Đề tài Xây dựng giai cấp công nhân ở Việt Nam trong thời đại ngày nay

Giai cấp công nhân (GCCN) là một tập đoàn xã hội ổng định,hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiên đậivới nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng caolà lưc lượng cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ,dịch vụ công nghiệp trưc tiếp hoặc gián tiếptham gia vào quá trình tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội,đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thưcs sản xuất tiên tiến trong thòi hiện đại Đây là giai cấp không có tư liệu sản xuất (cho nên gọi là giai cấp vô sản) làm thuê cho nhà tư bản và trực tiếp bị nhà tư bản bóc lột.Hình thành từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời thế kỉ 16 (công nhân các công trường thủ công cũng gọi là tiền vô sản). Sau cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19), trở thành GCCN công nghiệp, tức giai cấp vô sản hiện đại, mà hạt nhân là công nhân nhà máy, hầm mỏ, rồi đến công nhân xây dựng, vận tải. Tuỳ theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và quy mô của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, GCCN tăng về số lượng; đồng thời, quá trình cơ khí hoá và hiện nay là tự động hoá sản xuất lại giảm tương đối số lao động chân tay và tăng số lao động có kĩ thuật. Điều kiện sống của GCCN phụ thuộc vào điều kiện bán sức lao động. Là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội tư bản, nhưng lại bị bần cùng hoá và thường xuyên bị nạn thất nghiệp đe doạ. Vì vậy, GCCN đã tự phát đấu tranh chống lại giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản. Sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác và đưa đảng của GCCN lãnh đạo, GCCN từ giai cấp "tự mình" trở thành giai cấp "vì mình", từ đấu tranh kinh tế tiến lên đấu tranh chính trị nhằm giành chính quyền và dựng chính quyền mới, xây dựng xã hội mới, không còn áp bức, bóc lột.

doc13 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2980 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng giai cấp công nhân ở Việt Nam trong thời đại ngày nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Lời mở đầu Trong những thời đại lịch sử trước, hầu khắp mọi nơi, chúng ta đều thấy xã hội hoàn toàn chia thành những đẳng cấp khác nhau, một cái thang chia thành từng nấc thang địa vị xã hội. Ở La Mã thời cổ, chúng ta thấy có quý tộc, hiệp sĩ, bình dân, nô lệ; thời trung cổ thì có lãnh chúa phong kiến, chư hầu, thợ cả, thợ bạn, nông nô, và hơn nữa, hầu như mỗi giai cấp ấy, lại có những thứ bậc đặc biệt nữa. Xã hội tư sản hiện đại, sinh ra từ trong lòng xã hội phong kiến đã bị diệt vong, không xoá bỏ được những đối kháng giai cấp. Nó chỉ đem những giai cấp mới, những điều kiện áp bức mới, những hình thức đấu tranh mới thay thế những giai cấp, những điều kiện áp bức, những hình thức đấu tranh cũ mà thôi. Tuy nhiên, đặc điểm của thời đại, thời đại của giai cấp tư sản, là đã đơn giản hoá những đối kháng giai cấp. Xã hội ngày càng chia thành hai phe lớn thù địch với nhau, hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập nhau: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. và ” trong các giai cấp đối lập giai cấp tư sản thì giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có khả năng thủ tiêu chế độ tư bản xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản”. Chúng ta cùng làm luận điểm này. Phần II Nội dung Định nghĩa về giai cấp công nhân Giai cấp công nhân (GCCN) là một tập đoàn xã hội ổng định,hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiên đậivới nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng caolà lưc lượng cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ,dịch