Đề tài Xây dựng chiến lược Marketing - Mix giới thiệu sản phẩm Saigon Special

PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Marketing là một hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh. Marketing là nghệ thuật tìm hiểu nhu cầu và đáp ứng nhu cầu tạo sự hài lòng cho khách hàng. Với một thị trường cạnh tranh khốc liệt như thị trường bia nội địa Việt Nam, mỗi công ty tham gia cung ứng phải liên tục đưa ra các chiến lược Marketing phù hợp với từng thời điểm để không bị đào thải ra khỏi thị trường. Một chiến lược chiêu thị độc đáo, sáng tạo là cần thiết tại thị trường này. Chiến lược chiêu thị là công cụ cạnh tranh hiệu quả nhằm mang đến hình ảnh mới mẻ và tích cực của công ty đến khách hàng. Ra đời cách đây hơn 30 năm cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, SABECO đã trở thành tập đoàn hàng đầu trong thị trường bia Việt Nam với các thương hiệu nổi tiếng, đặc biệt là dòng bia Saigon Special dành cho phân khúc thị trường cao cấp. Sự thành công của Saigon Special có được nhờ những đổi mới trong chiến lược phát triển tổng thể mang tính dài hạn trên các lĩnh vực tài chính, phát triển năng lực sản xuất phát triển có tầm nhìn có chiến lược, với slogan “bia Sài Gòn niềm tự hào của Việt Nam”.

docx25 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 91093 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược Marketing - Mix giới thiệu sản phẩm Saigon Special, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNHH: trách nhiệm hữu hạn Sabeco: Tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Gòn VBL: Công ty TNHH nhà máy bia Việt Nam Mar - Mix: Marketing hỗn hợp (Marketing mix) VN: Việt Nam SWOT: là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Marketing là một hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh. Marketing là nghệ thuật tìm hiểu nhu cầu và đáp ứng nhu cầu tạo sự hài lòng cho khách hàng. Với một thị trường cạnh tranh khốc liệt như thị trường bia nội địa Việt Nam, mỗi công ty tham gia cung ứng phải liên tục đưa ra các chiến lược Marketing phù hợp với từng thời điểm để không bị đào thải ra khỏi thị trường. Một chiến lược chiêu thị độc đáo, sáng tạo là cần thiết tại thị trường này. Chiến lược chiêu thị là công cụ cạnh tranh hiệu quả nhằm mang đến hình ảnh mới mẻ và tích cực của công ty đến khách hàng. Ra đời cách đây hơn 30 năm cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, SABECO đã trở thành tập đoàn hàng đầu trong thị trường bia Việt Nam với các thương hiệu nổi tiếng, đặc biệt là dòng bia Saigon Special dành cho phân khúc thị trường cao cấp. Sự thành công của Saigon Special có được nhờ những đổi mới trong chiến lược phát triển tổng thể mang tính dài hạn trên các lĩnh vực tài chính, phát triển năng lực sản xuất phát triển có tầm nhìn có chiến lược, với slogan “bia Sài Gòn niềm tự hào của Việt Nam”. Chiêu thị thực chất là một hoạt động truyền thông, do đó làm sao để hiểu rõ các yếu tố và quá trình truyền thông diễn ra như thế nào để đạt được hiệu qua truyền thông cao nhất là câu hỏi khó đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp. Để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên, tôi đạ chọn đề tài: “Xây dựng chiến lược Marketing - Mix giới thiệu sản phẩm Saigon Special”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về chiến lược Mar - Mix ở cấp đơn vị kinh doanh, đề tài sẽ phân tích thị trường ngành bia, thực trạng công tác xây dựng chiến lược marketing đối với sản phẩm bia Saigon Special phù hợp với chiến lược kinh doanh đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh tại doanh nghiệp. 