụng, phát triển kiến thức đã học trong hoạt động thực tế, kinh doanh Phạm vi nghiên cứu: Chiến lược sản xuất điều hành công ty cổ phần sửa TH true milk trong giai đoạn tăng trưởng Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đưa ra thực trạng ngành sữa nói chung và thực trạng công ty cổ phần sữa TH true milk nói r iêng, đưa ra chiến lược sản xuất và điều hành công ty đến năm 2020.

pdf37 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5358 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược điều hành và sản xuất của công ty cổ phần sữa TH true milk đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LÓP QTKD ĐÊM 7 – KHÓA 22 Đề tài: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐIỀU HÀNH VÀ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH TRUE MILK ĐẾN NĂM 2020 Giáo viên: PGS. TS HỒ TIẾN DŨNG Thực hiện: Nhóm 1 1. Trần Thị Sim 2. Nguyễn Phạm Tú Uyên 3. Vũ Hoàng Mai 4. Võ Ngân Hà 5. Hoàng Thị Thắm 6. Trần Quốc Tuấn 7. Thái Thị Kim Loan 8. Nguyễn Thế Nghị 9. Mai Xuân Khoa TP. Hồ Chí Minh tháng 08 năm 2013 LỜI MỞ ĐẦU Quản trị sản xuất và điều hành là những hoạt động liên quan chặt chẽ tới quá trình tạo ra hàng hóa và dịch vụ thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu đầu vào để cho ra đời những sản phẩm hoàn chỉnh. Quản trị điều hành là hoạt động rất cần thiết cho hệ thống sản xuất và dịch vụ, nó sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất ra những hàng hóa chất lượng tốt và cung ứng các dịch vụ hoàn hảo cũng như hướng đến việc tăng năng suất, giảm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Môn học Quản trị điều hành nhằm trang bị những kiến thức quan trọng về POM và những kỹ năng cần thiết để tổ chức, ứng dụng, phát triển kiến thức đã học trong hoạt động thực tế, kinh doanh… Phạm vi nghiên cứu: Chiến lược sản xuất điều hành công ty cổ phần sửa TH true milk trong giai đoạn tăng trưởng Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đưa ra thực trạng ngành sữa nói chung và thực trạng công ty cổ phần sữa TH true milk nói riêng, đưa ra chiến lược sản xuất và điều hành công ty đến năm 2020. Cơ sở lý thuyết về chiến lược điều hành và sản xuất Tổng quan về quản trị điều hành: Quản trị điều hành: (POM – Production and Operations Management) Khái niệm: Quản trị điều hành là viết tắt của quản trị sản xuất vá điều hành bao gồm những vấn đề liên quan đến tất cả các hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất ra hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Chúc năng: Không chỉ là sản xuất và nhóm người điều hành sản xuất để sản xuất ra số lượng sản phẩm đã xác định mà còn liên quan đến các vấn đề khác như chăm sóc sức khỏe, vận chuyển, thức ăn nhanh, hàng bán lẻ… là các hoạt động dịch vụ chính phục vụ cho sản xuất. Hoạt động chính của tổ chức kinh doanh: 3 hoạt động Điều hành Marketing Tài chính Mối quan hệ của 3 hoạt động kinh doanh chính trong tổ chức kinh doanh Yếu tố đầu vào Quy trình sản xuất Yếu tố đầu ra Thông Thông Thông Bắt đầu từ tin phản tin phản tin phản đầu ra đến hồi hồi hồi đầu vào Quy trình quản trị điều hành Kiểm soát Quản trị tài chính: Nguồn vốn: Phải được chuẩn bị sản sàng từng giai đoạn để có thể đáp ứng yêu cầu về kế hoạch tài chính. Nguồn vốn đôi khi phải được điều chỉnh thực hiện các hoạt động điều chỉnh, kiểm tra. Phân tích tình hình kinh tế và kế hoạch đầu tư: Xác định kế hoạch đầu tư tốt nhất trong những kế hoạch đầu tư vá các yêu càu thay đổi các yếu tố đầu vào từ hai vấn đề tổ chức và cán bộ định giá tài chính Các nguồn dự phòng: Quản lý nguồn tài chính dự phòng là rất cần thiết và số lượng cũng như thời gian của nguồn dự phòng giữ vai trò rất quan trọng khi nguồn tài chính bắt đầu cạn kiệt. Các kế hoạch lên phải được tính toán kỷ tránh phải tình trạng gặp vấn đề về nguồn tiền mặt. Nên nhớ rằng hầu hết các khoản lợi nhuận của công ty là nguôn thu chính của quỹ tiền mặt thông qua các khoản lợi thu được từ việc bán các sản phẩm hay cung ứng các dịch vụ. Quản trị Marketing: Vấn đề quan trọng nhất của hoạt động marketing là tổ chức bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ, ngoài ra các hoạt động chính của marketing bao hòm quảng cáo và chiêu tị, từ đo cung cấp những thông tin về thị trường và xu hướng phát triển của thị trường, lên kế hoạch bán hàng và dự báo. Vai trò của marketing là xác định nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Từ nguồn thông tin liên quan cung cấp cho chúng ta những cải tiến những dịch vụ và sản phẩm tốt hơn. Những thông tin quan trọng có được từ marketing cung cấp cho bộ phận quản lý là vân đề sản xuất dịch vụ một cách nhanh nhất để cho người tiêu dung thỏa mãn nhu cầu hiện nay và khoảng thời gian công ty ra sản phẩm thay thế. Các hoạt động khác: Ảnh hưởng tổ chức đến hoạt động hỗ trợ Chính sách Nhà máy bảo quản năng lượng Quan hệ Hàng hóa Điều hành ngoại giao Tiền gủi Nhân sự ngân hàng Kế toán: Bộ phận kế toán có nhiệm vụ chuẩn bị các báo cáo tài chính bao gồm báo cáo thu nhập và bảng cân đối tài khoản Quản trị vật tư: Có nhiệm vụ xác định lượng nguyên vật liệu và thiết bị cần mua từ nhà cung ứng. Khi hoạt động kết thúc thì bộ phận quản lý cần phải đảm bảo số lượng và thời gian cung ứng hàng Nhân sự: Có trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến tuyển dụng và huấn luyện lao động. Xây dựng mối quan hệ con người trong công ty thông qua việc: ký hợp đồng lao động, trả lương, thực hiện chính sách tiền lương, lên kế hoạch đào tạo và đóng các bảo hiểm xã hội, y tế. Quan hệ đối ngoại: Chiu trách nhiệm xây dựng và cung cấp các thông tin đẹp ra bên ngoài để tạo hình ảnh đẹp thì công ty thực hiện các hợp đồng tài trợ cho một nhóm người hoạt động, tài trợ tiền cho các sự kiện văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ngoài trời của công chúng. Kỹ thuật: Thường xuyên quan t6am đến kết quả công việc, tiêu chuẩn chất lượng, cách thức làm việc và bảo quản cơ sở vật chất. Bảo trì: Chịu trách nhiệm cung cấp và sửa chữa thiết bị của công ty, nhà máy, xí nghiệp và tất cả các bộ phận kiểm tra nhiệt độ sản xuất và điều kiện làm việc, xây dựng hệ thống chất thải, chăm sóc khuôn viên công ty và đảm bảo an ninh trong khu vực nhà máy. Chiến lược điều hành Ý nghĩa của chiến lược điều hành Nhà quản trị điều hành chịu trách nhiệm xây dựng một hệ thống chuyển đổi hiệu quả. Nhà quản trị điều hành sẽ phát huy khả năng của mình bằng việc hỗ trợ công ty thông qua việc sử dụng một cách kinh tế các nguôn lực. Nhà quản trị điều hành quản lý hàng loạt các hệ thống trong chức năng quản trị sản xuất và điều hành. Hệ thống quản trị sản xuất và điều hành đa dạng bao gồm hệ hống hoạnh định tồn kho, hệ thống mua hàng, hệ thống bảo trì. Các nhà quản trị sản xuất điều hành còn