o Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế
giới thì quá trình tự do hóa tài chính chắc chắn sẽ xảy ra như một bước tiến tất yếu của bất kỳ
một quốc gia có nền kinh tế phát triển nào. Song song với viễn cảnh tốt đẹp mà quá trình tự do
hóa tài chính đem lại thì Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ rất cao về việc hình thành những
bong bóng tài sản khi dòng vốn nước ngoài chảy vào trong nước mà không có sự kiểm soát và
điều tiết kịp thời của chính phủ.
Hậu quả của một đợt bong bóng gây ra thì đã quá rõ ràng, cùng với mức độ tàn phá của
nó theo thời gian càng lúc càng khốc liệt hơn. Chính vì thế mà việc phải kịp thời nhận ra các
dấu hiệu bong bóng đầu cơ đang hình thành trong nền kinh tế là điều rất cần thiết không chỉ với
những nhà đầu tư đang trực tiếp tham gia trên thị trường tài chính mà nó còn cần với cả các nhà
hoạch định chính sách của chính phủ.
o Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhắm đến mục tiêu xây dựng một lý thuyết chung cho
việc nhận biết một bong bóng tài sản đang hình thành. Từ đó ứng dụng vào phân tích diễn biến
trên thị trường tài sản ở Việt Nam. Tuy chưa phải là một nền kinh tế mở hoàn toàn, cũng như
hệ thống tài chính còn non trẻ và chịu nhiều tác động của tâm lý đám đông, nhưng theo quy
luật phát triển chung, các dấu hiệu rút ra trong quá khứ của các bong bóng trên thế giới sẽ vẫn
đúng và là cơ sở chính xác cho các nhận định, đánh giá ở Việt Nam.
o Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tập hợp các lý thuyết về bong bóng tài sản của các nhà kinh tế trên thế giới. Qua
việc phân tích bong bóng tài sản trên thế giới, rút ra những dấu hiệu của bong bóng tài sản, để
từ đó đưa ra những phân tích và nhận định về bong bóng tài sản trong các thị trường ở Việt
Nam.
o Nội dung nghiên cứu
Đề tài được thực hiện gồm 4 chương:
Chương I : Lý thuyết chung bong bóng tài sản. Mục tiêu chương này hướng dẫn người
đọc những khái niệm cơ bản nhất, nguyên nhân và quá trình hình thành một bong bóng tài sản
dưới quan điểm của nhiều trường phái kinh tế học.
Chương II: Xây dựng dấu hiệu nhận biết một bong bóng tài sản đang hình thành bằng
cách tổng hợp và quan sát từ bốn bong bóng kinh tế điển hình trên thế giới. Đây là chương đặt
nền tảng cho việc phân tích diễn biến tình hình kinh tế ở Việt Nam.
Chương III: Tổng hợp những cơn sốt giá tài sản đã hình thành ở Việt Nam trong vòng
20 năm qua. Nhận định diễn biến hiện nay và xem xét với các dấu hiệu bong bóng đã được xây
dựng ở chương II nhằm khẳng định lại một lần nữa nền kinh tế Việt Nam đang tồn tài bong
bóng tài sản.
55 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2873 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng dấu hiệu nhận biết bong bóng tài sản, ứng dụng nhận biết sự tồn tại của bong bóng tài sản ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
XÂY DỰNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BONG BÓNG TÀI SẢN. ỨNG DỤNG NHẬN
BIẾT SỰ TỒN TÀI CỦA BONG BÓNG TÀI SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
o Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế
giới thì quá trình tự do hóa tài chính chắc chắn sẽ xảy ra như một bước tiến tất yếu của bất kỳ
một quốc gia có nền kinh tế phát triển nào. Song song với viễn cảnh tốt đẹp mà quá trình tự do
hóa tài chính đem lại thì Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ rất cao về việc hình thành những
bong bóng tài sản khi dòng vốn nước ngoài chảy vào trong nước mà không có sự kiểm soát và
điều tiết kịp thời của chính phủ.
