Trải qua hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế ta đang chuyển mạnh mẽ từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo địch hướng xã hội chủ nghĩa và đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Bước vào giai đoạn mới, giai đoạn phát triển kinh tế theo hướng công ngiệp hóa và hiện đại hóa với những yêu cầu mới, vấn đề tài chính tiền tệ không chỉ là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách mà còn là mối quan tâm của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà tín dụng
Một thực tế cho thấy trong điều kiện hiện nay có rất nhiều nhà quản lý kinh tế, chủ doanh nghiệp giỏi đạt được nhiều thành công qua sự hiểu biết, phân tích hoạt động kinh tế ngành. Bên cạnh đó không ít các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp bị phá sản, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng bị thua lỗ bởi không hiểu sâu sắc tình hình tài chính của ngành nghề, của lĩnh vực mà mình đang hoạt động, nói khác đi là không nhận thức đầy đủ công tác phân tích tình hình tài chính của ngành cũng như của doanh nghiệp.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó ta có thể thấy rằng hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung và hoàn thiện phương pháp xây dựng bộ chỉ số ngành nói riêng để làm một thước đo cho các doanh nghiệp có thể tự đánh giá trong điều kiện hiện nay là một yêu cầu, một đòi hỏi của các nhà quản lý kinh tế, các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp và những người quan tâm. Với ý nghĩa đó em đã chọn đề tài “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành Ngân hàng ở Việt Nam”
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Ở những thị trường mà thị trường chứng khoán đã phát triển như:Mỹ, Nhật, Úc, hay Singapore, nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm thông tin liên quan đến chứng khoán, đến công ty mà mình quan tâm. Tiêu chuẩn ngành được xem như là các tiêu chuẩn mà các công ty phải duy trì hoạt động theo, hay ít nhất là phải đảm bảo đủ khả năng đạt được. Với các nhà đầu tư, họ có thể nhìn vào các chỉ số tài chính của công ty đang xem xét, so sánh nó với số bình quân ngành, nếu hệ số tài chính của công ty đang xem xét bằng hoặc cao hơn chỉ số ngành thì các công ty đó đang hoạt động tốt và điều đó có thể là một sự lựa chọn để đưa vào giỏ đầu tư của mình. Tuy nhiên, nếu họ cảm thấy chỉ số này đang nằm dưới chỉ số ngành thì điều đó có nghĩa là công ty đang hoạt động không tốt hoặc gặp vấn đề khó khăn.
Phải thừa nhận rằng, các chỉ số ngành đóng một vai trò quan trọng trong việc ra các quyết định đầu tư. Nhưng ở Việt Nam, ý tưởng về một bộ chỉ số ngành nhất định còn là một điều mới mẻ, số đông các nhà đầu tư còn không nhận thức được vấn đề đó.
Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, sự nhận thức về chứng khoán và tài chính doanh nghiệp đã được các nhà đầu tư nâng cao lên một cách rõ nét. Các nhà đầu tư hiện nay đã quan tâm tới phân tích công ty, cũng như phân tích đặc điểm của từng ngành nghề kinh doanh trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Đề tài nghiên cứu khoa học này đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp phương pháp, cách tư duy một cách logic về các cách phân loại ngành nói chung và ngành ngân hàng như là một ví dụ điển hình nói riêng. Đồng thời cung cấp cách thức đưa ra chỉ số ngành căn bản khi các số liệu luôn được cập nhật một cách liên tục.
2. Mục đích nghiên cứu
Một vấn đề phải thừa nhận hiện nay đó là những nhà đầu tư Việt Nam không để tâm nhiều đến hoạt động của công ty mà thường ra quyết định chủ yếu dựa vào cảm tính, tin đồn, vào xu hướng của các nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài, và theo “tâm lý đám đông”.
Một lời khuyên cho các nhà đầu tư đó là phải xét đến giá trị thật của công ty. Nhưng một vấn đề rất lớn nảy sinh đó là hiện nay các công ty cổ phần Việt Nam nói chung và các công ty đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán nói riêng đều hoạt động đa phương diện, đa lĩnh vực. Vậy làm sao để phân loại ngành nghề kinh doanh chính của công ty và đầu là thước đo để đánh giá một công ty trong ngành nghề đó.