phải đảm nhiệm một loạt các hệ thống nằm ngoài chức năng quản trị sản xuất điều hành. Một số hệ thống này là những bộ phận của công ty chẳng hạn như hệ thống marketing, hệ thống tài chính. Một số hệ thống bên ngoài khác bên ngoài công ty như các hệ thông kinh tế, hệ thống thương mai quốc tế và hệ thống chính trị. Nhà quản trị giỏi là nha quản trị hiểu được các hệ tống bên trong và bên ngoài công ty. Việc xem xét một doanh nghiệp như là một hệ thống sẽ cho chúng ta biết cách đánh giá một tổ chức trong mối liên hệ với môi trường của nó. Điều này giúp ta xây dựng mục tiêu quản trị sản xuất và điều hành hiệu quả, góp phần xác định mục tiêu và chiến lược hiệu của một tổ chức. Quy trình xây dựng chiến lược Để xây dựng một chiến lược hiệu quả, trước hết chúng ta cần xác định các cơ hội trong một hệ thống kinh tế. Sau đó đề ra mục tiêu hoặc mục đích của tổ chức muốn đóng góp cho xã hội. Mục đích này chính là lý do tồn tại của tổ chức – đó được gọi là sứ mạng. Sau khi xác định được sứ mạng của tổ chức thì các hoạt động của các đơn vị chức năng trong tổ chức như bộ phận Marketing, tài chính kế toán, bộ phận sản xuất điều hành phải hướng đến sứ mạng này Sứ mạng riêng của từng bộ phận chức năng phải nhắm mục đích phát triển sứ mạng chung của công ty. Mô hình: `Phân tích tình hình cạnh tranh Phân tích tình hình Công ty Tìm hiểu môi trường Đánh giá tình hình hiện tại của công ty Tìm hiểu nhu cầu công chúng Phân tích SWOT Nhận dạng các đặc điểm kinh tế của ngành và môi Đánh gía những điểm mạnh cạnh tranh có liên quan trường tới công ty Nhận dạng các nhân tố then chốt của ngành Xác định những vấn đề mang tính chiến lược mà Đánh giá nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh công ty cần hướng đến Nhận dạng các vị thế cạnh tranh của các đối tượng Nhận dạng những điểm yếu trong ngành Đánh giá các cơ hội ngành Nhận dạng các động thái của đối thủ cạnh tranh Xây dựng chiến lược Những thay thế chiến lược Những điểm mạnh của công ty có thể thích hợp với các cơ hội trên thị trường? những điểm yếu của công ty có thể khắc phục? Công ty có nhận biết trước các động thái của đối thủ cạnh tranh và đưa ra các phản ứng phù hợp? Công ty có thể xây dựng lợi thế cạnh tranh? Công ty sẽ có nhiều đơn hàng với chiến lược trong môi trường hiện nay? Hình thành chiến lược Công ty cần tiến hành các bước mang tính chiến lược nào để xây dựng lợi thế cạnh tranh cho công ty? Công ty cần tiến hành những hành động nào dể xây dựng thị phần? Công ty cần tiến hành những hoạt động nào để đạt qui mô toàn cầu? Công ty cần phải đưa ra các quyết định mạng tính chiến lược gì la then chốt cho sự thành công của công ty? Công ty có thể thực hiện được chiến lược không? Hình thành và thực hiện các quyết định mang tính chiến lược ở những bộ phận chức năng Xác định sứ mạng của tổ chức Sứ mạng được xác lập nhắm đảm bảo cho việc hoạt động tập trung vào một mục đích chung của tổ chức. Dựa trên cơ sở xem xét những cơ hội và nguy cơ của môi trường cũng như điểm mạnh điểm yếu của một tổ chức để đề ra sứ mạng. Sứ mạng xác định các nhân tố căn bản cần thiết cho sự tồn tại của tổ chức. Khi sứ mạng của tổ chức được xác định rõ ràng thì việc xây dựng một chiến lược tốt sẽ trở nên dễ dàng hơn. Sứ mạng hay mục tiêu của tổ chức phải nêu được: Lý do tồn tại của tổ chức Tại sao xã hội nên tán thành việc phân bổ các nguồn lực