Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi mà Việt Nam gia nhập WTO, hòa nhập vào thị trường thế giới. Bên cạnh những lợi ích to lớn đem lại như, hàng hóa Việt Nam dễ dàng lưu thông trên thế giới, tránh những rào cản thuế quan.thì các doanh nghiệp nước ngoài cũng đầu tư ngày một nhiều vào thị trường Việt Nam. Một thị trường đầy tiềm năng. Khi các công ty nước ngoài vao Việt Nam, họ đem theo vốn, công nghệ vào Việt Nam. Cạnh tranh trực tiếp vơi các doanh nghiệp dù đó là doanh nghiệp của tư nhân hay của nhà nước. Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để tốn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới công nghệ, tăng cường chất lượng quản lý, nâng cao nguồn nhân lực.Đặc biệt, doanh nghiệp cần phải có một phương hướng kinh doanh nhất định.
Phương hướng kinh doanh là kim chỉ nam, là con đường để doanh nghiệp hoạt động. Một chiên lược kinh doanh tốt sẽ mang lại những lợi vô cùng to lớn, nó sẽ giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn, có nhiều khách hàng, gia tăng thị phần cũng như doanh thu cho công ty. Ngược lại, một chiến lược kinh doanh kém, không phát huy được lợi ích, nó sẽ dẫn tới tình hình doanh nghiệp kinh doanh u ám, sản xuất đình trệ, mất thị trường, giảm doanh thu và có thể dẫn tới phải giải thể doanh nghiệp.
41 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty TNHH Tinh Anh giai đoạn 2010-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TINH ANH
1.1 SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH TINH ANH.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty trách nhiệm hữu hạn Tinh Anh, khởi đầu là cơ sở kỹ nghệ sắt Tinh Anh chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng từ sắt thép. Sản xuất các mặt hàng như cửa sắt, cầu thang sắt. Xây dựng các công trình dân dụng, thủy lợi như cầu, cống… Nhưng trước năm 2005, cơ sở làm ăn chủ yếu với các hộ dân có nhu cầu, sản xuất nhỏ lẻ. Lúc đó, cơ sở chỉ có 9 công nhân thường xuyên làm việc (kể cả ông chủ), chị kế toán phải làm nhiều công việc như kế toán, nhập hàng, xuất kho, trả lương công nhân…
Năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO, môt cơ hội và thách thức mới đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, và cơ sở Tinh Anh cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, trong đó đồng bằng sông Cửu Long đóng góp tới 90% lượng gạo xuất khẩu. Bên cạnh đó, lượng trái cây và thủy sản xuất khẩu của khu vực cũng đứng đầu cả nước. Theo đó, trên đà hội nhập và phát triển tỉnh Kiên Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, sẽ cần rất nhiều các công trình, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển như cầu, kho bãi. Do đó, thị trường xây dựng được đánh giá là rất tiềm năng. Trước những cơ hội đó, đầu năm 2007 Ông Nguyễn Văn Tình chủ cơ sở đã mạnh dạn vay vốn, mở rộng quy mô sản xuất. Xin phép thành lập công ty với tên gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn Tinh Anh.
Bên cạnh những thuận lợi, thì công ty cũng vấp phải nhiều sự cạnh tranh gay gắt của những công ty lớn nhỏ cùng lĩnh vực đang hoạt động. Tuy nhiên, Tinh Anh đã từng bước vượt qua, từng bước xây dựng và trưởng thành. Quá trình trưởng thành của công ty được thể hiện qua việc số lượng công nhân viên ngày càng đông, doanh thu tăng liên tục qua các năm.
+ Giới thiệu về Công ty TNHH Tinh Anh:
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tinh Anh là công ty trách nhiệm hữu hạn ba thành viên, dưới sự góp vốn của bà Hà Thị Thanh với tỷ lệ vốn góp 17 %, ông Lê Chí 11 % và ông Nguyễn Văn Tình với tỷ lệ vốn góp là 72 %.
Ngày 25 tháng 08 năm 2007 Công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chính thức hoạt động với tư cách là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tinh Anh.