Trên thực tế, trong quá trình tìm hiểu và thu thập tài liệu để viết nên đề tài này, chỉ có một số ít các công ty chứng khoán như: công ty chứng khoán Biển Việt, công ty chứng khoán VNDirect, công ty chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, công ty chứng khoán Biển Việt là liệt kê danh sách các công ty theo ngành nghề kinh doanh để cung cấp cho các nhà đầu tư những quyết định mang tính chuyên nghiệp. Còn lại hầu hết thì chưa cập nhật thông tin này. Nhưng các chỉ số ngành trên các trang web của các công ty này đều đều là số liệu trong quá khứ và cách tính, cũng như cách phân loại còn chưa được đề cập đến một cách rõ ràng.
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa học này trọng tâm là cung cấp cơ sở các cách phân loại ngành đang được áp dụng tại Việt Nam và trên thị trường thế giới, cũng như là cách tiếp cận để tính các chỉ số này. Áp dụng vào thực tế phân tích ngành ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, từ đó xây dựng một cơ sở để áp dụng vào các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân.
72 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành ngân hàng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Trải qua hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế ta đang chuyển mạnh mẽ từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo địch hướng xã hội chủ nghĩa và đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Bước vào giai đoạn mới, giai đoạn phát triển kinh tế theo hướng công ngiệp hóa và hiện đại hóa với những yêu cầu mới, vấn đề tài chính tiền tệ không chỉ là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách mà còn là mối quan tâm của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà tín dụng…
Một thực tế cho thấy trong điều kiện hiện nay có rất nhiều nhà quản lý kinh tế, chủ doanh nghiệp giỏi đạt được nhiều thành công qua sự hiểu biết, phân tích hoạt động kinh tế ngành. Bên cạnh đó không ít các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp bị phá sản, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng bị thua lỗ bởi không hiểu sâu sắc tình hình tài chính của ngành nghề, của lĩnh vực mà mình đang hoạt động, nói khác đi là không nhận thức đầy đủ công tác phân tích tình hình tài chính của ngành cũng như của doanh nghiệp.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó ta có thể thấy rằng hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung và hoàn thiện phương pháp xây dựng bộ chỉ số ngành nói riêng để làm một thước đo cho các doanh nghiệp có thể tự đánh giá trong điều kiện hiện nay là một yêu cầu, một đòi hỏi của các nhà quản lý kinh tế, các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp và những người quan tâm. Với ý nghĩa đó em đã chọn đề tài “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành Ngân hàng ở Việt Nam”
Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Ở những thị trường mà thị trường chứng khoán đã phát triển như:Mỹ, Nhật, Úc, hay Singapore, nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm thông tin liên quan đến chứng khoán, đến công ty mà mình quan tâm. Tiêu chuẩn ngành được xem như là các tiêu chuẩn mà các công ty phải duy trì hoạt động theo, hay ít nhất là phải đảm bảo đủ khả năng đạt được. Với các nhà đầu tư, họ có thể nhìn vào các chỉ số tài chính của công ty đang xem xét, so sánh nó với số bình quân ngành, nếu hệ số tài chính của công ty đang xem xét bằng hoặc cao hơn chỉ số ngành thì các công ty đó đang hoạt động tốt và điều đó có thể là một sự lựa chọn để đưa vào giỏ đầu tư của mình. Tuy nhiên, nếu họ cảm thấy chỉ số này đang nằm dưới chỉ số ngành thì điều đó có nghĩa là công ty đang hoạt động không tốt hoặc gặp vấn đề khó khăn.
Phải thừa nhận rằng, các chỉ số ngành đóng một vai trò quan trọng trong việc ra các quyết định đầu tư. Nhưng ở Việt Nam, ý tưởng về một bộ chỉ số ngành nhất định còn là một điều mới mẻ, số đông các nhà đầu tư còn không nhận thức được vấn đề đó.
Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, sự nhận thức về chứng khoán và tài chính doanh nghiệp đã được các nhà đầu tư nâng cao lên một cách rõ nét. Các nhà đầu tư hiện nay đã quan tâm tới phân tích công ty, cũng như phân tích đặc điểm của từng ngành nghề kinh doanh trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Đề tài nghiên cứu khoa học này đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp phương pháp, cách tư duy một cách logic về các cách phân loại ngành nói chung và ngành ngân hàng như là một ví dụ điển hình nói riêng. Đồng thời cung cấp cách thức đưa ra chỉ số ngành căn bản khi các số liệu luôn được cập nhật một cách liên tục.