cho tổ chức Giá trị tạo ra cho khách hàng là gì? Ví dụ sứ mạng của Vinaphone : Cung cấp toàn bộ dịch vụ viễn thông tốt nhất cho khách hàng Phân tích SWOT Để xây dựng một chiến lược, chúng ta phải tiến hành việc phân tích SWOT nhằm đánh giá Nguy cơ, Cơ hội, Điểm mạnh, Điểm yếu của công ty. Việc đánh giá SWOT cần bắt đầu trước với Nguy cơ và Cơ hội của môi trường, sau đó mới là điểm yếu và điểm mạnh. Mục đích của việc đánh giá này là tìm kiếm những cơ hội để khai thác các điểm mạnh của công ty hoặc ít nhất là xác định những điểm mạnh tiềm năng để công ty có thể phát triển sau này. Tương tự như vậy công ty cũng tìm cách hạn chế thiệt hại do những điểm yếu gây ra. Cách hiệu quả nhất để xây dựng một kế hoạch về lợi thế so sánh là việc tìm hiểu nguy cơ và cơ hội trong môi trường của công ty. Cơ hội và nguy cơ có thể tồn tại ở nhiều yếu tố môi trường. Yếu tố môi trường bao gồm: Văn hóa Dân số Kinh tế Luật pháp Công nghệ Quan hệ công cộng Khái niệm quan hệ công cộng của một công ty gồm quan hệ với: Nhà đầu tư, tín dụng, ngân hàng (nguồn lực tài chính) Nhà cung cấp (nguồn cung cấp nguyên vật liệu) Nhà phân phối, khách hàng ( nhu cầu) Người lao động ( Nguồn nhân lực ) Đối thủ cạnh tranh Hệ thống pháp lý, cơ quan nhà nhà nước chính quyền Các yếu tố môi trường này giúp ta thấy được những ràng buộc mà công ty phải theo trong quá trình hoạt động. Vì vậy, có những công ty đã xây dựng một hệ thống thu thập thông tin cần thiết để công ty có thể hiểu được môi trường một cách trọn vẹn. Xây dựng chiến lược sản xuất và điều hành Xây dựng chiến lược sản xuất và điều hành của công ty trên cơ sở đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của công ty cũng như cơ hội và nguy cơ của môi trường. Tiếp đến công ty tiến hành định vị doanh nghiệp thông qua các quyết định mang tính chiến lược và chiến thuật nhằm tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty. Sau đó công ty sẽ nhận dạng các phương án chọn lựa nhằm tối ưu hóa những cơ hội và giảm thiểu các nguy cơ. Việc xây dựng chiến lược đòi hỏi công ty phải nhận ra được một cơ hội mà chỉ duy nhất công ty có được. Nghĩa là công ty phải nhận dạng được năng lực riêng có của mình – như là một khả năng đặc biệt để có thể thích hợp với cơ hội. Công ty sẽ tìm cách tối ưu hóa các nguồn lực nhằm đáp ứng một yêu cầu mang tính kinh tế. Việc nhận dạng và đánh giá cơ hội sẽ giúp công ty phát triển được các lợi thế cạnh tranh hoặc nâng cao các giá trị cạnh tranh sẵn có. Có nhiều cơ hội và chiến lược cụ thể đối với hoạt động quản trị sản xuất và điều hành bao gồm việc định vị các nguồn lực quản trị sản xuất và điều hành cho các hoạt động sau: Tính năng hiệu quả của sản phẩm Yêu cầu của khách hàng Thời gian giao hàng Các phương thức lựa chọn Chất lượng sản phẩm Sản xuất với chi phái thấp Kết hợp với công nghệ tiên tiến Sự tin cậy trong việc đáp ứng lịch giao hàng Dịch vụ và phụ tùng thay thế sẵn có Nhà quản trị điều hành cần xác định được những gì mà chức năng quản trị sản xuất và điều hành có thể và không thể thực hiện được. Một chiến lược quản trị sản xuất và điều hành thành công phải phù hợp với các yêu cầu sau: Yêu cầu của môi trường (trong những điều kiện kinh tế và công nghệ gì để công ty cố gắng thực hiện chiến lược của mình?) Yêu cầu về cạnh tranh (Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì? Họ đang cố gắng thực hiện