1.1 Đặt vấn đề:
Trong kỷ nguyên công nghệ, Internet có vai trò hết sức quan trọng đối với mọi lĩnh vực khoa học và đời sống con người. Nó cung cấp những phương tiện kết nối, chia sẻ, tìm kiếm thông tin trên phạm vi toàn cầu nhằm tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển.
Đi đôi với sự phát triển của Internet là sự phát triển của công nghệ Mobile trên phạm vi toàn cầu. Số lượng người dùng Mobile tăng lên từng ngày với một tốc độ chóng mặt. Giờ đây đối với nhiều người, chiếc Mobile đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống.
Nếu như trước đây các hệ thống máy tính là phương tiện duy nhất kết nối người sử dụng với Internet, thì trong thời đại ngày nay, người sử dụng có thể truy cập Internet thông qua những chiếc Mobile ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Việc khai thác các tài nguyên trên Internet thông qua máy tính giúp người sử dụng tìm kiếm được nhiều thông tin với nội dung đa dạng, tuy nhiên nhược điểm của cách thức này là tính khả chuyển không cao. Người dùng không thể mang theo cả một hệ thống máy tính cồng kềnh như chiếc Desktop ở nhà hay có đủ điều kiện mua một chiếc Laptop, rồi kết nối Internet trong phạm vi giới hạn của mạng Wireless. Ngược lại, Mobile thích hợp cho việc khai thác các thông tin tức thì, nội dung ngắn gọn, đơn giản, mà tính khả chuyển lại rất cao, người sử dụng có thể luôn mang theo bên mình, và có thể truy cập vào Internet tại bất cứ địa điểm nào.
Tuy nhiên sự kết hợp giữa công nghệ Mobile và mạng Internet nảy sinh nhiều vấn đề. Sự gia tăng số lượng các trang web và người dùng mới theo từng giờ đã tạo nên một lượng dữ liệu khổng lồ trên Internet nằm rải rác trên vô số các trang web. Điều này khiến người dùng phải nhớ rất nhiều địa chỉ các trang web và mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm và chọn lọc thông tin trên các dữ liệu ấy. Thêm vào đó, cấu tạo và chức năng trên Mobile không tiện dụng như PC, nên quá trình khai thác thông tin trên Internet sẽ gặp nhiều cản trở về tốc độ cũng như chất lượng giao diện.
1.2 Lựa chọn giải pháp
Để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên, tôi quyết định chọn giải pháp xây dựng cổng thông tin cho điện thoại di động (Mobile portal), cho phép truy cập, khai thác thông tin và sử dụng hiệu quả các dịch vụ dành cho điện thoại di động thông qua PC hoặc các thuê bao di động kết nối GPRS tại Việt Nam.
30 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng cổng thông tin cho điện thoại di động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU 3
1.1 Đặt vấn đề 3
1.2 Lựa chọn giải pháp 4
PHẦN II : NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 5
2.1 Khảo sát thực trạng phát triển mạng Internet và các dịch vụ Mobile toàn cầu 5
2.1.1 Tình hình tăng trưởng của mạng Internet 5
2.1.2 Tình hình tăng trưởng của hệ thống dịch vụ Mobile Phone toàn cầu 6
2.1.3 Thực trạng truy nhập Internet từ các thiết bị di động 6
2.2 Giới thiệu công nghệ portal 7
2.2.1 Khái niệm Portal 7
2.2.2 Các tính năng của Portal 7
2.2.3 Những điều kiện xây dựng và khai thác portal 9
2.2.4 Phân loại portal 10
2.3 Khảo sát các Mobile portal trong nước và quốc tế 10
2.3.1 Khảo sát các portal trên thế giới 10
2.3.2 Khảo sát các hệ thống Mobile Portal tại Việt Nam 13