Mục đích nghiên cứu
Một vấn đề phải thừa nhận hiện nay đó là những nhà đầu tư Việt Nam không để tâm nhiều đến hoạt động của công ty mà thường ra quyết định chủ yếu dựa vào cảm tính, tin đồn, vào xu hướng của các nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài, và theo “tâm lý đám đông”.
Một lời khuyên cho các nhà đầu tư đó là phải xét đến giá trị thật của công ty. Nhưng một vấn đề rất lớn nảy sinh đó là hiện nay các công ty cổ phần Việt Nam nói chung và các công ty đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán nói riêng đều hoạt động đa phương diện, đa lĩnh vực. Vậy làm sao để phân loại ngành nghề kinh doanh chính của công ty và đầu là thước đo để đánh giá một công ty trong ngành nghề đó.
Trên thực tế, trong quá trình tìm hiểu và thu thập tài liệu để viết nên đề tài này, chỉ có một số ít các công ty chứng khoán như: công ty chứng khoán Biển Việt, công ty chứng khoán VNDirect, công ty chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, công ty chứng khoán Biển Việt là liệt kê danh sách các công ty theo ngành nghề kinh doanh để cung cấp cho các nhà đầu tư những quyết định mang tính chuyên nghiệp. Còn lại hầu hết thì chưa cập nhật thông tin này. Nhưng các chỉ số ngành trên các trang web của các công ty này đều đều là số liệu trong quá khứ và cách tính, cũng như cách phân loại còn chưa được đề cập đến một cách rõ ràng.
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa học này trọng tâm là cung cấp cơ sở các cách phân loại ngành đang được áp dụng tại Việt Nam và trên thị trường thế giới, cũng như là cách tiếp cận để tính các chỉ số này. Áp dụng vào thực tế phân tích ngành ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, từ đó xây dựng một cơ sở để áp dụng vào các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với định hướng của đề tài như đã nêu ở mục 1.1, hệ thống chỉ số ngành có nghĩa với từng bộ phận trong nền kinh tế :
Đối tượng của đề tài sẽ là các chỉ số tài chính căn bản, từ các chỉ số của riêng lẻ từng công ty, bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, sẽ tìm ra được công ty áp dụng tính toán ra bộ chỉ số ngành căn bản của ngành đó.
Với toàn bộ dữ liệu thu thập được, phạm vi đề tài sẽ áp dụng vào tính toán ra bộ số liệu ngành Ngân Hàng Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh cũng như phân tích hoạt động tài chính người ta không dùng riêng lẻ một phương pháp phân tích nào mà sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích vói nhau để đánh giá tình hình doanh nghiệp một cách xác thực nhất, nhanh nhất.
Phương pháp phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là hệ thống các phương pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, quan hệ, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp, xong phương pháp chủ yếu là phương pháp so sánh và phân tích tỷ lệ.
4.1. Phương pháp so sánh
Để áp dụng được phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu (phải thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đích phân tích mà xác địch gốc so sánh. Gốc so sánh có thể chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian. Kỳ (điểm) được chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích (hoặc điểm phân tích). Các trị số của chỉ tiêu tính ra ở từng thời kỳ tương ứng gọi là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích. Và để phục vụ mục đích phân tích người ta có thể so sánh bằng các cách : so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng số bình quân.
Phương pháp so sánh sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp là:
So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp, thấy được sự cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
So sánh giữa số thự hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với các doanh nghiệp cùng ngành.
So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng hợp ở mỗi bản báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến đổi về cả số tương đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua niên độ kế toán liên tiếp.
4.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ
Đây là phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ biến trong phân tích tài hính. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ xung và hoàn thiện. Bởi lẽ:
Thứ nhất, nguồn thông tin kế toán tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cập cho việc đánh giá mọi tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp.
Thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.
Thứ ba, phương pháp này giúp cho nhà phân tích khai thác có hiệu quả các số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về nội dung thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm các tỷ lệ về năng lực hoạt động, nhóm các tỷ lệ về khả năng sinh lời.
4.3. Phương pháp tính toán chỉ số ngành
Do hạn chế của việc thu thập số liệu, nên việc tính toán chỉ số ngành dựa vào tất cả các số liệu ngành là một công việc khó khăn. Chính vì vậy, đề tài xin đưa ra 3 cách chọn mẫu phi xắc suất, từ đó tính ra chỉ số ngành theo nhóm các ngân hàng được chọn lựa một cách ngẫu nhiên. Với phạm vi của đề tài, xin được áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
Khi tính toán ra chỉ số ngành cuối cùng, để tránh sự sai khác nhau về tính qui mô của ngân hàng, các chỉ số của ngân hàng sẽ được nhân với một trọng số đó là tổng tài sản của ngân hàng được chọn mà trong đề tài được đề cập đến là ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và ngân hàng ngoại thương Vietcombank.