vụ công nghiệp trưc tiếp hoặc gián tiếptham gia vào quá trình tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội,đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thưcs sản xuất tiên tiến trong thòi hiện đại Đây là giai cấp không có tư liệu sản xuất (cho nên gọi là giai cấp vô sản) làm thuê cho nhà tư bản và trực tiếp bị nhà tư bản bóc lột.Hình thành từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời thế kỉ 16 (công nhân các công trường thủ công cũng gọi là tiền vô sản). Sau cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19), trở thành GCCN công nghiệp, tức giai cấp vô sản hiện đại, mà hạt nhân là công nhân nhà máy, hầm mỏ, rồi đến công nhân xây dựng, vận tải. Tuỳ theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và quy mô của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, GCCN tăng về số lượng; đồng thời, quá trình cơ khí hoá và hiện nay là tự động hoá sản xuất lại giảm tương đối số lao động chân tay và tăng số lao động có kĩ thuật. Điều kiện sống của GCCN phụ thuộc vào điều kiện bán sức lao động. Là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội tư bản, nhưng lại bị bần cùng hoá và thường xuyên bị nạn thất nghiệp đe doạ. Vì vậy, GCCN đã tự phát đấu tranh chống lại giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản. Sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác và đưa đảng của GCCN lãnh đạo, GCCN từ giai cấp "tự mình" trở thành giai cấp "vì mình", từ đấu tranh kinh tế tiến lên đấu tranh chính trị nhằm giành chính quyền và dựng chính quyền mới, xây dựng xã hội mới, không còn áp bức, bóc lột. II- Đặc diểm chính trị của giai cấp công nhân Nền công nghiệp hiện đại đã sản sinh ra, nuôi dưỡng một giai cấp vô sản với những đặc trưng cơ bản: là giai cấp tiên tiến, có tổ chức, cách mạng và cách mạng triệt để nhất. Tính chất tiên tiến của giai cấp vô sản thể hiện ở chỗ vượt lên trên các tầng lớp bị bóc lột khác đang đối lập với giai cấp tư sản, họ là đại biểu cho phương thức sản xuất mới, là “giai cấp đang nắm tương lại trong tay”; đại công nghiệp càng phát triển, giai cấp này càng trưởng thành; hơn nữa giai cấp tư sản đã cung cấp cho giai cấp vô sản những tri thức của nền sản xuất hiện đại, thậm chí “một số bộ phận nhỏ của giai cấp thống trị tách ra khỏi giai cấp này và đi theo giai cấp cách mạng, cùng với giai cấp vô sản thực hiện sứ mệnh thúc đẩy sự vận động lịch sử sang giai đoạn mới. Tính chất đoàn kết, có tổ chức chặt chẽ của giai cấp vô sản có cơ sở sâu xa từ những đòi hỏi tất yếu về kỹ thuật và tổ chức sản xuất của nền đại công nghiệp. C.Mác và Ph.Ăng-ghen viết: “Sự phát triển của công nghiệp không những đã làm tăng thêm số người vô sản, mà còn tập hợp họ lại thành những khối quần chúng lớn hơn: lực lượng của những người vô sản tăng thêm và họ thấy rõ lực lượng của mình hơn”. Tư bản là một lực lượng tập thể, ở ngành nào, lĩnh vực nào nó cũng bóc lột công nhân, khiến cho lợi ích và điều kiện sinh hoạt của những người vô sản dần dần trở nên ngang bằng nhau, không còn sự phân cách giữa công nhân ngành này, xí nghiệp ngành này với công nhân ở ngành kia, xí nghiệp kia. Thêm vào đó, việc tăng thêm phương tiện giao thông do đại công nghiệp tạo ra giúp công nhân các địa phương tiếp xúc với nhau dễ dang hơn, sự đoàn kết giữa họ chặt chẽ hơn. Tính chất cách mạng của giai cấp vô sản, một mặt, do giai cấp này đại biểu cho lực lượng sản xuất mới – nhân tố cách mạng trong nền sản xuất, xã hội, - họ chỉ có thể giành được những lực lượng sản xuất xã hội bằng cách xóa bỏ phương thức chiếm hữu hiện nay; mặt khác do giai cấp đó là tầng lớp bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất trong xã hội tư bản. Cả hai đặc điểm đó hợp