Trong sựphát triển của nền kinh tếthịtrường ngày nay, môi trường
kinh doanh rộng lớn, môi trường cạnh tranh cũng trởnên khốc liệt hơn, với
nhiều cơhội đểphát triển doanh nghiệp.
Những khó khăn mà nền kinh tếViệt Nam sẽphải đối mặt trong năm
2009 là không nhỏ. Mức độ ấy có thểgây thiệt hại lớn hơn so với chúng ta
nghĩnếu các nhà quản lý, hoạch định không đi sâu phân tích những tác động,
hậu quả đểtìm ra giải pháp [15].
Tại Diễn đàn doanh nghiệp lớn và triển vọng kinh tếViệt Nam 2009,
nguyên Phó Thủtướng VũKhoan nhận định: “Tôi thấy trong kinh tếvĩmô,
chúng ta chưa đi sâu phân tích các vấn đề, chưa nhận thức đủmức tác động
tới nền kinh tếtrong nước, do đó sẽkhó ứng phó với những biến động khi xảy
ra. Đối với doanh nghiệp thì lại càng khó khăn hơn vì họkhó dựbáo được
tình hình ởtầm vĩmô” [9] và trong giai đoạn hiện nay là giai đoạn nền kinh tế
đang có dấu hiệu phục hồi, Trong 6 tháng đầu năm vừa qua Việc thoát đáy
(trong quý I) đã được khẳng định và nền kinh tế đang có những tín hiệu phục
hồi tích cực được thểhiện trên nhiều mặt. Một sốchỉtiêu chủyếu của nền
kinh tế đã đạt được tốc độtăng trưởng khá và nhanh, duy trì tháng sau cao so
với tháng trước, quý sau cao hơn so với quý trước.
63 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2242 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH thiết kế Thăng Hoa đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
. .
MỞ ĐẦU
1. lý do chọn đề tài
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngày nay, môi trường
kinh doanh rộng lớn, môi trường cạnh tranh cũng trở nên khốc liệt hơn, với
nhiều cơ hội để phát triển doanh nghiệp.
Những khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt trong năm
2009 là không nhỏ. Mức độ ấy có thể gây thiệt hại lớn hơn so với chúng ta
nghĩ nếu các nhà quản lý, hoạch định không đi sâu phân tích những tác động,
hậu quả để tìm ra giải pháp [15].
Tại Diễn đàn doanh nghiệp lớn và triển vọng kinh tế Việt Nam 2009,
nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhận định: “Tôi thấy trong kinh tế vĩ mô,
chúng ta chưa đi sâu phân tích các vấn đề, chưa nhận thức đủ mức tác động
tới nền kinh tế trong nước, do đó sẽ khó ứng phó với những biến động khi xảy
ra. Đối với doanh nghiệp thì lại càng khó khăn hơn vì họ khó dự báo được
tình hình ở tầm vĩ mô” [9] và trong giai đoạn hiện nay là giai đoạn nền kinh tế
đang có dấu hiệu phục hồi, Trong 6 tháng đầu năm vừa qua Việc thoát đáy
(trong quý I) đã được khẳng định và nền kinh tế đang có những tín hiệu phục
hồi tích cực được thể hiện trên nhiều mặt. Một số chỉ tiêu chủ yếu của nền
kinh tế đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá và nhanh, duy trì tháng sau cao so
với tháng trước, quý sau cao hơn so với quý trước.
Cụ thể: nếu quý I, GDP chỉ tăng 3,14 % thì quý II tăng 4,46%, quý III
tăng 5,76% [9].
Điều này vừa tạo cơ hội phát triển kinh doanh đồng thời cũng chứa
đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Với điều kiện thị trường có nhiều biến động như hiện nay không kể đến
những yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của
doanh nghiệp là lựa chọn hướng đi đúng, xác định, xây dựng một chiến lựơc
phát triển doanh nghiệp một cách hợp lý và kịp thời.
- 2 -
. .