điều gì?) Chiến lược của công ty ( công ty đang cố gắng thực hiện những việc gì?) Chu kỳ sống của sản phẩm (Công ty đưa ra chiến lược trong thời kỳ nào của đời sống của sản phẩm?) Ngoài ra khi xây dựng chiến lược quản trị sản xuất và điều hành cũng phải chú ý: Nhận dạng và tổ chức thực hiện các công việc quản trị sản xuất và điều hành Tiến hành các lựa chọn cần thiết trong phạm vi chức năng của quản trị sản xuất và điều hành Tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh Bảng 1: Phân loại các lựa chọn mang tính chiến lược mà nhàn quản trị chiến lược dựa vào để tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh Tỷ lệ Phân loại 25% Sản xuất (sản phẩm/quy trình) Sản phẩm có chi phí sản xuất thập Quy mô sản xuất Kỹ thuật vượt trội Đặc tính của sản phẩm/ Sự khác biệt hóa của sản phẩm Quá trình cải tiến sản phẩm liên tục Mô hình giá thấp - giá trị cao Tổ chực sản xuất linh hoạt, hiệu quả thích nghi với khách hàng Phát triển nghiêm cứu khoa học 18% Marketing/Phân phối Nghiên cứu thị trường, phản hồi của khách hang , hướng về khách hàng Phân khúc thị trường/Tập trung hóa thị trường Kỹ năng marketing toàn diện Đội ngũ kinh doanh hiệu quả Quảng cáo và xây dựng hình tượng tốt Quy mô và địa điểm của quá trình phân phối Quan hệ tốt với các nhà phân phối 17% Động lực thúc đẩy Nhận diện thương hiệu, lịch sử phát triển của công ty Lượng khách hàng trung thành sẵn có Bước đột phá trong ngành Công ty mẹ nổi tiếng và hùng mạnh Thị phần 16% Chất lượng/ Dịch vụ Danh tiếng của sản p hẩm Dịch vụ khách hàng và hỗ trợ sản phẩm 14% Hoạt động quản lý chung Duy trì tốt hoạt động quản lý và đội ngũ nhân viê kỹ thuật Sự hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh Chia sẻ tầm nhìn, văn hóa Mục tiêu chiến lược Tinh thần doanh nghiệp Sự phối hợp tốt 4% Các nguồn lực tài chính 3% Khác 2% Địa điểm của công ty 1% Hoạch định (kế hoạch ngắn hạn) Các bộ phận hỗ trợ cho chiến lược của công ty Marketing Tài chính / kế toán Sản xuất và điều hành Dịch vụ Đòn bẩy tài chính Phân phối Chi phí vốn Khuyến mãi Vốn hoạt động Giá cả Nợ phải thu Kênh phân phối Khoản phải trả Định vị sản phẩm Mức tín dụng Thực hiện chiến lược thông qua các quyết định cụ thể ở các bộ phận chức năng Trong quá trình xây dựng cần chú ý các vấn đề sau: Thứ nhất: Phân tích PIMS (Profit Impact of Market Strategy). Đây là chương trình nghiên cứu thực hiện với sự hợp tác của công ty General Electric thu thập gần 100 dữ liệu thu thập từ 3000 công ty. PIMS sử dụng dữ liệu đã thu thập cùng chỉ số ROI như một thước đo của sự thành công. PIMS đã có thể xác định một số đặc điểm của các công ty có ROI cao , trong đó PIMS cũng chỉ ra những tác động trực tiếp đến các quyết định quản trị sản xuất và điều hành mang tính chiến lược như: Sản phảm chất lượng cao Khai thác nagngw suất tối đa Hoạt động điều hành datj hiệu quả cao Tỷ lệ đầu tư thấp Chi phí trực tiếp cho mỗi đơn vị sản phẩm thấp Thứ hai : Đề ra những quyết định mang tính chiến lược và chiến thuật của quản trị sản xuất và điều hành. Chiến lược sản phẩm Chiến lược cách thức sản xuất Chiến lược về địa điểm Chiến lược về bố trí sắp xếp Chiến lược về nguồn nhân lực Chiến lược về thu mua nguyên vật liệu và phương thức Just In Time Tồn kho phương thức Just In Time Cách thức khi lên kế hoạch Cách thức khi xác định chiến lược Cách thức khi bàn về việc bảo hành và bảo