lại, hun đúc nên ý chí, dũng khí cách mạng vô song, không thế lực nào dập tắt được của giai cấp vô sản. Giai cấp công nhân còn là giai cấp mang bản chất quốc tế.Giai cấp công nhân ở các nước tư bản nói chung đều có địa vị kinh tế giông nhau, họ đều chịu sự áp bức bóc lột của giai cấp tư bản. Họ có chung một mục tiêu đấu tranh : xoá bỏ chế độ áp bức, bóc lột của tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội không cò tình trạng người áp bức, bóc lột người. Giai cấp tư bản cũng là lực lượng quốc tế, để duy trì địa vị thống trị cảu mình , chúng dễ dàng thức hiện sự liên minh trên phạm vi quốc tế để chống lại sự đấu tranh của giai cấp công nhân. Vì vậy, muốn hoàn thành sự nghiệp giải phóng, giai cấp công nhân các nước phải đoàn kết lại, phải phối phối hợp đấu tranh trên phạm vi quốc tế. Địa vị kinh tế xã hội của giai cấp công nhân Trong xã hội TBCN thì giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong trong các bộ phận cấu thành nên lực lượng sản xuất. Họ đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, có trình độ hoá ngày càng cao, và tạo ra phần lớn của cải vật chất cho xã hội TBCN. Nhưng vì do không có tư liệu sản xuất trong xã hội TBCN, nên giai cấp công nhân phải bán sức lao động, làm thuê cho các nhà tư bản, bị bóc lột thậm tệ thông qua cơ sở bóc lột giá trị thặng dư. Thậm chí, người công nhân không được quyền phân phối sản phẩm do chính mình làm ra. Cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào giai cấp tư sản(dựa vào tiền công có được nhò lao động cho TB). IV- Hệ giá tri chủa giai cấp công nhân Trong đời sống hiện thực, cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất công nghiệp và sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những giá trị hiện tồn của nhân loại đã và đang xuất hiện một hệ giá trị mới của giai cấp công nhân. Với tư cách một hệ thống những phẩm chất, phẩm giá, quan niệm về chuẩn mực xã hội của một cộng đồng người, hệ giá trị của giai cấp công nhân có những biểu hiện cơ bản sau: Thứ nhất, lao động - giai cấp công nhân xác định sự tồn tại của mình bằng lao động theo phương thức công nghiệp với những đặc trưng: sản xuất bằng máy móc, năng suất cao, mang tính xã hội hóa, tự giác và sáng tạo trên cơ sở của tri thức hiện đại và kỹ năng ngày càng hoàn thiện... Giá trị này vừa phản ánh quá trình giải phóng con người thoát khỏi "tính chất cực nhọc cổ truyền của lao động", vừa là tiền đề để nhân loại thoát khỏi tình trạng bóc lột lao động và "lao động bị tha hóa" mà các phương thức sản xuất trước đây đã tạo ra. Thứ hai, công bằng - với việc xác lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, giai cấp công nhân đã và đang từng bước hiện thực hóa một lý tưởng của nhân loại trên lĩnh vực cơ bản nhất: công bằng trong phân phối thành quả lao động. Thứ ba, sự bình đẳng giữa các công dân và giữa các dân tộc. Giá trị này được hiện thực hóa thông qua việc xác lập và không ngừng hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Thứ tư, "sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do và toàn diện của mọi người", con người "được phát triển mọi năng lực bản chất người" và biết tôn trọng những chuẩn mực đạo đức xã hội, như sống có lý tưởng, nhân ái, vị tha... và dần vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ bản thân và làm chủ tự nhiên. Thứ năm, quan hệ hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia - dân tộc. Gọi là hệ giá trị của giai cấp công nhân vì tính riêng của nó, nhưng nó không hề biệt phái. Hệ giá trị này vừa tiếp nối vừa phân biệt với những "giá trị cổ truyền". Nó tiếp nối, phát triển những lý tưởng và cũng là những giá trị vĩnh hằng của nhân loại, như lao động, công bằng, tự do, hòa bình và hữu nghị… Hệ giá trị này phân biệt với hệ giá trị tư sản, bởi nó đối lập với chế độ bóc lột lao động và phê phán quan niệm coi xã hội có đẳng cấp, bất bình đẳng là lẽ tự nhiên, nó đối lập với lẽ sống thực dụng tư sản, với "lối tính toán vị kỷ, trả tiền ngay, không tình không nghĩa"… Sự khác biệt về nguyên tắc giữa hai hệ giá trị của tư bản và lao động là có thực và được khẳng định bằng cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực văn hóa, xã hội. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Lịch sử phát triển của xã hội có giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp. trong mỗi kì chuyển biến cách mạng từ hình tháikinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn luôn có một giai cấp đứng ở vị trí trung tâm, giai cấp cách mạng đống vai tròchủ yếu, là lực lượng lãnh đạo cuộc chuyển biến đó. Giai cấp cách mạng này có vai trò là thủ tiêu chế độ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phù hợp với tiến trình khách quan của lịch sứ. sứ mệnh lịch sử của nó là do địa vị lhách quan của giai cấp đó quy định. Đặt vấn đề tại sao giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử đó mà không phải một giai cấp nào khác, C. Mác, Ph.Ăng-ghen viết: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản không phải mưu cầu lợi ích cho thiểu số như các phong trào trong lịch sử trước đây, mà là cho tuyệt đại đa số. Cuộc đấu tranh đó không phải chỉ dừng lại ở việc cải thiện cuộc sống cho người lao động trong phạm vi tồn tại của chủ nghĩa tư bản (CNTB), mà đạt đến mục tiêu giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động; từ đó, phát huy quyền làm chủ xã hội của toàn dân xây dựng chế độ xã hội mới không có áp bức, bóc lột. Hình thức giành chính quyền để thiết lập quyền làm chủ của nhân dân lao động phụ thuộc vào quan hệ và so sánh lực lượng giai cấp cũng như tiến trình cách mạng diễn ra ở mỗi quốc gia, dân tộc; do đó, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, có hình thức khác nhau. Với thế giới quan duy vật biện chứng về lịch sử, nhận thức bản chất của xã hội tư sản từ cơ sở kinh tế, C. Mác phát hiện ra lực lượng xã hội có khả năng cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới là giai cấp công nhân, và khẳng định, trong sự nghiệp tự giải phóng của nhân loại cần lao, giai cấp công nhân là nòng cốt, đóng vai trò lãnh đạo. Đấy là điểm mấu chốt trong học thuyết XHCN của C. Mác, khác về chất với CNXH không tưởng; hay nói cách khác, là điểm mấu chốt phát triển CNXH từ không tưởng đến khoa học. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, đạt đến mục tiêu "Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. VI- Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản: Từ những đặc điểm của thời đại chúng ta, thời đại của giai cấp tư sản, là đã đơn giản hoá những đối kháng giai cấp. Xã hội ngày càng chia thành hai phe lớn thù địch với nhau, hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập nhau: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân (giai cấp vô sản). Giai cấp tư sản, tức là tư bản, mà lớn lên thì giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại - tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ tăng thêm tư bản cũng phát triển theo. Những công nhân ấy, buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hoá, tức là một món hàng đem bán như bất cứ một món hàng nào khác; vì thế họ phải chịu hết mọi sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường với mức độ như nhau. Do sự phát triển của việc dùng máy móc và sự phân công, nên lao động của người vô sản mất hết tính chất độc lập, do đó họ mất hết hứng thú. Người công nhân trở thành một vật phụ thuộc giản đơn của máy móc, người