Nhiều thập kỷ qua, hầu hết các công ty đều nhắm vào những ngách thị trường với các sản phẩm, dịch vụ mới lạ, độc đáo. Bây giờ khi mức độ cạnh tranh trên toàn cầu càng ngày càng khốc liệt, các nhân viên marketing dần hiểu rằng nếu như chỉ tung ra một dòng sản phẩm mới lạ, độc đáo vào thị trường thì họ sẽ không thể nào định vị bản thân mình khác biệt một cách độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh. Bởi lẽ, điều đó có thể khiến đối thủ dễ dàng ăn cắp hoặc nhái sản phẩm hay dịch vụ mới trong vòng một vài tháng, thậm chí chỉ một vài tuần. Chính vì vậy mà các công ty cần phải xây dựng cho mình một chiến lược Marketing hết sức vững chắc và phải làm tôn lên giá trị cơ bản, quan trọng nhất của tất cả sản phẩm lẫn dịch vụ của mình.
Dell là một thương hiệu mạnh trong thế giới các thương hiệu máy tính nổi tiếng nhất thế giới và tạo được một vị trí vững chắc trong thị trường công nghệ thông tin ở Mỹ hiện nay. Có lẽ nhiều nhân viên marketing nghĩ rằng sự thành công của Dell là do họ có mọi thứ giúp họ tạo nên sức mạnh đột phá và sáng tạo khiến nhiều người phải ghen tị. Trên hết thảy, họ kinh doanh những sản phẩm công nghệ đột phá của thời đại. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công rực rỡ của Dell cũng có những khó khăn trở ngại khiến công ty gặp phải những vấn đề lớn cần được khắc phục.
Mặt khác, do những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ, tình hình cạnh tranh, do đó doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào sản phẩm hiện có. Vì vậy mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến chương trình phát triển hàng hoá và chiến lược Marketing mới nếu muốn tồn tại và phát triển với uy tín ngày càng tăng.
Với những ý tưởng trên, chúng tôi quyết định chọn cho mình đề tài: “Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm laptop của công ty Dell Computer tại Mỹ”. Nhìn chung theo phân tích của chúng tôi thì chiến lược của Dell đã định vị tốt trong lòng khách hàng trên thế giới nhưng vẫn chưa thật sự vượt trội so với đối thủ cạnh tranh hiện thời. Do vậy, qua đồ án chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp mới nhằm bổ sung thêm để xây dựng cho chiến lược Marketing của Dell.
43 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7946 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm laptop của công ty Dell Computer tại Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề tài” “Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm laptop của công ty Dell Computer tại Mỹ”LỜI MỞ ĐẦU
Nhiều thập kỷ qua, hầu hết các công ty đều nhắm vào những ngách thị trường với các sản phẩm, dịch vụ mới lạ, độc đáo. Bây giờ khi mức độ cạnh tranh trên toàn cầu càng ngày càng khốc liệt, các nhân viên marketing dần hiểu rằng nếu như chỉ tung ra một dòng sản phẩm mới lạ, độc đáo vào thị trường thì họ sẽ không thể nào định vị bản thân mình khác biệt một cách độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh. Bởi lẽ, điều đó có thể khiến đối thủ dễ dàng ăn cắp hoặc nhái sản phẩm hay dịch vụ mới trong vòng một vài tháng, thậm chí chỉ một vài tuần. Chính vì vậy mà các công ty cần phải xây dựng cho mình một chiến lược Marketing hết sức vững chắc và phải làm tôn lên giá trị cơ bản, quan trọng nhất của tất cả sản phẩm lẫn dịch vụ của mình.
Dell là một thương hiệu mạnh trong thế giới các thương hiệu máy tính nổi tiếng nhất thế giới và tạo được một vị trí vững chắc trong thị trường công nghệ thông tin ở Mỹ hiện nay. Có lẽ nhiều nhân viên marketing nghĩ rằng sự thành công của Dell là do họ có mọi thứ giúp họ tạo nên sức mạnh đột phá và sáng tạo khiến nhiều người phải ghen tị. Trên hết thảy, họ kinh doanh những sản phẩm công nghệ đột phá của thời đại. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công rực rỡ của Dell cũng có những khó khăn trở ngại khiến công ty gặp phải những vấn đề lớn cần được khắc phục.