Hậu quả của một đợt bong bóng gây ra thì đã quá rõ ràng, cùng với mức độ tàn phá của
nó theo thời gian càng lúc càng khốc liệt hơn. Chính vì thế mà việc phải kịp thời nhận ra các
dấu hiệu bong bóng đầu cơ đang hình thành trong nền kinh tế là điều rất cần thiết không chỉ với
những nhà đầu tư đang trực tiếp tham gia trên thị trường tài chính mà nó còn cần với cả các nhà
hoạch định chính sách của chính phủ.
o Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhắm đến mục tiêu xây dựng một lý thuyết chung cho
việc nhận biết một bong bóng tài sản đang hình thành. Từ đó ứng dụng vào phân tích diễn biến
trên thị trường tài sản ở Việt Nam. Tuy chưa phải là một nền kinh tế mở hoàn toàn, cũng như
hệ thống tài chính còn non trẻ và chịu nhiều tác động của tâm lý đám đông, nhưng theo quy
luật phát triển chung, các dấu hiệu rút ra trong quá khứ của các bong bóng trên thế giới sẽ vẫn
đúng và là cơ sở chính xác cho các nhận định, đánh giá ở Việt Nam.
o Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tập hợp các lý thuyết về bong bóng tài sản của các nhà kinh tế trên thế giới. Qua
việc phân tích bong bóng tài sản trên thế giới, rút ra những dấu hiệu của bong bóng tài sản, để
từ đó đưa ra những phân tích và nhận định về bong bóng tài sản trong các thị trường ở Việt
Nam.
2
o Nội dung nghiên cứu
Đề tài được thực hiện gồm 4 chương:
Chương I : Lý thuyết chung bong bóng tài sản. Mục tiêu chương này hướng dẫn người
đọc những khái niệm cơ bản nhất, nguyên nhân và quá trình hình thành một bong bóng tài sản
dưới quan điểm của nhiều trường phái kinh tế học.
Chương II: Xây dựng dấu hiệu nhận biết một bong bóng tài sản đang hình thành bằng
cách tổng hợp và quan sát từ bốn bong bóng kinh tế điển hình trên thế giới. Đây là chương đặt
nền tảng cho việc phân tích diễn biến tình hình kinh tế ở Việt Nam.
Chương III: Tổng hợp những cơn sốt giá tài sản đã hình thành ở Việt Nam trong vòng
20 năm qua. Nhận định diễn biến hiện nay và xem xét với các dấu hiệu bong bóng đã được xây
dựng ở chương II nhằm khẳng định lại một lần nữa nền kinh tế Việt Nam đang tồn tài bong
bóng tài sản.
o Đóng góp của đề tài
Đề tài là bản tóm tắt các cơn sốt giá tài sản trên thị trường tài sản Việt Nam sau 20 năm
đổi mới và hội nhập : từ quá trình hình thành, phình to và bùng nổ các đợt bong bóng. Đề tài
mang lại tính thiết thực đối với nhiều đối tượng: các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư,
các sinh viên thuộc khối ngành kinh tế.
o Hướng phát triển của đề tài
Trong tương lai, với mong muốn xác định bong bong tài sản có tồn tại trong nền kinh tế
hay không một cách cụ thể và thuyết phục hơn, đề tài sẽ hướng đến việc sử dụng một mô hình
định lượng cụ thể. Tuy nhiên do việc thu thập những số liệu cần thiết trong nền kinh tế Việt
Nam chưa đáp ứng được những yêu cầu của mô hình, vì vậy mô hình định lượng bong bóng tài
sản chưa được đề cập trong phạm vi đề tài này. Đây cũng là một trong những hướng phát triển
mang tính thực tế cao cho các đối tượng nghiên cứu vấn đề liên quan đến bong bóng tài sản.
