PHẦN MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, marketing là một hoạt động rất quan trọng có tính chất quyết định tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó đảm bảo lợi nhuận có thể có của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, tạo ra những cơ hội tốt nhất để tiêu thụ được tốt nhất sản phẩm của doanh nghiệp.
Trước môi trường kinh doanh luôn biến đổi, cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, mỗi doanh nghiệp cần tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để theo kịp trào lưu mới, đa dạng hoá sản phẩm, chủ động hội nhập trong cơ chế cạnh tranh không ngừng nâng cao được vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
19 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 13349 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng Chiến lược Marketing của KFC ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1.Lý do chọn đề tài: 3
2.Mục tiêu nghiên cứu: 3
3.Tổng quan tài liệu nghiên cứu: 3
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3
4.1Đối tượng nghiên cứu: 3
4.2Phạm vi nghiên cứu: 3
5.Phương pháp nghiên cứu: 3
KẾT CẤU ĐỀ TÀI 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING 4
1.1Khái niệm Marketing: 4
1.2Vai trò: 4
1.3Phân loại: 4
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HOẠT ĐỘNG 5
2.1Giới thiệu Tổng quan về Doanh nghiệp: 5
2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty : 5
2.1.2Chức năng, nhiệm vụ: 7
2.1.3Kết quả kinh doanh: 7
2.2Phân tích môi trường Marketing: 7
2.3Đánh giá chung: 10
2.3.1Kết quả đạt được: 10
2.3.2Hạn chế: 10
2.3.3Nguyên nhân tồn tại: 10
CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH MARKETING 11
3.1Quan điểm và mục tiêu phát triển: 11
3.2Kế hoạch Marketing sản phẩm: 11
3.2.1Đặc tính sản phẩm: 11
3.2.2Giá cả: 13
3.2.3Phân phối: 14
3.2.4Xúc tiến: 15
3.3Giải pháp triển khai kế hoạch: 16
3.4Kiến nghị : 16
PHẦN KẾT LUẬN 18
Tài liệu nghiên cứu 19
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, marketing là một hoạt động rất quan trọng có tính chất quyết định tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó đảm bảo lợi nhuận có thể có của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, tạo ra những cơ hội tốt nhất để tiêu thụ được tốt nhất sản phẩm của doanh nghiệp.
Trước môi trường kinh doanh luôn biến đổi, cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, mỗi doanh nghiệp cần tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để theo kịp trào lưu mới, đa dạng hoá sản phẩm, chủ động hội nhập trong cơ chế cạnh tranh không ngừng nâng cao được vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
1.Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, thức ăn nhanh đang trở nên hợp thời với nhịp sống hiện đại, khi tiền bạc, công việc đều có thể gia tăng. Hàng loạt các cửa hàng thức ăn nhanh ra đời khiến cho thị trường thức ăn nhanh trở nên phong phú. Có thể kể đến những thương hiệu khá nổitiếngtronglĩnhvựcnàynhưKFC,Lotteria,Jollibee,PizzaHut,BurgerKing,Starbucks,Mc Donald’s. Trên thị trường thức ăn nhanh Việt Nam, KFC chiếm thị phần đáng kể với hệ thống phân phối rộng khắp. KFC là cụm từ viết tắt củaThịt gà rán Kentucky, sản phẩm của Tập đoàn Yum Restaurant Internation (Hoa Kỳ). Đây là món ăn nhanh và đang trở nên thông dụng với người dân nhiều nước trên thế giới.Với chiến lược kinh doanh phù hợp, sự tiên đoán chính xác, sản phẩm uy tín, chất lượng đang làm nên thương hiệu gà rán KFC ở thị trường Việt Nam. Một thương hiệu nổi tiếng thế giới, một xu hướng mới, một phong cách sống mới hứa hẹn mang đến cho thị trường Việt Nam đầy tiềm năng là những lí do chọn KFC cho bài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu sự cần thiết xây dựng Chiến lược Marketing của KFC ở Việt Nam
3.Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
Tham khảo các tài liệu như: Tài liệu bài giảng của PGS.TS.NGƯT VÕ PHƯỚC TẤN, các trang internet về thức ăn nhanh, Gà rán
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược Marketing Gà Rán của KFC ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Chiến lược Marketing Gà Rán của KFC ở Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu:
Dùng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm Marketing:
Khái niệm Marketting của Hiệp hội Marketing Mỹ(AMA):”Marketing là thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm hướng vào dòng chuyển vận hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu dùng hoặc người sử dụng “
Theo Ray Corey:” Marketing bao gồm mọi hoạt động mà công ty sử dụng để thích nghi với môi trường của mình một cách sang tạo và có lời”
Định nghĩa tổng quát của Philip Kotler cho rằng :”Marketing là một dạng hoạt động của con người, nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi”. Để giải thích thêm về định nghĩa này ta xem xét một số khái niệm sau :
“Nhu cầu“: là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó, mà con người cảm nhận được.