Mặt khác, do những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ, tình hình cạnh tranh, do đó doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào sản phẩm hiện có. Vì vậy mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến chương trình phát triển hàng hoá và chiến lược Marketing mới nếu muốn tồn tại và phát triển với uy tín ngày càng tăng.
Với những ý tưởng trên, chúng tôi quyết định chọn cho mình đề tài: “Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm laptop của công ty Dell Computer tại Mỹ”. Nhìn chung theo phân tích của chúng tôi thì chiến lược của Dell đã định vị tốt trong lòng khách hàng trên thế giới nhưng vẫn chưa thật sự vượt trội so với đối thủ cạnh tranh hiện thời. Do vậy, qua đồ án chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp mới nhằm bổ sung thêm để xây dựng cho chiến lược Marketing của Dell.
Chúng tôi xin chia đồ án làm 2 phần, với những nội dung của từng phần như sau:
Phần 1: Tổng quan về công ty Dell Computer
Phần 2: Chiến lược Marketing của sản phẩm laptop của công ty Dell tại Mỹ năm 2010.
Do những kiến thức còn có phần hạn chế cũng như những phân tích còn chưa sâu sắc. Vì vậy, nhóm rất mong nhận được sự góp ý nhiệt tình của thầy cô để đồ án được hoàn thiện hơn nữa.
Và, nhóm cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giảng viên Nguyễn Thị Kiều Trang trong thời gian qua đã giúp nhóm được hoàn thành đồ án tốt hơn.
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Logo công ty Dell 1
Hình 2.1.Tình hình thị trường 6
Hình 2.2. Nhà cung cấp 11
Hình 2.3. Khách hàng 11
Hình 2.4. Logo của Dell 21
Hình 2.5. Dịch vụ chăm sóc khách hàng 21
Hình 2.6. Dịch vụ bảo hành 22
Hình 2.7. Sơ đồ kênh phân phối 28
Hình 2.8. Quảng cáo trên báo chí 31
Hình 2.9. Khuyến mại 32
Hình 2.10. Tờ rơi của Dell 32
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Danh mục sản phẩm của công ty Dell Computer 20
Bảng 2.2. Bảng báo giá của Dell 24
Bảng 2.3. Bảng báo giá của một số đối thủ cạnh tranh 25
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DELL COMPUTER
Lịch sử hình thành và phát triển
Say mê với những chiếc máy tính từ khi mới 15 tuổi, bằng lòng quyết tâm và một trí tuệ ưu việt khi còn là sinh viên năm thứ nhất của Đại học Tổng hợp Texas, Michael S. Dell đã bắt đầu tập kiếm tiền bằng cách lắp ráp và bán những máy tính tương tự như máy tính của hãng IBM ngay trong phòng trọ của ký túc xá sinh viên.
Hình 1.1. Logo công ty Dell
Dell lắp ráp những máy tính tương đương với máy tính của IBM và bán cho những người sử dụng máy tính cá nhân với giá rẻ hơn nhiều so với giá bán của các công ty danh tiếng. Nhận thấy rằng cái công việc mà mình ưa thích, hàng tháng đem về tới $80.000, có thể dễ dàng chuyến đổi thành một ngành kinh doanh lớn trong tương lai, Michael Dell rời bỏ đại học Texas và thành lập Dell Computer Corp, mang chính tên ông vào tháng 4 năm 1984.
Với niềm tin chắc chắn rằng những người sử dụng máy tính có kinh nghiệm sẽ đánh giá được chất lượng của những loại máy tính do ông lắp ráp theo từng yêu cầu riêng của khách hàng, Dell bắt đầu đăng quảng cáo trong các tạp chí về công nghệ thông tin. Vào thời gian này khách hàng có thể sử dụng tới 800 số điện thoại để đặt mua máy tính do công ty Dell lắp ráp và giao hàng qua bưu điện. Bằng cách mua này, Dell có thể bán cho khách hàng với giá thấp hơn nhiều so với các công ty khác. Dell nhanh chóng trở thành nhà phân phối lớn nhất về máy tính cá nhân qua bưu điện. Với doanh số khá khiêm tốn khoảng $6 triệu trong năm 1985.