Tên Công ty:
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TINH ANH
Tên giao dịch quốc tế:
TINH ANH CO.,LTD.
Tên Công ty viết tắt: TIANCO.,LTD.
Trụ sở chính: 213, ẤP Đông Phước, Xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.
Điện thoại: 0776 267 030, 0772 218 405
Fax: 0776 267 030
Để thuận tiện trong việc giao dịch và sản xuất, Công ty đã chọn địa điểm trên quốc lộ 80, gần sông Cái Sắn để tiện việc vận chuyển hàng hóa.
Khi mới thành lập tổng số lượng làm việc của Công ty là 35 nhân viên, trong đó nhân viên văn phòng là 8 người, công nhân lao động trực tiếp tại công trình là 27 người.
Trong suốt quá trình hoạt động của Công ty thì tính đến nay số lượng nhân viên đã tăng lên con số là 89 nhân viên trong đó nhân viên văn phòng 15 người, công nhân lao động
trực tiếp tại công trình là 74 người. Vốn điều lệ cũng tăng từ 2 100 000 000 đồng lên
7 542 000 000 đồng. Đang xin phép mở thêm chi nhánh mới, cho thấy công ty đang từng bước phát triển để khẳng định tên tuổi mình.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH Tinh Anh
Công ty trách nhiệm hữu hạn Tinh Anh được thành lập để đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương và khu vực. Giải quyết công ăn, việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương. Tạo nguồn thu cho doanh nghiệp.
1.1.2.1. Chức năng xây dựng.
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi.
- Nhà kho, nhà xưởng.
- Nhà lồng chợ, nhà thép tiền chế.
- Kinh doanh sắt thép xây dựng.
1.1.2.2. Chức năng sản xuất.
- Lắp đặt các loại cửa tự động.
- Cửa sắt, nhôm, inox.
- Lan can, cầu thang, cửa cổng.
1.1.2.3 Nhiệm vụ.
Ngay từ khi còn là cơ sở kỹ nghệ sắt Tinh Anh, cơ sở đã xác định rõ nhiệm vụ của mình là:
- Giải quyết nhu cầu việc làm cho lực lượng lao động tại chỗ, tạo thu nhập cho người lao động và các thành viên sáng lập.
- Hoạt động đúng ngành nghề theo giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Chấp hành nghiêm chỉnh những chủ trương chính sách và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật Lao Động ban hành.
- Quản lý tốt lao động trong cơ sở, xây dựng và đảm bảo thực hiện đúng nội quy lao động, ngày càng nâng cao hiệu quả làm việc của từng người, chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống của người lao động.
- Duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác cũ, tạo các mối quan hệ với khách hàng, đối tác mới, nắm bắt các thị trường tiềm năng, thiết lập và điều chỉnh các hợp đồng kinh tế có hiệu quả cao.
- Tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động và ngày càng nâng cao mức thu nhập cho nhân viên để đảm bảo cuộc sống.
- Không ngừng mở rộng quy mô, cải tiến mẫu mã, chất lượng.
- Ngày nay, khi cơ sở đã chuyển thành công ty. Công ty vẫn giữ các quy định đó và ngày càng tuân thủ cách nghiêm ngặt hơn các quy định đã đề ra.
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH TINH ANH.
1.2.1 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Tinh Anh.
Cơ cấu tổ chức rất quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng , tiến độ công việc. Xác định rõ tầm quan trọng của cơ cấu, Tinh Anh đã xây dựng công ty theo tiêu chí “đơn giản, hiệu quả”.
Bộ máy tổ chức của công ty TNHH Tinh Anh được tổ chức thành 2 phòng ban chức năng chính là kinh doanh và kỹ thuật. Sau đó chia làm 4 phòng ban nhỏ là phòng kinh doanh, kế toán – nhân sự, thiết kế và sau cùng là bộ phận thi công. Cụ thể là:
+ Ban giám đốc gồm có 3 người, 1 giám đốc và dưới quyền giám đốc là 2 trưởng phòng chính phụ trách các lĩnh vực cụ thể theo sự phân công của giám đốc.
+ Hai phòng ban chức năng chính, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về hiệu quả công việc của phòng mình.