“Mong muốn”: là một nhu cầu có dạng đặc thù, tương ứng với trình độ văn hóa và nhân cách của cá thể.“Yêu cầu”: là những mong muốn được kèm thêm điều kiện có khả năng thanh toán.“Trao đổi”:là hành vi nhận từ một người nào đó, thứ mà mình muốn và đưa lại cho người đó một thứ gì đó .Trao đổi là một trong bốn phương thức thông qua đó từng người có thể nhận được cái mà mình muốn.
Khái niệm về Marketing trong sản xuất kinh doanh: Marketing là quá trình bao gồm việc kế hoạch, tổ chức, thực hiện và kiểm tra các nỗ lực về sản phẩm, định giá, phân phối và truyền thông nhằm thỏa mãn các khách hàng mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức.
1.2 Vai trò:
Marketing là một bộ môn khoa học nghiên cứu về các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng chuyển vận của hàng hoá - dịch vụ từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng, nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ, duy trì và phát triển thị trường. Marketing còn áp dụng trong nhiều lĩnh vực xã hội. Philip Kotler đã viết:“ Trong thế giới phức tạp ngày nay, tất cả chúng ta đều phải am hiểu marketing”. “Marketing đụng chạm đến lợi ích của mỗi người chúng ta trong suốt cả cuộc đời”. Marketing áp đặt rất mạnh mẽ đối với lòng tin và kiểu cách sống của người tiêu dùng. Vì thế, những người kinh doanh tìm cách để làm thoả mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ với mức giá cả mà người tiêu dùng có thể thanh toán được.
Phạm vi sử dụng marketing rất rộng rãi, marketing liên quan đến nhiều lĩnh vực như: hình thành giá cả, dự trữ, bao bì đóng gói, xây dựng nhãn hiệu, hoạt động và quản lý bán hàng, tín dụng, vận chuyển, trách nhiệm xã hội, lựa chọn nơi bán lẻ, phân tích người tiêu dùng, hoạt động bán sỉ, bán lẻ, đánh giá và lựa chọn người mua hàng công nghiệp, quảng cáo, mối quan hệ xã hội, nghiên cứu marketing, hoạch định và bảo hành sản phẩm.
Phân loại:
Tùy theo phạm vi hoạt động, đối tượng tác động, mà những loại hình Marketing mang một số đặc trưng riêng như Marketing nội địa, Marketing toàn cầu, Marketing dịch vụ, Marketing công nghiệp,
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động:
►Marketing trong kinh doanh ( Business Marketing): Marketing được ứng dụng trong nhữnglĩnhvực sản xuất kinh doanh như:
+ Marketing công nghiệp ( Business to Business Marketing)
+ Marketing thương mại ( Trade Marketing)
+ Marketing du lịch ( Tourism Marketing)
+ Marketing dịch vụ ( Service Marketing)
►Marketing phi kinh doanh ( Non Business Marketing) hay còn gọi là Marketing xã hội ( Social Marketing). Hình thức Marketing này được ứng dụng trong những lĩnh vực chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục, xã hội,..
Căn cứ vào qui mô, tầm vóc hoạt động:
+Marketing vi mô ( Micro marketing): do các doanh nghiệp thực hiện.
+Marketing quốc tế ( International Marketing): được vận dụng khi các doanh nghiệp mở rộng hoạt động tại nhiều quốc gia.
+Marketing toàn cầu ( Global Marketing): do các tổ chức đa quốc gia thực hiện trên phạm vi toàn cầu.