3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BONG BÓNG TÀI SẢN ..................................... 2
1.1 Khái niệm về bong bóng tài sản ................................................................... 2
1.2 Quá trình hình thành- nguyên nhân ............................................................. 3
1.3 Phân loại- lịch sử bong bóng tài sản trên thế giới ...................................... 5
2. XÂY DỰNG DẤU HIỆU BONG BÓNG TÀI SẢN ...................................... 8
2.1 Lịch sử bong bóng tài sản thế giới ............................................................... 8
2.1.1. Bong bóng South Sea (1720) ........................................................... 8
2.1.2 Bong bóng tài sản ở Nhật Bản (1985-1990) ................................... 11
2.1.3 Khủng hoảng tài chính Thái Lan (1997) .......................................... 15
2.1.4 Khủng hoảng bất động sản ở Mỹ (2001-2005) ................................. 25
2.1.4 Tổng kết bong bóng tài sản ................................................................ 28
2.2 Dấu hiệu nhận biết bong bóng tài sản ....................................................... 31
3. TỒN TẠI HAY KHÔNG TÌNH TRẠNG BONG BÓNG TÀI SẢN Ở VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ............................................................ 32
3.1. Nhìn lại lịch sử các đợt bong bóng tài sản ở Việt Nam từ 1990-2010 ..... 32
3.1.1 Bong bóng bất động sản 1993-1995 ............................................... 33
3.1.2 Bong bóng bất động sản- chứng khoán 2000-2001 ......................... 34
3.1.3 Bong bóng chứng khoán- bất động sản 2006-2007 .......................... 37
3.2. Tồn tại hay không bong bóng tài sản trong giai đoạn hiện nay ............... 44
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 51
4
Lời mở đầu
Bong bóng giá tài sản không phải là một khái niệ m mới mẻ trong nền kinh tế hiện
nay. Các đợt bong bóng nổi tiếng trong lịch sử, như bong bóng hoa Tulip ở Hà Lan vào thế
kỷ 17 và bong bóng South Sea trong thế kỷ 18, từ lâu đã cuốn hút và trở thành đề tài nghiên
cứu của rất nhiều nhà kinh tế học trên thế giới. Mặc dù vậy, cho đến nay, bong bóng giá tài
sản vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng.
Bong bóng giá tài sản trở thành một thách thức đối với các nhà nghiên cứu và hoạch
định chính sách vì rất nhiều câu hỏi cơ bản đã không thể được trả lời một cách thuyết phục
dựa trên các lý thuyết thông thường: “Thế nào là một định nghĩa chính xác nhất về bong
bóng tài sản ?” “ Làm thế nào chúng ta có thể xác định và dự báo trước một đợt bong
bóng?” “ Nếu bong bóng có thể được xác định và đo lường, vậy thì chính sách nên được
đưa ra cho thị trường là gì?”
Mặc dù, công việc xác định và dự báo chính xác một bong bóng kinh tế đang hình
thành là đầy may rủi, tuy nhiên, nó đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình hoạch định
chính sách, nhằm hạn chế khả năng xảy ra cũng như ảnh hưởng tiêu cực mà mỗi đợt bong
bóng mang lại. Tuy nhiên, bong bóng giá tài sản, nếu chúng tồn tại theo khía cạnh tích cực
– sẽ đại diện cho giá trị thực bị “lãng quên” của tài sản trên thị trường. Các nguyên lý của
thị trường hiệu quả cung cấp cách thức thiết lập các chính sách mà có thể cải thiện dòng
chảy và tính chính xác của thông tin trong quá trình định giá tài sản và, do đó, có thể giúp
làm giảm khả năng hình thành một bong bóng tài sản.
Bài nghiên cứu là kết quả tổng hợp các lý thuyết bong bóng tài sản sẵn có, đồng thời,
dựa vào lịch sử các đợt bong bóng điển hình trên thế giới để phân tích các dấu hiệu khi một
bong bóng tài sản đang hình thành. Qua đó, vận dụng nhận định thị trường tài sản còn non
trẻ ở Việt Nam.
5
1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BONG BÓNG TÀI SẢN:
Bong bóng hoa Tu Lip trong thế kỷ XVII ở Hà Lan thường được nhắc đến như một ví
dụ kinh điển nhất về cách thức một bong bóng được hình thành như thế nào bởi “sự điên
rồ” của đám đông.