+ Các nhân viên của các phòng ban nhỏ, chịu sự giám sát của 2 trưởng phòng. Chịu trách nhiệm về công việc của từng cá nhân
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH TINH ANH
Qua sơ đồ ta thấy cơ cấu tổ chức của công ty được xây dựng theo kiểu mô hình trực tuyến-chức năng, gồm ban giám đốc và bốn phòng ban chức năng.
+ Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ cơ cấu thông qua trưởng phòng
+ Trưởng phòng kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo phòng thiết kế và thi công
+ Trưởng kinh doanh trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh, phòng tài chính-kế toán - nhân sự.
Bộ máy tổ chức của công ty có tác dụng làm cho hoạt động của doanh nghiệp thống nhất từ trên xuống dưới, Giám đốc điều hành quá trình kinh doanh thông qua các quyết định, văn bản, nội quy…Còn các phòng ban chức năng có trách nhiệm thi hành các văn bản, quyết định đó. Đứng đầu mỗi phòng ban lần lượt là các trưởng phòng. Các trưởng phòng sẽ thay mặt cho phòng mình nhận phần việc được giao, sau đó sắp xếp cho các nhân viên trong đơn vị mình thực hiện, họ còn có trách nhiệm theo dõi các nhân viên đó, đồng thời nắm bắt các kết quả hoạt động lĩnh vực được giao để có những phương án giải quyết kịp thời.
Khi sử dụng mô hình tổ chức này, ban giám đốc có những khó khăn và thuận lợi sau:
( Thuận lợi:
+ Đảm bảo được nguyên tắc một người chỉ đạo cao nhất. Tạo được sự thống nhất từ trên xuống dưới.
+ Đưa ra các quyết định, các chiến lược thì bảo đảm toàn bộ nhân viên trong công ty nắm bắt được kịp thời.
+ Trách nhiệm, quyền hạn được phân chia rõ ràng nên không có sự chồng chéo công việc lên nhau.
( Khó khăn:
+ Có thể dẫn tới hiện tượng khô cứng trong mối quan hệ giữa các nhân viên, họ không giúp nhau trong công việc.
+ Xảy ra nhiều tranh luận, phối hợp thực hiện gặp nhiều khó khăn vì có nhiều đơn vị chức năng vì vậy khi giải quyết vấn đề chung đòi hỏi phải có sự phối hợp sẽ dẫn đến phối hợp nhiều, mất nhiều thời gian và nhiều khi giải quyết vấn đề không được hiệu quả.
1.2.2 Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban.
1.2.2.1 Ban Giám đốc:
( Giám đốc: là người đứng đầu công ty, đưa ra các quyết định, các chính sách, chiến lược của công ty.
+ Là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty
+ Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Xây dựng chiến lược, chính sách và các mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ.
+ Tổ chức nhân viên, tổ chức bộ máy quản lý.
+ Điều hành các cuộc họp. Xem xét, đánh giá hiệu quả, phân công trách nhiệm và quyền hạn của các nhân viên.
+ Quyết định khen thưởng và kỷ luật đối với các nhân viên. Trực tiếp phê duyệt, thực hiện hoặc ủy quyền ký kết các hợp đồng thương mại theo quy định của pháp luật.
( Trưởng phòng kỹ thuật:
+ Là người chịu trách nhiệm trong lĩnh vực kỹ thuật, cho ý kiến tham khảo về các vấn đề có liên quan khi giám đốc cần.
+ Tự mình hoặc tiếp thu sáng tạo các mẫu thiết kế mới từ các nhân viên khác, tạo sự đa dạng trong mẫu mã, sản phẩm của công ty.
+ Trực tiếp chỉ đạo các bộ phận thi công và thiết kế
( Trưởng phòng kinh doanh:
+ Là người chịu trách nhiệm về tình hình kinh doanh của công ty, có những ý kiến, chính sách liên quan trong lĩnh vực kinh doanh khi cần.
+ Đưa ra những ý kiến về marketing, có những ý tưởng, cách làm để tạo ra nguồn thu cho công ty.