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP, MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 14
3.1 Đối tượng nghiên cứu 14
3.2 Thời gian nghiên cứu 14
3.3 Phạm vi nghiên cứu 14
PHẦN IV: ĐẶC TẢ, PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 15
4.1 Đặc tả hệ thống 15
4.2 Phân tích hệ thống 15
4.3 Thiết kế hệ thống 16
4.3.1 Các biểu đồ Usecase 16
4.3.2 Các biểu đồ tuần tự 25
PHẦN V : TRIỂN KHAI HỆ THỐNG SỬ DỤNG 31
PHẦN MỀM NGUỒN MỞ MOBILE PORTAL PLAYSMS 31
5.1 Giới thiệu phần mềm PlaySMS 31
5.2 Hướng dẫn sử dụng phầm mềm PlaySMS 31
5.2.1 Đăng nhập hệ thống 31
5.2.2 Quản lý tài khoản cá nhân 32
5.2.3 Quản trị tài khoản admin 42
5.2.4 Kích hoạt các Module 44
5.2.5 Truy nhập playSMS thông qua Mobile 46
PHỤ LỤC A: Hướng dẫn cài đặt phần mềm PlaySMS 49
1. Yêu cầu hệ thống 49
2. Hướng dẫn cài đặt 49
PHỤ LỤC B 51
Danh mục tài liệu tham khảo 51
PHẦN I : MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề:
Trong kỷ nguyên công nghệ, Internet có vai trò hết sức quan trọng đối với mọi lĩnh vực khoa học và đời sống con người. Nó cung cấp những phương tiện kết nối, chia sẻ, tìm kiếm thông tin trên phạm vi toàn cầu nhằm tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển.
Đi đôi với sự phát triển của Internet là sự phát triển của công nghệ Mobile trên phạm vi toàn cầu. Số lượng người dùng Mobile tăng lên từng ngày với một tốc độ chóng mặt. Giờ đây đối với nhiều người, chiếc Mobile đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống.
Nếu như trước đây các hệ thống máy tính là phương tiện duy nhất kết nối người sử dụng với Internet, thì trong thời đại ngày nay, người sử dụng có thể truy cập Internet thông qua những chiếc Mobile ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Việc khai thác các tài nguyên trên Internet thông qua máy tính giúp người sử dụng tìm kiếm được nhiều thông tin với nội dung đa dạng, tuy nhiên nhược điểm của cách thức này là tính khả chuyển không cao. Người dùng không thể mang theo cả một hệ thống máy tính cồng kềnh như chiếc Desktop ở nhà hay có đủ điều kiện mua một chiếc Laptop, rồi kết nối Internet trong phạm vi giới hạn của mạng Wireless. Ngược lại, Mobile thích hợp cho việc khai thác các thông tin tức thì, nội dung ngắn gọn, đơn giản, mà tính khả chuyển lại rất cao, người sử dụng có thể luôn mang theo bên mình, và có thể truy cập vào Internet tại bất cứ địa điểm nào.
Tuy nhiên sự kết hợp giữa công nghệ Mobile và mạng Internet nảy sinh nhiều vấn đề. Sự gia tăng số lượng các trang web và người dùng mới theo từng giờ đã tạo nên một lượng dữ liệu khổng lồ trên Internet nằm rải rác trên vô số các trang web. Điều này khiến người dùng phải nhớ rất nhiều địa chỉ các trang web và mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm và chọn lọc thông tin trên các dữ liệu ấy. Thêm vào đó, cấu tạo và chức năng trên Mobile không tiện dụng như PC, nên quá trình khai thác thông tin trên Internet sẽ gặp nhiều cản trở về tốc độ cũng như chất lượng giao diện.
Lựa chọn giải pháp
Để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên, tôi quyết định chọn giải pháp xây dựng cổng thông tin cho điện thoại di động (Mobile portal), cho phép truy cập, khai thác thông tin và sử dụng hiệu quả các dịch vụ dành cho điện thoại di động thông qua PC hoặc các thuê bao di động kết nối GPRS tại Việt Nam.
