Nền kinh tế thị trường và xu hướng quốc tế hoá trên hầu hết các lĩnh vực đã
mang lại những cơ hội và thách thức to lớn cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh
trên thế giới. Để có được những bước đi đúng đắn trong kinh doanh, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có những kiến thức và kỹ năng về quản trị và hoạch định chiến
lược. Điều này ngày càng có ý nghĩa quyết định sự thành bại của doanh nghiệp khi
mà sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và quy mô cạnh tranh đã không còn
được giới hạn trong từng khu vực.
Giống như nhiều doanh nghiệp khác, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
VPBank vừa trải qua và chịu nhiều tác động của suy thoái kinh tế thế giới. Nhằm
có những bước đi mạnh mẽ mang lại thành công, Ban lãnh đạo của Ngân hàng
chuẩn bị xây dựng chiến lược phát triển cho giai đoạn 2010 – 2014. VPBank đã tìm
đến công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới Global Strategic Solutions
Corporation (GSS Corp.) để tìm kiếm giải pháp tối ưu cho sự phát triển của ngân
hàng. Tại đây, các chuyên gia hàng đầu của GSS Corp. đã tiến hành phân tích và
đưa ra chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.
Global Strategic Solutions Corporation (GSS Copr.) là tập đoàn tư vấn
chiến lược đa quốc gia có trụ sở chính tại Hà Nội, Việt nam được sáng lập bởi
Dương Quang Đức. Thành lập từ năm 1988, đến nay GSS Corp. đã có mặt ở trên
100 quốc gia với khoảng 80.000 nhân viên, doanh thu năm 2009 của tập đoàn là 20
tỷ USD. Ngoài lĩnh vực chính là tư vấn chiến lược, GSS Corp. còn hoạt động trên
các lĩnh vực tư vấn tài chính, quản lý, kinh doanh, kiểm toán, giáo dục, phân tích
dữ liệu.Dưới đây là báo cáo xây dựng chiến lược của GSS Corp. cho VPBank.
47 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3683 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank giai đoạn 2010-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Global Strategic Solutions Corporation
Complete Strategy - Global Positioning
1 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank giai đoạn 2010-2014
GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................................................................... 3
PHẦN I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH
VƯỢNG VPBank ................................................................................................................................... 4
1.1 Tổng quan về Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng VPBank ......................................................... 4
1.1.1 Giới thiệu về VPBank ............................................................................................................. 4
1.1.2 Ý nghĩa biểu tượng ngân hàng ........................................................................................... 4
1.1.3 Tổ chức và nhân sự ............................................................................................................ 5
1.1.4 Lĩnh vực kinh doanh chính của VP Bank .......................................................................... 7
1.1.5 Quy mô hoạt động, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của VPBank ....................................... 8
1.2 Quá trình phát triển của VPBank....................................................................................... 10
1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2005-2009 ............................... 11
1.4. Phân tích các nhân tố của môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của
VPBank ............................................................................................................................................ 12
1.4.1. Tác động của môi trường vĩ mô ........................................................................................... 12
1.4.2. Tác động của môi trường ngành và các chính sách tài chính - tiền tệ ................................ 19
1.4.3. Môi trường cạnh tranh – Ma trận hình ảnh cạnh tranh...................................................... 20
1.4.4. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ..................................................................... 27
1.5. Phân tích các nhân tố của môi trường bên trong tác động đến hoạt động kinh doanh của
VPBank ............................................................................................................................................ 28
1.5.1 Nguồn lực tài chính .............................................................................................................. 28
1.5.2 Công nghệ ........................................................................................................................ 28