1.2.2.2. Khối phòng ban:
( Phòng kế toán- tài chính-nhân sự:
Tài chính- kế toán: Chịu trách nhiệm trong các công tác quản lý tài chính và tổ chức hạch toán theo quy định của công ty.
+ Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách, thể lệ về quản lý tài chính theo quy định của công ty.
+ Quản lý, giám sát mọi mặt về tình hình tài chính của công ty như quản lý tiền, các khoản thu chi và lao động tiền lương của toàn công ty, thực hiện nghiệp vụ kế toán.
+ Quản lý nguồn vốn, tài sản và hoạch định thu chi của công ty.
+ Quản lý và hạch toán chi phí sản xuất tại công ty.
+ Lập thủ tục thanh toán và kiểm tra chứng từ thu chi.
+Quản lý và hạch toán công nợ đối với người cung cấp, theo dõi các khoản công nợ thanh toán tạm ứng trong nội bộ công ty. Kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào.
+ Nhập số thu nhập của nhân viên, kê khai thuế thu nhập cá nhân. Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội.
+ Hạch toán các khoản thanh toán về doanh thu.
+ Hạch toán nhập, xuất kho các loại vật tư hàng hóa, công cụ, dụng cụ, tài sản cố định tại công ty.
+ Hạch toán, quyết toán các công trình lớn, đầu tư xây dựng, sản xuất khác.
+ Phối hợp với phòng nhân sự thực hiện đầy đủ các chế độ về lao động, tiền lương và các khoản khác cho công nhân viên.
+ Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật, bảo mật số liệu kế toán tài chính theo quy định của công ty.
+ Phối hợp với phòng nhân sự và phòng kinh doanh lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động kinh doanh để phục vụ cho việc tổng kết, lập kế hoạch hằng năm phục vụ cho tổng kết năm.
+ Quan hệ với các cơ quan quản lý liên quan, ngân hàng, các tổ chức tài chính tín dụng khác để thực hiện các công việc và nghiệp vụ cần thiết liên quan đến hoạt động của công ty.
Nhân sự: Đây là bộ phận quan trọng của công ty, liên quan trực tiếp đến nguồn nhân lực. Do đó, nó có nhiệm vụ như sau:
+ Hoạch định nguồn nhân lực, tuyển nhân viên.
+ Phân tích công việc, mô tả công việc
+ Quản lý nhân sự, phát triển nguồn nhân lực.
+ Phối hợp phòng tài chính-kế toán quản lý lao động, tiền lương công nhân viên.
+ Tổ chức và quản lý công tác đào tạo,tuyển dụng.
+ Giải quyết các khiếu nại liên quan
+ Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kiểm tra duy trì kỹ thuật lao động, nội quy công ty, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, thông tin liên lạc.
+ Quản lý trang bị và sửa chữa các tài sản cố định, thiết bị dụng cụ, thiết bị văn phòng của công ty.
( Phòng kinh doanh:
Đây là bộ phận rất quan trọng của công ty, là nơi giải quyết đầu ra cho công ty.
+ Mang về các hợp đồng, tạo nguồn thu cho công ty. Nghiên cứu thị trường, xem xét những nhu cầu của khách hàng.
+ Cùng phối hợp với giám đốc trong việc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, tổ chức điều hành công tác quản lý kinh doanh theo đúng pháp luật và các quy định của nhà nước.
+ Lập kế hoạch tổng hợp, thực hiện báo cáo thống kê, các báo cáo đột xuất theo yêu cầu các ngành chức năng, phân tích tình hình hoạt động hàng tháng, quý.
+ Tham gia soạn thảo, kiểm tra, đàm phán việc ký kết các hợp đồng của công ty với khách hàng.
+ Tham gia công tác đấu thầu, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác, nguồn khách hàng mới, duy trì nguồn khách hàng hiện có.
+ Phối hợp, hỗ trợ các phòng ban công ty thực hiện các nhiệm vụ: khảo sát, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tình hình thị trường và các đối thủ cạnh tranh liên quan, quản bá thương hiệu, xây dựng và phát triển mạng lưới bán hàng.
( Phòng kỹ thuật:
+ Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các lĩnh vực liên quan, tổ chức bồi dưỡng tay nghề cho nhân viên trong phòng, có những nghiên cứu, sang tạo áp dụng vào tình hình thực tế của công ty.