Căn cứ vào khách hàng:
+Marketing cho các tổ chức ( Business to Business Marketing): đối tượng tác động của Marketing là các nhà sử dụng công nghiệp, trung gian, các tổ chức chính phủ,.
+Marketing cho người tiêu dùng ( Consumer Marketing): các cá nhân, hộ gia đình là đối tượng phục vụ của Marketing.
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo sản phẩm:
+Marketing sản phầm hữu hình: Marketing được sử dụng trong những tổ chức cung cấp các loại sản phẩm cụ thể như thực phẩm, hàng kim khí điện máy,
+Marketing sản phẩm vô hình: còn gọi là Marketing dịch vụ. Marketing được ứng dụng trong các tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển, bảo hiểm, du lịch, thông tin,
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HOẠT ĐỘNG
2.1Giới thiệu Tổng quan về Doanh nghiệp:
2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty:
Gà rán Kentucky (KFC), nhãn hiệu được tiên phong bởi ông Harland Sanders, đã phát triển và trở thành một trong những hệ thống phục vụ thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới, với hơn 1 tỉ bữa ăn tối KFC được phục vụ hàng năm trên hơn 80 quốc gia khác nhau. Nhưng để có được thành công như vậy thì không phải dễ dàng.
KFC là cụm từ viết tắt của Kentucky Fried Chicken - Gà Rán Kentucky, một trong các thương hiệu thuộc Tập đoàn Yum Brands Inc (Hoa Kỳ). KFC chuyên về các sản phẩm gà rán và nướng, với các món ăn kèm theo và các loại sandwiches chế biến từ thịt gà tươi. Hiện nay đang có hơn 20.000 nhà hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.KFC nổi tiếng thế giới với công thức chế biến gà rán truyền thống Original Recipe, được tạo bởi cùng một công thức pha trộn bí mật 11 loại thảo mộc và gia vị khác nhau do Đại tá Harland Sanders hoàn thiện hơn nửa thế kỷ trước. Ngoài thực đơn gà rán, KFC còn đa dạng hóa sản phẩm tạo nên thực đơn vô cùng phong phú dành cho người tiêu dùng trên toàn thế giới có thể thưởng thức hơn 300 món ăn khác nhau từ món gà nướng tại thị trường Việt Nam cho tới sandwich cá hồi tại Nhật Bản.
Hương vị độc đáo, phong cách phục vụ thân thiện, hết lòng vì khách hàng và bầu không khí nồng nhiệt, ấm cúng tại các nhà hàng là ba chìa khóa chính mở cánh cửa thành công của KFC tại Việt Nam cũng như trên thế giới. KFC Việt Nam đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực mới và đóng góp to lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp thức ăn nhanh tại Việt Nam.
Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và Bơ-gơ, đến với thị trường Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt như: Gà Big‘n Juicy, Gà Giòn Không Xương, Cơm Gà KFC, Bắp Cải Trộn Một số món mới cũng đã được phát triển và giới thiệu tại thị trường Việt Nam, góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn, như: Bơ-gơ Tôm, Lipton, Bánh Egg Tart.
Năm 1997, KFC đã khai trương nhà hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, hệ thống các nhà hàng của KFC đã phát triển tới hơn 140 nhà hàng, có mặt tại hơn 19 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước, sử dụng hơn 3.000 lao động đồng thời cũng tạo thêm nhiều việc làm trong ngành công nghiệp bổ trợ tại Việt Nam.
CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN NHÀ HÀNG ĐẦU TIÊN TẠI CÁC TỈNH THÀNH
Tháng 12/1997 - TP.HCM
Tháng 12/1998 – Đồng Nai
Tháng 06/2006 – Hà Nội
Tháng 08/2006 – Hải Phòng & Cần Thơ
Tháng 01/2008 – Vũng Tàu
Tháng 05/2008 - Huế
Tháng 12/2008 – Buôn Ma Thuột
Tháng 11/2009 – Đà Nẵng
Tháng 04/2010 – Bình Dương
Tháng 11/2010 - TP. Vinh
Tháng 05/2011 - TP. Nha Trang
Tháng 06/2011 - Long Xuyên
Tháng 08/2011 - Quy Nhơn & Rạch Giá
Tháng 09/2011 - Phan Thiết
Tháng 12/2011 – Hải Dương
Tháng 02/2013 - Hạ Long
2.1.2Chức năng, nhiệm vụ:
Giải quyết vấn đề ăn uống cho những người bận rộn và tạo thu nhập xã hội.