4.3.1. Chọn mẫu chủ quan
Quy trình chọn mẫu chủ quan hay còn gọi là chọn mẫu có chủ đích dựa trên giả thiết cho rằng cán bộ nghiên cứu có thể chọn các yếu tố đại diện cho một “mẫu điển hình” từ đối tượng nghiên cứu mục tiêu phù hợp. Chất lượng mẫu được chọn sử dụng phương pháp này phụ thuộc vào tính chính xác của những lý giải mang tính chủ quan của mẫu điển hình.
Rất khó thu được kết quả có ý nghĩa từ mẫu chủ quan bởi vì không bao giờ có hai chuyên gia hoàn toàn nhất trí với nhau về nội dung chính xác của mẫu điển hình. Vì vậy, khi không có tiêu chí từ bên ngoài, không có cách nào để có thể đánh giá kết quả nghiên cứu thu được từ mẫu chủ quan này chính xác hơn kết quả nghiên cứu thu được từ mẫu kia.
4.3.2. Chọn mẫu tạo sự thuận tiện
Mẫu tạo sự thuận tiện là thuật ngữ được sử dụng để mô tả mẫu mà ở đó các yếu tố được chọn từ đối tượng nghiên cứu mục tiêu trên cơ sở sự thuận tiện mà chúng mang lại cho cán bộ nghiên cứu.
Mẫu tạo sự thuận tiện đôi khi được gọi là “mẫu ngẫu nhiên” bởi vì các yếu tố được chọn mẫu chỉ đơn giản là vì chúng ở gần nơi cán bộ nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu (về mặt không gian và hành chính).
Giả thiết chính liên quan đến chọn mẫu tạo sự thuận tiện là các thành viên thuộc đối tượng nghiên cứu mục tiêu là đồng nhất. Điều đó có nghĩa là sẽ không có sự khác biệt nào trong kết quả nghiên cứu thu được từ mẫu ngẫu nhiên, mẫu hợp tác hoặc mẫu được thu thập từ một bộ phận đối tượng không tiếp cận được.
Đối với chọn mẫu chủ quan, không có cách nào để cán bộ nghiên cứu có thể kiểm tra độ chính xác của một mẫu thuận tiện so với mẫu kia. Thực ra, những người chỉ trích phương pháp này cho rằng trong nhiều trường hợp nghiên cứu, các yếu tố sẵn có và tiếp cận được của đối tượng nghiên cứu mục tiêu sẽ khác đáng kể so với các yếu tố ít tiếp cận hơn. Vì vậy, họ kết luận rằng việc sử dụng phương pháp chọn mẫu tạo sự thuận tiện có thể gây ra độ nghiêng đáng kể trong ước tính mẫu về các thông số đối tượng nghiên cứu.
4.3.3. Chọn mẫu định mức
Chọn mẫu định mức là kiểu chọn mẫu phi xác suất thường được sử dụng. Đôi khi kiểu chọn mẫu này thường được gọi với cái tên không chính xác là “chọn mẫu đại diện” bởi vì số lượng các yếu tố thu được từ nhiều tầng đối tượng nghiên cứu mục tiêu tỷ lệ với quy mô của các tầng này.
Mặc dù chọn mẫu định mức có sự hạn chế tương đối chặt chẽ về số lượng các yếu tố mẫu cho mỗi tầng, thường là có rất ít hoặc không có sự kiểm soát về quy trình sử dụng để chọn yếu tố trong các tầng này. Ví dụ, có thể áp dụng chọn mẫu chủ quan hoặc mẫu tạo sự thuận tiện trong bất kỳ tầng nào hoặc tất cả các tầng. Vì vậy, hình thức bề ngoài của tính chính xác liên quan đến tính đại diện tương xứng của các tầng phải được xem xét trong bối cảnh là không có cách nào để kiểm tra tính chính xác của các ước tính thu được từ bất cứ tầng nào hoặc từ việc kết hợp các ước tính riêng lẻ của mỗi tầng.
Căn cứ theo phương pháp chọn mẫu được nêu trên, 2 ngân hàng được chọn để đại diện cho mẫu và căn cứ vào tính chỉ số ngành đó là Vietcombank và ACB.