ta chỉ đòi hỏi người công nhân làm được một công việc đơn giản nhất, đơn điệu nhất, dễ học nhất mà thôi. Do đó, chi phí một công nhân hầu như chỉ là còn là số tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì đời sống và nòi giống của anh ta mà thôi. Nhưng giá cả lao động, cũng như giá cả hàng hoá, lại bằng chi phí sản xuất ra nó. Cho nên lao động càng trở nên thiếu hấp dẫn thì tiền công càng hạ. Hơn nữa, việc sử dụng máy móc và sự phân công mà tăng lên thì lượng lao động cũng tăng lên theo, hoặc là do tăng thêm giờ làm, hoặc là do tăng thêm lượng lao động phải tăng thêm lượng lao động phải làm trong một thời gian nhất định, do cho máy chạy tăng thêm,... Công nghiệp hiện đại đã biến xưởng thợ nhỏ của người thợ cả gia trưởng thành công xưởng lớn của nhà tư bản công nghiệp. Những khối đông đảo công dân, chen chúc nhau trong xưởng, được tổ chức theo lối quân sự. Là những người lính trơn của công nghiệp, họ bị đặt dưới quyền giám sát của cả một hệ thống cấp bậc sĩ quan và hạ sĩ quan. Họ không những là nô lệ của giai cấp tư sản, của nhà nước tư sản, mà hàng ngày, hàng giờ, còn là nô lệ của máy móc, của người đốc công và trước hết là của chính nhà tư sản chủ công xưởng. Chế độ chuyên chế ấy càng công khai tuyên bố lợi nhuận là mục đích duy nhất của nó thì nó lại càng trở thành ti tiện, bỉ ổi, đáng căm ghét. Vì bọn tư sản ngày càng cạnh tranh với nhau hơn và vì khủng hoảng thương mại do sự cạnh tranh ấy sinh ra, cho nên tiền công càng trở nên bấp bênh; việc cải tiến máy móc không ngừng và ngày càng nhanh chóng hơn làm cho tình cảnh của công nhân ngày càng bấp bênh, những cuộc xung đột cá nhân giữa công nhân và tư sản ngày càng có tính chất những cuộc xung đột giữa hai giai cấp. Hơn nữa trong CNTB có hai giai cấp cơ bản, tiêu biểu nhất đối lập nhau về lợi ích, đó là GCCN đại biểu cho lực lượng SX hiện đại. GCTS đại biểu cho quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Hai giai cấp này mâu thuẫn với nhau ngày càng rõ rệt,sâu sắc và gay gắt. Các cuộc đấu tranh giai cấp của GCCN (gắn với nhân dân lao động bị áp bức bóc lột) chống GCTS áp bức bóc lột phát triển từ trình độ thấp, quy mô nhỏ, tự phát tiến tới trình độ cao hơn, quy mô lớn hơn và tính tự giác ngày càng thể hiện rõ rang. Đến độ chin muồi của sự phát triển, phong trào công nhân hình thành đảng chính trị của mình với tư tưởng và tổ chức tiên phong để lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại, lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp TS là biểu hiện về mặt XH của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ SX trong CNTB. CNTB càng phát triển thì GCTS càng phát triển hay quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất càng phát triển. Làm cho LLSX không còn phù hợp với QHSX, phương thức sản xuất không còn phù hợp với xã hội. Mâu thuẫn giữa QHSX và LLSX xảy ra là một tất yếu khách quan hay mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản là một tất yếu khách quan. VII- Vai trò của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay Do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nên cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội đã có những biến đổi mới làm cho “giai cấp công nhân hiện đại” khác với “giai cấp công nhân cổ điển” ở thời kỳ thế kỷ XIX, thời kỳ Mác còn sống, trên một số điểm như là : Tỉ lệ số người làm dịch vụ so với số người sản xuất trực tiếp tăng lên; trình độ văn hóa chung và tay nghề chuyên môn cao hơn; mức thu nhập khá hơn trước, làm cho một bộ phận người lao động trở thành “trung lưu hóa”. Một bộ phận trong giai cấp công nhân đã mua cổ phần và được chia lợi nhuận với giai cấp tư sản. Tầng lớp quản lý ngày càng có vai trò quan trọng và