1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc giới thiệu sản phẩm bia Saigon Special. Phạm vị nghiên cứu: xây dựng chiến lược Mar - Mix nhằm quảng bá thương hiệu của một loại bia mang hương vị truyền thống của Việt Nam. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Đề tài áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để đánh giá toàn bộ các yếu tố có thể ảnh hưởng tới toàn bộ các chiến lược giới thiệu sản phẩm của công ty. Các nghiên cứu định lượng được thực hiện trên cơ sở các phương pháp phân tích số liệu như: phương pháp tổng hợp, so sánh; phương pháp phân tích quy nạp nhằm làm rõ các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu. 1.5 Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được thể hiện trong 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chiến lược Mar - Mix trong việc giới thiệu sản phẩm mới. Chương 2: Tình hình kinh doanh và quá trình xây dựng chiến lược Mar - Mix giới thiệu sản phẩm Saigon Special. Chương 3: Một số giải pháp thực thi chiến lược Mar - Mix. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC MAR - MIX TRONG VIỆC GIỚI THIỆU SẢN PHẨM 1.1 Khái niệm về Mar - Mix 1.1.1 Khái niệm Marketing hỗn hợp (Marketing mix) là sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần của marketing sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của mỗi doanh nghiệp nhằm củng cố vững chắc vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. 1.1.2 Vai trò Marketing mix là một công cụ kinh doanh được sử dụng trong marketing và bởi các chuyên gia marketing. Marketing mix thường rất quan trọng khi quyết định một sản phẩm hoặc thương hiệu, và thường đồng nghĩa với 4P: price (giá cả), product (sản phẩm), promotion (xúc tiến thương mại), và place (phân phối). 1.2 Thành phần của Mar - Mix 1.2.1 Sản phẩm (product) Sản phẩm bao gồm sản phẩm hữu hình và dịch vụ (mang tính chất vô hình). Nội dung nghiên cứu về chính sách sản phẩm trong marketing gồm: Xác định chủng loại kiểu dáng, tính năng tác dụng của sản phẩm; Các chỉ tiêu chất lượng; Màu sắc sản phẩm, thành phần; Nhãn hiệu sản phẩm; Bao bì sản phẩm; Chu kỳ sống sản phẩm; Sản phẩm mới Thiết kế sản phẩm phải dựa trên cơ sở của những kết luận nghiên cứu thị trường nhằm bảo đảm cung cấp sản phẩm thoả mãn nhu cầu, thị hiếu và các yêu cầu khác xuất hiện trong quá trình lựa chọn sản phẩm cho người tiêu dùng. 1.2.2 Giá cả (price) Số tiền mà khách hàng phải trả khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ. Nội dung nghiên cứu của chính sách giá trong họat động marketing gồm: Lựa chọn chính sách giá và định giá; Nghiên cứu chi phí sản xuất kinh doanh làm cơ sở cho việc định giá; Nghiên cứu giá cả hang hóa cùng loại trên thị trường; Nghiên cứu cung cầu và thị hiếu khách hang để có quyết định về giá hợp lý; Chính sách bù lỗ; Điều chỉnh giá theo sự biến động của thị trường. 1.2.3 Phân phối (place) Là quá trình đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng qua hai dạng: Các kênh phân phối và phân phối trực tiếp. Nội dung nghiên cứu về chính sách phân phối trong marketing bao gồm: Thiết kế và lựa chọn kênh phân phối hàng hóa; Mạng lưới phân phối; Vận chuyển và dự trữ hàng hóa; Tổ chức họat động bán hàng; Các dịch vụ sau khi bán hàng (lắp đặt, bảo hành, cung cấp phụ tùng); Trả lương cho nhân viên bán hàng; Trưng bày và giới thiệu hàng hóa. 1.2.4 Xúc tiến thương mại (promotion) Là tập hợp những hoạt động mang tính chất thông tin nhằm gây ấn tượng đối với người mua và tạo uy tín đối với doanh nghiệp. Nó được thực hiện thông qua những hình thức như quảng cáo, chào hàng, tổ chức hội chợ, triển lãm, các hình thức khuyến mãi, tuyên truyền, cổ động và mở rộng quan hệ với công chúng.... Những hoạt động yểm trợ phải thích hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể nhằm hướng vào phục vụ tối đa những mong muốn của khách hàng. Vì vậy, biết chọn lựa những hình thức phương tiện thích hợp cho từng hoạt động yểm trợ, tính toán ngân sách yểm trợ đối với từng mặt hàng có tầm quan trọng đặc biệt trong kinh doanh. 