Luôn mang lại chất lượng cao và giá trị trong các sản phẩm và dịch vụ.
2.1.3Kết quả kinh doanh:
Từ ngày đầu đến Việt Nam vào năm 1997 với nhà hàng đầu tiên tại Sài Gòn Superbowl với chỉ 70 nhân viên. Đến nay, KFC Việt Nam đã là một trong những thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu với chuỗi cửa hàng có mặt khắp trên 20 tỉnh ,thành phố ¢ chiếm 60% thị trường thức ăn nhanh.. Sự thành công của KFC Việt Nam hôm nay được xây dựng và phát triển từ thương hiệu toàn cầu, chất lượng sản phẩm tuyệt vời, và quan trọng nhất là thái độ phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động. Chính lòng nhiệt huyết, tinh thần đoàn kết của một tập thể hơn 4000 nhân viên đã chắt lọc, định hình và phát triển nét văn hóa “How We Win Together” – “Đồng lòng để thành công; Đồng tâm để vươn tầm”
2.2Phân tích môi trường Marketing:
Môi trường marketing của công ty là tập hợp những chủ thể tích cực và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài công ty và có ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo bộ phận marketing, thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các khách hàng mục tiêu. Do tính chất luôn biến động, khống chế và hoàn toàn bất định, môi trường marketing động chạm sâu sắc đến đời sống công ty. Những biến đổi diễn ra trong môi trường này không thể gọi là chậm và có thể dự đoán trước được. Nó có thể gây ra những điều bất ngờ lớn và những hậu quả nặng nề. Vì thế công ty cần phải chú ý theo dõi tất cả những diễn biến của môi trường bằng cách sử dụng vào mục đích này việc nghiên cứu marketing và những khả năng thu thập thông tin marketing thường ngày bên ngoài công ty hiện có.
Phân tích ma trận SWOT của KFC
2.2.1Điểm mạnh:
Danh tiếng: KFC thuộc tập đoàn Yum nổi tiếng trên thế giới, cũng như thương hiệu KFC đã và đang chiếm lòng tin của người tiêu dùng Việt, đây là một điểm mạnh giúp KFC dễ dàng mở rộng mạng lưới kênh phân phối của mình.
Hệ thống kênh phân phối: Hệ thống kênh phân phối của KFC thuộc kiểu giao hàng tận nơi, nhanh chóng thuận tiện cho khách hàng, đây là một kiểu phân phối hoàn hảo và thuận tiện cho khách hàng
Phong cách phục vụ: Phong cách phục vụ lịch sự, chuyên nghiệp phù hợp với phong cách thức ăn nhanh. Đặc biệt, phụ vụ bình đẳng, như nhau với mọi khách hàng.
Nguồn lực tài chính: Là một nhãn hiệu thuộc một trong bốn công ty của tập đoàn Yum! một tập đoàn công nghệ bán lẻ lớn mạnh nhất thế giới. Chính vì sự hậu thuẩn lớn mạnh này tạo thành một thế mạnh cạnh tranh cho KFC ở bất cứ thị trường nào.
Vị trí kinh doanh: Các cửa hàng của KFC luôn được đặt ở những vị trí đẹp cũng như thuận tiện nhất cho khách hàng, nằm ngay mặt tiền đường lớn, thông thoáng. Ngoài ra, KFC còn chọn các địa điểm như tại siêu thị, trung tâm thương mại nơi có lượng người mua sắm rất đông.
Sản phẩm: Các sản phẩm của KFC luôn được cơ quan chức năng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kiểm dịch đầy đủ.
Các dịch vụ phụ: Các cửa hàng của KFC luôn có bãi giữ xe miễn phí giúp thuận tiện cho khách hàng khi đến của hàng của KFC, ngoài ra chương trình giao hàng tận nơi của KFC cũng không hề tính phí vận chuyển.