Dell nhanh chóng đẩy doanh số lên gần $40 triệu vào ngay năm sau đó. Dell cũng nhanh chóng nhận ra rằng ông cần có các công sự có kinh nghiệm để quản lý công ty đang phình ra với tốc độ chóng mặt. Vì vậy ông chiêu mộ ngay một loạt các chuyên viên marketing từ chính đối thủ cạnh tranh của mình là công ty Tandy Corp cũng như mời chuyên gia về ngân hàng là E.Lee Walker về làm chủ tịch tập đoàn. Bản thân Michael Dell nắm giữ vị trí Tổng giám đốc và cho đến nay ông là người giữ cương vị Tổng giám đốc có thâm niên lâu nhất trong các công ty máy tính của Hoa Kỳ.
Vào năm 1987, Dell bắt đầu phát triển hệ thống các nhà máy chế tạo của riêng mình. Hãng Dell cũng bắt đầu xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng trong cả nước Mỹ và bắt đầu cung cấp các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng ngay tại nhà cho các sản phẩm của chính mình. Cũng vào năm 1987 hãng Dell đã mở văn phòng đầu tiên của mình tại Anh, mở đầu cho công cuộc chinh phục thế giới. Hãng cũng bắt đầu cho xuất bản cuốn catalog đầu tiên của mình đồng thời cũng mở rộng lực lượng bán hàng và làm cho chi phí quảng cáo lên khá cao.
Vào cuối năm 1987, Dell nhanh chóng cải tổ lại và nâng cấp hệ thống dịch vụ khách hàng của mình đồng thời hãng cũng cho ra đời 3 model PC mới của mình, mở thêm văn phòng tại Canada và bắt đầu mở dịch vụ cho thuê máy tính. Hãng cũng tập trung nhiều hơn vào các khách hàng lớn như công sở, các trường đại hoc, các cơ sở giáo dục và các công ty lớn.
Cũng trong năm 1988 Dell bắt đầu bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với giá $ 8,5 một cổ phiếu. Để có thể cạnh trạnh được với các công ty của Nhật bản luôn tung ra thị trường các sản phẩm rẻ hơn, Dell bắt đầu chiến dịch củng cố bộ máy của mình. Nhằm mục đích đó, Dell thuê Glenn Henry nguyên là kỹ sư của hãng IBM Corp vào năm 1989, để phụ trách phần phát triển sản phẩm mới. Hãng cũng bắt đầu sản xuất những server đầu tiên trên cơ sở UNIX và hợp tác với Intel để đưa bộ vi xử lý 486 vào máy tính của mình ngay sau khi nó được xuất xưởng. Dell cũng bắt đầu tham gia bán máy in kim do hãng Epson sản xuất và vào năm 1990 doanh số bán máy in kim Epson đã lên tới $ 546 triệu bằng 40 % của doanh số toàn hãng. Lợi nhuận của hãng giảm 64 % chủ yếu do chi phí nghiên cứu phát triển cao và tồn kho với số lượng lớn các loại chíp nhớ. Hãng lần đầu tiên đã phải sử dụng hệ thống bán lẻ sau khi ký hợp đồng với Soft Warehouse Inc, hãng bán lẻ máy tính hàng đầu tại Mỹ. Hoạt động trên thương trường thế giới cũng tăng mạnh sau khi hãng đưa cơ sở sản xuất tại Ireland vào hoạt động và mở các văn phòng mới tại Pháp, Ý và Thụy Điển.
Năm 1990 J.D. Powers & Associates, văn phòng điều tra xã hội học xếp Dell đứng thứ nhất trong số các hãng cung cấp máy tính trong việc đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Cũng trong năm 1990 hãng đã dành vị trí thứ sáu trong số những công ty sản xuất máy tính lớn nhất ở Mỹ so với vị trị thứ 22 mà hãng đã có trong năm 1989.