1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến Mar - Mix Hoạt động Marketing hỗn hợp trong kinh doanh được biểu hiện khá uyển chuyển và linh hoạt. Thực vậy, trong quá trình vận dụng, cơ cấu của marketing hỗn hợp chịu tác động bởi nhiều nhân tố chi phối mang tính quyết định, những nhân tố ấy bao gồm: 1.3.1 Uy tín và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường Tâm lý mua hàng của khách hàng thường theo sự tín nhiệm về nhãn hiệu sản phẩm mà họ quen sử dụng. Sự tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp thông qua sản phẩm càng lớn thì uy tín và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường càng cao. Chẳng hạn, cùng một loại sản phẩm do hai công ty sản xuất ra; sản phẩm của công ty A có thể trội hơn, giá cả có phần rẻ hơn so với sản phẩm của công ty B song lại khó bán, vì lẽ từ lâu khách hàng đã quen dùng sản phẩm của công ty B nên sản phẩm của công ty này sản xuất ra dễ dàng chiếm lĩnh thị trường mạnh hơn sản phẩm của công ty A. 1.3.2 Tình huống của thị trường Sự hình thành và chuyển hoá từ hình thái thị trường này sang hình thái thị trường khác trong nền kinh tế thị trường đối với một loại hàng hoá nào đó sẽ tạo nên những tình huống kinh doanh khác nhau với những ứng phó không giống nhau giữa các nhà kinh doanh. Chẳng hạn, đối với một loại sản phẩm ở giai đoạn này nằm trong hình thái thị trường độc quyền, song ở thời kỳ khác có thể nằm trong hình thái thị trường cạnh tranh. Vì vậy ứng với từng tình huống cụ thể của thị trường, đòi hỏi nhà kinh doanh phải có những đối sách thích hợp để cho sản phẩm của mình tham gia vào thị trường vừa đạt được lợi nhuận vừa thoả mãn được nhu cầu. 1.3.3 Vòng đời sản phẩm Một sản phẩm từ khi xuất hiện trên thị trường cho đến khi rút khỏi thị trường đều phải trải qua những giai đoạn nhất định. Nội dung hoạt động kinh doanh ở mỗi giai đoạn khác nhau đều không giống nhau. Sự nhận định sai về giai đoạn của vòng đời sản phẩm tất yếu dẫn đến việc xây dựng nội dung hoạt động kinh doanh không đúng và do đó sự thất bại là không thể tránh khỏi. 1.3.4 Tính chất hàng hoá Căn cứ vào tính chất của mỗi loại hàng hoá mà nhà kinh doanh có cách tổ chức những hoạt động kinh doanh thích hợp. Thật vậy, nếu tổ chức kinh doanh mặt hàng thực phẩm, nhân viên bán hàng không cần thiết phải am hiểu kỹ thuật chế biến và mặt hàng được bày bán trong các cửa hàng tổng hợp. Ngược lại, nếu kinh doanh mặt hàng điện máy đòi hỏi phải có cửa hàng chuyên dụng và nhân viên giới thiệu mặt hàng phải am hiểu kỹ thuật và công nghệ của sản phẩm. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MAR - MIX GIỚI THIỆU SẢN PHẨM SAIGON SPECIAL 2.1 Tổng quan về tình hình kinh doanh của Sabeco 2.1.1 Sơ lược về Sabeco Sabeco là tên viết tắt của Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn. Trước đây Tổng công ty Bia rượu Nước giải khát Sài Gòn là một nhà máy của tư bản Pháp được xây đưng từ những năm 1875. 