Từ khi thành lập (2007) đến nay dưới sự quản lý, điều hành của ban
giám đốc của công ty, Công ty TNHH thiết kế Thăng Hoa được biết đến qua
các sản phẩm tranh thư pháp chữ việt và thiết kế, với sự thay đổi và phát triển
nền kinh tế đến nay cũng có nhiều đơn vị tham gia vào lĩnh vực này, do đó
đòi hỏi công ty phải nổ lực hơn nữa để đứng vững trên thị trường.
Với môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn và cạnh tranh gay gắt,
đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp, với nhận
thực về tầm quan trọng của việc xây dựng một chiến lược phát triển công ty
và mong muốn góp phần vào sự phát triển công ty tôi chọn đề tài “Xây dựng
chiến lược phát triển công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa đến năm 2015”
nhằm đưa kiến thức lý luận vào thực tiễn kinh doanh, để làm bài báo cáo.
2. Mục đích đề tài
Nhiệm vụ của đề tài là thực hiện một số mục đích cụ thể như sau.
¾ Tìm hiểu về lịch sử phát triển tranh thư pháp của một số nước có
nền thư pháp lâu đời.
¾ Đánh giá rõ thực trạng của công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa.
¾ Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa
trong lĩnh vực tranh thư pháp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa
Phạm vi nghiên cứu: địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh và Miền đông
Nam bộ, tập trung phân tích thực trạng giai đoạn 2007 đến 2008. Đề xuất giải
pháp và kiến nghị tập trung giai đoạn 2010-2015.
4. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan
Tình hình nghiên cứu trong nước: Trong nước hiện có Viện Nghiên
Cứu Môi Trường Và Phát Triển Bền Vững, và các bộ ngành cũng thực hiện
- 3 -
. .
các công trình nghiên cứu chiến lược phát triển, các đề tài, dự án chiến lược
phát triển.
Tổng cục du lịch Việt Nam: “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch
giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến 2030” được tập trung vào các vấn đề:
Xây dựng sản phẩm du lịch, tuyên truyền quảng bá, đầu tư cơ sở vật chất kỹ
thuật, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, hợp
tác và hội nhập quốc tế, phát triển tổ chức lãnh thổ về du lịch [10].
Từ nay đến cuối năm 2009, Tổng cục Du lịch đưa ra 7 nội dung và là
mục tiêu hướng đến cần giải quyết. Trong đó, chủ động sử dụng kinh phí đã
được phân bổ, tăng cường xúc tiến tại thị trường lớn Trung Quốc, lập đề án
thành lập kênh truyền hình cáp chuyên về Du lịch, thi sáng tác biểu tượng và
khẩu hiệu cho ngành Du lịch giai đoạn 2011 - 2015, tăng cường bầu chọn cho
vịnh Hạ Long trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới [10].
“Dự án xây dựng chiến lược phát triển tài ngành tài nguyên và môi
trường”
Mục tiêu: nghiên cứu sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các quan điểm,
mục tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm, các kịch bản phát triển cũng như các giải
pháp đột phá của ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011 - 2020 và
xây dựng Chiến lược phát triển ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn
2011 – 2020 (trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), đồng thời góp phần xây
dựng Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2020 [10].
Nhiệm vụ: (1)Phân tích, đánh giá tổng quan việc thực hiện các chiến
lược 10 năm (2001-2010), kế hoạch 5 năm (2006-2010) trong lĩnh vực tài
nguyên và môi trường; (2)Nghiên cứu, xây dựng các kịch bản phát triển của
ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011-2020; (3)Nghiên cứu kinh
nghiệm phát triển ngành tài nguyên và môi trường của một số nước trên thế
giới; (4)Nhận dạng cơ hội, thách thức và đề xuất các quan điểm, mục tiêu,
nhiệm vụ và các giải pháp phát triển ngành tài nguyên và môi trường giai
đoạn 2011-2020 và (5)Tổ chức xây dựng Chiến lược phát triển ngành tài
- 4 -
. .
nguyên và môi trường 2011-2020 và Kế hoạch phát triển ngành giai đoạn
2011- 2011 [10].