1.5.3 Nguồn nhân lực ............................................................................................................... 29
1.6. Những điểm mạnh - điểm yếu – cơ hội và nguy cơ chính của VPBank ........................................ 31
PHẦN II: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VPBank ĐÊN NĂM 2014 ..................... 34
2.1. Xác định chức năng nhiệm vụ và mục tiêu của VPBank.......................................................... 34
Global Strategic Solutions Corporation
Complete Strategy - Global Positioning
2 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank giai đoạn 2010-2014
2.2. Căn cứ ........................................................................................................................................ 35
2.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho VPBank đến 2014 ......................................................... 35
2.3.1. Các chỉ tiêu chủ yếu............................................................................................................. 35
2.3.2. Phân tích các chiến lược kinh doanh .................................................................................. 36
2.4. Xác định chiến lược chính ......................................................................................................... 40
2.5. Phân tích ma trận QSPM ( Quantitative Strategic Planning Matrix) ..................................... 42
2.6. Các giải pháp để triển khai chiến lược...................................................................................... 44
KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 44
Appendix: Global Strategic Solutions
Corporation....................................................................................................................................................................................................................................47
Global Strategic Solutions Corporation
Complete Strategy - Global Positioning
3 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank giai đoạn 2010-2014
GIỚI THIỆU CHUNG
Nền kinh tế thị trường và xu hướng quốc tế hoá trên hầu hết các lĩnh vực đã
mang lại những cơ hội và thách thức to lớn cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh
trên thế giới. Để có được những bước đi đúng đắn trong kinh doanh, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có những kiến thức và kỹ năng về quản trị và hoạch định chiến
lược. Điều này ngày càng có ý nghĩa quyết định sự thành bại của doanh nghiệp khi
mà sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và quy mô cạnh tranh đã không còn
được giới hạn trong từng khu vực.
Giống như nhiều doanh nghiệp khác, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
VPBank vừa trải qua và chịu nhiều tác động của suy thoái kinh tế thế giới. Nhằm
có những bước đi mạnh mẽ mang lại thành công, Ban lãnh đạo của Ngân hàng
chuẩn bị xây dựng chiến lược phát triển cho giai đoạn 2010 – 2014. VPBank đã tìm
đến công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới Global Strategic Solutions
Corporation (GSS Corp.) để tìm kiếm giải pháp tối ưu cho sự phát triển của ngân
hàng. Tại đây, các chuyên gia hàng đầu của GSS Corp. đã tiến hành phân tích và
đưa ra chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.
Global Strategic Solutions Corporation (GSS Copr.) là tập đoàn tư vấn
chiến lược đa quốc gia có trụ sở chính tại Hà Nội, Việt nam được sáng lập bởi
Dương Quang Đức. Thành lập từ năm 1988, đến nay GSS Corp. đã có mặt ở trên
100 quốc gia với khoảng 80.000 nhân viên, doanh thu năm 2009 của tập đoàn là 20
tỷ USD. Ngoài lĩnh vực chính là tư vấn chiến lược, GSS Corp. còn hoạt động trên
các lĩnh vực tư vấn tài chính, quản lý, kinh doanh, kiểm toán, giáo dục, phân tích
dữ liệu...Dưới đây là báo cáo xây dựng chiến lược của GSS Corp. cho VPBank.
Global Strategic Solutions Corporation
Complete Strategy - Global Positioning
4 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank giai đoạn 2010-2014
PHẦN I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VPBank
1.1 Tổng quan về Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng VPBank
1.1.1 Giới thiệu về VPBank
Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ
phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VP BANK) được thành lập
theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm.
1.1.2 Ý nghĩa biểu tượng ngân hàng
Thương hiệu mới của VPBank với phương
châm "Hành động vì ước mơ của bạn", được xây
dựng nên từ các yếu tố: Chuyên nghiệp, Tận tuỵ,
Khác biệt, và Đơn giản. Trong đó:
CHUYÊN NGHIỆP: Vận dụng kiến thức và kinh nghiệm, cùng phong cách
làm việc chuyên nghiệp, chính xác, nhanh chóng để cung cấp các sản phẩm/dịch vụ
ngân hàng hiện đại, đáng tin cậy và phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng.