PHẦN II : NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
Khảo sát thực trạng phát triển mạng Internet và các dịch vụ Mobile toàn cầu:
Tình hình tăng trưởng của mạng Internet:
Trong vài năm trở lại đây, Internet đã và đang tăng trưởng với một tốc độ chóng mặt.
Năm 2006, có 149 triệu website trên mạng Internet, năm 2007 con số này là 177 triệu website, và tính đến tháng 12/2008, tổng số website của thế giới là gần 187 triệu website.
Theo “Dự báo thị trường số” của IDC, tổng số người sử dụng Internet cho đến tháng 6 năm 2008 là hơn 1.46 tỉ (1/4 dân số thế giới) đang thường xuyên sử dụng Internet, và con số này sẽ tăng lên 1,9 tỉ (1/3 dân số thế giới) vào năm 2012. Tới thời điểm đó, Internet sẽ gắn kết chặt chẽ với cuộc sống và công việc của con người, giúp họ làm việc, giải trí, và giao tiếp xã hội mọi lúc mọi nơi.
Tại Việt Nam, năm 2008 có gần 6 triệu thuê bao Internet quy đổi với gần 19,5 triệu người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ 23% dân số sử dụng Internet, và đứng thứ 17 thế giới về số người sử dụng Internet. Theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế, trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng viễn thông cao nhất trên thế giới.
Tuy nhiên cho đến nay hầu hết các dịch vụ tốt nhất trên Internet đều đa phần tập trung cho Mỹ và Châu Âu, điều này một phần là do cơ sở hạ tầng tốt, các luật lệ rõ ràng, các ngành như Logistic, ngân hàng… đã phát triển đến mức phù hợp để đáp ứng yêu cầu của các giao dịch thương mại điện tử. Tuy nhiên, nếu khắc phục được những rào cản này sớm, Châu Á sẽ là một thị trường tiềm năng nhất.
Tình hình tăng trưởng của hệ thống dịch vụ Mobile Phone toàn cầu:
Theo công bố mới nhất của Hiệp hội Viễn thông Quốc tế (ITU), lượng người sử dụng Mobile trên toàn cầu đã vượt con số 3,3 tỉ từ cuối năm 2007 - tức hơn một nửa dân số toàn cầu. Tại thời điểm này, có khoảng 67% người lao động sử dụng Mobile và máy tính có kết nối không dây.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất Mobile Phone liên tục đưa ra những mẫu sản phầm đa chức năng, không chỉ dừng lại ở các chức năng liên lạc, mà còn cho phép những tính năng giải trí cao cấp khác như chụp ảnh, quay phim, nghe nhạc, chia sẻ hình ảnh, truy cập Internet…
Ở Việt Nam, tính đến đầu năm 2007, số thuê bao di động đã lên đến 20 triệu, chiếm 22% dân số. Nhìn vào tình hình phát triển của Việt Nam, con số này sẽ không dừng lại ở đó mà nó có khả năng tăng mạnh trong vài năm tới.
Thực trạng truy nhập Internet từ các thiết bị di động:
Việc sử dụng Mobile Phone để truy cập Internet đang phát triển mạnh từ một hoạt động không thường xuyên trở thành một phần cuộc sống hàng ngày của mọi người. Theo thống kê của ComScore, hiện tại số người sử dụng Mobile Phone để truy cập Internet trên toàn thế giới là 63.2 triệu người, trong đó số người truy cập Internet thường xuyên là 22,4 triệu, tăng 107% so với con số 10.8 triệu trong năm 2007.