trì Lựa chọn chiến lược quản trị sản xuất và điều hành Nhà quản trị POM sử dụng các quyết định mang tính chiến lược và chiến thuật của hoạt động sản xuất va điều hành khi xây dựng sứ mạng và chiến lược POM nhằm hỗ trợ cho chiến lược chung của toàn công ty. Các hoạt động điều hành và sự liện hệ của nó đối với các hoạt động khác trong cùng một công ty sẽ khác nhau tùy theo mục tiêu của hoạt động quản tri sản xuất và điều hành của mỗi công ty. Thành phần cấu tạo của sứ mạng và chiến lược quản trị sản xuất và điều hành Tính chất quan trọng và then chốt của từng vấn đề trong 10 vấn đề trên tùy thuộc vào mục tiêu của hoạt động điều hành. Nhà quản trị điều hành cung cấp các hình thức, chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành yếu tố đầu ra. Đó có thể là về việc dự trữ hàng, chuyên chở, sản xuất và phổ biến thông tin….Công việc của nhà quản trị sản xuất và điều hành là thực hiện các chiến lược quản trị sản xuất và điều hành làm nhằm tăng năng suất của hệ thống chuyển đổi và tăng lợi thế cạnh tranh của công ty. Sứ mạng công ty Theo đuổi hoạt động sản xuất đa dạng hóa, phát triển và lợi nhuận toàn cầu trong ngành sản xuất liinh kiện, thiết bị và hệ thống điện tử. Cung cấp sản phẩm cho các ngành công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, chính quyền và nhà cửa. Sứ mạng quản trị sản xuất điều hành Thiết kế sản phẩm Định hướng cho năng lực nghiên cứu và thiết kế trong mọi hoạt động chính của công ty từ thiết kế cho đến sản xuất, sản phẩm và dịch vụ với chất lượng ưu việt và các giá trị khách hàng vốn có. Lựa chọn thiết bị và thiết Xác định và thiết lập các quy trình và thiết bị sản xuất nhằm lập quy trình sản xuất tương thích với mục tiêu chi phí sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm cao đồng thời điều kiện làm việc tốt với chi phí tiết kiệm. Sắp xếp Thông qua kỹ năng sản xuất, hình ảnh công ty, sự linh hoạt trong bố trí nhà máy và các phương thức sản xuất nhằm đạt đến mức sản xuất hiệu quả trong khi vẫn duy trì điều kiện làm việc tốt cho công nhân. Đặc điểm và việc lắp đặt Xác định địa điểm, thiết kế và lắp đặt các máy móc thiết bị trang thiết bị cho hiệu quả và kinh tế nhằm tạo ra giá trị cao cho công ty, nhân viên và cộng đồng. Quản trị nguồn nhân lực Tạo môi trường làm việc tốt: bố trí phù hợp, an toàn, ổn định, thăng tiến, lương bổng hợp lý nhằm kích thích sự cống hiến của mỗi cá nhân vào công ty. Thu mua nguyên vật liệu Hợp tác với các nhà cung cấp, nhà thầu phụ nhằm phát triển các nguồn cung cấp ổn định, hiệu quả bên ngoài công ty. Quản lý sản xuất Khai thác tối đa máy móc thiết bị sản xuất thông qua việc hoạch định kế hoạch sản xuất hiệu quả. Quản lý tồn kho Bảo đảm lượng tồn kho thích hợp với chi phí thấp nhưng vẫn duy trì dịch vụ khách hàng tốt và sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị. Quản lý và bảo đảm chất Đạt chất lượng vượt bậc thích hợp với sứ mạng của công ty lượng và các mục tiêu marketing thông qua việc chú trọng đến thiết kế sản phẩm, thu mua nguyên vật liệu, sản xuất và các cơ hội trong lĩnh vực dịch vụ để nâng cao hiệu quả thiết kế. Chiến lược thay đổi khi môi trường tổ chức thay đổi và tổ chức thay đổi. Chiến lược được xem là năng động do những thay đổi bên trong của tổ chức. Mọi lĩnh vực hoạt động của một tổ chức tùy thuộc vào những sự thay đổi. Tất cả những tha
Luận văn liên quan