+ Quản lý kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng, an toàn bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chóng cháy nổ tất cả các công trình xây lắp và đầu tư của công ty.
+ Trực tiếp giám sát các công trình đang thi công.
+ Có các quy định, quy trình hướng dẫn về công tác quản lý kỹ thuật
+ Kiểm tra, thẩm tra, thẩm định và trình duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công các công trình.
+ Quản lý các công trình do công ty nhận thầu từ khâu lập hồ sơ xin đấu thầu, ký kết hợp đồng, tổ chức thi công đến nghiệm thu, hoàn thành, thanh lý hợp đồng.
+ Tham gia xây dựng và trình duyệt các tiêu chuẩn kỹ thuật vật tư thiết bị phục vụ công tác đấu thầu xây lắp. Tham gia tổ chức đấu thầu xây dựng và mua sắm.
+ Lập kế hoạch bảo hộ lao động hằng năm, tham gia huấn luyện và kiểm tra an toàn công trường.
+ Phụ trách công tác bồi huấn nhân viên kỹ thuật trong công ty.
+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào thực tế thi công xây lắp công trình, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động.
+ Có nhiệm vụ bảo trì và bảo quản công trình.
+ Đảm bảo an toàn khi thi công.
Trên là cơ cấu công ty, các phòng ban trong công ty. Đây là một cơ cấu năng động, đơn giản, hiệu quả. Tuy nhiên, bộ phận nhân sự của công ty vẫn chưa được tách ra, hoạt động riêng rẽ là một vấn đề cần xem xét lại và có giải pháp ngay. Nên cơ cấu lại, nên xem bộ phận này là một phận riêng biệt, hoạt động song song với bộ phận kinh doanh và kỹ thuật.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TINH ANH
2.1 TÌNH HÌNH NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH TINH ANH
Nguồn nhân lực của công ty, tổ chức được hình thành trên cơ sở các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau thông qua các mục tiêu. Do các cá nhân trong các tổ chức khác nhau, mỗi người có các cá tính riêng biệt, có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, có tiềm năng phát triển, có khả năng hình thành các nhóm, hội, các tổ chức để bảo vệ nguồn lợi của họ. họ bị tác động bởi các yếu tố khác nhau, mức ảnh hưởng của từng cá nhân với một yếu tố chung cũng khác nhau . Do đó, nguồn nhân lực có sự khác biệt so với các nguồn lực khác. Thực tế cho thấy, một nhà quản trị hiệu quả, cần theo dõi giải quyết các vấn đề xuất phát từ yếu tố con người hơn là các vấn đề nảy sinh do các nguyên nhân khác.
Nhà quản trị hiệu quả cần biết cách giao dịch với người khác, tìm ra tiếng nói chung và nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên một cách công bằng và chính xác. Biết tập trung các khả năng của nhân viên, lôi kéo nhân viên hăng say vào hiệu quả công việc, thành quả của công ty. Về mặt kinh tế, quản lý tốt nhân lực giúp cho công ty nâng cao năng suất lao động, cải thiện khả năng cạnh tranh, hình ảnh của công ty. Về mặt xã hội, quản lý tốt yếu tố con người là thể hiện hành vi nhân bản về quyền con người. Giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, cá nhân. Giảm mâu thuẫn giữa người lao động và người sư dụng lao động
Tầm quan trọng của nguồn nhân lực tăng mạnh trên toàn cầu trong những thập kỷ gần đây, ngay cả khi trang thiết bị lao động ngày càng hiện đại. Thực tế cho chúng ta thấy, khi ma phương tiện lao động ngày càng hiện đại thì yếu tố con người ngày càng quan trọng.
Xác định rõ, con người là yêu tố quan trọng nhất, có ý nghĩa sống còn với sự phat triển của công ty. Nhân lực là vấn đề then chốt với sự sống còn của doanh nghiệp. Do đó, hàng năm công ty Tinh Anh thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên của mình. Hàng năm khen thưởng các cá nhân có đóng góp nhiều cho sự phát triển của công ty. Thưởng “nóng” các cá nhân có những sáng kiến thiết thực cho các công trình, các cá nhân mang lại doanh số cao cho công ty. Công ty có các chế độ phúc lợi như, hỗ trợ tiền cho các nhân viên có con dưới 6 tuổi, nhà ở cho các công nhân xa nhà.