Vào năm 1991, Dell bắt đầu xuất xưởng chiếc máy laptop đầu tiên với mục tiêu trở thành nhà cung cấp hàng đầu trong thị trường mới mở đầy hứa hẹn này. Các chi nhánh được nhanh chóng thiết lập tại Bỉ, Phần lan, Luxembourg, Na uy và Bồ Đào Nha. Với mong muốn trở thành công ty đứng đầu trong việc hỗ trợ khách hàng, Dell đã đi tiên phong trong việc cài đặt các phần mền ứng dụng không tính tiền cho khách hàng của mình. Không giống như các đối thủ cạnh tranh khác, Dell đã giành được lợi thế từ suy thoái kinh tế trong những năm 90 của thế kỷ trước. Dell lúc này trở thành nhà cung cấp được lựa chọn đầu tiên do những đặc tính nổi trội trong việc phục vụ khách hàng. Số lượng khách hàng của Dell ngày một tăng cao. Hãng Gateway 2000 đã xếp Dell đứng đầu trong các hãng bán máy tính cá nhân trực tiếp tại Mỹ trong năm 1992. Cũng trong năm này Dell đã thực thi chương trình giảm thời gian phục vụ khách hàng xuỗng dưới 4 giờ kể từ khi nhận yêu cầu qua điện thoại. Hãng cũng thành lập Ban Năng lực Phục vụ Chuyên nghiệp nhằm tăng cường mối liên kết với các chi nhánh, văn phòng, cơ sở sản xuất trên toàn cầu của Dell. Trong năm 1992, Dell đã mở các chi nhánh mới tại Ba Lan, Tiệp Khắc và Thụy Sĩ. Dell cũng ký thỏa thuận hợp tác với Pertech Computer Ltd. của New Delhi để xây dựng hệ thống bán hàng tại đất nước đông dân thứ hai trên thế giới này. Doanh số bán ra trong năm 1992 đã đạt mức $890 triệu và cũng trong năm 1992 Dell lần đầu tiên lọt vào danh sách 500 công ty lớn nhất của Fortune. Vào cuối năm 1993, Dell trở thành công ty lớn thứ năm trên toàn thế giới về sản xuất và bán máy tính cá nhân với doanh số lên đến hơn $ 2 tỷ. Ngay vào năm 1995, Dell đã chiếm 3% thị phần máy tính cá nhân trên toàn thế giới…
Hiện nay, thương hiệu Dell đã nổi tiếng trên khắp toàn cầu và trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường công nghệ thông tin. Tổ hợp máy tính Dell Computer Corporation trước đây đã được xây dựng thành Tập đoàn công nghệ thông tin Dell Inc với hàng trăm chi nhánh đặt các quốc gia thuộc khu vực Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương. Năm 2006, Dell Inc đã được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 25 tập đoàn lớn nhất thế giới.
Hiện trụ sở chính của Dell ở Round Rock, Bang Texas, Hoa Kỳ.
Lĩnh vực hoạt động
Dell Computer khởi đầu là một công ty thuần túy chuyên bán máy tính PC trực tiếp cho doanh nghiệp. Tại thời điểm quý 1/2001, Dell trở thành công ty PC hàng đầu thế giới, không chỉ về mặt doanh số và cả lợi nhuận, ví như khi cổ phiếu của Dell được xếp hạng cao theo chỉ số Standard & Poor so với 500 công ty hàng đầu khác ở Mỹ. Bước kế tiếp của Dell là gì? Họ quên mất việc xây dựng thương hiệu và bắt đầu phát triển kinh doanh. Trước tiên, Dell chuyển sang lĩnh vực PC cho người tiêu dùng, vô tình ảnh hưởng đến định vị “chuyên gia PC trong cho các doanh nghiệp”. Kế đến, Dell lại quay sang lĩnh vực hàng điện tử tiêu dùng, tiếp tục phá hỏng định vị “chuyên gia PC”.