Năm 1593, hạt giống hoa Tulip được du nhập đến Hà Lan. Ngay sau đó, nó trở thành
biểu tượng phân biệt giai cấp của những gia đình quý tộc ở đây. Một số ít hạt giống hoa
Tulip bị nhiễm một loại virus không gây hại, gọi là thể khảm , đã làm cho màu sắc trên
những cánh hoa có ánh hồng tía và những giống hoa lạ này nhanh chóng được ưa chuộng
hơn cả. Sự biến đổi màu sắc này khiến loài hoa Tulip vốn đã khó tìm nay càng khan hiếm
hơn và những người sở hữu chúng bắt đầu nhìn thấy cơ hội đầu cơ để kiếm lời.
Trong năm 1625, một loại Tulip đặc biệt hiếm do bị nhiễm virus Semper Augustus đã
được bán với giá hai nghìn guilders- tương đương khoảng $23,000 đô la trong năm 2003.
Trong năm 1627, một số loại Tulip đã bị đẩy lên lên tới $70,000 so với hiện tại. Sự tăng
trưởng về giá trị của Augustus Semper vẫn tiếp tục cho đến khi có một sự suy giảm mạnh
vào đầu năm 1637, khi mà họ không thể bán được dù chỉ bằng 10% so với thời kỳ đỉnh cao
của nó. Sự gia tăng kịch tính và sụp đổ giá của Semper Augustus, cũng như các tài sản đã
mất vào chúng cho thấy những dấu hiệu và tác động cơ bản của của một bong bóng cổ điển.
1.1. Khái niệm về bong bóng tài sản:
Bong bóng tài sản là một hiện tượng kinh tế đặc biệt. Nó tồn tại và phát triển mạnh
mẽ trong xã hội hiện đại của loài người. Tài sản ở đây bao gồm tài sản tài chính như cổ
phiếu, chứng khoán phái sinh, trái phiếu, vàng, ngoại hối… và tài sản thực như đất đai, bất
động sản, hàng hóa cơ bản, hay cũng có thể là nông sản thậm chí cây cảnh…
Hiện tượng bong bóng kinh tế còn gọi được là "bong bóng đầu cơ", "bong bóng thị
trường" hay "bong bóng tài chính". Tất cả đều ám chỉ tình trạng thị trường, trong đó, giá
hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức vô lý và không bền vững. Mức
giá cao thái quá này của thị trường hoàn toàn không phản ánh mức độ thỏa dụng hay sức
mua của người tiêu dùng theo như các lý thuyết kinh tế thông thường mà chỉ đơn thuần dựa
trên kỳ vọng cá nhân của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính.
Các nhà kinh tế học trên thế giới, the o lý luận của mình, đã đưa ra rất nhiề u định
nghĩa về hiện tượng này, tuy nhiên, cho đến thời điểm này, cũng chưa có một khái niệm
chính thức nào được công nhận và sử dụng rộng rãi:
6
• Theo Kindleberger (1996) cho rằng bong bóng giá tài sản thường được định nghĩa
bởi chuỗi hành vi thay đổi theo thời gian của các nhà đầu tư và đầu cơ tham gia trên
thị trường.
• “ Dấu hiệu cơ bản của bong bóng là khi giá trị thị trường của các loại tài sản hay giá
đầu ra của sản phẩm gia tăng vượt quá mức hợp lý có thể giải thích được theo các
nguyên lý cơ bản của thị trường” (Kindleberger, 1992).
• Giá cả của các tài sản cơ sở tăng lên trong một thời gian ngắn không dựa trên các
nguyên lý bền vững của thị trường mà chỉ đơn thuần là do sự thay đổi tâm lý của
những nhà đầu tư. (David Wiedemer_ aftershock).