2.2.2Điểm yếu
Giá cả: Thực chất một thực đơn của KFC có giá thấp nhất là 50.000VNĐ (tính cả nước uống), do đó cũng còn khá cao so với mức thu nhập thấp của người dân Việt.
Nguồn nhân lực: Do nhiều lý do mà nguồn nhân lực có nhiều thay đổi điều này khiến đội ngũ nhân viên tuy có phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhưng lại không có bề dày kinh nghiệm, hạn chế trong việc xử lý tình huống. Đồng thời tốn nhiều chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên.
Hệ thống Marketing: Hệ thống Marketing của KFC chưa thực sự vững mạnh, tuy là thương hiệu nổi tiếng nhưng thương hiệu KFC chỉ được biết đến ở những thành phố lớn mà chưa có độ bao phủ cao.
2.2.3Cơ hội:
Thu nhập người tiêu dùng tăng: Hiện nay với các gói kích cầu của chính phủ, cuộc khủng hoảng tài chính đang dần được khắc phục, đồng thời Việt Nam được đánh giá nằm trong danh sách những nước có nền kinh tế phục hồi nhanh sau khủng hoảng. Do đó thu nhập người tiêu dùng đang dần tăng trở lại.
Sự bùng nổ về nhu cầu: Thời gian vừa qua sự bùng nổ về nhu cầu đã tạo nên một làn sóng phát triển mạnh mẽ ở các lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt là ở mảng thức ăn nhanh, người tiêu dùng ngày càng tìm đến những nhãn hiệu toàn cầu quen thuộc hơn là đến những quán ăn thông thường khác.
Sự đòi hỏi khắt khe về an toàn: Khi thu nhập người tiêu dùng càng tăng thì người ta lại có những nhu cầu khắt khe hơn về uy tín của người cung cấp sản phẩm, để đảm bảo tốt hơn cho sức khỏe của họ. Với uy tín và nguồn nguyên liệu đầu vào luôn được chứng nhận an toàn, kiểm dịch đầy đủ thì đây là cơ hội cho khách hàng chọn sản phẩm của KFC hơn.
Cúm gia cầm: Với những đợt cúm gia cầm kéo dài, làm cho người tiêu dùng càng thận trọng hơn trong việc lựa chọn thức ăn cho mình đảm bảo an toàn, vì vậy, thị hiếu người tiêu dùng đang chuyển dần từ các quán ăn vỉa hè sang các cửa hàng lớn có uy tín hơn.
Chính sách làm sạch vỉa hè: Với chính sách làm sạch vỉa hè của chính phủ, góp phần làm giảm đi một lượng đáng kể đối thủ cạnh tranh trên thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam.
2.2.4Thách thức:
Cạnh tranh: hiện nay ngoài KFC còn Lotteria và Jollibee là 3 thương hiệu của nước ngoài đang kinh doanh fastfood khá thành công tại Việt Nam với các món chính là gà chiên, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và nước ngọt có gas. Các cửa hàng này bình quân thu hút khoảng 200-300 khách/ngày và cao điểm có từ 400 đến trên 1.000 khách/ngày. Bên cạnh đó là sự hiện diện của McDonald’s và Starbucks, hai thương hiệu hàng đầu của Mỹ đang tạo nên cuộc chạy đua quyết liệt trong ngành thức ăn nhanh.
Sản phẩm thay thế: Ngoài các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, KFC còn phải đối mặt với một đối thủ nội địa nhưng không kém phần gai gốc đó là Phở 24 – Trung Nguyên một thương hiệu thức ăn nhanh của Việt Nam đang tiến mạnh trên thị trường thế giới cũng như không hề bỏ ngõ thị trường trong nước. Ngoài ra, tại tại tỉnh thành lớn hiện nay KFC còn phải đối đầu với quán ăn gia đình đã khá quen thuộc trong nếp sống của người dân Việt Nam như: phở, hủ tiếu, cơm tấm, bánh mì
Sức khỏe người tiêu dùng: Các mặt hàng thức ăn nhanh hiện nay được đánh giá là có hại cho sức khỏe người tiêu dùng với hàm lượng đạm và chất béo cao nhưng chất xơ và vitamin thì ít.