TẬN TỤY: Nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc của khách
hàng, giúp khách hàng hiểu các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng một cách rõ ràng
và cụ thể.
Global Strategic Solutions Corporation
Complete Strategy - Global Positioning
5 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank giai đoạn 2010-2014
KHÁC BIỆT: Luôn tìm tòi, sáng tạo để tạo ra sự khác biệt, mang đến những
sản phẩm/dịch vụ cao cấp với tính độc đáo và nhiều tiện ích cho khách hàng
ĐƠN GIẢN: Tập trung xây dựng hệ thống dịch vụ Ngân hàng với các thủ
tục đơn giản, dễ hiểu và thuận tiện, sử dụng công nghệ hiện đại để phục vụ khách
hàng nhanh chóng và hiệu quả.
Biểu tượng mới là hình ảnh cách điệu bông hoa sen đang nở, loài hoa tiêu
biểu của dân tộc Việt Nam, thể hiện mong muốn của VPBank đóng góp vào sự phát
triển bền vững, thịnh vượng và trường tồn cho đất nước Việt Nam.
1.1.3 Tổ chức và nhân sự
a) Tổ chức
Hội đồng quản trị gồm 6 người, 1 chủ tịch HĐQT, 3 Phó Chủ Tịch HĐQT
cùng 2 thành viên HĐQT khác.
Ban kiểm soát gồm 3 thành viên trong đó có 2 thành viên chuyên trách. Ban
tổng giám đốc gổm 8 người, 1 tổng giám đốc và 7 phó tổng giám đốc khác.
Hội đồng tín dụng có 14 người, trong đó 6 người phụ trách khu vực phía
Nam.
Hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản có gồm 5 người, 1 chủ tịch, 1 phó chủ
tịch cùng 3 thành viên.
Hình 1: sơ đồ tổ chức nhân sự Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Global Strategic Solutions Corporation
Complete Strategy - Global Positioning
6 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank giai đoạn 2010-2014
(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2008)
Global Strategic Solutions Corporation
Complete Strategy - Global Positioning
7 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank giai đoạn 2010-2014
b) Nhân sự
Ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B Lê Thánh
Tông, số lượng CBNV chỉ có 18 người. Cùng với việc phát triển và mở rộng quy
mô hoạt động, số lượng nhân sự của VPBank cũng tăng lên tương ứng.
Đến hết 31/12/2009, tổng số nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thống VPBank là:
2.506 CBNV, hơn 92% trong số đó có độ tuổi dưới 40, khoảng 80% CBNV có
trình độ đại học và trên đại học.
Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân
hàng. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất
lượng công tác quản trị nhân sự. VPBank thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo
trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên.
1.1.4 Lĩnh vực kinh doanh chính của VP Bank
Các sản phẩm, dịch vụ chính của VPBank bao gồm:
Hoạt động ngân hàng.
Dịch vụ đầu tư.
Quản lý tài sản.
Bảo hiểm.
Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng
Sử dụng vốn ( cung cấp tín dụng, liên doanh) bằng VNĐ và ngoại tệ.
Global Strategic Solutions Corporation
Complete Strategy - Global Positioning
8 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank giai đoạn 2010-2014
Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện
dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh qua ngân hàng.
Kinh doanh ngoại tệ.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ....
Bảng 1: Các sản phẩm dịch vụ chính của VPBank
Khách hàng Cá nhân Doanh nghiệp
Sản phẩm
Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán Tín dụng
Dịch vụ tài khoản Thanh toán quốc tế
Sản phẩm tín dụng Dịch vụ chuyển tiền
Dịch vụ chuyển tiền Bảo lãnh
1.1.5 Quy mô hoạt động, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của VPBank
a) Về quy mô hoạt động
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu
phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Ngày 3/8/2010,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn số 5762/NHNN-TTGSNH thông
báo ý kiến của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thay đổi mức vốn điều lệ
năm 2010 của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Theo đó, Thống đốc chấp thuận việc VPBank tăng vốn điều lệ từ 2.117,47 tỷ đồng
Global Strategic Solutions Corporation
Complete Strategy - Global Positioning
9 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank giai đoạn 2010-2014
lên 4.000 tỷ đồng, tăng 1.883,53 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được
Đại hội đồng cổ đông VPBank thông qua ngày 16/3/2010.