Đối tượng chính sử dụng các dịch vụ kết nối Internet thông qua Mobile Phone bao gồm nam giới từ 18 tới 34, nữ giới từ độ tuổi 18-24. Họ thường sử dụng các dịch vụ tra cứu thông tin kinh tế, tỉ giá hối đoái, thông tin thị trường chứng khoán, các thông tin định tuyến, định vị qua bản đồ, các dịch vụ game Mobile, tải nhạc chuông, hình nền, tải phần mềm ứng dụng cho Mobile... Theo thống kê cụ thể của ComScore thì các ứng dụng được truy cập nhiều nhất là chia sẻ hình ảnh với mức tăng trưởng 427%, thông tin tài chính tăng 188%, thông tin phim truyện tăng 185%, kinh doanh tăng 161%, và thông tin giải trí tăng 160%. Ngoài ra, các tin nhắn dịch vụ cũng được sử dụng rất nhiều, chỉ riêng trong tháng 1 năm 2009, đã có tổng số 32,4 triệu người sử dụng SMS để truy cập thông tin và tin tức.
Sự phát triển của Internet và Mobile Phone đã kéo theo sự ra đời của rất nhiều các loại hình dịch vụ với nội dung phong phú, đa dạng nhằm phục vụ cho người sử dụng Mobile Phone. Tuy nhiên, việc đáp ứng tốt các dịch vụ cho một số lượng Mobile ngày càng tăng mạnh như vậy đòi hỏi một mô hình hệ thống dành riêng cho các dịch vụ Mobile, kế thừa những ưu điểm của các hệ quản trị nội dung Webbase khác và đảm bảo những chức năng riêng cho Mobile.
Giới thiệu công nghệ portal:
Khái niệm Portal
“Cổng thông tin điện tử tích hợp là điểm truy cập tập trung và duy nhất, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng, phân phối tới người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất và đơn giản trên nền tảng Web”.
IEEE Internet Computing - "Portal Server Technology"- Christian Wege
Portal giống như một website lớn tập trung thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu về một đầu mối tạo thành lượng dữ liệu đồ sộ, đồng thời có khả năng khai thác dữ liệu từ nhiều nguồn liên kết khác. Nó không chỉ cung cấp thông tin cho người sử dụng, mà còn đáp ứng nhiều loại hình dịch vụ Internet theo yêu cầu từ phía khách hàng. Nó có khả năng mở rộng bằng cách tích hợp thêm các module mới.
Các tính năng của Portal:
Khả năng cá nhân hoá (Customization hay Personalization): Hệ thống hiển thị hay thể hiện theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào nhóm người sử dụng. Quyền (role) và mức ngữ cảnh hoạt động (user-specific context) của nhóm đó sẽ quyết định giao diện làm việc và nội dung thông tin sử dụng. Ngoài ra, mỗi các nhân có thể tự chỉnh sửa, thiết lập nội dung hiển thị và các module ứng dụng theo sở thích hoặc để phù hợp với công việc của mình.
Tích hợp nhiều loại thông tin (Content aggregation): Nội dung thông tin của portal được xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau, và có thể mở rộng thêm nữa thông qua việc tích hợp các module dịch vụ mới vào hệ thống portal. Quá trình này diễn ra một cách đơn giản, nhanh chóng và tức thì mà không cần biên dịch lại hoặc viết lại mã chương trình.
Xuất bản thông tin (Content syndication): Portal có khả năng xuất bản các dữ liệu cho người dùng cuối qua các tiêu chuẩn đã được công bố và thừa nhận trên toàn thế giới. Người dùng cuối có thể khai thác, sử dụng mà không cần thông qua giao diện tương tác của hệ thống bằng cách sử dụng một số phần mềm của hãng thứ 3. Hiện tại có nhiều chuẩn xuất bản thông tin, nhưng tất cả các chuẩn xuất bản thông tin được ủng hộ và sử dụng nhiều nhất trên thế giới đều lấy cơ sở ngôn ngữ đánh dấu mở rộng XML (eXtensible Markup Language) làm nền tảng, đáng kể là RDF (Resource Description Format), RSS (Realy Simple Syndication), NITF (News Industry Text Format), NewsML và ATOM Syndication Format. Hiện tại có 2 tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất là RSS và ATOM.