kiêm nhiều chức năng phụ của giới chủ. Những biểu hiện trên đây chứng tỏ giai cấp công nhân ngày càng phát triển, chứ không phải "teo đi" như một số người quan niệm. Ở thế kỷ XIX giai cấp công nhân chủ yếu là lao động chân tay, điều kiện sản xuất lúc đó còn hạn chế. Ngày nay trong điều kiện mới, khi lực lượng sản xuất đang trên đà phát triển mạnh, giai cấp công nhân không chỉ bao gồm những người lao động chân tay mà còn cả lao động trí óc thông qua các máy điện toán với những thành tựu của tin học. Giai cấp công nhân có sự phát triển về chất lượng để đảm đương được nhiệm vụ của mình trong điều kiện mới, hay nói cách khác “công nhân hóa trí thức” và “trí thức hóa công nhân” là xu thế tất yếu của nền đại công nghiệp, của quá trình tự động hóa, tin học hóa. Giai cấp công nhân đang lớn lên với đội ngũ trí thức của mình và giai cấp công nhân luôn luôn là người trực tiếp sản xuất, tham gia vào quá trình tạo ra những giá trị vật chất, những của cải to lón cho xã hội. Giai cấp công nhân bao gồm những người lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ công nghiệp; những nhà nghiên cứu, sáng chế, áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất; những kỹ sư, kỹ thuật viên, cán bộ kỹ thuật thực hiện chức năng của công nhân lành nghề trong sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất. Giai cấp công nhân có mặt trong các ngành kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, trong đó công nhân công xưởng, nhà máy sản xuất công nghiệp hiện đại, tiên tiến là bộ phận nòng cốt, tiêu biểu cùng với quá trình phát triển của giai cấp công nhân, bộ phận trí thức gắn trực tiếp với lao động công nghiệp, với quy trình sản xuất công nghiệp tạo ra của cải vật chất cho xã hội cũng nằm trong nội dung khái niệm giai cấp công nhân. Trong điều kiện ngày nay, cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại rất đa dạng, có nhiều trình độ khác nhau và không ngừng biến đổi theo hướng không thuần nhất: Công nhân kỹ thuật ngày càng tăng công nhân ngày càng được nâng cao về trình độ, đóng vai trò chính trong quá trình phát triển, công'nhân truyền thống giảm dần. ở các nước tư bản phát triển “công nhân áo xanh” chỉ chiếm 12 - 15% tổng số công nhân. ở Italia công nhân kỹ thuật cao “công nhân áo trắng” chiếm 53% tổng số công nhân. ở Nhật 90% công nhân có trình độ đại học. ở Tây Ban Nha công nhân kỹ thuật chiếm 53%. Công nhân làm việc trong các ngành dịch vụ tăng lên xấp xỉ 50% tổng số công nhân . Mặc dù một số ít trong giai cấp công nhân có cổ phần trong các xí nghiệp của tư bản, nhưng về cơ bản giai cấp công nhân vẫn bị bóc lột, mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, sự phân biệt giàu nghèo và tình trạng bất công xã hội vẫn tăng lên, bản chất bóc lột giá trị thặng dư vẫn tồn tại, dù được biểu hiện dưới hình thức tinh vi hơn. Cả sự bần cùng hóa tuyệt đối lẫn bần cùng hóa tương đối của giai cấp công nhân vẫn đang tồn tại. Tuy đại bộ phận tầng lớp trí thức và lao động có kỹ năng đang có việc làm được cải thiện mức sống và gia nhập vào tầng lớp trung lưu, nhưng vẫn không xóa được sự phân hóa giàu nghèo. Chính những nhà xã hội học tư sản tiến bộ đã chứng minh ở các nước tư bản hiện nay sự bóc lột còn cao hơn và với cơ chế càng tinh vi hơn thời Mác. Tỉ lệ m/v thời Mác là 1/1 thì thời nay là 3/1. Như vậy dù mức sống có cao hơn trước, dù công nhân có được tham gia quản lý thông qua đại biểu trong hội đồng xí nghiệp theo “chế độ tham dự” và “chế độ ủy nhiệm”' nhưng họ vẫn là người làm thuê bán sức lao động, ý chí của chủ nghĩa tư bản vẫn là quyền lực chi phối, tầng lớp “nhà quản lý” vẫn chỉ là kẻ phụ thuộc vào giới chủ. Giai cấp công nhân vẫn luôn là lực lượng sản
Luận văn liên quan