Dịch bệnh: hiện nay trên thế giới và Việt Nam đang xảy ra một số dịch bệnh lạ gây nguy hiểm cho con người như: H5N1, H1N1, lỡ mồm lông móng trên gia súckhiến người tiêu dùng cũng hạn chế sử dụng các sản phẩm đã được chế biến sẵn.
2.3Đánh giá chung:
2.3.1Kết quả đạt được:
Năm 1997, KFC đã khai trương nhà hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, hệ thống các nhà hàng của KFC đã phát triển tới hơn 140 nhà hàng, có mặt tại hơn 19 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước, sử dụng hơn 3.000 lao động đồng thời cũng tạo thêm nhiều việc làm trong ngành công nghiệp bổ trợ tại Việt Nam.
2.3.2Hạn chế:
Hiện nay các hãng thức ăn nhanh (fast food) cũng đang xâm nhập vào thị trường Việt Nam với qui mô càng lớn.và đang tiếp tục thâm nhập sâu vào thị trường tiềm năng này với việc mở nhiều cửa hàng không những ở tp.Hồ Chí Minh mà còn phân bố hầu hết các tỉnh, thành phố lớn.Điều này đồng nghĩa với KFC càng ngày càng có nhiều đối thủ hơn.
Việt Nam là một nước nông nghiệp và lại có một nền văn hóa ẩm thực rất phong phú và đa dạng nguy cơ về một số sản phẩm có khả năng thay thế không phải là nhỏ đối với các hãng thức ăn nhanh có thể kể đến nhiều như cơm, phở, cháo... con người Việt Nam lại vốn ưa chuộng ẩm thực cho nên ẩm thực Việt Nam phát triển với nhiều món ăn ngon, hấp dẫn và bắt mắt..
Khách hàng chủ yếu của KFC: khách hàng lẻ... và đây cũng là đối tượng chủ yếu gây nên áp lực cho nhanh, mỗi gia đình người Việt sẵn sàng chi trả cao hơn cho những món ăn ngon miệng và chất lượng tốt và an toàn cho sức khỏe.
Ngoài các yếu tố trên áp lực về nhà cung cấp cũng khá quan trọng. Khi áp lực quá lớn thì KFC việt nam sẽ không thể chủ động thực hiện chiến lước giá theo ý mình.sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp.còn ngược lại khi giảm được áp lực từ nhóm này xuống thấp các nhà thì KFC sẽ chủ động trong việc thực hiện chiến lược của mình.
2.3.3Nguyên nhân tồn tại:
KFC đã dành nhiều thời gian để xây dựng thị trường và tạo dựng lòng tin nơi
khách hàng, về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo cho hoạt động
lâu dài của mình Phong cách làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên nhiệt tình. Chất lượng sản phẩm là tốt nhất. Lường trước rủi ro để giảm thiệt hại. Chủ động xây dựng mối quan hệ mật thiết thân thiết với các nhà cung cấp uy tín, chất lượng sản phẩm tôt đảm bảo chất lượng trên thị trường (CP Việt Nam.) Tất cả các ngyên liệu đều hải có sự kiểm định của các cơ quan chức năng Với việc thực hiện các chiến lược này KFC đã cùng lúc thực hiện hai mục tiêu : Đảm bảo cung cấp các sản phẩm chất lượng ra thị trường. Giảm được nguy cơ từ các nhà cung cấp. Và chiến lược đó đã có hiệu quả khi dịch cúm gia cầm được phát hiện ở Việt Nam. Trong khi các sản phẩm chế biến từ gia cầm lao đao thì KFC lại thẳng tiến với bước đột phá quan trọng. Thành quả đó có được chính nhờ sự nỗ lực và tầm nhìn chiến lược của KFC.
CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH MARKETING
3.1Quan điểm và mục tiêu phát triển:
Chiến lược Marketing của KFC được thực hiện qua nhiều dạng khác nhau như là: Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến v..v...Và mỗi chiến lược có những ưu khuyết điểm riêng của nó. Việc KFC đã vận dụng như thế nào và họ đã thành công ra sao luôn là một câu hỏi lớn cho mỗi chúng ta.
3.2Kế hoạch Marketing s