Quyết định Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hoá đến năm
2020 của thủ tướng chính phủ ký ngày (6/5/2009) [13] gồm có:
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch văn hoá 5 năm và hàng
năm phù hợp với Chiến lược phát triển văn hoá và kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và định
kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiến lược
này vào năm 2015 và tổng kết vào đầu năm 2021 [13].
Tổ chức các hình thức thích hợp để học sinh, sinh viên nâng cao kiến
thức về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, di sản văn hoá dân tộc, tham quan bảo
tàng, di tích lịch sử - văn hoá.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo các ngành và các địa phương đưa kế
hoạch phát triển văn hoá vào kế hoạch định kỳ của ngành, địa phương; chủ trì,
phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch huy động các
nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển văn hoá.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính và cơ chế quản lý tài chính
trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính
đầu tư cho văn hoá; xây dựng các chính sách khuyến khích các thành phần
kinh tế - xã hội đầu tư cho văn hoá [13].
Xây dựng các chế độ, chính sách đối với cán bộ ngành văn hoá, trí
thức, văn nghệ sĩ, đối với các tập thể, cá nhân tham gia xã hội hoá các hoạt
động văn hoá.
Cũng trong phê duyệt của thủ tướng chính phủ “Chiến lược phát triển
khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010” ký ngày (31/12/2003) chiến
lược được phân công cho các ban ngành và bộ thực hiện bao gồm [13]:
- 5 -
. .
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch khoa học và công nghệ 5
năm và hàng năm phù hợp với Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
và kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội.
Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế gắn kết giữa khoa học và công
nghệ với giáo dục và đào tạo, cơ chế phối hợp giữa các trường đại học với các
viện nghiên cứu trong công tác giảng dạy chuyên môn và nghiên cứu khoa
học.
Huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển khoa
học và công nghệ, đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị hiện đại, đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực khoa học và công
nghệ ưu tiên, trọng điểm.
Xây dựng các chính sách, chế độ đối với cán bộ khoa học và công
nghệ; xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với tổ chức khoa học
và công nghệ.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính và chế độ quản lý tài chính
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
chính đầu tư cho khoa học và công nghệ [13].
Tình hình nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh: Tại Thành Phố Hồ Chí
Minh có rất nhiều trường cao đẳng, đại học và các trường đó có khá nhiều đề
tài nghiên cứu liên quan đến xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh,
bên cạnh những luận văn thạc sĩ còn có các đề tài tốt nghiệp liên quan đến vấn
đề xây dựng và phát triển, như đề tài “xây dựng chiến lược kinh doanh cho
chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2007-2015”[19]
Hay đề tài “Chiến lược kinh doanh của Xí nghiệp thương mại mặt đất
Tân Sơn Nhất đến năm 2015”[5] đề tài đưa ra Cơ sở lý luận về chiến lược
kinh doanh của doanh nghiệp, Phân tích môi trường kinh doanh của Xí nghiệp
- 6 -
. .
thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất, Chiến lược kinh doanh của Xí nghiệp
thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất đến năm 2015, cho đến thời điểm hiện tại ở
Thành Phố Hồ Chí Minh chưa có một đề tài nào để xây dựng chiến lược phát
triển cho công ty TNHH Thăng Hoa, hiện nay trong công ty cũng chưa có một
đề tài nào nghiên cứu có liên quan và đây cũng là một lý do hình thành đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn: công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa,
sách tham khảo, mạng internet.
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng trong quá trình thực
hiện đề tài này gồm:
Hệ thống hoá lý luận, tìm hiểu lịch sử phát triển thư pháp của các nước
Trung quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của báo
cáo.
Phân tích đánh giá thực trạng phát triển của công ty TNHH Thiết Kế
Thăng Hoa.