b) Công ty trực thuộc:
Công ty Quản lý tài sản VPBank (VPBank AMC)
Công ty TNHH Chứng khoán VPBank (VPBS)
c) Cổ đông chiến lược:
OCBC-Oversea Chinese Banking Corporation.
Tỷ lệ nắm giữ cổ phần: 14,88%
d) Địa chỉ:
Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Website:
e) Cơ sở vật chất - Hạ tầng kỹ thuật
VPBank đã có tổng số 134 Chi nhánh và Phòng giao dịch trên toàn
quốc:
Tại Hà Nội: 1 Trụ sở chính, 46 chi nhánh và phòng giao dịch
Các tỉnh, thành phố khác thuộc miền Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh
Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Nam Định, Hòa Bình, Thái Bình): 26 Chi nhánh và Phòng giao dịch.
Khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận): 27 Chi nhánh và
Phòng giao dịch.
Global Strategic Solutions Corporation
Complete Strategy - Global Positioning
10 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank giai đoạn 2010-2014
Khu vực miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ,
Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang): 35 Chi nhánh và
Phòng giao dịch.
550 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank - Western
Union.
1.2 Quá trình phát triển của VPBank
Bảng 2: Tổng hợp quá trình phát triển của VPBank
Thời gian Sự kiện
1993
VPBank được Thống đốc Ngân hàng NNVN cấp giấy phép thành lập
với vốn điều lệ 20 tỷ VND
2004 VP Bank nâng vốn điều lệ lên 210 tỷ đồng
2005 VP Bank nâng vốn điều lệ lên 310 tỷ đồng
2006
VP Bank nâng vốn l ên 750 t ỷ đồng
Công ty TNHH Chứng khoán VPBank chính thức hoạt động
2007 VP Bank nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng
2008 VP Bank nâng vốn điều lệ lên 2.117 tỷ đồng
2010
VP Bank đổi tên và chính thức sử dụng thương hiệu mới
VP Bank nâng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng
(Nguồn: VPBank)
Global Strategic Solutions Corporation
Complete Strategy - Global Positioning
11 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank giai đoạn 2010-2014
1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn 2005-2009
Chính thức đi vào hoạt động từ năm 1993, VPBank hoạt động với chức năng
chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các tổ chức kinh tế và dân
cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân
cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; Chiết khấu
thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao
dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN
Việt Nam.
Bảng 3: Số liệu các chỉ tiêu chủ yếu của VPBank từ năm 2005 – 2009
(Đơn vị: Triệu VNĐ)
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
1. Tổng tài sản 6.090.163 10.159.301 18.137.433 18.587.000 27.543.006
2. Vốn điều lệ 310.000 750.000 2.000.000 2.117.474 2.117.474
3. Huy động 5.645.000 9.605.000 15.000.000 15.853.000 16.489.544
4. Dư nợ 3.014.000 >5.000.000 13.200.000 13.000.000 15.813.000
5. EBT 83.320 169.430 313.000 200.000 382.632
6. ROE - - 17,63 % 6,74 % 11,93%
7. ROA - - 1,8 % 0,81 % 0,9%
Tình hình kinh tế giai đoạn 2005 – 2009 trên thế giới cũng như ở Việt Nam
có nhiều sự kiện tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế xã hội, trong đó có VPBank.
Tuy nhiên có thể thấy, với sự nỗ lực của mình, VPBank luôn đạt được tính ổn
định và hiệu quả trong hoạt động.