Hỗ trợ nhiều môi trường hiển thị thông tin (Multidevice support): người sử dụng có thể dùng nhiều loại thiết bị để truy cập hệ thống như thông qua màn hình máy tính (PC), thiết bị di động (Mobile phone, Wireless phone, PDA), và hệ thống portal phải tự động nhận dạng được thiết bị kết nối đó để hiển thị nội dung thông tin một cách phù hợp. Ví dụ với cùng một nội dung , khi hiển thị trên màn hình máy tính thì sử dụng HTML, nhưng với PDA hay Mobile Phone, hệ thống sẽ loại bỏ các ảnh có trong nội dung và tự động chuyển nội dung đó sang định dạng WML (Wireless Markup Language).
Khả năng đăng nhập một lần (Single Sign On - SSO): Người sử dụng chỉ cần đăng nhập một lần khi bắt đầu sử dụng hệ thống. Mỗi khi dịch chuyển giữa các màn hình làm việc hoặc các module nghiệp vụ thì không cần phải đăng nhập lại, và khi đó các thành phần của hệ thống phải tự nhận biết được đó là người sử dụng nào, thẩm quyền đến đâu.
Quản trị portal (Portal administration): Cho phép người quản trị định nghĩa các thành phần thông tin, các kênh tương tác với người sử dụng cuối, định nghĩa nhóm người dùng cùng với các quyền truy cập và sử dụng thông tin khác nhau.
Quản trị người dùng (Portal user management): End-user có thể tự đăng ký để trở thành thành viên của hệ thống, hoặc được người quản trị cấp tài khoản và gán quyền sử dụng tương ứng. Việc phân quyền sử dụng phải mềm dẻo và có thể thay đổi được khi cần. Hiện tại phương pháp phân quyền sử dụng dựa trên vai trò (Role-based security) được sử dụng phổ biến như một tiêu chuẩn chung.
Những điều kiện xây dựng và khai thác portal:
Xây dựng Portal là quá trình rất phức tạp và lâu dài, nó đòi hỏi một lượng thông tin lớn, đa dạng từ nhiều nguồn. Một cơ sở hạ tầng CNTT tương đối phát triển sẽ là điều kiện tiên quyết cho việc xây dựng, và khai thác hiệu quả hệ thống Portal.
Phân loại portal:
Tùy vào mục đích sử dụng mà có thể phân loại Portal như sau:
Cổng thông tin công cộng (Public portals): được sử dụng để ghép nối các thông tin lại với nhau từ nhiều nguồn, nhiều ứng dụng và từ nhiều người. (Ví dụ: Google, Yahoo, …).
Cổng thông tin doanh nghiệp (“Enterprise portals”/ “Corporate Desktops”): được xây dựng để cho phép các thành viên của doanh nghiệp sử dụng và tương tác trên các thông tin và ứng dụng nghiệp vụ tác nghiệp của doanh nghiệp.
Cổng giao dịch điện tử (Marketplace portals): sử dụng để liên kết giữa người bán và người mua. (Ví dụ: eBay, ChemWeb,…)
Cổng thông tin ứng dụng chuyên biệt (Specialized portals): cung cấp các ứng dụng chuyên biệt khác nhau. (Ví dụ: viettel, samsung, miublack, …)
Khảo sát các Mobile portal trong nước và quốc tế:
Khảo sát các portal trên thế giới:
Trên thế giới, các Mobile Portal đã xuất hiện vài năm trở lại đây, bao gồm 2 loại là Public Portal và Enterprise Portal.