Tuy nhiên, dù được hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì bản chất của bong bóng tài
sản vẫn là sự xuất hiện của hiện tượng đầu cơ đối với các tài sản cơ sở, làm cho giá cả bị
đẩy lên cao vượt qua gấp nhiều lần giá trị thực của nó. Theo sau bong bóng kinh tế bao giờ
cũng là một cú giảm giá đột ngột, được gọi là sự sụp đổ của thị trường hay "bong bóng vỡ".
Cả ba giai đoạn: bong bóng hình thành, phình to và bong bóng vỡ đều là kết quả của
hiện tượng "phản ứng thuận chiều", khi đại đa số những người tham gia thị trường đều có
phản ứng đồng nhất với nhau. Giá cả trong giai đoạn bong bóng kinh tế bao giờ cũng biến
động vô cùng thất thường, hỗn loạn và gần như không thể dự đoán được nếu chỉ căn cứ vào
quy luật cung, cầu trên thị trường.
1.2. Quá trình hình thành – Nguyên nhân.
Bong bóng thường gắn liền với các giai đoạn mở rộng của chu kỳ kinh doanh, một
phần liên quan đến sự gia tăng trong tiêu dùng. Trong suốt thời kỳ khủng hoảng, sự tăng
nhanh về giá của các chứng khoán, bất động sản và một số loại hàng hóa đóng góp vào sự
gia tăng trong tiêu dùng và chi tiêu đâu tư. Điều này, lần lượt dẫn đến sự tăng tốc trong các
chỉ tiêu phát triển kinh tế của một quốc gia. Theo các chuyên gia kinh tế , việc gia tăng các
chỉ tiêu phát triển kinh tế của quốc gia sẽ khiến một số nhà đầu tư và người cho vay trở nên
lạc quan hơn về tương lai và giá cả các tài sản sẽ gia tăng đột biến, ít nhất trong một thời
gian ngắn.
Tuy nhiên, cho đến nay, nguyên nhân của bong bóng tài chính vẫn là một ẩn số và đã
có rất nhiều tranh luận giữa các nhà kinh tế học về vấn đề này. Một số chuyên gia cho rằng
bong bóng tài sản có mối liên hệ trực tiếp với tốc độ gia tăng lạm phát, do đó, họ tin rằng
những tác nhân gây ra lạm phát cũng chính là nguyên nhân tạo ra bong bóng kinh tế. Tuy
nhiên đợt bùng nổ thị trường chứng khoán Mỹ 1920 và 1987 là một minh chứng cho sự
7
không chính xác của nhận định trên. Trong hai cuộc khủng hoảng đó, tỷ lệ thất nghiệp thấp,
giá cả không tăng cao và tỷ lệ lạm phát vẫn được duy trì ở mức thấp.
Một số chuyên gia khác lại cho rằng, mọi tài sản đều có một giá trị cơ sở và giá cả
của tài sản đó sẽ biến động xung quanh giá trị cơ sở đó. Khi giá cả vượt lên trên giá trị cơ
sở, người ta nói bong bóng bắt đầu hình thành.
Cũng có nhiều lý thuyết cho rằng bong bóng kinh tế là một giai đoạn tất yếu trong chu
kỳ tuần hoàn của nền kinh tế. Giai đoạn đó bắt nguồn từ những tác động qua lại của các chủ
thể tham gia vận hành nền kinh tế. Và là giai đoạn nền kinh tế, tự bản thân nó điều chỉnh sự
mất cân bằng giữa giá trị nội tại và giá cả của tài sản. Chính vì lý lẽ đó, các chuyên gia cho
rằng sẽ không có một nguyên nhân hoàn toàn chính xác để lý giải cho sự hình thành bong
bóng.