Cấu trúc đề tài
Phần mở đầu của đề tài sẽ nói rõ sự cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, đề tài có ảnh hưởng đến những đối tượng nào, giới hạn – phương pháp nghiên cứu.
Trong chương I sẽ giới thiệu về cơ sở nền tảng về lý luận để xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành. Người đọc sẽ được tiếp cận với những kiến thức căn bản như: khái niệm ngành kinh tế được hiểu là gì, các cách phân ngành của Việt Nam và thế giới, các chỉ tiêu tài chính quan trọng…
Chương thứ II sẽ bàn về thực trạng của hệ thống NHTM ở Việt Nam hiện nay, các đặc điểm cơ bản của các ngân hàng thương mại, các hoạt động cơ bản của các NHTM Việt Nam.
Chương thứ III dựa vào những cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương I & chương II sẽ áp dựng vào xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành Ngân Hàng.
Chương I: Cơ sở lý luận về xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành
Khái quát về ngành kinh tế
Khái niệm ngành kinh tế
Ngành kinh tế “Industry” có gốc từ tiếng Latin “Industrius” có nghĩa là bộ phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng hóa – dịch vụ.
Trong nền kinh tế phong kiến, cơ cấu nền kinh tế còn nghèo nàn, các hoạt động kinh tế ở quy mô nhỏ. Ngành kinh tế chủ yếu khi đó là nông nghiệp và thương mại. Các ngành kinh tế được đa dạng hóa và hình thành như hiện nay bắt đầu từ những năm 1800 (hơn 2 thế kỷ trước), và kể từ đó liên tục phát triển cho đến ngày nay với sự trợ giúp bởi tiến bộ công nghệ. Rất nhiều nước phát triển (như Hoa Kỳ, Anh quốc, Canada) phụ thuộc sâu sắc vào khu vực sản xuất. Các quốc gia, các nền kinh tế và các ngành công nghiệp của các quốc gia đó đan xen, liên kết, tương tác nhau trong một mạng lưới phức tạp mà không dễ hiểu biết tường tận nếu chỉ nghiên cứu sơ sài.
(Nguồn : Wikipedia)
Ngành kinh tế cũng có thể được miêu tả như một hoạt động chính hay mang tính chung nhất. Nếu một công ty hoạt động đa ngành đa nghề, đa lĩnh vực, ngành nghề chính luôn được hiểu là hoạt dộng mang lại doanh thu nhiều nhất.
Một cách tiếp cận dễ dàng nhất: “Ngành được định nghĩa là một nhóm các hoạt động chính của công ty, luôn được quyết định bằng nguồn doanh thu lớn nhất”
Nhiều năm trước đây, những xu hướng của thị trường đã khẳng định rằng các công ty với cùng khu vực địa lý thì có sự hoạt động tương tự nhau. Vì nguyên nhân trên, nhiều nhà đầu tư đã cảm thấy rằng rất hữu ích khi so sánh sự biến động của các cổ phiếu của công ty theo cùng và theo từng quốc gia khác nhau. Cho đến tận bây giờ, việc phân chia các công ty cũng như các cổ phiếu theo vùng vẫn tỏ ra rất hữu ích nhưng sẽ tốt hơn nữa nếu phân các cổ phiếu của công ty đó theo từng ngành nghề cụ thể.
Phân loại ngành kinh tế
Hiện nay trên thế giới, các nước có nền kinh tế đã phát triển như : Mỹ, Nhật, Anh đều có cách phân ngành cụ thể. Nhưng nói chung các nền kinh tế của các quốc gia khác đều áp dụng theo 2 cách phân ngành phổ biên nhất đó là : GICS (Global Industry Classification Standard) và ICB (Industry Classification Benchmark). Nhưng chung nhất, các công ty được phân loại theo ngành chiếm 60% tổng doanh thu của công ty.
Tại Việt Nam sử dụng cách phân ngành của tổng cục thống kê. Ngoài ra công ty chứng khoán Biển Việt còn cung cấp một cách thức phân ngành CBV của riêng mình gồm 10 ngành chính: Tiêu dùng, Tài chính, Công nghiệp, Nguyên vật liệu, Dầu khí, Công nghệ, Dịch vụ, Y tế, Điện nước, Viễn thông. Trong khuôn khổ của đề tài, xin được tập trung vào cách phân ngành của ICB – một cách phân ngành được coi như chuẩn mực và áp dụng hầu hết tại các công ty niêm yết và trên toàn thế giới. Bên cạnh đó cách phân ngành của tổng cục thống kê và GICS được giới thiệu để tham khảo. Chi tiết về các ngành nghề sẽ nằm trong phần phụ lục.