Chưa hết, Dell chuyển sang phân phối cho các nhà bán lẻ, và thế là phá luôn định vị “trực tiếp”.
Năm 2003, Dell Computer Corp. bỏ đi từ “computer” trong tên công ty và trở thành Dell Inc. (Đây không phải là một dấu hiệu tốt).
Lúc này doanh số tăng đều đều từ $31.9 tỉ trong năm 2000 lên $61.1 tỉ năm 2007. Khi doanh thu tăng, thương hiệu lại giảm. Từ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực PC, Dell tụt xuống hạng 2 sau Hewlett-Packard (Thị phần của HP năm 2007 là 18.2% trong khi Dell chỉ chiếm 14.3%.). Ngay cả một chỉ số tin cậy về giá trị thương hiệu – biên lợi nhuận ròng – của Dell cũng giảm từ 6.8% trong năm 2000 xuống còn 4.8% năm 2007.
Trước khó khăn đó, Michael Dell phải quay trở lại vai trò giám đốc điều hành của tập đoàn . Việc đầu tiên khi quay trở lại vai trò “cầm lái” là tuyển chọn với chế độ đãi ngộ rất cao cho nhân sự của công nghệ máy tính từ những công ty tên tuổi như General Motors, HP, Amazon.com, Well Fargo hay Electronic Data Systems.
Dell đã mời cựu giám đốc điều hành của Motorola là Ronald Garriques về làm và chịu trách nhiệm trong việc mở rộng mạng lưới cung cấp của công ty toàn cầu, đồng thời, cắt giảm 10% lực lượng lao động của công ty.
Vẫn tin tưởng vào lĩnh vực máy tính cá nhân, từ ngày quay trở lại ghế giám đốc điều hành từ 31/1/2007 đến hết tháng 7/2007, Michael đã mua vào 200 triệu USD cổ phiếu Dell. Ông bắt đầu xây dựng các trung tâm dịch vụ máy tính tại hệ thống của Wal-Mart. 12 tháng sau, giá cổ phiếu của Dell trên thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng 25% và thương hiệu Dell chính thức “soán ngôi” HP trên thị trường Trung Quốc lúc đó để tiếp tục sự phát triển vượt trội.
Sản phẩm
Hiện, công ty kinh doanh với đa dạng các sản phẩm như máy tính xách tay, máy chủ, máy in, điện thoại, ti vi, trạm làm việc, thiết bị lưu trữ mạng , máy chiếu, PDA… đều mang thương hiệu Dell. Và Dell đã tạo uy tín với khách hàng trong tất cả các sản phẩm mà Dell kinh doanh, tất cả các nguyên kiện và thiết bị phụ trợ được Dell mang đến tận nhà.
Vào năm 1991, Dell bắt đầu xuất xưởng chiếc máy laptop đầu tiên với mục tiêu trở thành nhà cung cấp hàng đầu trong thị trường mới.
Với các tiêu chí cho một chiếc máy tính xách tay như sau:
+ Giá rẻ
+ Đáp ứng nhu cầu khách hàng
+ Bền
+ Đẹp
Với mong muốn trở thành công ty đứng đầu trong việc hỗ trợ khách hàng, Dell đã đi tiên phong trong việc cài đặt các phần mền ứng dụng không tính tiền cho khách hàng của mình.
Hãng Gateway 2000 đã xếp Dell đứng đầu trong các hãng bán máy tính cá nhân trực tiếp tại Mỹ trong năm 1992.
Thị trường
Dell hầu như hướng đến mọi thị trường trên toàn quốc. Đặc biệt là thị trường ở những khu vực thành phố lớn như: New York, Washington…Doanh nghiệp hướng tới những người tiêu dùng cá nhân chủ yếu là sinh viên trường đại học và doanh nghiệp. Dell hướng đến nhu cầu chung là được làm việc, giải trí và học tập.
Tầm nhìn, sứ mệnh của công ty
Tầm nhìn chiến lược
Trở thành công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ, mang tầm cỡ quốc tế trong lĩnh vực phân phối bán lẻ dựa vào phát triển kênh bán hàng trực tuyến và phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ các sản phẩm công nghệ cao có liên quan đến các khách hàng lớn như công sở, các trường đại học, các cơ sở giáo dục và các công ty lớn đặc biệt là cung cấp các sản phẩm laptop Dell.
Xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp với phong cách chuyên nghiệp của một nước tiên tiến phương Tây.
Xây dựng được đội ngũ giàu tri thức, kỷ luật cao có tinh thần đoànkết - nhất trí, năng động - sáng tạo trong tư duy và hành động.
Hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để làm chủ và đi đầu các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực công nghệ.
Sứ mệnh kinh doanh
“Là công ty máy tính thành công nhất thế giới cung cấp cho khách hàng những kinh nghiệm tốt nhất trong các thị trường mà chúng tôi phục vụ.”
PHẦN 2. CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY DELL COMPUTER
2.1. Hiện trạng marketing
2.1.1. Tình hình thị trường
Trên thị trường Mỹ đang xuất hiện khá nhiều hãng máy tính. Nhưng chiếm ưu thế vẫn là sản phẩm laptop của công ty Dell. Để cạnh tranh với những đối thủ có tên tuổi quả thật là một bài toán khó ngày nay, đời sống người dân ngày càng nâng cao, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển thì việc sở hữu một chiếc laptop cho riêng mình không còn là vấn đề lớn.
Dell tiếp tục chiếm giữ vị trí thứ 2 sau Acer tại thị trường máy tính Mỹ trong quý đầu năm nay, với 25.7 và 24% thị phần trong bảng báo cáo doanh số mới nhất. Top 5 ghi nhận những cái tên khác, bao gồm Acer ở vị trí thứ 3, trong khi Apple bám đuổi quyết liệt ở vị trí thứ 4 và Toshiba kém một ít ở vị trí thứ 5.
Cụ thể, dòng máy Macintosh của Apple đã thu hẹp khoảng cách với những chiếc PC từ Acer, với 8.8% thị phần. Acer tụt giảm từ 12.3% xuống 11%, còn Toshiba ở vị trí thứ 5 với 8.5%. Dù rằng iPad (một chiếc tablet) không được tính vào trong bảng báo cáo này, nhưng hẳn đã có ảnh hưởng nhất định đến doanh số netbook của Acer.
Hình 2.1.Tình hình thị trường
Về tổng quan, thị trường máy tính Mỹ đã tăng trưởng trở lại nhưng với mức gia tăng không khả quan cho lắm: 12.4%. Trong khi đó, thị trường toàn cầu ghi nhận mức tăng trưởng sáng sủa hơn nhiều là 22.4%.
2.1.2. Tình hình sản phẩm
Sản phẩm của Dell đa dạng và phong phú từ những laptop có cấu hình thấp đến những laptop có cấu hình cao. Có đầy đủ các kích cỡ, có những máy chất lượng đỉnh cao giá thành đắt đỏ phù hợp với các doanh nhân, và cũng có những máy nhỏ giá thành thấp phù hợp với túi tiền người tiêu dùng đặc biệt là sinh viên.
Bao bì sản phẩm đẹp bắt mắt, kiểu dáng, màu sắc sản phẩm đa dạng phong phú đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng và đặc biệt chất lượng sản phẩm rất tốt được người tiêu dùng bình chọn. Dell cam kết :
+ Chúng tôi luôn đặt chất lượng các sản phẩm lên hàng đầu.
+ Không bán hàng nhái, hàng chất lượng kém, gây ảnh hưởng tới máy trong quá trình sử dụng.
+ Bảo hành nhanh, nghiêm túc.
Thống kê của IDC cho thấy số lượng sản phẩm PC được tiêu thụ của Dell trong quý IV 2010 đã tăng hơn 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 11,3 triệu sản phẩm. Con số này đã góp phần giúp Dell tiếp tục duy trì được 14,6% thị phần thị trường PC toàn cầu để tiếp tục bám đuổi đối thủ cạnh tranh sừng sỏ HP. Riêng tại thị trường Mỹ, số lượng sản phẩm được bán ra của Dell cũng tăng hơn 15,2% so với con số cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh HP tại thị trường Mỹ chỉ đạt được mức tăng trưởng 9,8%.