Các Enterprise Portal được xây dựng với mục đích marketting sản phẩm Mobile Phone của chính hãng và hỗ trợ khách hàng đang sử dụng sản phẩm của hãng. Chức năng chính của các Portal này là cung cấp gallery giới thiệu sản phầm cùng các phụ kiện đi kèm. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ đa ngôn ngữ, và cho phép download các phần mềm chuyên dụng dành cho Mobile, hay tải nhạc chuông, hình ảnh, bài hát, … Tuy nhiên, khi truy cập tới các portal đó từ Việt Nam, đa số các chức năng như tải nhạc chuông, hình ảnh, bài hát không thực hiện được vì vẫn đang trong quá trình xây dựng. Phương thức truy nhập các Portal đó chủ yếu là qua PC, còn nếu người sử dụng muốn truy nhập qua Mobile, thiết bị Mobile của họ phải đạt tiêu chuẩn cấu hình cao, với các chức năng hiện đại.Có thể tham khảo các portal đó thông qua các địa chỉ:
: Samsung Mobile Portal
: Motorola Mobile Portal
: Nokia Mobile Portal
: Sony Ericsson Mobile Portal
Khác với các Enterprise Portal, các chức năng của Public Portal hướng đến người dùng Mobile nói chung nên giao diện và cấu trúc thông tin của hệ thống được đơn giản hóa để phù hợp với các thiết bị Mobile thông thường trong quá trình truy cập. Chúng cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ như:
Thông tin thời sự, kinh tế, thể thao, giáo dục, văn hóa xã hội, dự báo thời tiết.
Giải trí: tải nhạc chuông, hình nền, bài hát, lời bài hát, truyện ngắn, truyện cười, video, game, …
Đăng kí dịch vụ: đặt vé tàu hỏa, tàu thủy, máy bay, taxi, đặt chỗ trong khách sạn, đặt hoa ngày lễ …
Tải ứng dụng: các phần mềm cho Mobile như trình duyệt, công cụ tìm kiếm, công cụ định vị bản đồ, …
Giao tiếp: gửi email, tin nhắn, kết bạn.
Tham khảo các Public Portal qua các địa chỉ:
Dưới đây là một số giao diện của các Public Mobile Portal:
Khảo sát các hệ thống Mobile Portal tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, khái niệm Portal đã xuất hiện một vài năm trở lại đây, nhưng hiện tại vẫn là một công nghệ còn khá mới mẻ, đặc biệt là các Mobile Portal.
Viettel Portal mới hỗ trợ được các thuê bao di động của Viettel qua một số chức năng gửi tin nhắn, hay nhận thông tin qua các SMS có cú pháp. Các chức năng như tải nhạc chuông, hình nền vẫn đang trong giai đoạn xây dựng. Viettel Portal hướng người dùng theo 2 hướng truy cập, cả qua PC, và qua Mobile.
Miublack Mobile Portal là Public Mobile Portal lớn nhất Việt Nam, nhưng các dịch vụ của nó cũng chỉ mới hướng theo các ngành công nghiệp giải trí, như dịch vụ tải nhạc chuông, hình nền, bài hát, …
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP, MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu:
Các cổng thông tin cho ĐTDĐ trong nước và quốc tế.
Phần mềm nguồn mở PlaySMS.
Thời gian nghiên cứu:
Năm 2010.
Phạm vi nghiên cứu:
Vì điều kiện cơ sở vật chất có hạn, thiếu kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên ngành, nên tạm thời mô hình hệ thống Mobile Portal chỉ mang tính lý thuyết, phục vụ quá trình nghiên cứu và học tập.
PHẦN IV: ĐẶC TẢ, PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Đặc tả hệ thống:
Hệ thống “Cổng thông tin điện thoại di động” – Mobile Portal – được xây dựng nhằm mục đích phục vụ các thuê bao di động kết nối GPRS tại Việt Nam. Nó cho phép người sử dụng truy cập thông qua PC hoặc Mobile, nhằm thực hiện các dịch vụ như nhắn tin, tải nhạc chuông, hình nền, bài hát, game, phần mềm cho Mobile, và thực hiện các chức năng đăng kí dịch vụ, yêu cầu thông tin dịch vụ, …
Phân tích hệ thống:
Các tác nhân của hệ thống bao gồm:
Admin: quản trị viên hệ thống, có nhiệm vụ quản lí toàn hệ thống. Họ quản lý các nhóm người dùng, các tài khoản cá nhân, quản lí chức năng đăng kí dịch vụ, cung cấp thông tin dịch vụ.