06/1977, Nhà máy đổi tên thành Nhà máy Bia Sài Gòn. 1993, Nhà máy đổi tên thành công ty Bia Sài Gòn và trở thành một trong những công ty có trang thiết bị hiện đại nhất trong ngành bia Việt Nam.  2000, Công ty đạt doanh thu cao và trở thành doanh nghiệp có quy mô lớn  nhất cả nước.  7/2003, Công ty Bia Sài Gòn phát triển lớn mạnh thành Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn.  2004, Sabeco có những bước ngoặc và thực hiện chiến lược nhằm giữ vị trí trên thị trường trong nước,chiếm khoảng 35% thị phần nội địa.  Cho tới nay, Sabeco có 28 công ty thành viên và không ngừng phát triển lớn mạnh. Xứng đáng là thương hiệu “Niềm tự hào của Việt Nam”.  Tháng 6/2014, Tổng công ty CP Bia – Rượu NGK Sài Gòn tròn 139 năm lịch sử nguồn gốc và 37 năm phát triển thương hiệu. Ngần ấy năm với rất nhiều dấu ấn cùng những thành tựu phát triển bền bỉ và ổn định, bằng chiến lược đầu tư đúng đắn - hiện Bia Sài Gòn đang ở vị trí thứ 21 trong các tập đoàn sản xuất bia lớn nhất thế giới, nằm trong top 3 các nhà sản xuất bia hàng đầu khu vực Đông Nam Á và liên tục là Thương hiệu Quốc gia.  2.1.2 Thành tựu Nguồn gốc bia Sài Gòn bắt đầu từ những mẻ bia đầu tiên được sản xuất từ một xưởng nhỏ với cơ sở vật chất thô sơ ở đường Nguyễn Chí Thanh – Sài Gòn  năm 1875. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Công ty Rượu bia miền Nam tiếp nhận cơ ngơi này vào ngày 22/6/1977, lấy tên là Nhà máy bia Sài Gòn. Qua 37 năm với bao thăng trầm, Bia Sài Gòn đã khẳng định sự lớn mạnh với 46 đơn vị thành viên trải rộng địa bàn hoạt động trên khắp các vùng miền, trong đó, phát triển 24 nhà máy sản xuất Bia Sài Gòn, hệ thống công ty CPTM trên 10 khu vực với 37 chi nhánh trên toàn quốc. Sự lớn mạnh của Bia Sài Gòn thể hiện qua các thời kỳ, từ quy mô tổ chức, mô hình hoạt động, các thành tựu và khoa học công nghệ, sự lớn mạnh và trưởng thành của đội ngũ CB – CN lao động Bia Sài Gòn cho đến kết quả sản xuất kinh doanh. Từ mức sản lượng 21,5 triệu lít vào năm 1977, năm 2013 vừa qua, sản lượng sản xuất, tiêu thụ Bia Sài Gòn đạt trên 1,32 tỷ lít, tổng doanh thu đạt 28.707 tỷ đồng. Bia Sài Gòn tự hào đã nộp ngân sách Nhà nước 12.854 tỷ đồng, đứng thứ 9 trong các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thu nộp ngân sách cao trong bối cảnh nền kinh tế còn có nhiều khó khăn, thách thức. Việc làm, đời sống của người lao động được ổn định và nâng cao.  2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh 2.2.1 Quy mô thị trường bia tại Việt Nam Năm 2014, kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, sự xuất hiện của các hãng bia nước ngoài làm cho thị trường bia cạnh tranh ngàycàng khốc liệt, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ. Tuy nhiên, Tổng công ty CP Bia Rượu NGK Sài Gòn vẫn nỗ lực đặt mức phấn đấu sản lượng sản xuất và tiêu thụ 1,336 tỷ lít. Trong đó, sản lượng sản xuất và tiêu thụ tại khu vực miền Tây là 341.500 triệu lít, chiếm 25,6% tổng sản lượng Bia Sài Gòn trên toàn quốc. Để đạt được mục tiêu kế hoạch, thực hiện chủ trương “nhất thể hóa, minh bạch hóa và hiện đại hóa” của Hội đồng quản trị Tổng công ty, Bia Sài Gòn sẽ tiếp tục tái cấu trúc mô hình hoạt động, tiếp tục quy hoạch sản xuất theo vùng tiêu thụ và thị trường, chú trọng phát triển thị trường tiềm năng, tăng cường công tác xuất khẩu Ngoài ra, sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và sản xuất các loại bia cao cấp nhằm nâng cao hơn nữa vị thế Bia Sài Gòn trong ngành đố uống. 2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Sabeco 2.2.2.1 Chất lượng tạo nên sự tín nhiệm Bia Sài Gòn luôn coi việc bảo đảm chất lượng – tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất lượng lên hàng đầu. Bia Sài Gòn đã triển khai và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2008, ISO 1400 và HACCP tại tổng công ty, các công ty thành viên trên khắp mọi miền đất nước. Chất