Phân tích môi trường bên trong, bên ngoài, xây dựng ma trận SWOT
hình thành ma trận QSPM, tổng hợp các chiến lược và lựa chọn chiến lược
thông qua ma trận QSPM.
Các phương pháp cụ thể gồm: Phương pháp điều tra, Phương pháp tổng
hợp, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Ý nghĩa khoa học đối với kết quả nghiên cứu của luận án này là:
¾ Đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty TNHH Thăng Hoa.
¾ Đưa ra những kết luận từ nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt
động của công ty Thăng Hoa ở địa bàn TP Hồ Chí Minh.
- 7 -
. .
¾ Xây dựng các quan điểm và kiến nghị một số giải pháp có tính
khả thi nhằm tăng cường phát triển công ty TNHH Thăng Hoa tại
TP Hồ Chí Minh bền vững.
7. Những đóng góp mới của báo cáo nghiên cứu
Báo cáo tìm hiểu lịch sử phát triển tranh thư pháp của các nước: Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Đánh giá thực trạng hoạt động của công ty trong thời gian vừa qua, và
xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa đến năm
2015.
8. Kết cấu của báo cáo:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo báo cáo có 63 trang, 2
sơ đồ, 13 bảng và được kết cấu thành 3 chương
Chương 1: Tổng quan về phát triển doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng và xu hướng xây dựng chiến lược phát triển
công ty TNHH Thiết Kế Thăng Hoa đến năm 2015.
Chương 3 : Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Thiết Kế
Thăng Hoa đến 2015.
- 8 -
. .
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
1.1. Quan Điểm phát triển của doanh nghiệp
1.1.1. Quan điểm về phát triển
Thuật ngữ phát triển được gia nhập và sử dụng tại Việt Nam từ lâu. Đến
ngày nay thuật ngữ này đều hiểu theo nghĩa của phát triển bền vững. Trong văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam, khái niệm phát triển bền vững và quan điểm phát triển bền
vững được xác định: Phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng
kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải
thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng trưởng quốc
phòng -an ninh [2, tr9].
Cho đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững. Do
tác giả chưa thể thống kê đầy đủ nên trong báo cáo này chỉ đề cập đến “phát triển
bền vững” theo quan điểm của Ủy ban Brundtland, do Đại hội đồng Liên hiệp
quốc lập ra vào năm 1983. Theo đó, phát triển bền vững được hiểu là sự phát
triển thỏa mãn những nhu cầu hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Như vậy phát triển bền vững là quá trình
phát triển dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh
thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với
cuộc sống của con người, động vật và thực vật.
Tại Việt Nam thuật ngữ phát triển bền vững là một thuật ngữ mới. Đã
có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, như “Tiến tới môi trường bền vững”
(1995) của Trung tâm tài nguyên và môi trường thuộc Đại học Tổng hợp Hà
Nội [7]. “Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững” (2000) do Lưu Đức
Hải và công sự tiến hành [3]. “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền
vững cấp quốc gia ở Việt Nam- giai đoạn I” (2003) do Viện môi trường và
- 9 -
. .
phát triển bền vững, Hội liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến
hành [8]. Nhìn chung các công trình nghiên cứu này có một điểm chung là
nghiên cứu khái niệm phát triển bền vững trên bình diện của quốc gia và tham
khảo thực tế tại Việt Nam. Còn cấp độ nhỏ hơn như địa phương, vùng, miền,
ngành hay doanh nghiệp cụ thể thì vẫn chưa làm rõ.
Phát triển bền vững đòi hỏi phải phát triển văn hóa, vì đời sống của
chúng ta không thể coi là "khá hơn" (theo bất cứ định nghĩa nào, miễn là nhất
quán và trung thực) nếu thiếu một nền văn hóa tốt đẹp.
Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu kinh tế và xã hội (tiên khởi là nhà xã
hội học người Pháp Pierre Bourdieu (1930-2002) cho rằng, muốn hiểu văn
hóa như một nhân tố trong đời sống kinh tế, và nhất là muốn đánh giá vai trò
của nó trong tiến trình phát triển, thì nên nhìn nó như một loại vốn - tương tự
như ba loại vốn thường biết khác. (Đó là: vốn vật thể, như máy móc, thiết bị;
vốn con người, như kỹ năng, kiến thức; và vốn thiên nhiên, gồm những tài
nguyên do thiên nhiên cống hiến và môi trường sinh thái) [14].
Thêm một bước, có thể phân biệt hai dạng vốn văn hóa: vật thể và phi
vật thể. Vốn văn hóa vật thể là gồm những công trình kiến trúc, đèn đài cung
miếu, di tích lịch sử, những địa điểm có ý nghĩa văn hóa. Loại vốn này cung
cấp một luồng dịch vụ có thể hưởng thụ ngay (chẳng hạn như du lịch), hoặc là
"đầu vào" cho sản xuất những sản phẩm và dịch vụ (văn hóa cũng như ngoại
văn hóa) trong tương lai. Dạng kia, vốn văn hóa phi vật thể, là những tập
quán, phong tục, tín ngưỡng, và các giá trị khác của xã hội. Loại vốn văn hóa
này (cùng những nghệ phẩm công cộng như văn chương và âm nhạc) là một
loại dây, một thứ keo gắn kết cộng đồng. Nó cũng cung cấp một luồng dịch
vụ có thể hưởng thụ ngay, hoặc dùng để sản xuất những sản phẩm văn hóa
trong tương lai [14].
Những nhận xét trên cho thấy một số mối liên hệ giữa văn hóa, kinh tế
và phát triển.
- 10 -
. .
Một là, giá trị kinh tế có thể tăng lên nhờ giá trị văn hóa. Lấy ví dụ một
ngôi nhà có tính di tích lịch sử. Ngôi nhà ấy có giá trị kinh tế như một kiến
trúc (ngụ cư hoặc thương mại), biệt lập với giá trị văn hóa. Song nhiều người
sẽ sẵn sàng mua ngôi nhà đó một giá cao hơn giá trị vật thể thuần túy của nó.
Hầu như mọi loại vốn văn hóa vật thể đều có thể được nghĩ đến như ngôi nhà
lịch sử trong ví dụ, tức là chúng bơm tiêm giá trị văn hóa vào giá trị kinh tế
của vật thể, làm tăng thêm, có thể gấp nhiều lần, giá trị của vật thể ấy [14].
Hai là, vốn văn hóa giúp ta hiểu sâu hơn về ý niệm tính bền vững của
phát triển. Đóng góp của nó vào khả năng phát triển dài hạn không khác gì
đóng góp của vốn thiên nhiên. Vì môi trường sinh thái đóng vai trò thiết yếu
cho hầu hết hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng, bỏ bê môi trường đó, khai
thác quá đáng tài nguyên sẽ làm giảm năng suất và phúc lợi kinh tế. Không
bảo tồn vốn văn hóa (để di sản đồi trụy, làm mất bản sắc văn hóa dân tộc)
cũng có những hậu quả tai hại như vậy.
Hãy nhìn kỹ xem đường lối phát triển hiện tại của ta có hại gì đến văn
hóa không? Sự hủy hoại này có thể dễ thấy như sự suy đồi các di tích lịch sử,
những cảnh quan thu hút khách du lịch, nhưng nó cũng có thể khó thấy, như
sự suy thoái văn chương, nghệ thuật, ngôn ngữ bản xứ. Sự tràn lan của tiếng
Anh ngày nay là một thí dụ nổi bật: hiển nhiên sự phổ cập tiếng Anh sẽ có lợi
cho thương mại và công nghiệp cần thiết để phát triển, nhưng nó cũng hút đi
phần nào sinh lực phát triển của ngôn ngữ và văn chương bản xứ, làm suy
giảm vốn văn hóa [14].