Unregister User: các khách hàng chưa được cấp tài khoản trên hệ thống Mobile Portal. Họ chỉ có thể xem gallery các hình ảnh, nhạc chuông, game, software, bài hát mà không thể download các sản phầm trên về Mobile. Khi họ nhắn các SMS có cú pháp đặc biệt tới hệ thống (có thể nhắn bằng Mobile Phone hoặc qua PC), hệ thống sẽ gửi lại các SMS chứa thông tin dịch vụ như dự báo thời tiết, kết quả sổ xố, tỉ giá hối đoái, lịch trình tàu, … tới Mobile Phone của họ.
Register User: các khách hàng đã được cấp tài khoản trên hệ thống Mobile Portal. Họ có thể thực hiện mọi chức năng mà Unregister User được phép. Ngoài ra, họ có thể quản lý tài khoản cá nhân của mình trên hệ thống, như cập nhật Profile, nạp tiền vào tài khoản trên hệ thống (thông qua các SMS có cú pháp đặc biệt), gửi SMS tới các thuê bao di động khác, download các tài nguyên hệ thống, đăng kí dịch vụ với các công ty, cửa hàng.
SMSC: Short Message Service Center - trung tâm tin nhắn - nhận các yêu cầu từ phía hệ thống, và chuyển tiếp các dữ liệu tới khách hàng theo yêu cầu của hệ thống. Dữ liệu có thể là nhạc chuông, hình nền, clip, bài hát, game, phần mềm Mobile, hoặc các thông tin dịch vụ khác như dự báo thời tiết, tỉ giá hối đoái, lịch trình tàu, kết quả xổ số …
Other Info Source: Các nguồn thông tin khác, cụ thể là các trang web dự báo thời tiết, báo kết quả xổ số, công ty xe lửa, trang vatgia.com, … Hệ thống luôn kết nối và cập nhật các thông tin từ các trang web này theo từng giờ.
Service Provider: Nhà cung cấp dịch vụ, sẽ cho phép khách hàng sử dụng Mobile Phone để đăng kí các dịch vụ như đặt vé máy bay, tàu hỏa, đặt phòng khách sạn, bàn ăn tại nhà hàng … thông qua hệ thống.
Hệ thống hoạt động 24/7, các giao dịch thực hiện nhanh, cho phép đăng nhập một lần, có khả năng mở rộng thông qua việc tích hợp các module mới.
Thiết kế hệ thống
Các biểu đồ Usecase:
Biểu đồ Usecase tổng quát
Biểu đồ Usecase mức ngữ cảnh
Biểu đồ Use Case mức ngữ cảnh hệ thống miêu tả các tác nhân tương tác với các chức năng cụ thể của hệ thống:
Actor
Chức năng tương tác
Ý nghĩa
Admin
Manage Service Info
Quản lí các thông tin dịch vụ.
Manage Resource
Quản lí tài nguyên hệ thống (nhạc chuông, hình nền, bài hát, game, software, …)
Manage User Group
Quản lí nhóm người dùng.
Manage Service Registration
Quản lí đăng kí dịch vụ.
Manage Users
Quản lí người dùng.
Unregister User
SignIn
Đăng kí tài khoản.
Perform Gallerry
Xem gallerry các sản phẩm.
Request Service Info
Yêu cầu thông tin dịch vụ.
Register User:
kế thừa
Unregister User.
Manage Private Account
Quản lí tài khoản cá nhân.
Send Message
Gửi tin nhắn.
Register Service
Đăng kí dịch vụ.
Download Item
Tải các ứng dụng về Mobile.
Service Provider
Register Service
Chấp nhận / từ chối dịch vụ.
SMSC
Send Message
Trung chuyển tin nhắn từ Register User tới các thuê bao khác.
Download
Trung chuyển các tài nguyên từ hệ thống tới Mobile Phone của User.
Send Service Info
Trung chuyển SMS chứa thông tin dịch vụ tới Mobile của người dùng yêu cầu.
Other Info Source
Update Service Info