Global Strategic Solutions Corporation
Complete Strategy - Global Positioning
12 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank giai đoạn 2010-2014
1.4. Phân tích các nhân tố của môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động
kinh doanh của VPBank
1.4.1. Tác động của môi trường vĩ mô
a) Môi trường kinh tế - chính trị
Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2010 có nhiều biến động đối với hoạt
động kinh doanh của ngành ngân hàng và VPBank.
Hệ thống chính trị và an ninh được ổn định và tiếp tục được cải thiện góp
phần vào việc tăng niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng. Các doanh
nghiệp trong và ngoài nước có môi trường an toàn để làm đầu tư và kinh doanh.
Một sự kiện quan trọng trong giai đoạn này là việc Việt Nam gia nhập tổ
chức thương mại thế giới WTO năm 2006. Hội nhập quốc tế về hoạt động ngân
hàng trở thành yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết đối với nền kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, hệ thống các ngân hàng thương mại bao gồm cả hệ thống các
ngân hàng thương mại quốc doanh lẫn ngân hàng thương mại cổ phần đã có những
thay đổi mạnh mẽ trong chiến lược phát triển của mình. Cũng trong năm này, việc
Việt Nam tổ chức thành công diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ( APEC)
đã có những tác động tích cực to lớn đối với tình hình kinh tế - chính trị trong
nước.
Năm 2007 là năm đánh dấu những bước tiến mới trong quá trình hội nhập
kinh tế thế giới của Việt Nam. Việc đồng USD mất giá 13% so với các đồng tiền
khác, việc tăng giá dầu, giá vàng lên mức kỉ lục trong vòng 30 năm trở lại đây, tình
trạng khủng hoảng trong ngành tài chính – ngân hàng của Mỹ và các nền kinh tế
Global Strategic Solutions Corporation
Complete Strategy - Global Positioning
13 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank giai đoạn 2010-2014
lớn đã ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế trong nước. Tuy nhiên, nền kinh tế
Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 8.5 %, mức cao nhất trong 10 năm gần đây, kim
ngạch xuất khẩu đạt 48 tỷ USD, tăng 20,6 % so với năm 2006, đầu tư trực tiếp
nước ngoài đạt kỷ lục gần 20 tỷ USD.
Năm 2008, tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đã khiến tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam suy giảm. Tăng trưởng GDP có chiều hướng đi xuống đạt 6,2
%. Lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm 2008 đã tác động đến tất cả các
lĩnh vực kinh tế – xã hội, trong đó có hoạt động của các Ngân hàng thương mại
(NHTM). Đối với các NHTM, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao,
sức mua đồng tiền giảm xuống, đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn,
cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.
Cơ cấu kinh tế của Việt Nam được phân chia thành 3 khu vực chính,: 1)
nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; 2) công nghiệp; 3) thương mại, dịch vụ, tài
chính, du lịch, văn hoá, giáo dục, y tế, Theo thống kê năm 2007, khu vực thứ nhất
chiếm 20,29 % GDP thực tế, khu vực thứ hai chiếm 41,58 % (trong đó công nghiệp
chế biến chiếm 21,38 %). Ngành tài chính tín dụng chỉ chiếm 1,81 % GDP thực tế.
Bên cạnh các yếu tố về tăng trưởng, thất nghiệp, cán cân thanh toán thì lạm
phát cũng là một trong những vấn đề có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của
nến kinh tế. Trong những năm gần đây, mức lạm phát của Việt Nam đa phần ở mức
2 con số, vượt mức cho phép đối với một nền kinh tế như Việt Nam. Đối với hoạt
động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng
gặp nhiều khó khăn.
Global Strategic Solutions Corporation
Complete Strategy - Global Positioning
14 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng VPBank giai đoạn 2010-2014
Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang
các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường
vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân
hàng. Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực hiện thắt chặt
tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các
doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng
cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có
hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì
lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân
hàng. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc
huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng,
trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các kh