Chúng ta sẽ xem xét cơ chế hình thành bong bóng kinh tế bằng mô hình Logistic. Mô
hình giải thích cơ chế hình thành của bong bóng dựa trên quá trình luân chuyển vốn. Thông
thường, vốn sẽ được luân chuyển vào những lĩnh vực có tỷ suất sinh lợi cao theo nhận định
của các nhà đầu tư. Với lập luận rằng sức chứa vốn đầu tư đối với một lĩnh vực kinh tế là
có giới hạn (sức chứa này sẽ tăng lên nếu có những phát minh mới, những kỹ thuật mới,
công nghệ mới được áp dụng để phát triển lĩnh vực này). Khi các nguồn lực cho sự phát
triển (nguồn vốn) được khai thác và đổ vào một lĩnh vực cụ thể trong khi sức chứa vốn đầu
tư là có hạn sẽ làm cho cầu vượt quá cung đẩy giá lên cao và hình thành bong bóng. Quá
trình lớn dần lên của bong bóng được lý giải bởi lý thuyết kẻ ngốc hơn. Ban đầu một số nhà
đầu tư tiên phong bước vào thị trường, ồ ạt mua vào những tài sản cơ sở và nhanh chóng
kiếm được lợi nhuận sau đó do giá cả ngày một tăng cao. Lý thuyết này giải thích hành vi
của những người tham gia vào một thị trường với sự lạc quan thái quá (anh ngốc). Những
anh ngốc này sẵn sàng mua những hàng hóa được định giá quá cao, với mong đợi sẽ bán
được nó cho một tay đầu cơ tham lam khác (kẻ ngốc hơn) ở một mức giá cao hơn nhiều.
Bong bóng sẽ tiếp tục phình to thêm chừng nào mà anh chàng ngốc này vẫn còn tìm được
một kẻ ngốc hơn mình sẵn sàng mua những hàng hóa đó. Và bong bóng kinh tế sẽ kết thúc
khi anh ngốc cuối cùng trở thành "kẻ ngốc nghếch nhất", người trả giá cao nhất cho thứ
hàng hóa được định giá quá cao và không tìm được người mua nào khác cho chúng, lúc đó
bóng nổ.
Sau khi bóng nổ, giá của các tài sản mà các nhà đầu tư nắm giữ giảm mạnh. Vốn lại
dịch chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác và bắt đầu một chu trình luân chuyển mới.
8
Qua việc phân tích cơ chế hình thành bong bóng chúng ta nhận thấy, sở dĩ bong bóng
được hình thành do các tác nhân chính sau đây:
• Chính sách tiền tệ không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, cụ thể là
nhà nước đã tăng cung tiền vượt mức so với nhu cầu thực tế .
• Chính sách nới lỏng tín dụng làm cho lãi suất bị hạ thấp, lãi suất này không
còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, họ rút tiền của mình ra khỏi tài khoản tiết kiệm
đồng thời đi vay với lãi suất thấp để đầu tư vào những tài sản khác có tỷ suất sinh lợi
cao hơn.
• Tâm lý đám đông. Nó được hiểu là hành động giao dịch trong đó các cá
nhân không dựa trên niềm tin, kỳ vọng, thông tin của chính họ mà ra quyết định đầu
tư hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của số đông trên thị trường.
• Một nền kinh tế không có sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, môi trường đầu
tư kém làm cho nguồn vốn trong nền kinh tế đổ dồn vào một số ngành nhất định.
• Một nhân tố không kém phần quan trọng cho sự hình thành bong bóng chính
là nhu cầu đầu cơ và lòng tham của các nhà đầu tư trong thị trường.
1.3. Phân loại – lịch sử bong bóng tài sản trên thế giới.
Mô hình tiêu chuẩn trong việc định giá tài sản là dựa trên hiện giá của dòng lợi nhuận
( bao gồm cố tức và giá trị tài sản được bán lại) mà chủ sở hữu hy vọng sẽ nhận được trong
tương lai. Theo đó, giá trị hiện tại của tài sản chỉ dựa trên một hệ thống duy nhất là các
dòng lợi nhuận dự kiến. Nếu kỳ vọng trên thị trường phù hợp với mức giá này, thì đó được
xem là kỳ vọng hợp lý và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của thị trường.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư khác lại xây dựng kỳ vọng của họ không dựa trên dòng
lợi nhuận dự kiến hay bất kỳ nguyên tắc cơ bản nào của thị trường. Chính điều này đã hình
thành nên bong bóng tài sản và theo đó, giá trị thị trường của các loại tài sản sẽ bao gồm
hai nhân tố: hiện giá dòng lợi nhuận dự kiến của tài sản và kỳ vọng bong bóng của nhà đầu
tư.