lượng bia Sài Gòn ngày càng được khẳng định và công nhận bởi hệ thống quản lý chất lượng – an toàn thực phẩm – môi trường do Burear Verita Certificatiar chứng nhận. Sản phẩm của bia Sài Gòn sản xuất trên dây chuyền hiện đại được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới, bảo đảm độ chính xác cao, đồng bộ, gắn kết trong một dây chuyền sản xuất tự động và khép kín, cùng đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề. Bia Sài Gòn mang đến sự kết hợp thành công giữa công nghệ hiện đại với cách lên men truyền thống dài ngày tạo ra những sản phẩm có chất lượng ổn định, hương vị đặc trưng riêng biệt.  Để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, Bia Sài Gòn không ngừng đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ với. Tiêu biểu là nhà máy Bia Sài Gòn – Củ Chi hiện đại bậc nhất Đông Nam Á cùng hệ thống các nhà máy Bia Sài gòn hiện đại và đồng bộ trên toàn quốc. Các nhà máy của Bia Sài Gòn không chỉ hiện đại và quy mô trong nước, mà còn áp dụng hệ thống quốc tế “Nhà máy xanh” gồm 3 tiêu chí: tiết kiệm nhiên liệu, hiệu quả cao, đặc biệt là công nghệ lọc không chất thải. Đón đầu xu thế phát triển bền vững trên cơ sở phát triển hài hòa cùng môi trường, Bia Sài Gòn là đơn vị tiên phong về mô hình này trên cả nước. Bên cạnh đó là hệ thống quản trị khoa học và hiện đại với văn phòng hiện đại, hệ thống phân phối rộng khắp, nguồn nguyên vật liệu ổn định chất lượng cao.  2.3 Chiến lược Mar - Mix cho sản phẩm Saigon Special 2.3.1 Môi trường vĩ mô 2.3.1.1 Môi trường kinh tế Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: GDP tăng (5,98% năm 2014). Lạm phát đang được kiềm chế và kiểm soát ở mức 0,1 – 0,3%/tháng. Mức sống của người dân tăng, họ sẽ có khuynh hướng chi tiêu nhiều hơn > nhu cầu về thị trường bia tăng.  2.3.1.2 Môi trường chính trị  Việt Nam có nền chính trị tương đối ổn định so với các nước khác. Bia chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt của nhà nước (chịu mức thuế suất 50% kể từ ngày 1/1/2013). 2.3.1.3 Môi trường văn hóa - xã hội  Người tiêu dùng trẻ Việt Nam, người miền Nam thích vui chơi cùng bạn bè qua các bữa nhậu. Dân số Việt Nam khoảng 90 triệu người trong đó dân số trẻ chiếm gần 40% dân số.  2.3.1.4 Môi trường khoa học - công nghệ  Ngành công nghệ thực phẩm và ngành công nghiệp sản xuất bia có 1 diện mạo mới. Công nghệ sản xuất hiện đại, dây chuyền sản xuất của Đức, Ý. 2.3.2 Môi trường vi mô  2.3.2.1 Nhà cung ứng Là những cá nhân hoặc tổ chức cung cấp nguồn lực cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Trong những năm qua, các doanh nghiệp đồ uống Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn trước những biến động của “cơn bão” giá nguyên liệu. Và cơn bão ấy chưa có dấu hiệu dừng lại. Do hiện tượng thu hẹp đất trồng trọt, cùng với thiên tai nên sản lượng Malt (nguyên liệu chính để sản xuất bia) trên thế giới đã giảm đi đáng kể không đủ cung cấp cho thị trường. SABECO đang gặp khó khăn về nguồn cung ứng nguyên liệu bởi nước ta chưa có vùng nguyên liệu và thời tiết địa hình cũng là nguyên nhân SABECO phải nhập nguyên liệu. Nhập dây chuyền sản xuất bia của Đức theo tiêu chuẩn ISO. 2.3.2.2 Giới trung gian Có trách nhiệm giúp doanh nghiệp truyền thông, bán và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Để SABECO được phân phối rộng khắp thì cần có một hệ thống cung cấp dịch vụ sản phẩm phù hợp: siêu thị đại lí cơ sở bán sỉ và lẻ trong đó bán lẻ là thích hợp và số lượng đông nhất. Tổ chức cung cấp dịch vụ: là sản phẩm có nhiều đối thủ cạnh tranh quảng cáo giúp SABECO tiếp cận dễ dàng với người tiêu dùng. SABECO