Phân ngành của tổng cục thống kê
Chính phủ Việt Nam áp dụng Hệ thống ngành kinh tế theo Quyết định số Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, gồm các 21 nhóm ngành, 642 hoạt động kinh tế cụ thể:
Tiêu chuẩn phân ngành của tổng cục thống kê dựa trên tiêu chí là xác địch hệ số tương quan của một công ty với các công ty khác. Do vậy các kết quả tính theo phương pháp này đều dựa vào số liệu trong quá khứ, và thiếu tính logic trong việc nhóm các công ty.
Nhóm A: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Nhóm B: Khai khoáng.
Nhóm C: Công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhóm D: Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí.
Nhóm E: Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.
Nhóm F: Xây dựng.
Nhóm G: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy, và xe có động cơ khác.
Nhóm H: Vận tải, kho bãi.
Nhóm I: Dịch vụ lưu trú và ăn uống.
Nhóm J: Thông tin và truyền thông.
Nhóm K: Hoạt động ngân hàng-tài chính, bảo hiểm.
Nhóm L: Hoạt động kinh doanh bất động sản.
Nhóm M: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ.
Nhóm N: Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ.
Nhóm O: Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức Chính trị-Xã hội, quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc.
Nhóm P: Giáo dục-Đào tạo.
Nhóm Q: Y tế và hoạt động trợ giúp Xã hội.
Nhóm R: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí.
Nhóm S: Hoạt động dịch vụ khác.
Nhóm T: Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dung của hộ gia đình.
Nhóm U: Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế.
Phân ngành của GICS
Global Industry Classification Standard ( GICS) được phát triển bởi Morgan Stanley Capital International (MSCI) và Standard & Poor's vào năm 1999. GICS được đưa ra nhằm thiết lập một tiêu chuẩn chung cho việc phân loại các công ty vào các ngành và nhóm ngành có liên quan với nhau.
GICS được xây dựng theo các tiêu chí:
- Universal (Toàn cầu)
- Accurate (chính xác)
- Flexible (linh hoạt)
- Elvolving (phát triển)
Hiện nay, GICS bao gồm 10 nhóm ngành chính (sectors), 24 nhóm ngành (industry groups), 67 ngành (industries) và 147 ngành con (sub-industries).
10 nhóm ngành chính của GICS bao gồm:
Năng lượng: bao gồm các công ty thăm dò, khai thác, chế biến, vận tải ... các sản phẩm dầu khí, tha đá, nhiên liệu chất đốt.
Nguyên vật liệu: đây là một nhóm ngành rộng bao gồm các công ty hoá chất, vật liệu xây dựng, kính, giấy, lâm sản; các công ty khai mỏ và luyện kim; các cty sản xuất các sản phẩm bao bì đóng gói (gồm cả bao bì giấy, kim loại, thuỷ tinh).
Công nghiệp: gồm các cty chế tạo các loại máy móc công nghiệp, thiết bị điên; công nghiệp quốc phòng, xây dựng, giao thông vận tải cùng các dịch vụ liên quan.
Hàng tiêu dùng không thiết yếu. Gồm những nhóm hàng tiêu dùng nhạy cảm với chu kì của nền kinh tế như: xe hơi, hàng gia dụng lâu bền (đồ điện tử gia dụng), hàng may mặc và các thiết bị giải trí, giáo dục. Nhóm dịch vụ bao gồm khách sạn, nhà hàng, trung tâm giải trí, truyền thông.
Hàng tiêu dùng thiết yếu : bao gồm các công ty sản xuất và phân phối lương thực, thực phẩm, nước giải khát, thuốc lá và các sản phẩm gia dụng ko lâu bền, các vật dụng cá nhân. Nó cũng bao gồm các siêu thị, trung tâm bán lẻ thực phẩm và thuốc.
Chăm sóc sức khoẻ : bao gồm các cty cung cấp các dịch vụ, thiết bị chăm sóc sức khoẻ và các công ty nghiên cứu, phát triển sản xuất dược phẩm và các sản phẩm công nghệ sinh học.
Tài chính: gồm các ngân hàng, cty bảo hiểm, các quỹ đầu tư tài chính và bất động sản, các công ty cung cấp các dịch vụ tài chính khác