Giả thuyết về nhân tố “kỳ vọng bong bóng” của nhà đầu tư trong quá trình xác định
giá tài sản trên thị trường đã dẫn đến việc hình thành hai loại bong bong kinh tế: bong bóng
hợp lý và bong bóng bất hợp lý.
Trong thị trường hiệu quả, giá của một tài sản phải luôn bằng giá trị cơ bản của nó. Ví
dụ, nếu một cổ phiếu đang giao dịch ở một mức giá thấp hơn giá trị thực tế của nó, các nhà
đầu tư am hiểu thị trường sẽ nhanh tay lấy về cơ hội lợi nhuận bằng cách mua thêm cổ
9
phiếu của chứng khoán này. Điều này sẽ làm nâng giá cổ phiếu lên cho đến khi nào không
có lợi nhuận hơn nữa có thể đạt được - đó là khi giá của cố phiếu đã tương đương với giá
trị thực của nó; cơ chế hoạt động tương tự cũng được dùng để xác cổ phiếu nào đang được
giao dịch trên mức giá trị cơ bản của nó. Vì vậy, khi tài sản được giao dịch liên tục ở một
mức giá cao hơn giá trị thực, điều này thể hiện một bong bóng tài sản đang hình thành và
bong bóng sẽ lớn dần lên khi chênh lệch ngày càng lớn giữa giá giao dịch của tài sản và giá
trị thuần của tài sản đó. Điều này ngụ ý rằng, nếu bong bóng vẫn còn tồn tại, khi đó, nhà
đầu tư vẫn còn thu được lợi nhuận bằng việc kinh doanh chênh lệch giá. Vì vậy, các nhà
kinh tế học đã đưa ra khái niệm cho trường hợp này là “ bong bóng bất hợp lý”.
Trong vài thập kỷ qua, nhiều nhà kinh tế đã đưa ra một lượng l ớn các bằng chứng
cho thấy rằng thị trường tài sản đang được khai thác có hiệu quả. Các thị trường này bao
gồm hàng ngàn nhà đầu tư liên tục tìm cách khai thác lợi nhuận ngay cả ở những cơ hội nhỏ
nhất. Nếu bong bóng bất hợp lý xuất hiện, các nhà đầu tư có thể sử dụng nhiều công cụ thị
trường khác nhau (như các quyền chọn và công cụ phái sinh) để thúc đẩy bong bóng vỡ và
nhờ đó, thu được lợi nhuận . Tuy nhiên, giống như những gì đã xảy ra ở bong bóng dot-
com, khả năng giá tài sản có thể liên tục đi chệch khỏi các giá trị cơ bản của nó là hoàn toàn
có khả năng xảy ra.
Để xem giá liên tục đi chệch khỏi các nguyên tắc cơ bản của thị trường như thế nào,
hãy tưởng tượng rằng một nhóm nhà đầu tư đang xem xét mua vào cổ phiếu tập đoàn
Bootstrap Microdevices (BM), với giá giao dịch hiện tại là $50 /cổ phiếu. Nhà đầu tư biết
trước rằng BM sẽ không tuyền bố bất kỳ một lợi nhuận cổ tức nào trong tương lai. Đồng
thời, họ cũng tin chắc rằng có thể bán cổ phần BM trong vòng sáu tháng tới với giá $100/cổ
phiếu. Điều này sẽ hoàn toàn hợp lý nếu nhà đầu tư quyết định mua cổ phần BM hiện nay
và có kế hoạch bán hết chúng trong vòng 6 tháng tới. Như vậy, chính nhà đầu tư này và
những người cùng hành động tương tự như họ sẽ là "những người có khả năng điều khiển
một bong bóng" và góp phần thúc đẩy quá trình tăng giá của cổ phiếu BM.
Ví dụ này minh họa rằng có nh