Cái nguy hiểm là, trong cuộc chạy đua phát triển, ta quên đi những giá
trị văn hóa dân tộc, và đến một lúc nào đó, nhìn lại thì đã mất nó từ lâu. Nên
nói rõ rằng đây không phải chỉ là bảo tồn văn hóa vì cái hay, cái đẹp của nó,
nhưng mà giữ gìn tính kế thừa của văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác,
bảo tồn vai trò của nó trong những giai đoạn phát triển về sau. Không có ó thì
sự phát triển hôm nay chẳng những què quặt, nhưng còn là một phát triển
không bền vững.
- 11 -
. .
Lấy một ví dụ: lối phát triển (trên hầu hết thế giới) hiện nay là nhằm
vào tiện nghi, nhưng theo đuổi tiện nghi thường làm mòn đi sự tinh tế thẩm
mỹ ("sao cũng được, miễn là tiện lợi" như nhà phê bình mỹ học Virginia
Postrel đã nhận xét). Một khi cảm quan thẩm mỹ bị "tầm tầm hóa" thì tính
sáng tạo cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, và không ai có thể nghi ngờ rằng điều
này sẽ làm tốc độ phát triển chậm lại. Nói khác đi, lối phát triển chỉ nhằm
tăng tiện nghi sinh hoạt, bất chấp mỹ quan văn hóa, là không bền vững [14].
Tóm lại Quan điểm của chúng tôi trong báo cáo này về phát triển là phát
triển bền vững theo quan điểm của Ủy ban Brundtland.
1.1.2. Quan điểm phát triển của doanh nghiệp
Theo tác giả, phát triển các doanh nghiệp là quá trình hoàn thiện về mọi
mặt của doanh nghiệp bao gồm: vốn, lao động, công nghệ, thị trường, nguồn
nguyên liệu, văn hóa, môi trường, xã hội…. trong một thời gian nhất định
nhằm đảm bảo rằng lợi nhuận cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.
Để phát triển các doanh nghiệp theo hướng bền vững thi cần xác định
đồng thời một số công việc sau:
Về phía các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cần chú trọng phát triển
trên một số mặt như gia tăng lợi nhuận, gia tăng vốn công nghệ, gia tăng vốn
nhân lực, gia tăng thị trường, gia tăng chất lượng sản phẩm, gia tăng tính cạnh
tranh trên thương trường, ít tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường...
Về phía các cơ quan quản lý nhà nước: Các cơ quan quản lý nhà nước
chú trọng tạo môi trường cho các doanh nghiệp phát triển như: Quy hoạch
thống nhất chiến lược phát triển ngành, phát triển vùng, tạo điều kiện hỗ trợ
cho các doanh nghiệp phát triển thượng nguồn, phát triển hạ nguồn...
Tóm lại, quan điểm về phát triển các doanh nghiệp trong báo cáo này là
phát triển bền vững theo quan điểm của Ủy ban Brundtland
- 12 -
. .
1.2. Những tác động của môi trường kinh doanh đối với doanh
nghiệp
Nguồn : Luận văn tốt nghiệp [4]
Sơ đồ 1 : Môi trường kinh doanh
1.2.1. Tác động của môi trường vĩ mô
Phân tích môi trường vĩ mô giúp các doanh nghiệp trả lời câu hỏi: các
DN đang trực diện với những gì?
Khi xây dựng các giải pháp, các nhà quản trị thường chọn năm yếu tố
sau đây của môi trường vĩ mô để nghiên cứu: Các yếu tố kinh tế, yếu tố chính
phủ và chính trị, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên và yếu tố công nghệ- kỹ thuật
[1]. Mỗi yếu tố môi trường vĩ mô nói trên có thể ảnh hưởng đến các DN một
cách độc lập hoặc trong mối quan hệ với các yếu tố khác.
1.2.1.1. Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các DN.
M«i tr−êng vÜ m«
1. C¸c yÕu tè kinh tÕ
2. C¸c yÕu tè chÝnh trÞ
3. C¸c yÕu tè x· héi
4. C¸c yÕu tè tù nhiªn
5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAO_CAO_NCKH.pdf
- BAI_BAO_NCKH.pdf