kết hợp chặt chẽ với chiến lược Marketing với các hình thức như là quảng cáo trên tivi, mạng internet, báo chí, báo chí, phát thanh, pano. Theo SABECO chỉ có quảng cáo mới đem lại cho khách hàng cái nhìn rõ hơn về sản phẩm, công ty đã chi khoảng chục tỷ đồng mỗi năm để quảng cáo. Trung gian phân phối: Tới thời diểm hiện tại có khoảng 9 cty thương mại khu vực, 36 chi nhánh, 1300 nhà phân phối trên cả nước , SABECO* (Bắc,bắc trung bộ, miền trung,tây nguyên,nam trung bộ, miền đông, sông tiền, sông hậu) , 24 nhà máy sản xuất. Tổ chức tài chính – tín dụng: Sabeco có vốn điều lệ trên 6412 tỷ đồng theo phương thức nhà nước nắm giữ 79,61% vốn điều lệ và bán cho người lao động 0,39% vốn điều lệ. Sabeco cũng đầu tư vào hàng loạt quỹ như: quỹ đầu tư Việt Nam, quỹ đầu tư chứng khoán sài gòn, quỹ thành viên Vietcombank, quỹ đầu tư tăng trưởng Sabeco. Hiện SABECO đang làm thủ tục xin đầu tư vào 4 công ty bất động sản gồm :cty BĐS sabeco, cty đầu tư thương mại Tân Thành, cty rồng vàng Phương Đông, cty cổ phần đầu tư và phát triển không gian ngắn. 2.3.2.3 Khách hàng Là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố tạo nên thị trường. Có đa dạng nhiều khách hàng để SABECO đáp ứng : theo tiêu chí vừa lòng khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi, quảng cáo, trả lời thắc mắc của khách hàng. Người tiêu dùng: trong khoảng từ 20 - 49 tuổi, mức chi tiêu cho bia cao trên 20 nghìn tỷ đồng/năm. Khách hàng quốc tế: bia Sài Gòn không những là thương hiệu nổi tiếng trong nước mà còn được thị trường quốc tế biết đến với sự có mặt tại 18 quốc gia trên thế giới.  2.3.2.4 Đối thủ cạnh tranh  Hiện nay, thị trường bia VN đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư mới tham gia, như Zorok, Budweiser, Kronenberg 1664 Các hãng bia trong nươc cũng đang đẩy mạnh sản lượng để đáp ứng nhu cầu thị trương. Mặt khác, thị trường bán lẻ VN cũng đang hấp dẫn các nhà cung cấp thực phẩm, nước giải khát.Hiện các tập đoàn bán lẻ tên tuổi đã và đang xúc tiến vào Việt Nam, như Wall Mart, Home Mart, Lotte Mart, Dairy Fram Điều này cho thấy, sự cạnh tranh trên thị trường bia, nước giải khát sẽ ngày càng gay gắt và các hãng bia đối thủ đang có nhiều chiêu thức cạnh tranh , thực hiện nhiều chương trình khuyễn mãi lôi kéo khách hàng.  Đối thủ cạnh tranh giữa các ngành: với các công ty rượu hoặc nước giải khát khác như Coca Cola, Pepsi nhưng bia vẫn là chủ đạo Đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành: Saigon special, 333, Saigon lager, 333 Premium Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu sản phẩm: có nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong nước lẫn quốc tế như: bia Hà Nội, bia Huế, bia Tiger, Heniken  2.3.2.5 Công chúng Là đối tượng có thể hỗ trợ hoặc chống lại những nỗ lực của SABECO trong việc quảng bá thương hiệu nên SABECO không ngừng quan tâm tới các hoạt đông đẩy mạnh uy tín thương hiệu. Giới tài chính: theo số liệu thống kê năm 2009 tổng nguồn vốn 15,170,477 (nghìn đồng), lợi nhuận sau thuế là 1,608,401. Giới truyền thông: đẩy mạnh hoạt động quảng cáo trên tivi, báo đài, mạng internet, phát thanh Các tổ chức xã hội: hằng năm công ty tích cực tham gia các chương trình vì cộng đồng. Song với việc kinh doanh, SABECO luôn khẳng định trách nhiệm của mình đối với xã hội với thông điệp chủ đạo “SABECO chung tay vì cộng đồng”. Công chúng rộng rãi: Luôn theo dõi tình hình và xem trọng các ý kiến của khách hàng để từ cho khách hàng thấy được sự quan tâm của công ty đối với khách. Nhờ đó SABECO đã có một lượng lớn khách hàng trung thành . Công chúng nội bộ: Tổng số
Luận văn liên quan