Công ty luôn lắng nghe tiếng nói người lao động, gải quyết hài hòa giữa lợi ích nhân viên và công ty. Khi mới thành lập, công ty chỉ vỏn
vẹn 35 nhân viên, ngày nay số công nhân đã tăng lên 89 người. Trong tời gian công ty phải hoàn thành công trình theo đúng tiến độ thi công, công ty phải thuê mướn thêm lực lượng lao động tại chỗ, lao động thời vụ, khi đó số công nhân tăng trên 120 người.
Với số nhân viên thường xuyên lao động tại công ty. Thống kê cho thấy trình độ của họ là:
Bảng thống kê cơ cấu nguồn nhân lực
Trình độ
Số lượng
Đại học
9
Cao đẳng
17
Trung cấp chuyên nghiệp
28
Khác
35
(Nguồn: công ty TNHH Tinh Anh)
Hình 2.1 Cơ cấu nguồn nhân lực
Theo cơ cấu trên, ta thấy số nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học là gần 30%. Đa số họ là những vị trí quan trọng trong công ty như giám đốc, trưởng các phòng ban. Nhờ đó, họ có những ý kiến, nhận định chính xác. Họ là những “ kiến trúc sư” của công ty, thiết kê nhưng chương trình bán hàng, sản phẩm của công ty.
Còn những nhân viên đã học qua các lớp trung cấp, thành phần khác. Công ty luôn tạo điều kiện cho họ tiếp cận với những phương tiện, thiết bị mới. Cử họ đi học các lớp bồi dưỡng, trong họ có nhưng cá nhân đã gắn bó với công từ khi công ty còn là cơ sở kỹ nghệ sắt Tinh Anh. Họ có những kinh nghiệm quý báu, đóng góp nhưng sáng kiến có giá trị cho công ty. Nếu như thành phần có trình độ cao đẳng, đại học là những “kiến trúc sư” của công ty, thì họ là những “cây cầu”, gắn kết những bản vẽ thành công trình thực thụ. những người trực tiếp thi công các công trình của công ty.
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TINH ANH
2.2.1 Quy mô hoạt động của công ty TNHH Tinh Anh.
Trong những năm qua, tình hình Việt Nam có những thay đổi mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng hằng năm của Việt Nam có thứ hạng cao trong khu vực. Môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện, thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đóng góp cho sự phát triển đó, khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng có những bước tiến mạnh mẽ. Là khu vực đảm bảo an ninh lương thực cho ca nước, là khu vực cung cấp 90% lúa gạo xuất khẩu cho cả nước. Là nơi được thiên nhiên ưu đãi nên có những điều kiện nuôi trồng, đánh bắt thủy sản rất to lớn.
Đồng hành với sự phát triển của xa hội, công ty cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Đáp ứng được các nhu cầu của xã hội. Công ty ngày càng phát triển mạnh về cả lượng và chất. Sản phẩm của công ty có mặt rộng khắp trong khu vực, nhận thi công những công trình đòi hỏi những điều kiện khắt khe. Công ty đã xây dựng các công trình như kho chứa lúa, kho đông lạnh… với chất lượng cao. Từng bước khăng định tên tuổi mình trên thị trường. Tuy vậy, công ty vẫn có những hạn chế cần khắc phục như thi công trình đúng hạn, đúng các vật liệu như đã cam kết…
2.2.2 Hoạt động tổ chức thông tin
Do quy mô, nhu cầu thực tế và cơ cấu tinh gọn. Nên công ty chưa trang bị những phương tiện thông tin kỹ thuật cao. Chưa tổ chứa hệ thống thông tin chặt chẽ. Công ty chỉ có gần một nửa số máy tính được nối mạng. Công ty có 2 đường dây điện thoại, một đường dây fax, phục vụ cho nhu cầu công việc. C