Trong 10 năm qua, dù khủng hoảng công nghệ cao nhiều lần xảy ra nhưng Dell vẫn giữ được mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 40%. Riêng trong thập kỷ 90, cổ phiếu của Dell luôn là sự lựa chọn số 1 với mức trả cổ tức tới 97%. Năm 2003, khi tất cả những đối thủ cạnh tranh đang dần mất thị phần, thì thị phần của Dell ở Mỹ tăng 31%.
2.1.3. Tình hình cạnh tranh
HP và Compaq là hai hãng máy tính hàng đầu thế giới đã hợp thành một bằng hợp đồng trị giá 25 tỷ USD. Đây là nỗ lực lớn nhất của họ nhằm vượt Dell giành thị phần. Nhưng kể từ khi hai bên thông báo về thoả thuận này, cổ phiếu của Công ty HP mới đã sụt giảm một cách thảm hại.
Trong khi Compaq, HP và những công ty khác công bố doanh thu giảm mạnh trong quý III, tuần qua, Dell vui mừng cho biết, lợi nhuận của họ tăng vượt kế hoạch.
Dell có nhiều khách hàng của các đối thủ cạnh tranh tìm đến sau vụ sáp nhập HP/Compaq: “Tôi cho rằng cuộc hôn nhân đó đã tạo cho chúng tôi nhiều cơ hội hơn là thách thức”. Ví dụ: Chỉ trong hai tuần qua, Dell đã giành được 26 khách hàng lớn.
Nước Mỹ đang bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc trả đũa vụ tấn công, sức bán sản phẩm của Dell vẫn tăng một cách ngạc nhiên. Theo các nhà phân tích, điều kiện thị trường tại Mỹ trong những tháng tới sẽ không mấy sáng sủa. Dell dự tính, quý IV sẽ không phải là quý hùng mạnh, nhưng thị phần của Dell vẫn tăng dù phải đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn.
2.1.4. Tình hình phân phối
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là lực lượng chính của nền kinh tế Mỹ. Mỹ là thị trường đặc biệt, thú vị đối với Dell bởi thu nhập người dân ngày càng được cải thiện. Đối với những thị trường nước khác thì Dell phát triển ở cả 2 kênh: bán trực tiếp và gián tiếp thông qua mạng lưới phân phối như Singapore, Malaysia, Ấn Độ…
Để tiếp cận thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như thị trường khách hàng tiêu dùng cá nhân thì Dell cần phải sử dụng chương trình phát triển kênh phân phối.
Chiến lược kênh phân phối bán hàng trực tiếp của Dell dựa trên nền tảng hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của khách hàng và được thiết kế riêng để giúp các đối tác và nhà phân phối. Chương trình cho phép kênh phân phối cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tư vấn vượt trội, sáng tạo trong thiết kế cấu hình máy, thực hiện, thử nghiệm và vận hành cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Những giải pháp này mang lại hiệu quả cao về giá, tiết kiệm năng lượng và có khả năng mở rộng riêng biệt. Đây là một chương trình rất nghiêm ngặt, đảm bảo không có bất kỳ mâu thuẫn hay cạnh tranh nào giữa các kênh phân phối với đội ngũ bán hàng trực tiếp của Dell.
2.2. Phân tích môi trường marketing
2.2.1. Môi trường bên ngoài
2.2.1.1. Môi trường vĩ mô
Các yếu tố trong môi trường vĩ mô là những yếu tố ảnh hưởng chung đến doanh nghiệp, chúng tạo ra những cơ hội đồng thời cũng nảy sinh những mối đe dọa, những lực lượng này thường là những lực lượng không thể khống chế được mà doanh nghiệp cần phải theo dõi và đưa ra những biện pháp kịp thời ngăn chặn giảm thiểu ảnh hưởng đến hoạt động kinh công ty.
2.2.1.1.1. Môi trường nhân khẩu
Ở Mỹ, có khoảng 10% -15% dân cư có thể không biết gì v